Powered By Blogger





Saturday 25 August 2012

Năng lực lắng nghe


Trong bài tham luận nổi tiếng tại Quốc hội cách đây không lâu bác Dương Trung Quốc có nói: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, nhưng theo tôi nguyên nhân đáng quan ngại nhất là năng lực “lắng nghe” của Chính phủ "


Mình cũng đã theo dõi trên ti vi mấy vị đại biểu quốc hội chất vấn thủ tướng và mấy bộ trưởng. Thời gian dành cho trả lời thì ít mà câu hỏi thi nhiều nên phần lớn sau nhưng buổi chất vấn các vị đại biểu đưa ra câu hỏi và nhưng người quân tâm theo dõi thường có tấm lý thất vọng nhiều hơn. Những điều mà những vị bô trưởng trả lời ngay được thì thường vòng vo, chung chung và không thoả đáng. Còn những gì các vị ấy không trả lời ngay được thì chúng ta thường được nghe những câu như: xin ý kiến chỉ đạo, rút kính nghiêm, xin nghiêm túc lăng nghe, chúng tôi đang chỉ đạo, hay nhưng lời hứa hão...hứa xuông...


Có thể nói “Năng lực lắng nghe” là điểm yếu chí tử của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp ở nước ta hiện nay. Ở cương vị lãnh đạo nhưng không làm gì cả, hoặc nếu có làm thì chỉ làm theo ý mình, chủ đích, chủ kiến của mình, không cần nghe ai. Như vậy đã là kìm hãm sự phát triển. Nghe mà không làm càng nguy hơn. Đó là biểu hiện của óc bảo thủ, sự trì trệ, sống theo kiểu an phận thủ thường. Chủ nghĩa cá nhân nằm ở ngay lối sống, tác phong ấy."


Hệ quả của năng lực lắng nghe kém,  không tin tưởng vào dân, tư tưởng bảo thủ, chỉ thích làm theo ý mình, chủ định, chủ kiến cộng thêm vào đó là lợi ích nhóm dấn tới hàng loạt những sai trái, những thiệt hại nghiêm trọng. Họ làm việc và hành động không hề có hoạch định chiến lược, không hề có tầm nhìn. Họ vừa làm, vừa sửa và càng sửa càng sai. Từ việc lớn cho tới việc lớn hơn họ không hề đưa ra để trưng cầu dân ý. Đành rằng có thông qua Quốc Hội nhưng cũng chỉ là hình thức, bởi vì nhưng gì được đem ra thảo luận thì đã, đang và sẽ thực hiện cho bằng được. Hàng loạt nhưng sai phạm, sự phá sản và làm ăn thất thoát thua lỗ  của những tập đoàn nhà nước là một trong những minh chứng hùng hồn cho điều đó. Điều đáng nói nữa khi những sai lầm đã hiện ra rõ ràng thì không ai dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm của mình. Tôi chưa thấy một vị bộ trưởng nào đủ dũng cảm và lòng tự trọng đứng ra xin lỗi dân và từ chức.


Phải chăng cái năng lực lắng nghe của Chính phủ hiện thời nói riêng và lãnh đạo ta hiện thời nói chung là kém như vậy, hay là lòng cả tin của chúng ta? Có đúng là họ có năng lực lắng nghe hạn chế? Họ yếu kém là vì "óc bảo thủ, sự trì trệ, sống theo kiểu an phận thủ thường"?Tôi khẳng định có những người như vậy thật nhưng ít thôi, còn một "bộ phân không nhỏ" không như vậy đâu. Đa phần trong số họ có học vấn, có năng lực, có bề dày kinh nghiệm họ mới được ngồi vào những vị trí ấy. Họ thông minh linh lợi lắm, khôn lắm chứ không như chúng ta nghĩ đâu. Họ thừa biết luật đất đai có nhiều bất cập, nếu không sửa thì nguy to nhưng họ không sửa. Họ biết DNNN là đám ăn hại đái nát để càng lâu càng khốn nhưng họ vẫn cứ để. Họ biết những blogger viết nhưng bài báo nói lên sự thật chẳng có âm mưu âm meo gì, chẳng Việt tân Viêt teo gì, chỉ một lòng vì nước vì dân mà lên tiếng thôi nhưng họ vẫn cứ chặn, cứ đánh sập,  cứ đe nẹt ,cứ bắt bớ. Vân vân và vân vân....


Rứa là vì răng? Bởi vì trên đầu họ làm gì có xã tắc, chỉ có họ, con cháu họ, gia đình họ, họ hàng họ, phe nhóm họ mà thôi. Phàm cái gì có lợi cho họ, cho họ hàng nhà họ, cho phe nhóm họ thì họ làm, xã tắc là cái đinh.


Rứa đo rứa đo.


                                                  Phỏng theo bài viết của bọ Lập
                                                  Hoàng Thanh Hải
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên