Sau một loạt bài viết đề cập đến những thay đổi của Bộ GD-ĐT về chương trình, sách giáo khoa, thi cử…, Nguyễn Văn Dũng lớp 12 tại Hà Nội đã gửi ý kiến về báo điện tử Zing.vn chia sẻ quan điểm cá nhân về vấn đề này.
Bỏ cấp ba, tốt nghiệp lớp 9 có thể thi đại học
Mọi người có thấy rằng việc học bây giờ nhàm chán hơn ngày xưa không? Xã hội đi lên, nhiều điều cần phải chú ý khiến học sinh cũng sao nhãng đi nhiều.
Cấp ba, chúng mình có nhiều điều cần học, tìm hiểu hơn. Vì vậy, việc học cũng trở nên nặng nề hơn. Điều đó khiến cho phần lớn học sinh cấp ba bị gò bó trong khuôn khổ trường học.
Nhiều lúc mình tự hỏi, làm một bài toán về tích phân, học bao nhiêu dạng cuối cùng để làm gì khi mình sẽ thi đại học ngành quản
trị kinh doanh?
trị kinh doanh?
Một số bạn chọn thi đại học ngành công nghệ thông tin thì các kiến thức sâu nặng về việc tính điện phân, khối lượng của một chất để làm gì?
Một số bạn thi ngành kiến trúc, điện lực, kế toán thì môn Hóa học, Vật lý có thực sự cần thiết?
Đây là một số ví dụ về việc học không đi đôi với nghề nghiệp mà mình muốn nói đến.
Trong khi kiến thức THCS khá nhẹ nhàng, có thể vận dụng vào cuộc sống thì THPT lại đi quá sâu khiến chúng mình không có nhiều tâm trí vào các môn văn hóa.
Thi đại học mọi người nhồi nhét bao nhiêu kiến thức vào đầu mà không biết khi đỗ còn cần thiết hay không. Điều đó còn khiến các thí sinh rất dễ bị căng thẳng khi phải tham dự những kỳ thi này.
Tại sao những nhà lãnh đạo ngành giáo dục không thử lấy ý kiến học sinh cấp 3 và các cô giáo trên khắp cả nước để biết chúng mình
suy nghĩ gì?
suy nghĩ gì?
Có thể thấy, giáo dục nước ta đang ngày càng đi xuống một phần do chương trình học không liên kết với nhau. Cấp 2 có thể liên quan đến đời sống nhưng cấp 3 thì không cần thiết.
Trong khi đó kiến thức bậc đại học rất nặng, nhiều môn như Toán cao cấp liệu có thực sự cần thiết cho chuyên ngành không, hay thuộc về các tiến sĩ hơn.
Tại sao chúng ta không suy nghĩ đến cải cách việc học như hết cấp
2 đến năm lớp 9, chúng ta sẽ thi đại học luôn.
2 đến năm lớp 9, chúng ta sẽ thi đại học luôn.
Kiến thức ở bậc đại hoc rất nặng, tại sao chúng ta không dàn trải chương trình trong 4 năm và thêm 3 năm THPT. Như vậy, kiến thức về các môn Vật lý, Hóa học chỉ cần biết chứ không đi phải tìm hiểu quá sâu.
Hơn nữa, chúng ta đang đau đầu về việc sinh viên đại học ra trường thất nghiệp do không đáp ứng được các tiêu chí nhà tuyển dụng.
Khi bậc đại học kéo dài thời gian, chúng ta sẽ có cơ hội thực hành, tìm hiểu nhiều hơn về chuyên ngành để đáp ứng nhà tuyển dụng, không còn tình trạng bê gần như nguyên si lý thuyết đại học để đi xin việc.
Khi bậc đại học kéo dài thời gian, chúng ta sẽ có cơ hội thực hành, tìm hiểu nhiều hơn về chuyên ngành để đáp ứng nhà tuyển dụng, không còn tình trạng bê gần như nguyên si lý thuyết đại học để đi xin việc.
Nếu thay đổi theo cách này, mọi người sẽ thắc mắc các trường THPT sẽ làm gì? Theo mình, nếu đại học bắt đầu từ năm lớp 10, các thầy cô giáo cấp ba sẽ giảng dạy kiến thức cơ bản cho sinh viên năm đầu để biết. Trường THPT sẽ là cơ sở 2-3 cho các đại học. Kiến thức cấp ba được thực hiện vào khóa học đại học. Đặc biệt,
các môn khoa học không thực sự cần thiết sẽ được rút ngắn.
các môn khoa học không thực sự cần thiết sẽ được rút ngắn.
Với biện pháp này, chúng ta sẽ giảm được khoảng 2 năm để tập trung ocho việc học chuyên ngành. Nhưng để làm được điều này thì không hề dễ dàng. Chúng ta phải cải tạo lại chương trình giáo dục.
Còn các bạn không đỗ đại học sẽ học trung cấp. Bậc học này cũng có thời gian học kiến thức cơ sở như đại học, sau đó sẽ tập trung học nghề để khoảng 18-19 tuổi trở thành công nhân có tay nghề.
Đề thi ĐH phải phân loại học sinh qua trí thông minh
Nếu thay đổi theo phương án này, đề thi cũng cần đổi mới. Trong đó, các câu hỏi phải liên quan đến xã hội, lô-gic để phân loại học sinh qua trí thông minh, sự hiểu biết để làm căn cứ xét đầu vào đại học.
Theo phương pháp tuyển sinh đại học như hiện nay, các thí sinh phải học ngày cày đêm. Nhưng chỉ sau 2 ngày thi, các bạn tự nhiên cảm thấy rằng những kiến thức này dường như vô bổ. Mặc dù trước đó, chúng ta đều mất rất nhiều tiền của vào việc ôn thi. Điều đó cho thấy việc học đại học, đi làm theo chuyên ngành không hề liên quan đến những kiến thức đó.
Tăng cường kiến thức xã hội
Việc loại bỏ bớt kiến thức tự nhiên không cần thiết, chúng ta sẽ có điều kiện tập chung các môn Thể chất, Văn học, Ngoại ngữ, sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Thực tế, khi chúng ta giao tiếp ngoài xã hội rất ít khi đề cập đến kiến thức lý, hóa, mà thường nói về các vấn đề xã hội. Như vậy, nếu chỉ tập trung giảng dạy các môn tự nhiên liệu có cần thiết và chắc chắn còn chèn ép môn xã hội.
Trong khi kiến thức lịch sử, địa lý rất quan trọng, nhưng có nhiêu bạn lựa chọn môn học này? Người Việt mà không biết các kiến thức xã hội, địa lý, lịch sử nước nhà thì làm gì được?
Hiện nay, chúng ta tránh né các môn xã hội vì nhàm chán. Còn giáo viên thì dạy lại hàng chục năm một nội dung kiến thức giống nhau và rất máy móc. Như vậy, giảng dạy một môn nhưng giáo viên phải kết hợp với nhiều kiến thức khác nhau. Ngoài ra, các thầy cô cũng cần nghiêm khắc nhiều hơn để quản lý tốt lớp học.
Sự bất cập của chương trình phổ thông còn thể hiện ngay từ lớp một. Tại sao học sinh lớp nhỏ nhất đã phải học nhiều đến vậy. Ngày xưa chúng ta chỉ tính từ 1 đến 10, bây giờ thì đến 50. Chúng ta tập đánh vần thì ngày nay các em đã tập viết chữ. Học sinh cấp một còn rất nhỏ, cần tập trung giúp các em phát triển tư duy chứ không nên áp đặt, nhồi nhét kiến thức như vậy.
Kiến thức xã hội kém, đạo đức học sinh xuống cấp
Một việc nhức nhối ngày nay là đạo đức khi chứng kiến rất nhiều
vụ việc học sinh đánh nhau, lừa đảo, tệ nạn xã hội. Điều đó chứng tỏ văn hóa học đường nói riêng và người Việt trẻ nói chung đi xuống.
vụ việc học sinh đánh nhau, lừa đảo, tệ nạn xã hội. Điều đó chứng tỏ văn hóa học đường nói riêng và người Việt trẻ nói chung đi xuống.
Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này do kiến thức xã hội của các bạn quá kém, trong khi đó môn Văn không được chú ý, môn Giáo dục công dân không ai có hứng học.
Năm nay, mình đăng ký dự thi vào ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp. Mình thừa nhận không để ý nhiều đến khối thi, nhưng mình nghĩ kiến thức xã hội của bản thân không thiếu.
Mình học khối A cũng chỉ vì trường không có khối C. Bởi năm cuối cùng nhà trường mới thành lập lớp khối C như vậy là quá muộn.
Mình hy vọng, những ý kiến cá nhân này sẽ được lãnh đạo ngành giáo dục suy nghĩ, xét xét để thế hệ sau này sẽ được đào tạo tốt hơn”.
Nguyễn Văn Dũng.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!