Bài văn này một đồng nghiệp đã đưa cho tôi đọc từ trước. Nhân tiện cùng đi hội nghị với bác sĩ Huệ tôi có hỏi chị về bài văn, bác sĩ Huệ kể chuyện tôi nghe:
...Sau khi đưa cho chị đọc xong bài văn của mình, con gái của chị tâm sự : Giở phát bài kiểm tra tập làm văn cô giáo đã phát hết bài cho các bạn, mà con vẫn chưa thấy bài của mình, con ló lắm mẹ ơi. Con rón rén lên hỏi cô: Thưa cô, em vẫn chưa nhận được bài của mình. Cô nói với con: Có gì em cữ về chỗ. Con lặng lẽ về chỗ ngôi của mình và lo lắng chờ đợi. Thế rồi cuội cùng cô đứng lên và nói: Thưa các em! Trong cuộc đời làm giáo viên của cô, cô chưa bao giờ cho ai điểm 10, nhưng hôm nay cô phải cho bạn này điểm 10 cho dù bài bạn ấy làm chưa hoàn chỉnh. Bây giờ cô muốn bạn ấy sẽ lên đây đọc trước lớp cho các em nghe. Con lên nhân bài và đọc bài văn của mình...
- Các bạn con nghe xong, có ai khóc giống mẹ không con?
- Mải đọc nên con không nhìn các bạn, nhung khi đọc xong nhìn sang, con thấy cô giáo khóc mẹ ạ....
Chắc cô cũng có bà giống như con phải không me......!!?
Đề bài:
Hãy tả về một người mà em yêu thương, kính trọng và yêu mến nhất
Bài làm:
Hoàng hôn dần buông xuống dòng sông phẳng lặng. Ánh nắng yếu ớt đang dần tắt lịm, những cơn gió ấm áp tràn về đây như ôm ấp tôi. Chớt một ký ức về ai đó, về một người nào đó, làm tôi nhớ nhung. Bụi tre đong đưa, rào rạc như đang ru tôi về khúc hát của tuổi ấu thơ. Người bà mà tôi lon ton chạy theo, người mà bây giờ không biết tôi có bao giờ gặp lại được không đây?
"Bà ơi...bà ơi..." Đó là tiếng của một đứa trẻ - tôi ngày ấy. Lúc nhỏ ngày hè tôi thường được ba mẹ chở về nhà bà tôi. Nhà bà tôi xa lắm, ở tận miền trung. Tôi còn nhớ nhi in hình ảnh của bà. Tôi chạy lại ôm bà. vòng tay của bà thật ấm áp làm sao. Làn da bị sám đen, nhăn nheo. Từng đường gân nổi rõ. Đôi vai gầy gò ôm yếu nhưng cũng đủ cho tôi tựa vào mỗi khi tôi khóc. Bà tôi đã sáu mươi sáu tuổi đời. Cái nhọc nhằn, cái khổ cực nuôi chín người con khôn lớn in rõ trên đôi mắt đục ngầu. Đôi mắt đen lay láy thời con gái của ngoại tôi không còn nữa. Gò má bà cao cao, in rõ những cái nét nhăn nheo, già nua. Mái tóc bà đã gần như bạc trắng, chỉ lấm tấm vài cọng còn đen. Tóc bà tôi dài tới tận thắt lưng. Tôi rất thích giúp bà tôi búi tóc lên. Chạm vào tóc của bà, tôi như chạm vào những vết nhọc nhằn, những vết khắc khổ đau. Mẹ tôi có nhiều nét rất giống bà. Tay bà gầy, ôm yếu. Dáng bà lom khom nhưng rất nhanh nhen. Giọng nói của ngoại tôi trầm ấm, thỏ thẻ bên tai tôi. Tôi còn nhớ như in khúc hát bà ru tôi thủa nào. Tôi như cảm nhận được hơi ấm của bà vậy. Giọng bà còn văng vẳng đâu đây. Ở nhà bà tôi vẫn thường mặc một chiếc áo bà ba giản dị. Nhưng sự giản dị ấy lại toát lên từ bà tôi một vẻ đẹp đậm chất con người Việt Nam. Mỗi khi đi lễ lộc, bà tôi thường diện một bộ áo dài màu tím, màu mà bà tôi thích nhất. Khi mặc áo dài, bà rất đẹp. Sự già nua của bà như không còn nữa. Bà tôi rất hiền, nhưng cũng có lúc bà phải quát mắng tôi, khi những trò chơi của tôi đi quá giới hạn. Nhưng tôi đủ biết rằng, ngoại tôi nào có muốn như vạy đâu, trong lòng bà tôi cũng đau lắm chứ.
Thời gian cứ lạnh lùng trôi. Bây giờ tôi về đây, khi đã là cô bé mười hai tuổi, tôi không thấy dáng bà như ngày xưa nữa. Bà tôi nằm trên giường, mái tóc đã bị cắt ngắn. Đôi mắt đục ngầu vẫn còn nhưng sao yếu ớt quá. Tôi lặng lẽ nắm tay bà, đôi tay gầy gò, nhăn nheo sạm đen. Bà nhìn tôi không nói gì. Cái ôm của bà được thay bằng những dòng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt trái xoan già nua. Bệnh ung thư não đã hành hạ bà. Tôi cũng khóc. Tôi nhẹ nhàng hôn lên vầng trán cao của bà...
Rời xa ngôi nhà ấy tôi phải trở về cuộc sống tấp nập nơi đây, nơi đất Sài Thành. Nhưng cái dáng lom khom già yếu của bà như hiện lên trong đầu tôi mọi lúc mọi nơi. Dù sao tôi vẫn là cháu của bà, vẫn là đứa trẻ năm tuổi mà bà tôi yêu quý thủa nào.
Phạm Phi Oanh.
Học sinh lớp 6. Thi Trấn Định Quán
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!