Dù xấu hay tốt thì tức giận cũng là loại cảm xúc mà con người khó tránh khỏi...
Tức giận là một cảm xúc đến từ sự tổn thương hay bắt nguồn từ những yếu tố như khó chịu, cảm giác bị bất công… Thông thường, tức giận được cho là loại cảm xúc không tốt và là thứ chúng ta nên tránh. Nhưng bạn có biết, trong sự tức giận ẩn chứa những điều tốt đẹp...
1. Là một động lực thúc đẩy
Bạn thỉnh thoảng có thể nghe mọi người nói rằng hãy sử dụng cơn tức giận, phẫn nộ của mình như một động lực thúc đẩy bằng cách “chuyển sự tức giận thành năng lượng tích cực” (turning anger into positive energy)?
Thực tế, bản thân sự tức giận là một loại năng lượng tích cực và là động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Một nghiên cứu của Henk Aarts ở ĐH Utrecht (Hà Lan) đã chỉ ra rằng, sự tức giận có thể thúc đẩy chúng ta hướng đến mục tiêu, đối mặt với rắc rối và trở ngại.
Trong nghiên cứu, người tham gia được xem những vật dụng có phần thưởng đi kèm với số lượng có hạn. Hầu hết mọi người đều muốn giành được những phần thưởng này.
Khi càng tức giận vì mình chưa đạt được mục đích, họ càng khao khát muốn có nó nhiều hơn. Do đó, khi sự tức giận mang tính xây dựng, nó có thể thúc đẩy bạn giành lấy thứ bạn muốn mạnh mẽ hơn.
2. Lợi ích cho các mối quan hệ
Thực tế, bản thân sự tức giận là một loại năng lượng tích cực và là động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Một nghiên cứu của Henk Aarts ở ĐH Utrecht (Hà Lan) đã chỉ ra rằng, sự tức giận có thể thúc đẩy chúng ta hướng đến mục tiêu, đối mặt với rắc rối và trở ngại.
Trong nghiên cứu, người tham gia được xem những vật dụng có phần thưởng đi kèm với số lượng có hạn. Hầu hết mọi người đều muốn giành được những phần thưởng này.
Khi càng tức giận vì mình chưa đạt được mục đích, họ càng khao khát muốn có nó nhiều hơn. Do đó, khi sự tức giận mang tính xây dựng, nó có thể thúc đẩy bạn giành lấy thứ bạn muốn mạnh mẽ hơn.
2. Lợi ích cho các mối quan hệ
Sự tức giận là một phản ứng bộc phát khi bạn cảm thấy mình bị đối xử bất công. Các nghiên cứu đã chỉ ra, sự tức giận là một loại “vũ khí” nguy hiểm và chúng ta nên che giấu nó.
Nhưng nghiên cứu của nhà khoa học Baumeister năm 1990 cho rằng, trong cuộc sống gia đình, nếu bạn che giấu sự giận dữ thì đối phương sẽ không nhận ra sai lầm của mình và tiếp tục sai phạm.
Nếu việc bộc lộ sự tức giận, phẫn nộ hướng đến mục đích tìm kiếm giải pháp thay vì chỉ đổ lỗi, xả giận, có thể thực sự hữu ích và làm vững mạnh những mối quan hệ.
3. Mang lại cái nhìn sâu sắc cho bản thân
Nhưng nghiên cứu của nhà khoa học Baumeister năm 1990 cho rằng, trong cuộc sống gia đình, nếu bạn che giấu sự giận dữ thì đối phương sẽ không nhận ra sai lầm của mình và tiếp tục sai phạm.
Nếu việc bộc lộ sự tức giận, phẫn nộ hướng đến mục đích tìm kiếm giải pháp thay vì chỉ đổ lỗi, xả giận, có thể thực sự hữu ích và làm vững mạnh những mối quan hệ.
3. Mang lại cái nhìn sâu sắc cho bản thân
Tức giận còn mang lại cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn. Trong nghiên cứu của Kassinove năm 1997, khi người tham gia được hỏi về cơn thịnh nộ gần đây đã ảnh hưởng như thế nào. 55% nói rằng, sự tức giận mang lại kết quả tích cực, họ đã có cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân và những lỗi lầm.
Nếu chúng ta có thể ghi nhớ thời điểm và lý do vì sao tức giận thì sau đó, ta sẽ học được cách thay đổi bản thân cho phù hợp, giúp ích trong cuộc sống hiện tại.
4. Sống lạc quan hơn
Nếu chúng ta có thể ghi nhớ thời điểm và lý do vì sao tức giận thì sau đó, ta sẽ học được cách thay đổi bản thân cho phù hợp, giúp ích trong cuộc sống hiện tại.
4. Sống lạc quan hơn
Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng những người tức giận có một vài điểm giống với người hạnh phúc. Đó là vì cả hai đều có xu hướng lạc quan hơn. Một nghiên cứu về nỗi sợ khủng bố sau thảm họa 11/9 tại Mỹ của hai nhà khoa học Jennifer S. Lerner và Dacher Keltner năm 2001 đã chỉ ra, những người trải nghiệm sự tức giận, phẫn nộ thường kỳ vọng sẽ ít có những cuộc tấn công, khủng bố hơn trong tương lai.
Ngược lại, những người trải nghiệm nhiều nỗi sợ hãi thường có xu hướng bi quan hơn về tương lai và kỳ vọng sẽ có nhiều cuộc khủng bố.
5. Làm giảm bạo lực
Ngược lại, những người trải nghiệm nhiều nỗi sợ hãi thường có xu hướng bi quan hơn về tương lai và kỳ vọng sẽ có nhiều cuộc khủng bố.
5. Làm giảm bạo lực
Mặc dù sự tức giận thường dẫn đến hành vi bạo lực, nhưng đôi khi, chính nó là cách để giảm bạo lực. Lý do là bởi sự tức giận là dấu hiệu cảnh báo về một tình huống cần phải giải quyết.
Khi người khác nhìn thấy dấu hiệu tức giận của đối phương, họ sẽ có nhiều động lực để xoa dịu cơn tức giận đó.
Tuy nhiên, nếu sống trong xã hội mà con người không được bộc lộ cảm xúc, sự tức giận của mình, cảm xúc ấy cứ tích tụ lâu ngày và cho đến khi bùng nổ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Thế nên dù gì đi nữa, ta vẫn có thể nói, người tức giận có khả năng làm giảm bạo lực.
6. Giống một chiến lược đàm phán
Khi người khác nhìn thấy dấu hiệu tức giận của đối phương, họ sẽ có nhiều động lực để xoa dịu cơn tức giận đó.
Tuy nhiên, nếu sống trong xã hội mà con người không được bộc lộ cảm xúc, sự tức giận của mình, cảm xúc ấy cứ tích tụ lâu ngày và cho đến khi bùng nổ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Thế nên dù gì đi nữa, ta vẫn có thể nói, người tức giận có khả năng làm giảm bạo lực.
6. Giống một chiến lược đàm phán
Tức giận có thể là một cách hợp pháp để... đạt được những gì bạn muốn. Như đã nói ở trên, tức giận mang lại cho bạn cảm giác quyền lực nhưng nó phức tạp hơn vậy.
Nếu sự tức giận đạt ở ngưỡng cho phép, nó sẽ tạo cho bạn một phong thái uy phong, khiến đối phương dè dặt, e ngại, hành động nhượng bộ hơn.
Do đó, sự tức giận đạt hiệu quả nhất khi nó xuất hiện hợp lý, được cho là một “bí kíp” trong chiến lược đàm phán.
Nếu sự tức giận đạt ở ngưỡng cho phép, nó sẽ tạo cho bạn một phong thái uy phong, khiến đối phương dè dặt, e ngại, hành động nhượng bộ hơn.
Do đó, sự tức giận đạt hiệu quả nhất khi nó xuất hiện hợp lý, được cho là một “bí kíp” trong chiến lược đàm phán.
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!