Powered By Blogger





Tuesday, 1 April 2014

Sự tích ngày cá tháng tư










Này nhé: hôm nay là 1/4 đấy! 
Háo hức…. 
Háo hức…. 
Ngày 1/4, có những lời-nói-dối đáng iu 1 xíu, thú vị 1 xíu, and “ngoạn mục” 1 xíu… 
Nhưng đã bao giờ các ấy tự hỏi: cái “xíu” này nó ở đâu ra?..hehee… 
Ko bít à? Thế thì tớ kể ná! 

*****


Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa….
Nước Pháp xinh đẹp bên dãy An-pơ hùng vĩ nổi tiếng với loài cá Luce tuyệt ngon và cũng vô cùng “attractive”. Nhà nhà nghiền “món” cá này, người người thích ngắm những chú cá này…. 
Vậy nên người ta thi nhau bắt chúng, nuôi chúng, rùi … thịt chúng ^^
Tuy nhiên, đức vua Lu-i XI có tấm lòng rất đỗi nhân từ thì không muốn vậy. 
Ầy, như người ta thường nói: thích 1 thứ là chiếm giữ chúng , yêu 1 thứ là đem đến cho chúng tự do. Mà đức vua thì “yêu Luce”! Thế mới khổ dân chúng! 
Thế là nhà vua ban bố lệnh rằng: Kể từ nay, người người, nhà nhà không được giam cầm loài cá tuyệt diệu này nữa! Chúng đẹp, chúng “thơm”, nên chúng phải được tự do và chúng ta chỉ được ăn chúng khi chúng ta “chẳng may được ăn chúng”! 
Với lệnh cấm này, nhân dân vô cùng hoang mang và nuối tiếc. 
Anh chàng Lolo đêm nằm mơ về Luce…. 
Chị nàng Napoli giặt quần áo cũng khóc thương nhớ Luce…. 
Thế mà! 
Ở một thung lũng hoang vắng nọ, có 1 lão nông không hay biết ( hay giả vờ không hay biết??? ). Chỉ biết rằng Luce xinh đẹp vẫn được ông ngày đêm chăm “bẵm và băm” ….
Cho đến ngày 1/4 nhà vua đi qua thung lũng nhỏ, và vô cùng ngạc nhiên khi thấy loài cá người yêu mến vẫn còn bị-giam-cầm trong ao-tù-dù-rộng-lớn này! 
Xét thấy lão già tuổi cao sức yếu, nhà vua mềm mỏng hỏi han:
- Này lão “ngư”, sống nơi xa xôi, ngươi có hay biết nhà vua Lu-i XI tôn kính đã hạ lệnh: Cá Luce xinh đẹp cần tự do chưa ? 
- Hở??? Lu – i là THẰNG-NÀO???
- Oạch!!!! 
- Hở??? … ???…..
Hehe, nếu các ấy nhìn thấy ông lão lúc ấy, chắc hẳn các ấy sẽ bò ra mà cười: 
Một lão “ngư” ăn mặc xuềnh xoàng, tay chống nạnh, sứt răng, trán vêu.. mà nhìn vào nhà vua mà trỏ: Lu – i là “thằng” nào? ( trông đáng iu phết )
Nhận thấy lão “ngư” tuổi đã cao, tai đã “già”, mà đàn cá thì vô cùng xinh đẹp (chắc là “sống” với ông lão cũng khá là hạnh-phúc!!! ), nhà vua “rỏ” lòng thương cảm mà phán:
- Ầy…. lão ơi! Lu – i là THẰNG NÀY này!!! 
Sau đó, phải mất một buổi từ khi con nai đi-tè cho đến khi nó lặc lè về với ổ, nhà vua mới tuyên truyền xong cho lão. Mà kể ra, ông già mà cũng vui tính phết! Heheee, vì thực ra, lão biết chứ, Lu – i là ai! Nhưng lão cũng biết chứ, Luce là ai! 
Kể từ đó, nhà vua “tuyên truyền” rằng lấy ngày 1/4 làm ngày của những lời-nói-dối đáng iu . Còn ông lão lại tuyên truyền rằng ngày 1/4 là ngày của những chú cá đáng iu. 

Thế là người ta chả bít nghe ai, đành gọi rằng 1/4 là ngày cá-tháng-4 hay là ngày nói dối! 




Sự tích khác

******


Xưa, cá Chép lộng lẫy vào tháng tám, trở nên coi khinh thiên hạ, cho là trên cả hàng Trắm, không sá gì bọn Trê, Giếc, Trôi, Mè, chỉ làm bạn với trăng rằm tháng tám, mỗi năm vào dịp ấy trở nên tròn đẹp, thanh tao và kì ảo lạ lùng. Cứ đến rằm, Chép đều bơi ra đầu cầu, ngoi mình lên bơi lội, người ta gọi là Lý Ngư Vọng Nguyệt, tức là Cá Chép ngắm Trăng.

Sau có người vào mùng một tháng tư, nảy ý muốn ăn cá Chép, mới treo đèn TTTg giả làm ánh trăng rằm, lại dùng mồi ngon mà dử, Chép ta tưởng là trăng rằm tháng tám, bơi ra đầu cầu, ngoi mình lên bơi lội, bị người chăng lưới bắt được, đem về nhà.

Từ ấy không thấy ai nói đến Lý Ngư Vọng Nguyệt nữa mà chỉ truyền nhau câu thơ:

Rủ nhau nghe chuyện ngày xưa,
Xem người bắt Chép tháng tư trăng rằm.

Ngày mùng một tháng tư do đó được gọi là Cá Chép Tháng Tư hay Cá Tháng Tư, tức ngày nói dối là vì vậy.

Khuất Lão Động Chủ Nguyễn Hạnh
(Đêm trước ngày cá tháng tư). 

*******
Ngày xửa ngày xưa, ngày 1/4 là ngày nước Pháp chào mừng năm mới. Vào ngày này hồi đó, mọi người cùng nhau ăn uống, hát hò, đón năm mới giống hệt chúng ta đón mừng năm mới bây giờ.

Nhưng đến khoảng thế kỷ XVI, một vị Giáo hoàng tên là Gregory đã đề xuất một loại lịch mới là Công lịch. Công lịch được vua Pháp bấy giờ là Charles IX chấp nhận và sử dụng. Từ đó, ngày bắt đầu năm mới là ngày 1/1.

Nhưng hồi đó, chưa có báo chí và Internet như bây giờ, nên không phải ai cũng biết tin này ngay. Thế là một số người vẫn nồng nhiệt chào đón năm mới vào ngày 1/4 như thường lệ và họ bị bạn bè trêu đùa gọi là April's Fool (Chàng Ngốc tháng Tư).

Tự nhiên, ngày 1/4 biến thành một ngày nhiều nụ cười vì mọi người nhận ra mình nhầm lẫn và cười xòa. Mà cười vui thì ai cũng thích, nên mọi người cất công nghĩ ra cách làm cho người khác nhầm lẫn vào ngày này bằng cách đánh lừa hay nói dối vui. Dần dần nó trở thành một nét văn hóa ngộ nghĩnh, làm mọi người vui vẻ và gần gũi nhau hơn. 

Nhưng bạn đã biết tại sao ngày 1/4 lại gọi là ngày Cá tháng Tư chưa? Đó là vì ở thế kỷ XVI, quà tặng thường là... thức ăn. Thời gian này cũng là mùa ăn chay của người theo Thiên Chúa giáo. Họ không được phép ăn thịt động vật trên cạn, chỉ được phép ăn cá thôi. Một trong những trò nghịch ngợm trong ngày 1/4 là tặng nhau... cá giả. Đó cũng là nguồn gốc của tên gọi ngày Cá tháng Tư đấy 

Bạn có thể trêu đùa bạn bè vào ngày Cá tháng Tư, nhưng đùa quá trớn hay làm bạn mình buồn thì ngày Cá tháng Tư không còn vui nữa rồi, nhỉ?


    


Sưu tầm






Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên