Powered By Blogger





Thursday 30 October 2014

Bán đất bán nước bán cả đường







Lời bình của Gs Nguyễn Huệ Chi: Đi trên những bãi biển đẹp mênh mông của nước Mỹ tôi từng ngậm ngùi nghĩ đến nhiều bờ biển rất đẹp của Việt Nam đã bị kẻ cầm quyền đem bán, đến nỗi không nói đến việc tìm ra đường lội xuống nước để bơi là bất khả thi, muốn đi dạo chơi trên cát cho thư thái chốc lát cũng không được nữa. Bây giờ, đám chức sắc đã xướng lên việc bán đường đi. Nghĩa là các vị ấy đã túng quẫn lắm rồi đấy, bao nhiêu thứ bán được trước đây, con cái, phe nhóm họ đã ăn tiêu bằng sạch. Chao ôi, nghĩ đến mà thấy cảm thương!

  Lại nhớ chí sĩ Phan Bội Châu, ông có viết trong cuốn Việt Nam vong quốc sử chuyện thực dân Pháp lừa dân chúng ở một vùng quê nọ bán trời cho chúng. Bán xong thì ngồi trong nhà cũng là ngồi vào trời của Đại Pháp, đi ra sân cũng là đi trong trời của Đại Pháp, cùng cực đến nỗi lại phải cùng nhau vét sạch sành sanh của cải để đi chuộc trời về. Với tình thế này, dám chắc người dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng sắp đứng trước thảm họa bị bán trời đến nơi, bởi các ông ấy đã như những con nghiệnhêroin thời kỳ cuối, có gì mà không bán chứ.

    Các ông các bà Dương Nội và tất cả bà con những vùng miền bị cướp đất trắng tay trong nước ta ơi! Xin hãy tính trước sớm đi, mất đất thì vẫn kéo nhau đi ăn xin được, còn mất đường thì đội quân bị gậy biết đặt chân vào đâu để hành nghiệp? Chắc phải xắn cao quần lội xuống các bờ mương mà đi rồi. Nhưng đến khi mất trời thì nguy quá, chắc phải tìm sông lạch mà lặn mà vùi, chỉ để hở hai con mắt là còn yên thôi.

    Âu cũng là cái số trời đã định từ khi ông lạc Long Quân chia tay với bà Âu Cơ.Đang yên lành trên mảnh đất trung du của mình, bỗng hứng lên đem 50 con đi tuột xuống nước mà ở. Kể ra, Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử 4000 năm đến thế là tuyệt đỉnh. Cực lực hoan hô!

    Nguyễn Huệ Chi 

Phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập cần sự hợp tác đầu tư với nước ngoài là đương nhiên. Hơn thế nữa,cần phải sử dụng công nghệ, học hỏi kỹ năng quản lý, và tận dụng vốn của nước ngoàiđểthu được lợi ích nhiều nhất,nhưng phía mình lại bị tổn thất ít nhất.Đó là bài toán tối ưu cửa miệng. Ai cũng nói được nhưng không phải ai cũng làm được.

Nhìn lại thực tế những gì mà chúng ta đã làm từ khi bắt đầu chính sách mở cửa trong suốthai mươi năm qua, thì rút ra được một số kết luận cay đắng sau đây.
Chúng ta không thu được gì nhiều và không học được gì đáng kể ngoài việc đã bán đi tất cả những gì có thể bán
Bán đất 

Những vùng đất đai có phong cảnh đẹp hay đắc địa đều được bán cho người nước ngoài đầu tư,thời hạn thông thường là năm mươi năm. Nếu họ mang tiền đến phát triển sản xuất thì còn khả dĩ, nhưng phần lớn đó là các dự án dịch vụ, địa ốc. Nghĩa là họ lấy đất xây nhà để bán cho chính người Việt Nam, và tổ chức các dịch vụ để thu tiền của chính người Việt Nam. Tiếc thay, các dự án bán đất kiểu này, có thể mang lại sự phát triển bề mặt, nhưng không mang lại giàu cóbền vững đích thực làm cho đất nước hùng cường.

Lấy một thí dụ điển hình như thành phố Đà Nẵng. Không phủ nhận sự thay đổi khang trang của thành phố và đời sống người dân phần nào cải thiện trong thời gian đổi mới. Nhưng sau hai mươi năm mở cửa hội nhập, nền công nghiệp Đà Nẵng có được những gì đáng giá? Từ thí dụ của Đà Nẵng để mà suy nghĩ và không thể không xót xa về sự phát triển của đất nước.

Bán tài nguyên 

Không cần phải liệt kê cụ thể. Không có loại khoáng sản nào mà chúng ta không nhanh chóng đem bán.Thậm chí đến khoáng sản khai thác lỗ và mang lại nhiều hậu quả tai hại như bô xít Tây Nguyên mà cũng vội vã đem bán tất.

Bán nước 

Không chỉ bán khoáng sản, không chỉ bán rừng, mà chúng ta bán cả nướcsông hồ và biển. Nhiều hồ đều bị bán quyền sử dụng khai thác trong nhiều năm. Ở Vũng Áng chúng ta bán đi cả hàng ngàn héc ta biển. Đến Vịnh Hạ Long cũng có người muốn bán quyền sử dụng khai thác. Bán đất,bán rừng, bán tài nguyên khoáng sản và bán cả nước.


Chúng ta đã bán một cách vội vã lấy được


Nếu bán có chọn lọc cân nhắc thì còn chấp nhận được, nhưng dưới bình phong đầu tư phát triển, chúng ta đã bán tràn lan khắp mọi nơi  có thể. Nguyên nhân là nhiệm kỳ lãnh đạo chỉ có hạn, nên trong nhiệm kỳ phải tìm mọi cách để bán bằng được các dự án đất đai và tài nguyên. Hiện tượng này phổ cập ở tất cả các tỉnh thành, từ trung ương cho đến tỉnh huyện xã.

Chẳng hạn, mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh chưa khai thác bây giờ thì đời cháu chắt hay nhiều trăm năm sau sẽ khai thác cũng chưa nuộn. Vội vã chi mà phải hấp tấp bán cho nhà đầu tư Đài Loan Trung Quốc với những ưu đãi đặc biệt và ẩn chứa những hậu quả an ninh khôn lường? Tại sao người Đức người Pháp không đầu tư mà lại là người Trung Quốc?

Lãnh đạo Hà Tĩnh và Chính phủ Việt Nam có ý thức rằng mình đã vội vã bán rẻ mạt tài nguyên mà cha ông để lại từ ngàn đời? Người Đức người Nhật có làm giàu bằng cách bán tháo tài nguyên của tổ tiên để lại hay không? Lãnh đạo ViệtNam có biết không khi chính người Trung Quốc đang đi mua tài nguyên các nước khác thì họ lại đang chắt chiu để dành nguồn tài nguyên trong nước?

Chúng ta đã bán dài lâu đến hết cả đời cháu chắt

Vũng Áng đã được cho thuê 70 năm. Nghĩa là nếu bố và mẹ lúc 61 tuổi nghỉ hưu đã cho thuê đất 70 năm, thì con 41 tuổi, cháu 21 tuổi và chắt 1 tuổi, đợi đến70 năm sau đều khôngđược quyền sử dụng đất. Lúc đất được trả về thì chắt đã 71 tuổi, và người chít đời thứ 5 cũng đã 51 tuổi, mới được nhận lại quyền sở hữu đất!

Vậy mà có người còn dự định bán đất 99 năm, và thậm chí là 120 năm.

Nếu cha ông đều bán đất kiểu đó thì thế hệ bây giờ ở đâu?
Không chỉ bán đất bán nước chúng ta đang bán cả đường đi 
Ai  cho phép Bộ giao thông vận tải và VEC bán đường? 

Những ngày gần đây báo chí đồng loạt đưa tin rằng Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam đang chuẩn bị bán một số tuyến đường cao tốc. Thoạt nghe đã rùng mình.

Khi bán đi những khu đất, nhữngcánh rừng, người dân buộc phải di cư sang những nơi khác, dẫu là hẻo lánh cằn cỗi, nhưng vẫn còn có chỗ để ở và mưu sinh.

Khi bán đi hồ nước sông ngòi và cả từng vùng biển, người dân phải dạt sang vùng nước khác, dẫu sóng gió nguy hiểm, nhưng vẫn còn có chỗ để mò cua bắt cá mà tồn tại.

Nhưng nay lại bán đi cả đường sá, quyền đi lại của người dân không còn nữa. Không thể ngồi ở nhà, mà muốn đi ra thì phải trả tiền theo giá tùy tiện. Ngày xưa đường nhỏ gồ ghề,chịu khó còn đi được. Nay đường to rộng nhưng không có tiền đành phải bó chân.

Nói một cách cụ thể hơn. Ở thôn có con đường làng dân vẫn đi lại. Nay bỗng chốc trưởng thôn bán cho người khác xây to hơn.Ai muốn đi phải trả phí theo giá của chủ mới. Nếu không phải lội xuống ruộng vượt rào hay tìm đường mà đi.

Bởi vậy, người dân có quyền thét to lên rằng:

Hãy trả đường cho dân đi, nhỏ hay xấu cũng là đường của dân, tại sao lại lấy mất đường của dân rồi bắt dân muốn đi thì phải trả tiền theo giá tùy ý của các ông?

Trong số tiền mà các ông xây dựng đường có bao nhiêu tiền thuế dân đóng?

Trong số tiền mà các ông xây dựng đường dân sẽ phải gánh chịu bao nhiêu nợ?

Ai cho các ông quyền lấy đất của dân làm đường rồi lại bán cho người khác?

Có ai trong Bộ Giao thôngVận tải đặt ra những câu hỏi tương tự?

Xây dựng đường cao tốc hình thức BOT ở đâu ? 

Hệ thông giao thông là huyết mạch của quốc gia. Nó không chỉ là huyết mạch về kinh tế mà còn là huyết mạch an ninh quốc gia. Bởi vậy quốc gia phải nắm quyền kiểm soát hệ thống giao thông chứ không thể là người nước ngoài.

Nếu VEC  bán đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội cho người nước ngoài,thí dụ là Trung Quốc, thử xem điều gì sẽ xẩy ra? Trong vô vàn khả năng có thể, chỉ xin nêu ra vài điều:

-        Lệ phí có thể lên cao ngất phục vụ cho lợi ích của chủ mới, bất chấp thiệt thòi của dân địa phương.
-        Dùng lệ phí để cản trở, hoặc điều tiết luồng giao thông, chủng loại giao thông, thời gian giao thông theo ý định của chủ đường. Chẳng hạn như: xe Trung Quốc có thể có lệ phí khác với xe Việt Nam, xe quân sự khác với xe dân sự, xe chở lương thực khác với xe chở khách, xe chạy đêm khác với xe chạy ngày…
-        Khai thác đường tối đa, thu hồi vốn thật nhanh, bàn giao lại cho nước sở tại con đường nát rách không thể sử dụng.
-        Nắm được số liệu, quy luật, và thực tế dòng vận tải giao thông của một vùng lãnh thổ nước khác.
-        Nước sở tại mất quyền chủ động trong những trường hợp thiên tai, nhân đạo, chiến tranh…

Bởi vì thế, các quốc gia rất hạn chế trong việc cho người nước ngoài thamgia xây dựng giao thông dưới dạng BOT. Muốn cho các đối tác nước ngoài tham gia xây dựng giao thông dưới hình thức BOT, nước sở tại rất cân nhắc trên các phương diện sau:

-        Chọn tuyến đường thúc đẩy phát triển được kinh tế cục bộ (chẳng hạn của một hòn đảo, một đặc khu, một phần thành phố…)
-        Chọn tuyến đường ngắn đầu tư đắt, chủ yếu là rút ngắn thời gian đi lại, tăng lưu lượng giao thông đột biến, vì thế có thể xây dựng nhanh và thu hồi vốn theo đúng thời hạn.
-        Tuyến đường thường chỉ có giá trị cục bộ và không là duy nhất.
-        Tuyến đường ít phương hại đến an ninh quốc gia.
-        Tuyến đường BOT phải được thông tin đầy đủ và rộng rãi cho các đối tác thừa năng lực, trong một thời gian đủ dài trước khi triển khai, để đối tác tìm hiểu nghiên cứu, cũng như  để nước sở tại có nhiều đối tác tiềm năng cho việc chọn lựa. 

VEC có bán đúng giá?

Phải thẳng thắn nêu ra những nhận xét sau khi giao cho VEC bán đường cao tốc:
VEC không đủ tầm và năng lực để đánh giá lựa chọn đối tác.
VEC không có khả năng xác định đúng giá.
VEC không bán đúng giá vì lợi ích cục bộ.
Một thực tế đáng buồn cho Việt Nam, ở nhiều nơi trong các cơ quan nhà nước, làcấp trưởng phải quay lại hỏi cấp phó, cấp phó phải quay lại hỏi chuyên viên.

Tờ giấy nhắc Thứ trưởng con số 34. 000 tỷ cho sách giáo khoa, cũng như 2 tỷ USD đầu tư sân bay Long Thành của ADPi“do nhầm lẫn đánh máy” là những dẫn chứng cay đắng, rằng người lãnh đạo chẳng nắm được bản chất vấn đề.

Bán quyền thu phí đường – rước người ngoài đến bóc lột 

Khi không có tiền thì phải kêu gọi đầu tư dưới hình thức BOT. Điều lạ ở Việt Nam là xây dựng xong đường cao tốc lại bán cho người ngoài quản lý khai thác. Ở đây có hai điều có thể nói là “thông minh” khác người.

Một là, đã đầu tư xong chỉ quản lý thu phí, tại sao VEC lại phải bán quyền thu phí cả gói. Tiếng là lấy vốn để đầu tư nơi khác,nhưng kỳ thực còn một lý do nữa quan trọng hơn nhiều. Đó là khi bán trọn gói, có thể đút túi phần trăm một tổng tiền lớn một lần và mất hút. Còn chờ thu phí hàng năm mới lấy được một phần lời, thì đến bao giờ cho xong. Hơn nữa,nhiệm kỳ có hạn,các nhiệm kỳ sau là của người khác. Quả đúng là một quyết sách “thông minh” khác người.

Hai là, nhà đầu tư nước ngoài khi trả một gói để lấy quyền thu phí đường, họ không mang lại lợi ích gì cho kinh tế Việt Nam, vì chính họ không tham gia xây dựng đường như hình thức BOT.Chẳng qua họ trả trước tiền để thu lại gốc và lời theo quyền đặt phí của họ mà người dân Việt Nam là người cuối cùng phải gánh chịu. Đây cũng là một nước cờ khác người. Chỉ không thể gọi là thông minh được, vì thực chất là cõng rắn cắn gà nhà, là rước người về bóc lột dân mình.

Một điều cần lưu ý là nếu VEC là công ty tư nhân, VEC phải mua đất của dân để làm đường, VEC có vốn riêng thế chấp để vay tiền đầu tư, thì VEC muốn làm gì thì làm, VEC muốn bán cho ai với giá nào thì VEC bán.

Nhưng VEC là công ty nhà nước; VEC lấy đất của dân với giá đền bù rẻ mat; VEC lấy tài sản nhà nước thế chấp để vay tiền. Tất cả tài sản của VEC chính là của dân. Vì thế, cả VEC lẫn Bộ Giao thông vận tải không có quyền muốn bán đường cao tốc nào thì bán, muốn bán choai thì bán, và muốn bán với giá nào thì bán.

Có ai trong số lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải ý thức đượcsự khác biệt mang tính nguyên tắc này không?

Từ những điều đã nêu trên, xin được gửi tới lãnh đạo Việt Nam hai kết luận sau đây.
Việt Nam không cần sự phát triển vội vã bằng cách bán hết mọi thứ 
Chúng ta muốn trở thành con rồng. Chúng ta muốn có tốc độ phát triển GDP nhanh nhất châu Á. Hậu quả là chúng ta bán vội vã,bán tống tháo những gì có thể bán được để mua lấy một sự phát triển bề ngoài giả tạo. Người xưa đã dạy, muốn tiến nhanh thì phải đi chậm. Xin hãy nhớ kỹ điều này.
Chính sách “Sở hữu đất đai toàn dân”là căn nguyên dẫn đến sự tàn phá nền kinh tế quốc dân và làm phương hại đến an ninh quốc gia. 
Ai cũng thấy tại vạ của chính sách sở hữu toàn dân. Bán đất bán rừng bán tài nguyên bán đường đi bán nước, bán nhiều năm cho đến tận đời cháu chắt chít– tất cả là do sở hữu đất đai toàn dân mà ra cả.

Rồi sẽ vội vã cổ phần hóa. Tài sản toàn dân sẽ bị các nhóm thâu tóm với giá bất công rẻ mạt. Một thể chế bất công mới đã và đang được hình thành.

Chừng nào chưa xóa bỏ sở hữu toàn dân, nhất là sở hữu đất đai,thì chừng đó đất nước không chỉ bị tàn phá khánh kiệt, mà người dân còn phải quay về thời bị làm thuê bóc lột, chỉ là ở mức độ khác và dưới tấm áo choàng khác mà thôi.

Xin hãy vì quyền lợi quốc gia dân tộc mà dũng cảm tiến hành những cải cách căn bản,trong đó có quyền tư hữu đất đai.

Vương Trí Dũng/ BVN 





Thịt chó có mùi lạ






Thịt chó, từ rất lâu, được coi là quốc hồn quốc túy, món thịt giàu đạm chữa được bệnh thối mồm này thậm chí đã đi vào ca dao dân gian được ngân nga bởi các anh bợm nhậu:

Sống ở đời, ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ, biết có hay không?

Đủ biết, thịt chó là món ăn đặc sản ở các làng quê Việt Nam.

Ở quê tôi, cứ có giỗ chạp thì hay thịt chó, nhà giàu thì chơi cả con, nhà nghèo thì đánh đụng, tức hai hay ba nhà họ hàng chung tiền mua một con, con chó đó có thể của chính một trong những nhà đó, thế là hò nhau trói vào rồi cắt tiết, ôm bó rơm để thui, phụ nữ ra vườn đào sả đào riềng hái rau hái ớt.

Chó thịt, ở Việt Nam thường được mua gom từ các làng quê, nhưng rất ít, chỉ những nhà rất túng tiền kiểu chị Dậu mới phải bán chó, còn họ hay để đánh đụng, hoạc bán cho họ hàng để đánh đụng, (đánh đụng là mỗi nhà trả 1 phần tiền để mua 1 phần thịt chó, mọi người cùng xùm vào làm thịt ăn chia rất vui).

Như quê tôi, số người bán chó gần như không có.

Chó thịt lại chưa được nuôi đại trà cho tới thời điểm này, vì nhiều lí do, tất nhiên cho nuôi đại trà được, Hổ còn nuôi đc nữa là chó, nhưng chủ yếu với giá thịt chó hiện tại, người nuôi kiểu công nghiệp sẽ lỗ.

Vì chó không lớn nhanh như lợn, cắn nhau và sủa đàn gây tiếng ồn kinh khủng, cộng với tiêm chủng khá khắt khe và nguồn thức ăn khá khảnh, chúng không ăn cám công nghiệp được như lợn và lớn rất chậm. tôi đã xem một clip họ phải nhồi cám công nghiệp vào họng chó như nhồi vịt.

Và rất dễ bị nhiễm bệnh, người nuôi chó cỏ để thịt gần như cầm chắc lỗ.

Cũng có nhà nuôi khoảng vài con do tận dụng đc nguồn thức ăn lấy được từ nơi làm việc như quán ăn nhà hàng, nhưng nuôi đại trà thì chưa có.

Vậy thịt chó đến từ đâu? Có nhiều nguồn như nhập lậu thì Thái lan hay Lào hay Căm pu chia, nhưng khá bấp bênh do nước bạn đang siết chặt, Và cũng phần nhiều là chó ăn trộm, ở Thái, tội buôn bán chó trái phép có thể bị 1 năm tù.

Có thể nói, trong mười miếng thịt chó bạn ăn, có đến tám miếng là thịt ăn cắp.

Đó là đội quân cảm tử luồn lách khắp hang cùng ngõ hẻm với đinh ba và súng điện, bao tải và dây thừng, họ bắt trộm chó để cung cấp cho các quán nhậu.

Người việt Nam có câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, vậy theo lí, những người ăn thịt chó cần cám ơn các anh trộm mới đúng lí, vì nếu nói thịt chó là quả, người nuôi chó là cái cây, thì các anh là người hái quả.

Nhưng không, các anh trộm bị lên án, bị đánh hội đồng hết sức dã man, trong 10 vụ các anh trộm bị đánh lên báo, thì có đến sáu vụ các anh chết, thậm chí có anh bị đốt xác. Có xe máy bị đốt treo lên cột điện để răn đe.

Đánh chết trộm chó bị kêu án rất nhẹ hoặc không xử lí được, đã có vụ, cả làng đánh chết hai anh trộm chó và chưa bị sao hết dù cả làng kí vào bản nhận tội.

Người thành phố quý chó của nhà mình do mình nuôi, nhưng sẵn sàng ăn thịt chó ăn cắp nhà người khác, và khi chó nhà mình bị ăn cắp, họ sẵn sang lu loa lên án đòi đánh chết người trộm chó.

Khi bạn ăn 1 miếng thịt chó mà thấy mùi lạ, đừng ngạc nhiên, rất có thể có mùi thịt người trong đó.


Nguyễn Quang





Wednesday 29 October 2014

Kỳ tích Sông Hàn, nhìn lại Sông Hồng











Tổng thống Park Geun Hye (con gái của Tổng thống đầu tiên Hàn Quốc Park Chung Hy – người đặt nền móng cho Kỳ tích sông Hàn).Trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức của mình, bà Park đã kêu gọi nhân dân cùng với chính phủ cùng nỗ lực để mở ra “một kỷ nguyên mới của hy vọng và hạnh phúc”.

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo…bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Công và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Công tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Công bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

 Theo bạn, điều gì tạo ra “kỳ tích sông Hàn”?

Tại sao chưa có “kỳ tích sông Hồng”? Bài viết sưu tầm trên facebook.

Đọc xong, thấy muốn khóc. Thương mình, thương cả dân tộc mình.

Trương Thành Sơn
Theo http://giangnamlangtu.wordpress.com









Tôi Lạy Mấy Ông








Ngày 6 tháng 10 năm 2014, báo Tuổi Trẻ đi tin:

Ông Phạm Hồng Thái (50 tuổi, trú thôn Tân Phong, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) uống thuốc diệt cỏ tự tử vì bị nghi oan lấy trộm 9,2 triệu đồng của người cùng xóm.

Trong bức thư viết trên giấy học trò gửi công an huyện Nông Sơn, ông Thái viết: “Tôi mong mấy ông điều tra lại cho kỹ giùm tôi, tôi bị oan, tôi chỉ biết lấy cái chết làm trong sạch mà thôi. Khi mấy ông nhận lá đơn này là tôi đã đi rồi.”

Còn thư gửi người bị mất tiền, ông Thái viết: “Tao chết rồi không phải vì tao lấy tiền của mi đâu. Tao buồn là bạn bè mấy chục năm tan như mây khói. Mấy ổng đánh tao quá, tao phải nhận bừa.”

Công an Việt Nam dùng nhục hình bức cung hay đánh chết dân là chuyện thường ngày ngôn ngữ khoan hoà của nạn nhân (qua cả hai bức thư tuyệt mạng) khiến tôi cứ băn khoăn mãi:

“Tôi mong mấy ông điều tra lại cho kỹ giùm tôi, tôi bị oan, tôi chỉ biết lấy cái chết làm trong sạch mà thôi. Khi mấy ông nhận lá đơn này là tôi đã đi rồi” và “Tao chết rồi không phải vì tao lấy tiền của mi đâu. Tao buồn là bạn bè mấy chục năm tan như mây khói. Mấy ổng đánh tao quá, tao phải nhận bừa.”

Đây không phải là lần đầu tiên công luận biết địa danh Nông Sơn. Trước đây, huyện lỵ này cũng đã được vnexpress nhắc đến với một mẩu tin (“Ông Lái 82 Tuổi Hầu Toà”) buồn khác:

Hôm nay, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên xét xử Võ Nghĩnh - bị cáo cao tuổi nhất trong lịch sử tố tụng Quảng Nam - về hành vi làm lật đò, gây ra cái chết của 18 học sinh ở bến Nông Sơn ... Cùng đứng trước vành móng ngựa với ông Nghĩnh là người em trai Võ Quang Trang (76 tuổi) - chủ sở hữu con đò...

VKS tỉnh Quảng Nam truy tố bị cáo Nghĩnh - Trang về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy và giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy.

Riêng Việt Báo còn có một phóng sự khá dài, và rất xúc động của phóng viên Trung Việt về cuộc sống một phụ nữ ở (xã Quế Minh) huyện Nông Sơn. Xin trích dẫn vài đoạn ngắn:

Tôi trở lại thăm xã được báo chí phong cho danh hiệu “nghèo nhất nước” sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào năm 1994. Hơn một thập niên đã trôi qua, cái xã ấy vẫn không khác nhiều so với lần tôi đến thăm trước đây.

Tôi ngồi chờ chị Võ Thị Quyến, nhân vật nổi tiếng xuất hiện trên các báo thập niên gần cuối năm 90 thế kỷ trước vì ... nghèo nhất xã ! Hồi đó nhà chị là mấy tấm tranh, tệ hơn cái chòi canh rẫy, dựng trên vài ba cái cọc...

Chị Quyến có ba sào ruộng, làm không đủ ăn. Ngoài việc làm ruộng chị chằm (khâu) nón. Mỗi ngày chị chằm được một cái nón bán được 1.900 đồng, trừ 500 đồng mua lá, 300 đồng mua tre, 300 đồng mua cước, mỗi ngày chị kiếm được khoảng 800 đồng.

Con gái lớn học đến lớp 3 thì nghỉ. Thằng nhỏ học lớp 1, đứng trước nguy cơ phải nghỉ học vì không đủ tiền nộp học phí 16.000 đồng tổng giá trị của 20 ngày làm nón không chi tiêu nhịn ăn uống. ...

Chị Quyến đã về. Nón lá, áo quần te tua, ốm đen đúa. Chị đi chăn bò trên rẫy. Con bò xã giao mới được 2 tháng, chị được nuôi trong 3 năm, nếu đẻ bò con thì giao con cho xã, chị được bò mẹ. “Có khá hơn lần đó không? “Khá, nhưng... cũng rứa”.

Con gái lớn đã đi lấy chồng. Thằng con trai học đến lớp 7, không đủ tiền nộp học, đã nghỉ, năm nay nó 17 tuổi rồi nhưng cũng chỉ một nghề là... chăn bò. Còn chị, vẫn “tha thiết yêu nghề” làm nón. “Không có nón, lấy chi ăn em”.

Món tiền từ nón, qua ngần ấy năm, đã nhích lên chút đỉnh. Không ngủ trưa, thức khuya, một ngày chị làm được 2 chiếc. Trừ tiền cước, lá, kim chỉ, tre hết 3.000 đồng, chị lãi được 5.000, đủ mua mắm, rau, ngày nào đi chăn bò cực quá, về phải ngủ, hôm đó coi như treo niêu.

“Có ngày nào đem về được 20.000 đồng chưa?”. “Làm chi có em”. Chị cố nở nụ cười thật tươi, nhưng hình như tôi nghe thấy trong tiếng cười ấy là nỗi khắc khổ đến nhói lòng.

Ngoài những chuyện “khắc khổ” và “nhói lòng” này, Nông Sơn còn được thiên hạ nhắc đến vì nhiều vụ lùm xùm khác:

- Khởi Tố Phá Rừng Có Qui Mô Lớn Tại Nông Sơn

- Trù Dập Người Tố Cáo “Ăn Bớt” Công Trình Đường Bê Tông Nông Thôn

- Bắt Giữ Một Vụ Chuyển Vận Ma Túy Tại Nông Sơn

Tôi không rành địa lý và phong thủy nên không thể lý gỉải tại sao dân Nông Sơn làm ăn không khá, và địa phương này lại mang nhiều tai tiếng dữ vậy. Google thử một phát thì mới biết ra đây là một huyện lỵ thuộc loại tân kỳ, có “cổng thông tin điện tử” đàng hoàng với đầy đủ hình ảnh của cả Ban Lãnh Đạo:


Họ đều là đảng viên ráo trọi. Thì toàn “mấy ông” không chớ ai. Và điểm chung của tất cả “mấy ổng” (từ trên xuống dưới) là sự lạc quan vô tận, bất kể tình trạng người dân sống lầm than và khốn khổ ra sao.

Khi còn tại chức, ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố: “Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc...”

Người kế vị, đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang (vào ngày 19 tháng 8 vừa qua) cũng phát biểu gần tương tự:

“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”

Người dân ở Nông Sơn như chị Võ Thị Quyến, ông Phạm Hồng Thái, Võ Nghĩnh, Võ Quang Trung ... – có lẽ – đều không biết được rằng đất nước quê hương của mình đang “sánh vai cùng cường quốc” và được “bạn bè quốc tế ngưỡng mộ” quá trời, quá đất. Họ chắc cũng không nghe được lời hứa hẹn (cách đây chưa lâu) của một nhân vật lãnh đạo cao cấp khác – ông Nguyễn Sinh Hùng: “Năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.”

Trong khi chờ đợi “cái mới” này thì nhà báo Ngô Nhân Dụng lại vừa khám phá ra một “cái chưa cũ” lắm:

“Hết cái lỗ hổng Vinashin lại đến cái lỗ ALC II! (Ban kiểm toán công ty ALC cuối tháng 10, 2010 cho biết, năm 2009 ALC II lỗ tới 3,004 tỷ đồng bạc Việt Nam (gấp 8.5 lần vốn điều lệ chỉ có 350 tỷ). Công ty ALC II làm thất thoát số tiền của Nhà nước tới 4,617 tỷ đồng. Trong số các món nợ có đến 60% là nợ xấu, tức là người vay không trả được đúng hạn! Trong ba tháng cuối năm 2009, ALC II thiếu 1,763 tỷ đồng không có tiền để trả ai hết; và đến cuối năm 2010 đã thất thoát 4,000 tỷ.)”

Tuy nhiên, theo Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình: “Nợ xấu ngân hàng không đáng ngại.”

Câu nói hơi khó hiểu (thượng dẫn) được lý giải dễ dàng và gọn gàng bởi một giới chức “dân cử” (Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Luật) Chủ Nhiệm Ủy Ban Pháp luật QH – Phan Trung Lý: “Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu.”

Miệng người sang, có gang có thép. Phen này đám dân đen Việt Nam không đóng, ngó bộ, không xong. Câu hỏi đặt ra là đóng bao nhiêu, và đóng làm răng đây hè?

Theo báo Đất Việt: “Đến 9h30 sáng 1/10/2014, nợ công Việt Nam tăng ở mức 84,32 tỷ USD, mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh 930,43 USD nợ công.” Với lợi tức chằm nón là ¼ U.S.D (25 xu) mỗi ngày, nếu bắt đầu nhịn ăn nhịn mặc kể từ hôm nay, chị Võ Thị Quyến sẽ hoàn tất nghĩa vụ đóng góp để thanh toán nợ xấu của toàn xã hội vào năm 2025 – nếu vẫn có thể sống sót đến thời điểm đó.

Lý thuyết mà nói là như vậy nhưng thực tế thì thời gian hoàn tất nghĩa vụ nợ công của chị Võ Thị Quyến rất có thể được rút ngắn hơn nhiều, theo như đánh giá và chỉ đạo (“quyết liệt”) của ông Thủ Tướng – trong phiên họp thường kỳ vào tháng 9 năm 2014 vừa qua, về việc tái cấu trúc nền kinh tế, với nhiều ... khâu đột phá:

“Phát biểu khai mạc tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tình hình kinh tế – xã hội từ đầu năm tới nay tiếp tục chuyển biến tích cực; đà tăng trưởng rõ nét và đồng đều hơn; các chỉ tiêu kế hoạch đều đạt kết quả tích cực, theo đó, trong 15 chỉ tiêu được Quốc hội giao có 13 chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt là chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động và 1 chỉ tiêu chưa đạt là tỷ lệ lao động qua đào tạo, ước đạt 49% trong khi kế hoạch là 51%.

Trên tinh thần phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực. Thủ tướng cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục phân tích và làm rõ nguyên nhân tất cả những hạn chế, yếu kém, cản trở, chậm trễ để có các biện pháp khắc phục, xử lý.”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Chính phủ tập trung thảo luận, phân tích và đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể, quyết liệt để tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng suất lao động; tái cơ cấu nền kinh tế và triển khai 3 khâu đột phá chiến lược.”

Tới đây thì tôi xin được qùi lậy mấy ông thôi. Chớ biết nói năng làm răng nữa bây chừ?

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Diên Vỹ







Tuesday 28 October 2014

Thư của một tù nhân gửi cho ba








Ba kính yêu,

Hôm qua được ôm ba, chạm vào da thịt ba để cảm nhận ba vẫn khỏe mạnh, con thật vui và hạnh phúc. Con cũng thấy được tinh thần ba vững vàng và vui vẻ. Ba nói đó là nhờ đọc thư của con khiến con thấy mình đã làm được một việc thật ý nghĩa. 

Con nhớ đến mẩu truyện ngắn nổi tiếng “Chiếc lá cuối cùng”: một người thợ vẽ bình thường đã bỏ mình trong một đêm mưa gió để vẽ xong một chiếc lá vĩnh cửu thay cho chiếc lá cuối cùng trên một cành cây sẽ rụng vào sáng sớm hôm sau. Những chiếc lá trên cây là nguồn sống hy vọng của một người bệnh hiểm nghèo. Nó rụng mỗi ngày vài lá, nguồn sống hy vọng cứ cạn dần tới một ngày nó chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng vào một đêm đông lạnh lẽo. Người bệnh tin rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi cũng là lúc anh ta từ bỏ cõi đời. Nhưng người thợ vẽ đã đánh đổi cuộc sống của mình để chiếc lá ấy không bao giờ rụng. 

Con đọc mẩu chuyện này khi vừa mới đọc rành chữ, cuối lớp một hay đầu lớp hai gì đó. Hôm ấy ba mua về cho con một tập truyện ngắn. Vừa đọc xong “Chiếc lá cuối cùng” trong lòng con dâng trào những cảm xúc thật kỳ lạ mà ở lứa tuổi ấy con không thể giải thích được. Tập truyện kết thúc bằng mẩu chuyện “Cô bé bán diêm” – một câu chuyện cũng nói về niềm hy vọng qua những que diêm bật sáng và cô bé ấy đã chết khi que diêm cuối cùng cháy hết. Con đã khóc khi đọc xong những dòng cuối cùng nói người ta thấy xác cô bé chết cóng vào sáng hôm sau. Kết thúc một cuộc đời bấy hạnh. Nhưng dường như nó đã theo con đến khi con trưởng thành. Có lẽ vì thế mà con không bao giờ để mình rơi vào tuyệt vọng và cũng không bao giờ tạo nó ra cho người khác. 
Hơn nữa, con luôn cảm thấy thương xót cho những người tuyệt vọng và căm ghét những kẻ đã tạo nên điều ấy. Dần dà, con hình thành nên thói quen của người thợ vẽ bình thường vẽ nên những chiếc lá cuối cùng. 

Rồi khi mình ứng dụng những quy luật khoa học để làm nên những chiếc lá như vậy thì con phát hiện ra một điều kỳ diệu là chúng ta có thể hóa xanh tươi thành chiếc lá thật. Chỉ cần không đánh mất hy vọng rồi tìm kiếm một con đường khoa học thì ánh sánh hy vọng đó sẽ dẫn mình vượt qua tất cả những tháng ngày và ngã ngách đen tối để đến được những con đường rộng mở và sáng rực.Chắc là con được thừa hưởng tính ngọn lửa hy vọng không bao giờ tắt đó từ ba. Ba còn nhớ 1 đoạn trong bài thơ con tặng ba ngày nhà giáo năm ngoái không:

Nhưng vẫn còn đó
Những chiếc lá cuối cùng
Sau những ngày mưa bão
Cho hy vọng còn xanh
...
Những nhà giáo
Trông mình trong bão
Để lại những mầm xanh.

Ba là nhà giáo nên không chỉ một mình con mà đã có bao thế hệ học trò được gieo những hạt giống hy vọng và đang dần xanh tươi.

15/9/2014

Con thật sự đã thấy rất nhiều chồi xanh đang lớn nhanh, ngay trên những mảnh đất vốn từng tưởng xấu, khô cằn. Con không chỉ tin mà còn thấy được quy luật rằng người ta sẽ chọn con đường đúng một khi đã hiểu được sự tốt đẹp của nó. Đó chính là cách thay đổi tốt đẹp nhất của xã hội loài người, không bạo lực; chiến tranh. Không ai bị phủ định hay bị đàn áp. Mọi ngưởi có thể chung sống trong hòa bình và tôn trọng những khác biệt của nhau. Cái xấu vẫn hoành hành vì người ta chưa thuyết phục được những con người có quyền lực hoặc đa số mọi ngừi nhìn thấy được những con đường đúng và tốt. Cho rằng mình hay rồi bằng cách nào đó áp đặt chứ không thuyết phục mọi người thì kết quả luôn luôn là dở, không sớm thì muộn. Những người nóng vội thường cảm giác rằng thuyết phục thường chậm hơn áp đặt nên họ sẵn sàng dùng mọi biện pháp để cưỡng ép. Nhưng họ không thấy rằng những biện pháp đó đều dẫn đến những hậu quả rất xấu và lâu dài. Họ có thể ảo tưởng với những thành tích trước mắt nhưng phải nhanh chóng đối diện với những thực tế phũ phàng. Muốn thuyết phục hiệu quả thì không được định kiến, mà phải có niềm tin rằng mọi người đều có thể thay đổi tốt hơn dù ít hay nhiều, dù chậm hay nhanh khác nhau. Và cũng không được hận thù dù phải luôn căm ghết cái xấu. Khi mình thuyết phục bằng khoa học thì lúc đầu có thể chậm nhưng sau đó lan tỏa rất nhanh nhờ những con người sáng ngộ ban đầu làm chất xúc tác thúc đẩy phản ứng dây chuyền theo quy luật.

Khoảng 2 tuần trước con nhận được ông văn 354/TA-HS của Tòa án Nhân dân Tối cao do bà Hoàng thị Kim Oanh ký ngày 14/8/2014 trả lời đơn đề nghị Giám đốc thẩm con gửi hồi tháng 12/2013. Nội dung thì cũng chẳng khác gì công văn 4290/VKSTC-V3 của Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao (ngày 28/11/2013) gửi cho ba cuối năm ngoái. Tức là không căn cứ theo điều 273 BTTTHS để giải quyết mà chủ quan lặp lại những nội dung trong các bản án. Con đã gửi đơn đến CTN, TTướng, CTQH,VT VKSNDTC, CATANDTC để khiếu nại công văn 354/TA-HS hồi tuần trước. Con đề nghị phải mở một phiên tòa tuân thủ đúng BLTTHS để xét xử, các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều vi phạm luật. Về việc truy bức nhục hình, con cũng lặp lại trong các đơn trên nhưng chỉ là một chi tiết để lưu ý tính khách quan của hồ sơ vụ án, chứ không tố cáo sự việc đó. Con thấy chưa cần và cũng không muốn phải làm vậy. Con chẳng thấy hận thù gì cả, con chỉ muốn đòi công lý bảo vệ lẽ phải cho mình thôi. Việc tố cáo là chưa cần thiết ba à. Con có niềm tin và hiểu được quy luật của công lý tiến về lẽ phải, phải thừa nhận lẽ phải như thế nào nên con kiên trì thuyết phục. Ba hãy ủng hộ con nha. Sẽ thành công thôi ba à!

Sáng nay con nghe VOV nói TQ đang xây căn cứ quân sự hiện đại, có cả đường băng trên đảo Gạc Ma của VN mình. Quả là tập đoàn cầm quyền TQ đang bị sức ép dân tộc cực đoan trong nước làm cho nóng vội, phải thực hiện việc này để giải khát những tham vọng trong lúc họ đang thể hiện “thiện chí” để khôi phục lại quan hệ với VN nhằm cài đặt sự khống chế tinh vi hơn như con viết cho ba trong thư 21A hồi giữ tháng 6 vừa rồi. Thư đó con nói rằng nếu TQ xây sân bay quân sự rồi thiết lập vùng nhận diện phòng không hoặc khoanh vùng kiểm soát hàng hải thì họ sẽ tạo nên một chính nghĩa và động lực mạnh mẽ cho VN và các nước trong khu vực siết chặt quan hệ và hình thành nhanh chóng các liên kết đa phương vững mạnh trong mọi lãnh vực. Âm mưu khôi phục, cài đặt lại quan hệ với VN chưa xong thì đã lộ vì buộc phải nóng vội để giải khát tạm thời cơn khát tham vọng điên cuồng. Thời cuộc, thời đại đang thay đổi nhanh chông không theo ý muốn TQ nhưng họ vẫn tiến hành những biện pháp theo ý muốn đó. TQ đã hoàn toàn thất bại trong việc dụ và ngăn chặn Mỹ, Ấn, EU, G7 quan tâm đến Châu Á TBD để họ tự do chèn ép và sử dụng vũ lực với các nước trong khu vực nhằm độc chiếm và không chế toàn bộ Biển Đông. Cuộc phiêu lưu thử nghiệm HD981 đã cho họ nếm vị đắng của thất bại đó. Những người tỉnh táo thì sẽ luôn dám thừa nhận thất bại để điều chỉnh chiến lược phù hợp với thời cuộc. Nhưng với tập đoàn cầm quyền TQ thì sự thừa nhận thất bại như vậy đồng nghĩa với việc phải phá sản một kế hoạch khổng lồ đã được dầy công chuẩn bị công phu mấy thập kỷ nay nhưng lại dựa trên những giả định/mong muốn phản khoa học, đi ngược lại dòng chảy thời đại. Do vậy họ sẽ vẫn tiếp tục. Rồi chuốc lấy sự thảm bại.

Những hành động của TQ trên đảo Gạc Ma sẽ thúc đẩy dòng chảy thời đại này lớn mạnh nhanh chóng. Ta chỉ có thể gọi đây là dòng chảy tự nhiên, dòng chảy tất yếu hay dòng chảy của quy luật của Tạo hóa. Ta cũng có quyền tự hào gọi đó là dòng chảy Lạc Hồng cũng được ba à. Hồng có nghĩa là dòng chảy cuồn cuộn, dâng trào trong từ hồng thủy. Lạc tượng trưng cho khoa học từ ý nghĩa của mạch lạc, liền lạc. Lạc Hồng nghĩa là một dòng chảy mãnh liệt của khoa học nhanh chóng dẫn đến sực an lạc – tức là cảnh thái bình và thịnh vượng. Không chỉ cho VN mình mà cho cả thế giới. Đó chính là sự mạng Lạc Hồng thiêng liêng mà con hay đề cập trong các thư trước. Sứ mạng đó đã được gửi gắm cho dân tộc mình để chúng ta tỏa sáng và tạo nên thành tựu vĩ đại cho nhân loại trong thời đại này. Thời cơ của nó đã đến rồi, mọi nhánh năng lương đang chảy về nó từ tất cả các hướng đông (Mỹ, EU), Tây (Ấn Độ), Nam (Úc, New Zealand), Bắc (Nhật, Hàn). ASEAN là trung tâm hội tụ của nó và VN sẽ là điểm cân bằng của trung tâm đó, một vai trò hết sức quan trọng mà nếu hoàn thành thì chúng ta sẽ được tôn trọng và bảo vệ bởi toàn thế giới. Đây cũng chính là thời cơ tuyệt vời ngàn năm để VN cộng hưởng năng lượng từ các nhánh chảy trên rồi tổng hợp bằng những phương pháp khoa học thành một nguồn năng lượng khổng lồ giúp chúng ta hiện thực hóa khát vọng Lạc Hồng cho mình và cho một thế giới hòa bình thịnh vượng – một cộng đồng an lạc. Còn TQ thì muốn biến VN thành điểm xung đột như họ vẫn theo đổi hơn nửa thế kỷ nay nhằm thực hiện học thuyết “Hòa bình và Chiến tranh” và thử nghiệm chính sách của tập đoàn cầm quyền TQ. Họ thành công như vậy với Bắc Triều Tiên. Khiến nước này trở nên thật đáng thương. Nhưng nước này cũng đang tỉnh ngộ dần, tìm đường quan hệ với EU. Không sớm thì muộn họ cũng sẽ bừng tỉnh thôi.

Nhưng với VN, TQ sẽ không thể ngờ rằng họ không những không áp đặt được lối chơi của họ mà cuối cùng phải theo Con đường của VN. Vì sao thì con đã phân tích trong các thư trước một cách khoa học, dụa trên nền tảng căn bản là “Tôn trọng và bảo vệ trên hết QCN” – hay theo cách nói của Sấm Trạng Trình là “Thiên tử lên ngôi”. Trong sấm này có câu: “Bảo giang thiên tử xuất/Bất chiến tự nhiên thành”. Nghĩa là để bảo vệ giang san thì QCN phải lên ngôi cao nhất, khi ấy không những tránh được chiến tranh mà còn tạo nên thành tựu nhờ thuận theo quy luật tự nhiên. Chứ không phải là có một ông con trời (ơi) nào đó xuất hiện ở sông Bảo cả. Lần khác con sẽ giải mã những thông điệp từ sấm và huyền sử Lạc Hồng để nhà mình thấy được sứ mạng của VN đã được gửi gắm cho thời đại ngày nay như thế nào. Những thông tin này không khác những gì con đã phân tích Con đường khoa học của VN, kể cả việc TQ cuối cùng phải theo con đường đó. Để con kể một chút cho nhà vui. 

Sau:

Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành

Là các câu sấm sau: 

Lê dân bão bão noãn
Tứ hải lạc âu ca
Dục đức thánh nhân hương
Quá kiều cư bắc phương.

Rồi tiếp tục khoảng 100 câu bằng toàn chữ Hán. “Lê dân bão bão noãn/Tứ hải lạc âu ca” chính là cảnh người dân sống êm ấm, bốn biển an lạc hoan hỉ (thái bình, thịnh vượng) sau khi QCN lên ngôi. “Dục đức thánh nhân hương/Quá kiều cư bắc phương” nghĩa là cảnh thái bình thịnh vượng như vậy sẽ thúc giục (dục) những phương pháp đúng đắn và tốt đẹp (đức thánh nhân) lan tỏa (hương) và vược qua cầu (quá kiều) đến sinh sôi (cư) ở TQ (bắc phương). Chính là Con đường của VN sẽ lan tỏa ảnh hưởng sang TQ và từ đó TQ sẽ đi theo con đường đúng đắn tốt đẹp. Trong gần 600 câu sấm thì từ đầu đến đoạn này là hơn 400 câu bằng tiếng Việt hoặc âm Hán-Việt. Nhưng từ đoạn này trở xuống khoảng 100 câu toàn là tiếng Hán, được ngụ ý dành cho người TQ. Trong khoảng 100 câu này lại có 2 câu: “ Bảo sơn thiên tử xuất/Bất chiến tự nhiên thành”, giống 2 câu đã nêu ở trên, chỉ khác chữ “Sơn” thay vì chữ “giang” thôi. Nhưng về ý nghĩa thì hoàn toàn giống nhau, mà dành cho TQ: để bảo vệ sơn hà thì QCN cũng phải lên ngôi ở TQ, khi ấy không cần chiến tranh mà vẫn tạo nên được những thành tựu nhờ thuận hteo quy luật này hay dòng chảy tự nhiên. Trong khoảng 100 câu này có nhiều điều thú vị về TQ lắm, kể cả những chuyện vừa xảy ra và sắp xảy ra, giống với những gì con đã phân tích về Con đường khoa học của VN mở ra cho TQ. Con định sau này sẽ viết riêng một quyển truyện về giải mã sấm hy vọng bán chạy như “Mật mã Da Vinci” của Dan Brown...

Con tìm thấy nhiều gợi ý từ sấm và huyền sử Lạc Hồng rồi dùng khoa học để nhận ra được những quy luật có thể dẫn đến những đích nhắm tương ứng với các gợi ý đó. Rồi theo diễn tiến theo quy luật, con xác định được những kết quả tất yếu. Điều thú vị là những kết quả đó trùng hợp với những thông điệp khác trong sấm. Căn bản vẫn là khoa học, sấm truyền cho con cảm hứng và cả năng lượng để xây dựng con đường khoa học. Như con viết trong thư 23A, khi mình hiểu đúng quan hệ giữa thực và siêu thực thì mình không chỉ được khai sáng mà còn nhận được những nguồn năng lượng đặc biệt trong vũ trụ. Các năng lượng đó giúp mình có những khả năng vượt trội, kết nối mình với những quan hệ mà mình không ngờ tới, che chở mình những lúc mình đã dùng hết mọi năng lực vốn có. Ba có thấy lạ không. Con thuộc lòng gần 600 câu sấm và hơn 5 năm rồi con vẫn cứ nhớ như thế. Con hay rơi vào nghịch cảnh nhưng luôn gặp những người tốt âm thầm giúp đỡ con dù họ cố che giấu sự giúp đỡ đó


16/9/2014


Mọi việc trên thế gian đều diễn ra theo những quy luật tự nhiên của Tạo hóa. Một tác động như thế này sẽ tất yếu tạo ra một hệ quả như thế kia theo một hay nhiều quy luật nào đó. Hành động hay không hành độngcủa một người hay nhóm người luôn tạo ra những kết quả tất yếu theo các quy luật phát triển của xã hội. Khi con người càng hiểu biết các quy luật này thì dự đoán càn chính xác xu thế tiến hóa của nhân loại. Không cần biết sấm, chỉ cần hiểu sâu những quy luật phát triển để phân tích cho thời cuộc hiện nay thì người ta hoàn toàn có thể nhìn thấy được một dòng chảy tất yếu của thời đại ngày nay đang hình thành và lớn mạnh hay dòng chảy Lạc Hồng mà con đã đề cập. Tiếng Anh có nhiều thuật ngữ để chỉ về quy luật phát triển nhưng con thích nhất là cụm từ “Rules of the road” – Những quy tắc của Con đường. 

Hồi cuối năm 2011 hay đầu năm 2012 gì đó, Tập Cận Bình sang thăm Mỹ lúc ông ta vẫn còn là Phó Chủ tịch nước TQ, chuẩn bị kế nhiệm. Xem thời sự VTV con nghe thoáng được một đoạn Obama nói với ông ta rằng TQ cần tôn trọng Rules of the road để phát triển một cách hòa bình và thịnh vượng, và Mỹ cam kết sẽ thúc đẩy các quy tắc này trở thành luật chơi chung của thế giới. Lúc ấy Mỹ cũng vừa công bố chiến lược xoay trục qua Châu Á TBD. Nghe như vậy con nhận ra ngay rằng dòng chảy Lạc Hồng bắt đầu hội tụ năng lượng – Con đường bắt đầu được khai thông. Thời cơ của nó đã khởi động. Còn TQ thì dồn mọi nỗ lực để ngăn cản nó. Nhưng họ không hiểu được Rules of the road nên họ cho rằng đó là những quy tắc của Mỹ đặt ra để áp đặt thế giới và lấn lướt họ. Do vậy chỉ cần cản trở năng lượng của Mỹ thì sẽ ngăn cản được dòng chảy đó. Họ đổ bao nhiêu sức lực, phí phạm những năng lượng khổng lồ nhưng dòng chảy ấy vẫn cứ hình thành và đang lớn mạnh. Trong khi Mỹ, Nhật, Úc và mới đây là Ấn Độ thì cứ ung dung mà tiến về, tiến theo dòng chảy, chẳng tốn sức gì cả. Con nhìn những hành động của TQ hiện nay chẳng khác gì sự quẫy đạp cố thoát khỏi sức hút tự nhiên vào dòng chảy. Rồi tới đây, khi họ bị hút vào dòng chảy rồi nhưng vẫn sẽ tiếp tục vùng vẫy cố bơi ngược dòng, họ sẽ phải nhận ra rằng phải xuôi theo nó thì sức lực của họ mới được cộng hưởng. Tức là phải tôn trọng Rules of the road để áp dụng các quy luật phát triển thì giá trị của họ mới được khẳng định, họ mới được tôn trọng. Những quy tắc của Con đường chính là các quy luật phát triển của Tạo hóa. Luật pháp quốc tế, hay nói theo cách bình dân là luật chơi của thế giới, phải được xây dựng trên những nguyên tắc này thì nhân loại mới phát triển trong hòa bình và tiến nhanh đến dân chủ, công bằng, thịnh vượng, văn minh. Tiến trình này chính là Con đường mà VN mình phải trở thành người Kiến tạo.

Tại hội nghị đối thoại đa phương (21/8/14) ông Dũng nói VN phải tham gia kiến tạo, định hình luật chơi chung. Hôm qua tại Đại học quốc gia Hà Nội ông ấy bảo VN sẽ tiến kịp và tiến cùng thời đại. Những dấu hiệu của một cuộc chuyển mình vĩ đại... TQ thì vẫn còn ngộ nhận vì tự mình nhuốm màu sắc chủ nghĩa cho các quy luật của Tạo hóa, một căn bệnh bè phái chủ nghĩa quá nặng.

Có lẽ ba cũng ngạc nhiên khi nghe Mỹ công bố cắt giảm quân số từ 700 ngàn hiện nay xuống 450 ngàn sau 10 năm nữa. Hồi đầu năm con đọc một bình luận trên báo Nhân dân cho rằng Mỹ không thể làm được như vậy vì vừa cam kết gia tăng sự hiện diện ở Châu Á TBD, vừa phải đối phó với những xung đột và gia tăng căng thẳng tại rất nhiều khu vực khác trên thế giới. Hình như bình luận này được trích lời từ một ai đó phát biểu trên Tân Hoa Xã. Nếu không nhìn được quy luật phát triển thì nhận định như vậy không sai. Nhưng khi đã thấy được dòng chảy của thời đại rồi thì không khó lắm để dự đoán được kết quả trên từng chặng của nó. Người Mỹ nhìn rõ được dòng chảy Lạc Hồng này sẽ dẫn đến sự hợp tác tiến tới hòa bình, giảm xung đột tiến tới loại trừ chiến tranh, hóa giải TQ và Nga trong một thập kỷ tới. Cho nên họ hoàn toàn không liều lĩnh khi thực hiện một kế hoạch cắt giảm hơn 1/3 quân số như vậy. Đây là một bước đi chiến lược, cục kỳ chiến lước. Chi phí trung bình cho 1 lính Mỹ khoảng 1 triệu usd/năm, 250 ngàn quân tiết kiệm được hàng trăm tỷ usd/năm. Số tiền này đầu tư cho giáo dục và khoa học thì thành tựu công nghệ mà nó tạo ra là kinh khủng. Hơn nữa khi môi trường thế giới chuyển từ đối đầu căng thẳng sang hợp tác cùng phát triển thì năng lượng xã hội của xã hội loài người cũng chuyển từ triệt tiêu nhau sang cộng hưởng cho nhau, dẫn đến sự bùng nổ năng lượng phát triển kinh hoàng. Vì vậy một cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ sớm nổ ra trên toàn cầu trong khoảng một thập kỷ nữa thôi. Cuộc cách mạng này sẽ giải quyết tận gốc các vấn nạn và nguy cơ thảm họa của thế giới, từ biến đổi khí hậu đến các nguồn năng lượng mới và sạch, từ năng suất lao động đến vấn nạn nghèo đói vì lạc hậu, từ nạn khủng bố đến nguy cơ tranh chấp xung đột vì tài nguyên, v.v... Nó cũng chính là nền tảng vững chắc cho các tiến bộ xã hội của nhân loại văn minh và nhân ái hơn. Cực kỳ chiến lược là vì thế. Chẳng lẽ chúng ta đứng ngoài chiến lược này phải không ba? VN sẽ không thể đứng ngoài mà còn là người kiến tạo quan trọng trong chiến lược đó. Chỉ cần thuận theo quy luật là chúng ta làm được như vậy thôi.

17/9/14

Chắc vì nghĩ nhiều nên con hay có những giấc mơ về cảnh an lạc, thái bình thịnh vượng cho VN mình và thế giới. Tuyệt đẹp ba à. Con tin là ba sẽ chứng kiến được ngày ấy, như vậy thì con sẽ thật hạnh phúc. Ba hãy giữ sức khỏe thật tốt nha. Ngày ấy sẽ đến nhanh. Con đã nhìn thấy những người sẽ làm nên lịch sử xuất hiện rồi. Trong bức thư viết cho Trâm, Quân hồi cuối tháng 12/2013 về hình thành tính cách, con nói rằng sau 40 tuổi mà thay đổi được tính cách hay tầm nhìn thì sẽ làm được điều phi thường. Còn đã hơn 50 tuổi mà thay đổi được như vậy thì sẽ tạo nên những điều vĩ đại. Vận nước ta đã tới, một phần quan trọng nhờ những người đã trên 50 và 60 tuổi mà vẫn làm được như thế. Họ sẽ tạo nên một giai đoạn lịch sử vĩ đại, con dám nói là vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc mình, dám sánh bằng với bước ngoặc Duy Tân Minh Trị của Nhật hồi 1868. Thời ấy ở Nhật có những người đã thành Thánh nhân vì dám bước ra từ trong bóng tối của quyền lực cai trị để đến với anh sáng của Chân lý thịnh trị. Không có những con người là Thiên tử, nhưng có những người thành Thánh nhân, chứ không phải thánh thần, vì đã góp phần tạo nên những thành tựu vĩ đại cho dân tộc mình và cho nhân loại.Trong sấm Trạng Trình cũng nhắc đến những Thánh nhân như thế của dân tộc mình trong giai đoạn lịch sử hiện nay của dòng chảy Lạc Hồng. Trong mơ con cũng đã nhìn thấy họ. Điều thú vị là nhận dạng của họ trong sấm và ngoài đời rất trùng hợp nhau Con vẫn chưa giải thích được cơ chế mơ vì có những giấc mơ từ khi con vào tù đến giờ đã thành hiện thực. Đã nhiều năm trôi qua, con đã quên lãng hầu hết nhưng bỗng nhớ lại hết sau khi chứng kiến sự thật đang diễn ra giống như vậy. Người ta gọi đó là điềm báo nhưng con cố gắng giải thích nó một cách khoa học. Nhưng nó vẫn bí ẩn, ngày càng bí ẩn hơn.

22/9/14


Thứ bảy vừa rồi (20/9) thời sự 9h sáng trên VTV1 nói rằng Nga đang thay đổi định hướng, sẽ cố gắng tăng cường vị thế tại Châu Á. Con tin chắc rằng Châu Á TBD là nơi họ phải hướng tới. Họ không thể đứng ngoài DÒNG CHẢY LẠC HỒNG được đâu. Ngay cả chính quyền Nga có tỉnh ngộ và giải quyết tốt đẹp vấn đề Ucraina thì họ cũng chẳng còn uy tín để có được một vị thế tốt ở Châu Âu được nữa. Và họ cũng không thể khép kín như tuyên bố lúc đầu của Putin sau khi bị EU cấm vận cấp độ 3 khoảng 2 tuần trước. Thời toàn cầu hóa mà tự cô lập mình đồng nghĩa với tự sát. Hiện nay Nga chỉ còn tiếng nói trong BRICS, SCO (tổ chức hợp tác Thượng Hải) và Liên minh Nga – Belarus – Karzacstan là đáng kể. Nhưng các hợp tác này chẳng còn tính chiến lược. Tham gia vào dòng chảy thời đại ở châu Á TBD là lựa chọn bắt buộc để nước Nga không bị bỏ sau thời đại. Muốn vậy họ phải thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên vì quán tính của mình, họ sẽ mang xung đột vào dòng chảy này. Nhưng vì đang nếm những vị quá đắng từ các đòn cấm vận của phương Tây, họ cũng không dám ra mặt gây sự. Họ cũng sẽ gây bất ổn thông qua các nước ASEAN mà họ có ảnh hưởng. Con thấy VN tỉnh táo. Hôm 19/9 rồi Chủ tịch Thượng viện Nga vào VN nhưng không được CTQHVN tiếp chỉ có Phó CTQH Tòng Thị Phóng tiếp. Trực giác cho con thấy TQ và Nga sắp làm một điều gì đó để cản trở Mỹ, Ấn, Nhật, Úc đổ mạnh vào Dòng chảy. Cách tốt nhất của họ là phá rối ĐIỂM CÂN BẰNG của trung tâm hội tụ ASEAN, chính là VN. Với quan hệ đặc biệt của TQ với Lào, khu vực biên giới Lào-VN có thể diễn ra kịch bản “Miền Đông Ucraina”, nhất là khi Tây Nguyên mình có rất nhiều người TQ sinh sống và làm việc. Dù thế nào đi nữa, chỉ cần tỉnh táo không để họ có cớ như Ucraina để tạo ra cho Nga thì họ cũng sẽ thất bại như vụ kéo giàn khoan HD981 vừa rồi thôi. Họ đang làm chuyện lặt vặt, còn VN đang hướng về chiến lược.

Con vừa viết xong thư 27B cho các cháu để cho tụi nó hiểu những quy luật phát triển một cách khoa học. Đó là Con đường mà con muốn gia đình mình theo đổi và mong ba ủng hộ. Chúng ta không theo các xu hướng chính trị. Khi không có một nền tảng khoa học thì thật khó để phân biệt đúng, sai, tốt, xấu. Xu hướng nào cũng thường nói về sự tốt đẹp và đa phần người ta cũng mong muốn thực như vậy. Nhưng nếu thiếu một nền tảng khoa học thì kết quả luôn là ngược lại. Bi kịch thường xảy ra như vậy rồi người ta nói: “Lực bất tòng tâm”. Tệ hơn nữa là người ta dùng các phát biểu đạo lý để thay cho chân lý khoa học và để che đậy cho những kết quả xấu mình làm ra. Nói một lời hay thì dễ nhưng làm một điều tốt thì rất khó. Không phải cái gì cũng chiều theo ý chủ quan của mình. Nó chỉ luôn thuận theo quy luật khách quan mà thôi. Và chỉ có khoa học mới dẫn mình đến quy luật.

Ba ủng hộ con và bảo ban thêm các cháu giùm con nha.

25/9/14
Đọc thư chị Hai đem lên hôm thăm con vừa rồi, chỉ kể lại nhiều chuyện mà con không còn nhớ, một lát sau mới hồi tưởng lại được. Chỉ chớ còn hơn con nữa. Thư chỉ thật xúc động. Lần sau con sẽ viết cho chỉ. Ba và cả nhà vui khỏe nha. Thương cả nhà.

Con Thức








Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên