Powered By Blogger





Friday 28 June 2013

Kỳ bí con suối ngược dòng về miền gái đẹp






Trong khi các con suối khác đều chảy từ Tây sang Đông, riêng suối Khe Thần “một mình một chợ”, chảy theo hướng từ Đông sang Tây. Suối bắt nguồn từ đỉnh núi cao chót vót chưa ai đặt chân đến nơi.
Ngày đói suối cho dân làng cá ăn, ngày hạn cho dân nước uống, đàn ông quanh năm suốt tháng làm quần quật vẫn cường tráng, đàn bà không cần mỹ phẩm vẫn đẹp da thắm tóc.


Ngược dòng bất chấp tạo hóa
 
 
Đền Khe Thần “tạ ơn” suối
Người dân địa phương cho rằng dòng suối đã xuất hiện cùng với non nước, cây rừng xứ này từ thuở xa xưa. Nó bắt nguồn từ trên đỉnh Bồ Bồ là đỉnh núi lớn nằm trên địa phận xóm 11 (xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Dòng suối dài hơn 3 km, nước trong văn vắt và mát lạnh, đặc biệt chưa bao giờ cạn, cho dù trời xứ Nghệ có khô hạn đến đâu.
Ông Lương Quang Vinh (73 tuổi), một cao niên trong làng cho biết trước đây suối có tên là Khe Dọc. Được gọi như vậy vì thông thường tất cả các dòng suối ở đây đều chảy theo hướng Tây sang Đông, nhưng riêng con suối này lại chảy ngược lại theo hướng Đông sang Tây.
Đến khoảng năm 1945 mới bắt đầu có tên suối Khe Thần, không phải dân làng nơi đây đặt mà do những người ở miền xuôi đi ngang thấy con suối quá kì lạ và truyền tụng một câu chuyện cũng không kém thần bí.
 
Dòng suối chảy ngược hàng trăm năm gắn bó đời sống người địa phương
Ông Vinh kể lại, ngày đó có một tốp người ở dưới miền xuôi lên rừng để chặt cây đay về đan lưới, khi đi qua suối thì dừng chân nghỉ ngơi uống nước. Lúc ăn cơm, những người này vô tình làm rơi cơm xuống suối, một chú vịt gần đó bơi đến nhặt cơm rơi. Một người đàn ông trong đoàn liền với tay bắt vịt mang về làm thịt, ăn xong bỗng phát điên, chạy chữa khắp nơi không khỏi.
Gia đình đi xem bói được “phán” nguyên nhân bệnh do anh ta đã ăn trộm vịt ở suối Khe Dọc nên bị trách tội. Cả nhà lạnh sống lưng, cuống quýt đi mua một con vịt khác để đền cho người dân bị mất và ra suối tạ tội. Không ngờ sau đó người đàn ông hết bệnh thật, nên dòng suối có tên mới là suối Khe Thần.
Cũng từ đó người dân truyền tai nhau lời đồn: Kẻ nào trong bản dám trộm cắp và làm điều xấu sẽ phát điên nếu cả làng phát hiện ra “mách” suối thần. Tuy nhiên, nếu biết ăn năn đem trả lại đồ ăn cắp và ra suối tạ tội thì sẽ bình thường trở lại.

Ông Vinh còn kể chuyện suối có tài chặn… hổ mà chính ông đã được tận mắt chứng kiến. Trước đây khu rừng này có nhiều hổ dữ. Hàng đêm chúng kéo đến bản làng để bắt lợn, trâu bò, dân bản vô cùng sợ hãi, chập tối nhà nào nhà nấy đều đóng cửa kín mít. Thấy không thể kéo dài tình trạng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, những cao niên trong làng bàn nhau sắm lễ vật đến cúng tế tại suối Khe Thần xin cứu giúp. Quả nhiên sau đó không thấy hổ về làng, mỗi lần chúng lao xuống núi cũng chỉ đứng bên kia bờ suối gào rống rồi bỏ đi, không dám lội qua để vào bản như trước.

Khỏe người, đẹp da nhờ nước suối 
 
 
 
Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi Bồ Bồ nơi con suối bắt nguồn có một giếng thần, ở dưới toàn cá vàng. Tuy nhiên, chưa có ai tận mắt chứng kiến hoặc kiểm chứng được điều này bởi cho tới nay vẫn chưa có ai đặt chân được lên đỉnh Bồ Bồ.
Đã từng có nhiều người tò mò quyết tâm leo núi để khám phá và chứng thực truyền thuyết, nhưng không hiểu sao cứ leo gần đến đỉnh lại cảm thấy buồn ngủ, mắt ríu lại, cả người bải hoải không thể leo tiếp được. Do đó việc con suối có phải bắt nguồn từ “mạch thánh” hay không vẫn là điều bí ẩn.
Đã bao đời nay dân làng dùng nước suối để ăn uống sinh hoạt, nguồn nước tinh khiết ngọt lịm, người dân rất ít khi đau ốm, bệnh tật, lao động quần quật quanh năm suốt tháng cũng vẫn “khỏe như vâm”.

Người làng lúc “gần đất xa trời” đều có nguyện vọng cuối cùng được uống một ngụm nước Khe Thần, uống xong sẽ thấy lòng nhẹ nhõm và ra đi thanh thản.
Hàng năm các đồng bào dân tộc ở đây luôn tổ chức lễ cúng tế ở suối thiêng để cầu mong ấm no, yên bình. Người dân lập đền Khe Thần ven suối để tiện đến thắp hương và chưa năm nào dám lơ là việc tế lễ cầu an.
Bao năm nay, con gái làng Khe Thần nổi tiếng nhan sắc, đặc biệt nước da đẹp mọng, mịn màng, rất ít khi phải sử dụng mĩ phẩm. Dưới cái nắng cháy da cháy thịt, con gái ở gần suối Khe Thần vẫn “mặt hoa da phấn”, mái tóc óng ả đen dài, mắt sáng trong như lòng suối và nụ cười rạng ngời đến nao lòng.

Người nơi khác cho rằng nhờ uống nước suối, tắm suối từ nhỏ mà các cô có được nước da trắng hồng, đặc biệt chỉ có các cô gái sinh ra lớn lên ở đây mới được “ưu ái” như vậy, con gái các làng xung quanh thì không.
Nghe tiếng dòng suối kì lạ, một đoàn nhà khoa học đi ngang đã lấy nước suối về nghiên cứu. Sau khi xét nghiệm, họ cho biết nước suối không hề có vi khuẩn, lại có tác dụng diệt một số loại nấm bệnh.
Điều này giải thích vì sao từ trước đến nay, người dân lấy nước về sinh hoạt thường rất khỏe mạnh, ít đau ốm. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm thắc mắc: vì sao các cô gái ở làng đều có làn da trắng đẹp như đánh phấn, có phải nhờ nước suối hay không, đến nay vẫn chưa có lời giải thích.

Dòng suối được dân làng thờ cúng “tạ ơn”
 
 
 
Có truyền thuyết suối Khe Thần từ xưa đã rất linh thiêng, một năm ngày mùa giáp hạt, dân đói quá không có gì ăn liền ra suối làm lễ, cầu mong thần linh phù hộ cho qua được mùa đói. Điều kì lạ, khi lời khẩn cầu mới vừa dứt, dưới lòng suối bỗng xuất hiện hàng đàn cá từ đâu kéo đến.
Người dân nhảy lên reo hò vì đã có cái ăn, cứ lần lượt thay nhau xuống bắt cá đem về chiên nướng các kiểu. Năm đó cả làng vượt qua mùa giáp hạt nhờ cá ở suối thần, trong khi những làng khác người chết đói nhiều vô kể thì dân Khe Thần vẫn cầm cự không có ai thiệt mạng.
Dòng suối dạt dào trong mát và có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống sinh hoạt của người dân. Nhưng giờ đây người dân phải đối diện với nỗi lo nguồn nước Khe Thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Nước bị ô nhiễm nặng không còn được trong lành như ngày trước, nhiều năm nay cũng không thấy những đàn cá kéo về sinh sống.
 
Ông Nguyễn Văn Ngọc, xóm trưởng xóm 11, xã Nghĩa Bình cho biết dòng suối có vị trí rất quan trọng trong đời sống của dân làng nơi đây. Ngày xưa mọi sinh hoạt của người dân đều dựa vào suối nước nên họ đặc biệt quý nguồn nước Khe Thần.
Những câu chuyện linh thiêng ly kỳ có thể có phần thêu dệt do tâm lý quá sùng bái, nhưng việc tổ chức cúng tế hàng năm vừa là nét đẹp văn hóa vừa là cách người dân thể hiện tình cảm với dòng suối thiên nhiên đã gắn bó với nhiều thế hệ. Nỗi trăn trở với người làng là làm sao có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ dòng suối trước nguy cơ ô nhiễm do nạn phá rừng.

Bài trich đăng từ vtc.vn

Chữ ác không làm nên điều tốt đẹp






"Bị cáo (Hoa hậu) Minh Xuân ngồi ghế bi cáo trong phiên xử.
Trước mặt là những kẻ cầm máy ảnh đang được gọi là (nhà báo) chĩa ống kính vào cô, bấm, chĩa ống kính vào cô, bấm, chĩa ống kính vào cô, bấm.
 
 
 
 
Đến như khi cô ngoảnh cười với ai đó cũng chạy tít gọi là nụ cười bí ẩn.
Đến như cô khóc thì gọi là nước mắt muộn mằn.
Đến như các cô cúi mặt thì gọi là phút giây ân hận.

Chưa xong, lại kéo nhau ra chụp ảnh những người trong gia đình, chụp và phỏng vấn, toang toác , toen hoét, xoèn xoẹt suốt ngày hôm qua.
Nhiều phiên tòa khác công bố xử công khai nhưng xử kín, thì không có nhà báo nào lên tiếng phản đối tòa vi hiến.
Những gương mặt tham nhũng nhơng nhơng đấy, chỉ dám rón rén vạch mặt.
Những vụ việc dư luận khát thèm thông tin thì len lén len lén đợi lệnh trên đã mới dám đưa tin.
Một cô gái bé bỏng, rất sai trong hành vi sống, nhưng cái sai ấy không đáng, không và một ngàn lần không đáng để các nhà báo say mê gọi tên, gọi hình, bình phẩm ra như thế, lôi cả nhà người ta ra nữa...
 
Chữ ấy là chữ ác.
Chữ ấy không làm nên sự tốt đẹp.
Chữ ấy là chữ điếm.
Chắc chắn như vậy".
 
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh ( Facebook )
 
 
 

Thursday 27 June 2013

Nông thôn Việt Nam có nhiều cái nhất







Một cuộc hội thảo về bức tranh nông dân, nông thôn Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn nhân lực hộ gia đình, diễn ra ngày 27.6 ở Hà Nội do Báo Nông thôn ngày nay cùng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD) tổ chức, công bố kết quả điều tra được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu IPSARD triển khai từ năm 2006 theo chu kỳ 2 năm một lần tại 12 tỉnh ở cả 3 miền, với 3.000 hộ gia đình tham gia. Theo phân tích, số tiền tiết kiệm chiếm 10 – 15 % thu nhập của hộ gia đình và có đến 80% tiền tiết kiệm tích lũy dưới dạng vàng hoặc tiền mặt, được dùng dự phòng các rủi ro ốm đau, tai nạn, rất ít được sử dụng vào mục đích tái đầu tư sản xuất. Khả năng tiết kiệm của gia đình nông thôn hiện nay quá thấp, chỉ khoảng từ 5 – 8 triệu đồng mỗi năm; thu nhập của người nông dân có xu hướng giảm dần và đang nghèo… Điều tra của IPSARD chỉ ra, thu nhập và chi tiêu các hộ tăng mạnh trong giai đoạn 2006 – 2010, nhưng giảm dần trong những năm gần đây. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo ở khu vực miền núi đã gia tăng trong năm 2010 – 2012. Cuộc điều tra cũng chỉ ra thực trạng nông dân đang phải chịu nhiều cú sốc, nhất là cú sốc trong thu nhập, nguyên nhân xuất phát từ dịch bệnh, lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều; sản phẩm nông nghiệp làm ra có giá trị thấp, ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro.

Điều tra lần này cũng khảo sát đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống của các gia đình nông thôn. Kết quả, có 52% hộ dân hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đáng lưu ý, tỷ lệ hộ làm nông nghiệp ở nông thôn hài lòng với cuộc sống cao hơn những hộ có người phải di cư tìm việc làm hay làm các nghề phi nông nghiệp.

Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Duy Lượng cho rằng thu nhập người nông dân giảm mạnh có nguyên nhân từ công tác tổ chức sản xuất ở địa phương chưa cụ thể, thuyết phục. Đơn cử như khu vực ĐBSCL có trữ lượng lúa gạo 90% cả nước nhưng nông dân không sống được nhờ cây lúa. Các mặt hàng nông, thủy sản cũng đang gặp nhiều khó khăn về đầu ra. Ở nhiều vùng nông thôn hiện nay, nông dân rất thiếu vốn để đầu tư, tái sản xuất nông nghiệp. Nông dân hiện có nhiều cái nhất:

· Đông nhất
· Nghèo khổ nhất
· Chịu nhiều thiệt thòi nhất
· Bất lực nhất
· Dễ bị tổn thương nhất
· Đời sống bấp bênh nhất...

Trích thông tin từ báo Thanh Niên




Nelson Madela - Hành trình cứu một dân tộc







Guardian Express cho biết các thiết bị y tế trợ giúp duy trì sự sống của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Madela đã được tháo ra và ông đã qua đời ở tuổi 94 vào đêm qua. Theo nguồn tin này ông Mandela đã qua đời đêm qua khi vẫn còn nằm trong bệnh viện do nhiễm trùng phổi tái phát khiến ông rơi vào trạng thái nguy kịch vài ngày qua. xem nguồn tin tại đây. HDTG dẫn lại bài viết cũ về ông của tác giả Đỗ Hùng đăng trên Thanh Niên cách đây khá lâu.


****************************************  



Khi Nelson Mandela bước qua cánh cổng nhà tù Victor Verster cũng là lúc đất nước Nam Phi bắt đầu một cuộc đổi thay kỳ vĩ.

Những ngày giữa tháng 2 này, đất nước Nam Phi và nhiều nơi trên thế giới đã long trọng kỷ niệm ngày Nelson Mandela được trả tự do. Nhiều năm đã trôi qua nhưng cái ngày người anh hùng dân tộc của Nam Phi bước ra khỏi chốn lao tù vẫn được người ta nhớ tới bởi tính chất lịch sử của nó.

Ngày đó, sau 27 năm sống trong ngục tù, Mandela đã được trả tự do. Và ngay sau phút giây đầu tiên được ngắm nhìn bầu trời bao la ấy, Mandela bắt tay vào công cuộc xây dựng tự do, hàn gắn những chia cắt trong lòng dân tộc.

Buổi chiều ở Kaarl 
 
 
 
Cái nắng nóng 40 độ C ở Kaarl hôm đó đã không cản bước được những con người yêu tự do kéo đến vây quanh khu trại giam Victor Verster, mà ngày nay đã được đổi tên thành Trung tâm Cải tạo Drakenstein. Trước đó không lâu, vị tổng thống da trắng Frederik de Klerk thông báo sẽ trả tự do cho Nelson Mandela, người đã ngồi tù suốt 27 năm vì tội “lên kế hoạch phá hoại nhà nước”. Người dân Nam Phi từ khắp nơi đổ về quanh khu trại giam để chào đón người anh hùng của họ, người đã bước vào nhà tù với một phong thái hiên ngang từ nhiều năm trước.

Trong đám đông đổ về khu Victor Verster, có những người chào đời sau khi Mandela vào tù, có những người đã quên hẳn ngoại hình của Mandela, do việc sử dụng hình ảnh của ông bị cấm dưới thời Apartheid. Nhưng tất cả đều đến đây, đơn giản ông là niềm tự hào, niềm hy vọng, là tương lai của họ, của đất nước Nam Phi bị chia rẽ sâu sắc này.

Cũng trong đám đông đó, có những người chờ đợi giây phút Mandela được trả tự do với một tâm trạng lo âu, thậm chí hoảng sợ. 
 
“Ai cũng muốn biết người đàn ông này sẽ làm gì một khi được tự do. Có người nói rằng chiến tranh sẽ nổ ra, có người lo sợ dân da trắng sẽ bị đuổi khỏi đất nước Nam Phi…”, Kevan Heesom, hồi đó là một cậu bé trong một gia đình người Anh, bồi hồi kể lại trên chuyên trang kỷ niệm 20 năm ngày tự do của Mandela. Nỗi lo lắng của những người như Heesom là có thể hiểu được. Mandela từng là một nhà đấu tranh bất bạo động. Nhưng rồi, ông và các đồng chí của mình đã sử dụng vũ lực để chống lại chế độ Apartheid vốn áp đặt một chính sách kỳ thị hà khắc lên người da đen. Mandela đã bị người da trắng đại diện cho chế độ Apartheid bỏ tù. Giờ đây, khi được trả tự do, có thể ông sẽ báo thù. Cái lối tư duy này thậm chí đã đẩy không ít người vào quyết định rời khỏi Nam Phi. “Tôi đã tự nhủ rằng mình phải rời khỏi nơi đây vì đất nước này sắp rơi xuống vũng lầy rồi”, Charles Brown, giờ đã là một công dân Úc, kể lại trên BBC. 
 
 
Và rồi, giây phút mà người ta chờ đợi đã đến. Đó là vào lúc 16 giờ 14 ngày 11.2.1990. Từ sau cánh cổng nhà tù Victor Verster, Nelson Mandela bước ra. Ông giơ nắm tay đầy cương quyết, rồi vẫy chào đám đông với một nụ cười rạng rỡ. Những người chào đón ông có thể đọc thấy tất cả các thông điệp mà họ chờ đợi trong nụ cười ấy. Nụ cười không chứa đựng hận thù. Nụ cười của cuộc đấu tranh vì tự do vẫn tiếp diễn. Nụ cười của niềm tin mãnh liệt vào một tương lai, nơi mà dân tộc Nam Phi hòa chung một khối, bỏ quá khứ Apartheid đen tối lại phía sau. Đám đông cuộn chảy hét vang: “Madiba muôn năm!”, “Madiba vĩ đại!”. Madiba là tên gọi tôn vinh Mandela.

Sau những bước chân tự do đầu tiên, người anh hùng Mandela đã du hành về thành phố Cape Town cách đó chừng 60 km. Ngay trong buổi tối 11.2 đó, cựu tù nhân Mandela đã đứng trước biển người, nói những lời cương quyết:


“Cuộc đấu tranh của chúng ta đã bước vào khoảnh khắc quyết định. Hành trình đến với tự do của chúng ta là không thể đảo ngược. Đây là lúc cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt trận. Cho phép mình ngơi nghỉ lúc này là một sai lầm mà các thế hệ tương lai sẽ không thể nào tha thứ cho chúng ta”.

Và ông đã cùng nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh, nhưng không phải bằng con đường bạo lực đẫm máu, để đưa đất nước tươi đẹp này thoát khỏi đêm trường Apartheid.


Từ ngục tù đến tự do 
 
 
 

Để có được ngày tự do ấy, Nelson Mandela đã trải qua những tháng ngày dài đằng đẵng trong chốn lao tù. Đó là 27 năm, thời gian đủ để một người chào đời sống cho tới lúc trưởng thành. Quãng thời gian trong tù ấy thực sự là một đêm trường, nhưng cũng từ đêm đen ấy, một ngày mới tươi sáng đã đến với dân tộc Nam Phi. Bắt đầu vào thập niên
1940, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid manh nha tại Nam Phi, chàng trai Nelson Mandela đã chọn cho mình chỗ đứng về phía những người bị áp bức, kỳ thị. Ông và một người đồng chí đã thành lập hãng luật để bảo vệ quyền lợi cho người nghèo cũng như tham gia các hoạt động đối kháng ôn hòa. Trong giai đoạn đầu, Mandela chịu ảnh hưởng đường lối đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi. Nhưng biện pháp bất bạo động này vẫn là một điều cấm kỵ của chính quyền Apartheid. Năm 1956, Mandela và 150 người khác bị bắt với cáo buộc phản quốc. Phiên tòa kéo dài sau đó kết thúc với việc các bị cáo được tuyên trắng án vào năm 1961.
 
 
 
Khi con đường đấu tranh bất bạo động bị ngăn cấm, Mandela đã tiến hành đấu tranh vũ lực để xóa bỏ chế độ Apartheid. Cuộc đấu tranh vũ trang cùng với việc tham gia đảng Đại hội Dân tộc châu Phi vốn bị chính quyền cấm cản đã khiến Mandela trở thành đối tượng bị truy đuổi của cảnh sát. Tháng 8.1962, với sự giúp sức của tình báo Mỹ, chính quyền Nam Phi đã bắt giữ Mandela cùng nhiều đồng chí của ông. Lại thêm một phiên tòa dài nữa. Lại thêm những bản án “phá hoại chính quyền” và “phản quốc” nữa. Và cuối cùng, vào ngày 12.6.1964, Tòa án Tối cao Pretoria của chính quyền Apartheid đã tuyên án chung thân đối với Mandela về tội “lên kế hoạch phá hoại nhà nước” cùng một số tội danh khác. Trước tòa, Mandela, lúc này 46 tuổi, đã thừa nhận hành vi của mình bằng những lời đanh thép:

“Tôi không phủ nhận rằng tôi đã lên kế hoạch phá hoại. Tôi làm điều đó không phải vì sự khinh suất hay vì sở thích bạo lực. Tôi đã lên kế hoạch này theo sau những đánh giá nghiêm túc và bình tĩnh về tình hình chính trị nảy sinh sau nhiều năm nhân dân chúng tôi bị người da trắng bóc lột, áp bức dưới chế độ chuyên quyền”.

Và Mandela cùng những người bị kết án đã bước lên xe cảnh sát với nụ cười trên môi trước sự cổ vũ của đám đông ủng hộ vây quanh trụ sở tòa án. 
 
 
 
 
Phần lớn thời gian ở tù, Mandela bị nhốt trong một xà lim bé nhỏ ở đảo Robben. Trong hoàn cảnh ngục tù đằng đẵng, ông vẫn luôn giữ được khí tiết của một chiến sĩ dám dấn thân vì đại nghĩa. Mandela từng nhiều lần từ chối các điều kiện trả tự do của nhà cầm quyền. Chính vì vậy mà uy tín của ông ngày một lớn trong lòng người dân Nam Phi, bất chấp chính quyền Apartheid đã sử dụng mọi biện pháp để ngăn cấm việc truyền bá hình ảnh, tài liệu về ông. Rốt cuộc, bản án khắc nghiệt của nhà cầm quyền nhằm triệt tiêu ý chí chiến đấu của ông, cũng là của người dân Nam Phi bị áp bức, đã trở nên vô hiệu.

Sau những cởi mở dè dặt cuối thập niên 1980, vị tổng thống da trắng mới lên cầm quyền Frederik de Klerk đã đi xa hơn trên con đường xóa bỏ chế độ Apartheid khi bãi bỏ nhiều đạo luật kỳ thị. Hàng loạt đảng phái chính trị từng bị cấm đoán được phép hoạt động. Và cuối cùng, vào tháng 2 cách đây 20 năm, ông Klerk tuyên bố trả tự do cho Mandela, người sẽ đi vào lịch sử nhân loại như một nhà đấu tranh kiệt xuất cho tự do, hòa giải và tha thứ. 

 
 
 
Sau khi rời nhà tù Victor Verster và sau những lời đanh thép ở Cape Town, Mandela tiếp tục cuộc đấu tranh của mình, đó là cuộc đấu tranh bất bạo động để hòa giải những ân oán của quá khứ cũng như phá bỏ mọi thành lũy của chế độ Apartheid. Rốt cuộc, chế độ Apartheid bị bãi bỏ. Mandela trở thành Tổng thống Nam Phi vào năm 1994. Đó là cuộc bầu cử đầu tiên với những ý nghĩa dân chủ thực sự. Nelson Mandela, dù đã cùng đám đông hô vang “Chính quyền thuộc về chúng ta” khi ở Cape Town trong buổi tối tự do đầu tiên sau 27 năm tù đày, đã chọn cách bước lên nắm chính quyền bằng việc tuân thủ đầy đủ nguyên tắc của một nền chính trị dân chủ lành mạnh. Và ông cũng chỉ làm tổng thống trong một giai đoạn ngắn - từ 1994 đến 1999 - sau đó rời chính trường và trao quyền chọn người kế nhiệm vào tay cử tri Nam Phi.

Mandela vĩ đại không chỉ bởi quá trình đấu tranh, những năm tháng bất khuất trong chốn lao tù, hành trình xóa bỏ chế độ Apartheid hay nỗ lực hòa giải dân tộc. Ông còn bất tử bởi đã xây dựng những nền móng vững chắc cho nền dân chủ ở Nam Phi. Công lao xóa bỏ chế độ Apartheid của ông sẽ trở nên vô nghĩa nếu rốt cuộc ông không xây dựng được một nền dân chủ lành mạnh cho đất nước này.

Đỗ Hùng
Theo Thanh Niên
Nguồn: http://www.haydanhthoigian.info

Reborn in the West - Tái sinh ở phương tây







Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.Ngoài tài ăn nói rõ ràng lưu loát về đề tài luân hồi, về vấn đề kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại, bà còn là một bác sĩ tâm lý trị liệu rất giỏi. Trong căn phòng làm việc của bà treo đầy bằng cấp, chứng chỉ: hai bằng tiến sĩ, hai bằng thạc sĩ, bằng cấp cử nhân và rất nhiều văn kiện chứng thực bà rất uyên bác về khoa thôi miên và khoa cận tâm lý (Parapsychology). Từ hồi nhỏ, giáo sư Denning hay thắc mắc muốn tìm hiểu "tại sao" về việc này việc nọ, tại sao con người phải chịu khổ đau. Bà không tin đó là ý Chúa (God). Bà cho là tin như vậy có vẻ không hợp lý. Năm ngoài hai mươi tuổi, tình cờ bà được đọc một cuốn sách về luân hồi. Bà vui mừng: "Ôi chao! Tôi đã tìm được giải đáp cho những thắc mắc của tôi rồi. Tôi quá đổi vui mừng và suy nghĩ: cuối cùng thì tôi cũng tìm được một lời giải hợp lý, có thể lý giải được tất cả những bất công của thế gian". 
 
Hồi đầu thì bà chưa tin lắm. Bà tìm đọc những tài liệu xưa để xem những thức giả đời trước nghĩ sao về luân hồi, và khám phá ra rằng tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều tin luân hồi kể cả Thiên chúa giáo cho đến năm 533 sau Tây lịch, thì một ông vua La Mã và bà hoàng hậu cấm không cho nói đến luân hồi nữa. Có hai giáo hoàng bị giết vì muốn giữ đoạn nói về luân hồi trong kinh sách. Ít người biết biết đến dữ kiện này. Cũng không mấy ai biết chuyện những cha cố ngày xưa như cha Origin và ông thánh Augustin đều tin có luân hồi. Bà nói, "Vậy những người nào nói rằng tin có luân hồi là trái với giáo điều Thiên chúa giáo là không biết những chuyện này". Bà càng thích thú hơn khi khám phá ra những nhân vật nổi tiếng từ cổ chí kim đều tin có luân hồi, từ Plato, Aristotle, Socrates đến Henry Ford, Gladstone, Thomas Edison, đại tướng Patton và nhiều người khác nữa. Bà áp dụng những hiểu biết về luân hồi vào khoa chữa bệnh tâm thần để tìm hiểu nguyên do sâu xa do đâu mà bệnh nhân dường như sống ở một thế giới khác, hay có nhiều sợ hãi vô lý (phobia).

Giáo sư Denning không tin môi trường sống là tác nhân chính ảnh hưởng đến cách hành xử của một người. Bà công nhận hoàn cảnh bao quanh đời sống cũng đóng một vai trò khá quan trọng nhưng không phải là yếu tố chỉ huy. Theo bà thì mục đích của đời sống ở thế gian là để tu tâm hướng thượng. Một người tái sanh ở lại cõi trần là để thanh toán, thành tựu những gì mình làm dang dở trong những kiếp trước. Bà nói có những đứa trẻ sanh ra với một bản tánh yêu đời, đứa khác thì hay cáu giận, tức là mang theo chủng tử của kiếp trước. Theo bà thì số phận (destiny) của mỗi người không thể thay đổi được những phước báu của cha mẹ hay môi trường chung quanh có thể làm cho đời sống của người ấy thoải mái hơn hay khó khăn hơn.


Vì thế giáo sư Denning quyết định trở nên một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Bà muốn dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về sống lại kiếp trước của mình. Bà rất cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực trong công việc này. Bà không tìm cách khống chế tư tưởng của bệnh nhân. Bà nói ngày trước trong khoa thôi miên người ta thường dạy phương pháp gợi ý cho bệnh nhân (post-hypnotic suggestion) dùng những câu như "Không được ăn thức ăn này. Thức ăn này ghê lắm v.v...". Tôi không dùng phương pháp ấy, trái ngược với nguyên tắc của tôi. Tôi tìm được cách riêng của tôi mà không cần khống chế tâm ý của bệnh nhân. Vì thế tôi muốn dùng cụm từ "đổi đời" (altered state) thay vì hai chữ thôi miên".  


Năm 1980 bà lập hội "Association for Past Life Research and Therapies" và vui mừng thấy hội phát triển nhanh hơn dự tính, vì số người tin và muốn tìm hiểu luân hồi ngày càng đông. Bà khẳng định rằng khoa hướng dẫn bệnh nhân nhớ lại kiếp trước (Past Life Therapy) trở nên một dụng cụ hữu hiệu trong khoa tâm lý và y khoa toàn diện - chữa trị cả thân và tâm. Đường hướng này không những phát triển nhanh ở Mỹ mà còn lớn mạnh ở các nước khác trên thế giới. Bà được mời đi nói chuyện nhiều lần ở Á châu và ở trường đại học Ultrecht của Hòa Lan, một trường đại học xưa nhất, mà cũng là trường đại học đầu tiên có giảng dạy môn cận tâm lý (parapsychology). Ở Mỹ những người tìm đến với Dr. Denning gồm đủ mọi thành phần xã hội. Bà dùng phương pháp thông thường trước. Nếu không có kết quả thì bà đưa bệnh nhân trở về kiếp trước để tìm hiểu nguyên nhân. Bệnh nhân của bà gồm đủ mọi hạng người, mục sư có, chuyên viên có, rất nhiều nhà giao, nhiều quân nhân và các thành phần khác. Thường thường ai cũng muốn hỏi. "Mục đích của đời sống là gì?", "Tôi đang làm gì ở đây", "Tôi trở lại lần này để làm gì?"

 
Bệnh nhân của bà thường ở lứa tuổi ba mươi đến bốn mươi, nhưng có một cô bé chín tuổi xin cha mẹ đến gặp bà để tìm hiểu tại sao cô sợ máu lắm. Mới chín tuổi nhưng cô rất chững chạc. Vừa thiếp đi cô bé thấy kiếp trước của mình là một ông già đang giẫy chết vì bệnh tim. Bỗng dưng cô la lên, "Không, tôi không phải chết vì bệnh mà vì tôi quá đau khổ". Rồi cô bắt đầu kể đến ông già - tức là tiền thân của cô - đưa vợ đi ăn tiệm. Một tên cướp vào tiệm bắn chết nhiều người trong đó có vợ ông. Cô thấy người "vợ" chết trong vũng máu - ấn tượng hãi hùng đó theo thần thức qua đến đời này. Thêm vào đó là mặc cảm tội lỗi đã không cứu được người "vợ" của mình ray rức hành hạ cổ, bà kết luận.

Quan điểm của giáo sư Hazel Denning về vấn đền này rất rõ ràng vì bà chứng kiến hàng ngàn bệnh nhân đã đổi đời, bà đã thấy rõ bao nhiêu thảm cảnh trong nhiều kiếp của họ và bà đã triển khai riêng lý thuyết của bà. Cuộc đàm thoại sau đây giữa cô Mackenzie với giáo sư Denning, vì vậy, không những có giá trị về mặt thông tin mà còn rất thù vị và hào hứng. 
Vicki Mackenzie: Tại sao lại có hiện tượng tái sanh?
Hazel Denning: Khi đưa một người trở về kiếp trước và tìm hiểu tại sao đương sự chọn tái sanh vào gia dình này, và mục đích của họ trở lại thế gian để làm gì thì ai cũng có câu trả lời tương tự: "Quả thật tôi không muốn trở lại thế gian chút nào. Ép mình vào cái xác phàm như đi vào tù, ngột ngạt lắm". Khi tôi hỏi lại: "Vậy tại sao ông/bà lại trở về, có ai bắt mình ở lại đâu?" thì câu trả lời luôn luôn là: "Vì thế gian là một trường học để rèn luyện nhân phẩm của mình. Muốn trau dồi tâm linh, muốn hướng thượng thì phải trở lại thế gian. Mà thật tình tôi muốn tu tâm nên tôi phải trở lại thế gian này". Đó là câu trả lời tôi ghi lại. 


Vicki Mackenzie: Theo kinh nghiệm của bà thì người ta trở lại thế gian này bao nhiêu lần?
Hazel Denning: Vô lượng kiếp, cho đến khi họ học hỏi thành tựu được những điều mong muốn. Ngay cả trong đời hiện tại này có người phải mất nhiều năm mới thấy rõ ý nghĩa của những chướng ngại khó khăn xảy ra cho mình. Có một bà khi đến phòng mạch lần đầu tuyên bố rằng, "Tôi đến đây muốn hỏi về tình yêu lứa đôi". Trả lời thế nào với bà này? Là bác sĩ chuyên môn về khoa tâm lý, tôi không thể nói bà cứ yêu đi rồi sẽ được yêu. Bà vẫn đến phòng mạch nhưng không thường xuyên. Mãi đến mười tám năm sau bà mới tìm ra "chân lý". Trong thời gian không gặp mặt, bà có một đời chồng, ly dị, ăn ở với một ông khác, lấy chồng lần thứ hai, rồi cũng ly dị, ăn ở với năm, sáu ông khác nữa cho đến một hôm bà không chịu đựng được cảnh sống một mình nữa và cương quyết đi gặp tôi mỗi ngày cho đến khi nào tìm được nguyên nhân tại sao bà không thể chung thủy với một người. Cuối cùng thì bà thấy kiếp trước bà là con gái của một gia đình giàu có ở Hy Lạp. Khi chừng mười bốn tuổi, cô bé yêu cậu người làm cùng tuổi. Khi biết được, cha cô nổi trận lôi đình đày người yêu của cô ra một hòn đảo và bán cô cho một người đàn ông lớn tuổi. Quá đau buồn uất ức, cô tự tử chết. Trước khi chết, cô nguyện rằng. "Tôi thề sẽ không bao giờ, không giờ thương yêu ai nữa".
Qua bao năm kinh nghiệm với công việc này, tôi thấy tư tưởng hay ý nguyện cuối cùng trước khi chết, nếu là tiêu cực sẽ theo người đó qua kiếp sau. Thí dụ nếu mình chết với lòng giận dữ, với tâm thù hận thì kiếp sau mình phải tu tâm dưỡng tánh để rửa lòng, để xả bỏ những thù hận của kiếp trước.
Trở lại chuyện bà khách. Sau khi biết tiền kiếp của mình, bà gặp được một người chồng tử tế và có hai đứa con. Bà đang hụp lặn trong hạnh phúc mà trước đây bà không thể tưởng tượng có ngày bà có thể được hưởng.
Sau khi chứng kiến câu chuyện bà này, tôi nghiệm rằng có nhiều người không thể một sớm một chiều mà tìm được lời giải. Họ cần phải trải qua nhiều biến cố nữa trước khi thấy cái nghiệp của mình. Và câu chuyện này cũng giúp tôi đi đến kết luận rằng mình không thể tự dối lòng. Cho đến khi mình thấy được cái nhân của đời trước, mình mới có thể giải quyết giải quyết cái quả của đời này. Nhiều khi phải đi sâu vào nhiều đời trước mới thấy được cái "nhân" chính đang chi phối đời sống hiện tại. 

Wednesday 26 June 2013

Ai tạo ra các đại gia đỏ ở Nga?







Giai cấp “đại gia đỏ” nổi tiếng ở Nga đã thành hình qua chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Người ta thường hiểu lầm rằng ông Boris Yeltsin, tổng thống Nga lúc đó, chịu trách nhiệm về hiện tượng này, và cũng hiểu lầm rằng các chương trình tư nhân hóa đều có thể gây ra nạn tập trung tài sản vào một thiểu số tư nhân, là các đại gia đỏ. Sự thật không đơn giản như vậy. Sự thật là Boris Yeltsin đã bị giai cấp các đảng viên cộng sản nắm ưu quyền thúc đẩy và thao túng, lái cả chương trình tư nhân hóa sang một con đường mà chính họ có thể lợi dụng làm giàu cho chính họ và những tư nhân khôn ngoan biết cộng tác với họ. Cần phải rút kinh nghiệm những thất bại của Yeltsin, vì chính giai đoạn chuyển tiếp đó đã gây ra tình trạng nước Nga bị giai cấp các đại gia đỏ chiếm đoạt và thao túng.

Tuesday 25 June 2013

Sad angel - Thiên thần buồn








Chào buồi sáng tốt lanh! Hải muốn cùng các bạn nghe lại bản họa tấu: Sad angel của nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng Igor Krutoi.  Bản họa tấu thật tuyệt vời. Âm nhạc bắt nguồn từ những cảm xúc tinh tế trong cuộc sống rồi xuất phát từ con tim của người nghệ sĩ đến với con tim của người nghe ... có thể gọi nó là:  Bản Hòa Tấu Hay Nhất Nước Nga


Bên ly cà phê sáng còn gì hơn khi được nghe một bản nhạc hay. Dòng chảy của thời gian thật ngọt ngào. Nó sẽ đưa bạn về thời học trò tung tăng đi học, qua những con phđông người, những con đường có lá me bay, rực rở hoa Phượng cháy, hay thơm lừng hoa Sữa, hoa Bằng Lăng tím với biết bao nhiều kỉ niệm mà giờ xa rùi chỉ còn kí ức đẹp mang theo. 
 
Cũng có thể nó cho bạn hồi tưởng về một buổi chiều mùa đông gắn với một quán cafe cũ, một góc ngồi cũ...khi ban đang thất tình, hay bạn đang mơ màng tìm cảm hứng, hay ý tưởng cho một tâm sự tình yêu thì bất chợt trên phố xuất hiện một cô gái khiến bạn phải lặng đi. Một cô gái có nét gì đó là lạ, quen quen, thấy giống một ai đó, ngờ ngợ,  mới nhìn chưa thấy đẹp, nhưng càng nhìn thì càng thấy đẹp, rồi tiếc nuối khi bóng ai đã khuất, mất hút vào đám đông......

Sau đây là một vài cảm nhận của những bạn trẻ sau khi nghe xong bản nhạc này:

*****

.....Cuộc sống là hằng ngày... và trong mỗi ngày trôi qua đó, việc mà bất cứ ai trên đời này đều trải qua, mà sự  mở đầu của cuộc sống, tạo nên cuộc sống...đó chính là tình yêu. Đứng dưới những cái giá lạnh của những ngày lạnh giá, chờ đợi một người mà trong lòng không khi nào không nghĩ đến…và rồi giây phút tưởng như vô vọng ấy, bất chợt người mình mong chờ hiện ra trước mặt…thật Hạnh phúc có phải không các bạn. Còn gì bằng Hạnh phúc bằng khi được cùng sánh vai với người mình yêu. 

***** 

....Trong tình yêu, đôi lúc có giận hờn, có tranh luận…nhưng…tất cả những yếu tố đó đã làm đậm thêm hương vị tình yêu….Bản nhạc dường như là những suy tư chất chứa, những băn khoăn, những dấu hỏi về cuộc đời, về khoảnh khắc ngắn ngủi không gọi thành tên. Sad Angel như một thông điệp "Hãy sống và cảm nhận", nhắc nhở mỗi người đôi khi hãy để mình sống chậm hơn một chút để quan sát con người xung quanh, để lắng nghe những âm thanh rất đỗi thân thương, để tìm kiếm những vẻ đẹp bình dị, để gạn bớt những lo toan, vội vã trong tâm trí và để hi vọng về một ngày mai tươi mới

*****

...Trong một quán cà phê nhỏ và ấm áp, chàng nhạc sĩ ngồi và đưa mắt nhìn ra ngoài khung kính. Anh đã vô tình bắt gặp những hình ảnh bình dị của cuộc sống hàng ngày: một cô gái đang chờ người yêu và hạnh phúc khi chàng đến, những người già đã đi qua gần hết cuộc đời và nhìn cuộc sống với một đôi mắt bình thản, một tên ăn cắp điển trai hờ hững khi nhìn thấy người đẹp, một thiếu nữ đang giận dữ thất vọng vì công việc thì được những nghệ sĩ đường phố chia sẻ niềm vui, một cô bé nhìn cuộc đời với đôi mắt trong veo đến lạ kỳ... Những điều bình dị ấy bỗng trở nên vô cùng đặc biệt qua trái tim của người nhạc sĩ. Nghe xong bản nhạc, trải qua hết các cung bậc của cảm xúc, con người có thể khóc, có thể cười, nhưng cảm giác sau cùng đọng lại chính là sự thanh thản.

****

Thật khó có thể diễn tả cảm súc khi nghe ca khúc này, giữa chốn phồn hoa nhộn nhịp của Sài thành, ngồi nhâm nhi ly cà phê, nghe ca khúc này thật sự rất tuyệt, mọi lo nghĩ, ồn ào của phố xa, những tiếng nói đâu đó quanh ta dần dần tan biến và thế vào đó là những giai điệu tuyệt vời của bản nhac

*****

Nghe  bản nhạc không lời này trái tim ta bỗng có những khoảng lặng. Lặng để nghe tiếng đập của tim mình. lặng để hồi tưởng về quá khứ. Lặng để suy ngẫm về cuộc sống...




*****


Бог создал Игоря Крутого чтобы люди знали что есть и другие композиторы... кроме Бетховена и Моцарта

*****

Nhiều người không khỏi tò mò về người nhạc sĩ tài hoa đã sáng tác nên những giai điệu tuyệt vời có thể khiến trái tim người nghe vừa day dứt, vừa thổn thức những tình cảm tươi đẹp về cuộc đời đến vậy.
Igor Krutoy, nhạc sĩ của Sad Angel, là một nhà soạn nhạc, một nhạc sĩ, nhà sản xuất nổi tiếng của Nga. Ông từng gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực âm nhạc và cũng được số phận ban tặng cho khá nhiều giây phút hạnh phúc trong đời.


Bản nhạc Sad Angel các bạn sẽ nghe ở dưới là một trong những tác phẩm của ông. Nhiều người cho biết đã lâu lắm rồi họ mới được nghe mới bản nhạc hay và đầy ý nghĩa về cuộc sống, niềm vui và hạnh phúc đến vậy. Một số người còn gọi Sad Angel là liều thuốc chữa trị stress hiệu quả nhất trong cuộc sống đang đầy những áp lực, bộn bề.

Sau khi trải qua những khó khăn trong cuộc sống, thấm thía nỗi đau, Igor Krutoy học được thêm bao điều trong cuộc sống. “Tôi hiểu được rằng hạnh phúc vốn nằm trong những điều giản dị nhất. Giờ đây tôi nhìn nhận những điều không hay, không may mắn trong công việc bằng con mắt hoàn toàn khác. Tôi thành một người có tâm rất an và bình thản”, Igor tâm sự.


Песня из кинофильма Ирония судьбы, или с лёгким паром


 



Я спросил у ясеня 


Я спросил у ясеня, где моя любимая
Ясень не ответил мне, качая головой  
Я спросил у тополя, где моя любимая 
Тополь забросал меня осеннею листвой  


Я спросил у осени, где моя любимая 
Осень мне ответила проливным дождем 
У дождя я спрашивал, где моя любимая 
Долго дождик слезы лил за моим окном. 


Я спросил у месяца, где моя любимая.
Месяц скрылся в облаке. Не ответил мне. 
Я спросил у облака, где моя любимая. 
Облако растаяло в небесной синеве. 


Друг ты мой единственный, где моя любимая?  
Ты скажи, где скрылася? Знаешь, где она? 
Друг ответил преданный, друг ответил искренний: 
Была тебе любимая, была тебе любимая, 
Была тебе любимая, а стала мне жена. 

Я спросил у ангела... 
Я спросил у демона... 
Я спросил у ясеня...


V.Kirshon




Tôi hỏi cây Tần Bì
Thơ V.Kirshon




Tôi hỏi cây tần bì, người tôi yêu ở đâu
Tần bì chỉ lắc đầu không đáp
Tôi hỏi cây phong, người tôi yêu ở đâu
Phong trút xuống lá mùa thu vàng rực



Tôi hỏi mùa thu, người tôi yêu ở đâu
Mùa thu đáp bằng cơn mưa tầm tã
Tôi hỏi mưa, người tôi yêu ở đâu
Mưa rả rích khóc bên ngoài cửa sổ



Tôi hỏi trăng người tôi yêu ở đâu
Trăng lặng lẽ núp mình sau mây tối
Tôi hỏi mây, người tôi yêu ở đâu
Mây tan ra giữa trời xanh vời vợi,



Ơi bạn thân, bạn duy nhất của tôi,
Nói tôi nghe, nàng đang trốn ở đâu 

Bạn yêu ơi, hãy chỉ giùm tôi với.
Bạn có biết giờ nàng ở nơi nao?

Bạn của tôi, người trung tín của tôi
Bạn đáp lời, những lời chân thật nhất
Rằng: “Bạn ơi, người bạn yêu thuở trước;
Người của bạn, người thương yêu của bạn.
Người ấy bây giờ là vợ của tôi” 




Tôi hỏi thiên thần
Tôi hỏi quỷ dữ
Tôi hỏi cây Tần Bì..


Thơ: V.Kirshon










Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên