Powered By Blogger





Thursday 18 June 2015

Làm sai cứ 'rút kinh nghiệm sâu sắc' là xong






Cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối không phải là hiện tượng mới lạ hay cá biệt. Hiện tượng này nảy sinh và đeo bám xã hội loài người từ thuở xa xưa khi những hình thức "nhóm", "cộng đồng" "quốc gia"… xuất hiện. Vấn đề này đã được phát hiện, lý giải từ mấy ngàn năm trước bởi những Socrates, Plato, Aristotle… và được các nhà triết học Khai sáng vận dụng từ hàng trăm năm trước để xử lý những vấn đề của nhân loại.  
Lệch lạc diện mạo văn hóa tổ chức 
Khi quyền lực của tổ chức được cơ cấu bất hợp lý, quyền lực được vun vén đến độ trở thành một giá trị áp đảo, diện mạo văn hóa của tổ chức sẽ  trở nên lệch lạc rõ nét. Bởi: khi một giá trị trong hệ thống giá trị cấu thành diện mạo văn hóa tổ chức được tôn cao quá mức, thì vị trí của nó là ở đầu chót vót bên kia của cây cầu bập bênh và những giá trị còn lại tụt thấp xuống ở đầu cầu bên này. Hệ quả là:
Thứ nhất, giá trị chuyên môn bị hạ thấp: nghiệp dư quyết định thay cho chuyên nghiệp (nhà triết học chuyên nghiệp trở thành kẻ diệt chuột nghiệp dư, cán bộ trưởng thành từ công tác thanh niên quyết định trồng cây gì trên vỉa hè thành phố thay cho nhà sinh học môi trường). Bằng cấp hình thức, danh hiệu thi đua hình thức (điều kiện cần để tiến tới hoặc bảo vệ quyền lực) chiếm ưu thế đến độ thế chỗ cho năng lực chuyên môn thực sự.  
Điều này giúp lý giải vì sao trong không ít tổ chức công (ở ta, hiện nay) tồn tại một thực tế dư thừa cán bộ được võ trang đủ các loại bằng cấp, học vị học hàm nhưng luôn khó tìm trong số đó những chuyên gia thực sự cần cho công việc.  
Thứ 2, giá trị của tính hiệu quả bị hạ thấp: mối quan tâm lớn được dành cho việc thực hiện đúng quy trình do cấp trên định đoạt, tuân thủ mệnh lệnh cấp có thẩm quyền; hiệu quả công việc ít hoặc thậm chí không được quan tâm. (Thay vì mất 30 phút để Trưởng Phòng quản trị ra quyết định và 20 ngàn đồng để nhân viên Ban Y tế mua thuốc về diệt chuột, thì người ta có thể phải mất vài tháng trời và cả đống tiền. Tất cả cho những việc sau: làm tờ trình kính gửi và đồng kính gửi mấy cấp, xin ý kiến chỉ đạo của mấy cấp, lấy báo giá, tiến hành đấu thầu lựa chọn đối tác, soạn thảo hợp đồng, đàm phán và ký kết hợp đồng, ra thông báo… để tiêu diệt tứ đại đồng đường nhà chuột).  
quyền lực, giám đốc, văn hóa, bằng cấp, thi đua
Quyền lực được vun vén đến độ thành một giá trị áp đảo, diện mạo văn hóa của tổ chức sẽ  trở nên lệch lạc. Tranh minh họa: Khều
Thứ 3, giá trị của tính sáng tạo, tính chủ động bị hạ thấp: tinh thần sáng tạo trong tổ chức công chỉ tồn tại khi tính chủ động trong công việc chuyên môn tồn tại. Khi cấp thừa hành trở nên bị động ở mức độ cao trong công việc chuyên môn của mình bởi quyền quyết định hoàn toàn thuộc về cấp trên thì tính sáng tạo bị thủ tiêu. 
Thứ 4, giá trị của tính trách nhiệm bị hạ thấp: khi có nhiều hoặc quá nhiều cấp cùng chia sẻ quyền lực (quyền cho chủ trương, quyền đồng ý về mặt nguyên tắc, quyền chỉ đạo, quyền quyết định, quyền phối hợp triển khai, quyền tham mưu…) trong quy trình giải quyết một công việc cụ thể, trách nhiệm sẽ bị dát mỏng, pha loãng đến mức có thể gọi là mơ hồ.  
Khi công việc được tiến hành không đem lại hiệu quả mong đợi hoặc bị đổ vỡ, việc truy cứu trách nhiệm sẽ thực sự khó khăn và trong nhiều trường hợp là vô nghĩa. Khi đó, biện pháp xử lý trách nhiệm tối ưu và phổ biến sẽ là: rút kinh nghiệm sâu sắc. 
Thứ 5, những giá trị văn hóa phổ quát là Chân, Thiện, Mỹ bị hạ thấp: Trong một môi trường đề cao giá trị quyền lực như vậy, việc "học giả" để hợp thức hóa bằng cấp theo "tiêu chuẩn cứng" (vốn khá phức tạp và hình thức) trở nên quen thuộc trên con đường tiếp cận, chiếm lĩnh, bảo vệ quyền lực.
Thêm vào đó, những phong trào thi đua được tổ chức trường kỳ và hết sức đa dạng, trong không ít trường hợp, cũng chung tay góp sức phát huy cách ứng xử giả dối của cộng đồng thành viên của tổ chức. Nó khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ chỉ có thể thực hiện thi đua trên giấy, bằng cách sao chép các báo cáo.  
Tuy nhiên, những danh hiệu thi đua lại có giá trị không phải hạng vừa trên con đường quyền lực. Bệnh thành tích (ảo) trong các tổ chức công đã được phát hiện từ lâu, rất có thể đã trở nên mãn tính…
Để đảm bảo "công ăn việc làm" cho đội ngũ lãnh đạo (trong nhiều trường hợp là khá đông đảo) thuộc nhóm quyền lực nêu trên, quyền quyết định các vấn đề chuyên môn vốn phù hợp với cấp thực thi được điều động di dời lên cấp trên. Điều này dẫn đến việc lãng phí khả năng chuyên môn thực sự, lãng phí thời gian của chính các đối tượng trong nhóm lãnh đạo; lãng phí khả năng lao động – sáng tạo của cán bộ chuyên môn cấp dưới; lãng phí thời gian và tiền bạc cho những thủ tục nặng nề, hình thức. Và lãng phí cũng là một tội ác. 
Trong một môi trường như vậy, thật khó để cộng đồng thành viên của tổ chức có thể thực sự nghĩ tốt, nghĩ đẹp về nhau; thực sự làm tốt, làm đẹp cho nhau. Giá trị của cái Đẹp (Mỹ ) bị hạ thấp.                                                   
Bộ máy cồng kềnh, họp hành bất tận 
Ở tầm vĩ mô, ta có những bài học đắt giá với cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối. Đó là câu chuyện cả ngàn năm phong kiến trong lịch sử nước nhà. Cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối kiểu phong kiến này không phải không có lúc phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp mở mang và bảo vệ bờ cõi. Nhưng nó kéo dài đến cả ngàn năm, bất chấp mọi hoàn cảnh và điều kiện.  
Cả ngàn năm với nền kinh tế đảm đang chỉ một đường cày, con trâu đi trước và người nông dân thì đi sau rốt. Cả mấy trăm năm khăng khăng chỉ với Tứ thư, Ngũ kinh; chỉ một cách thức tổ chức quyền lực duy nhất, chỉ một giá trị "tuân phục" duy nhất được đề cao.
Cơ cấu quyền lực một mình "vạn tuế" ấy, văn hóa "tuân phục" nghèo nàn ấy rồi phải đến lúc đẩy lớp lớp nông dân nghĩa sĩ vào những trận Cần Giuộc liệt oanh "rơm con cúi", "ngọn dao phay" mà chống lại những "đạn nhỏ, đạn to", "tầu thiếc, tầu đồng". 
Trong một tổ chức công, thời bây giờ, việc đề cao giá trị quyền lực như  một giá trị áp đảo của diện mạo văn hóa (và vì vậy mà hạ thấp những giá trị: chuyên môn, hiệu quả, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm…) sẽ cho ra đời một bộ máy cồng kềnh, rất kém hiệu quả với những thủ tục nhiêu khê và họp hành bất tận…? Tương lai nào cho một tổ chức công với diện mạo văn hóa như vậy?
***
Quyền lực nào thì văn hóa ấy. Văn hóa nào thì sức sống ấy. Hy vọng rằng câu chuyện diệt chuột kỳ trước và những điều bàn thêm kỳ này có thể là một giọt nước dưới chân Cầu Giấy thực thà mách bảo đôi điều hữu ích về con sông Tô Lịch "trong xanh".
———–

Tác giả: Hoàng Xuân Tuyền

Sent from my iPad

Wednesday 17 June 2015

Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn









Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc…
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm…

Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học…Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
Đừng hứa khi đang… vui !
Đừng trả lời khi đang… nóng giận !

Đừng quyết đinh khi đang… buồn !
Đừng cười khi người khác… không vui !
Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe
Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi.
Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta
Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).

Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

(trên 50t mừng từng năm, qua 60t mong hàng tháng, tới 70t đếm mỗi tuần, đến 80t đợi vài ngày, được 90t …ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm !)

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.

Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.

Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?

Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.

Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.
Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn…

Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.
Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.
Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.

Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ .nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình… không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.



TwitterFacebook10K+Google




Monday 15 June 2015

Tuần lễ nước mắt






Chỉ trong một tuần, đã có thật nhiều nước mắt đổ xuống trên toàn cõi Việt Nam. Với nhiều lý do. Nước mắt tràn trên các trang báo, bi thương trong các lời mô tả.

Những giọt nước mắt ấy, rơi xuống vì lòng kiêu hãnh chung hoặc vì nỗi đau thầm lặng của từng số phận. Nhưng cũng có những giọt nước mắt cay đắng cho đất nước vào giai đoạn trầm kha, mà nhân dân chính là kẻ mãi mãi phải gánh chịu.

Đất nước hôm nay hoang tàn, như một cõi vàng mã sau cơn gió giật đã lộ ra rất nhiều thứ. Tất cả phiêu diêu không biết về chốn nào, giữa những lời tung hô và giả dối.



Hoang tàn như qua một cơn giông, người ta giật mình chợt biết rằng bao năm nay mình bị lừa dối, khi nhìn thấy những trụ điện bê-tông gãy đổ với chất lượng tệ hại đáng kinh ngạc. Ở ngay một nơi được xưng tụng là thủ đô, thì sự lừa dối cũng ở cấp độ thủ đô. Những con đường, cầu cống rơi mặt nạ, suy sụp và tàn tạ, cho thấy tiền thuế của nhân dân được quấy quá và vội vã tiêu pha như thế nào trong tay những quan lại luôn kêu gọi lòng yêu nước và trách nhiệm.

Trận giông ngày 13-6 được coi là kinh hoàng ở Việt Nam, với 2 người chết và 9 người bị thương, nhiều hệ thống giao thông hư hại. Nhưng bất ngờ là sau trận giông đó, ông Lê Thanh Hải, phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn cho biết chuyện này đã được biết trước và "cho cảnh báo nhưng thông tin không đến với người dân". Một lần nữa, nhân dân vẫn là người có lỗi trong kiếp nạn của mình. Còn điều gì an nguy nữa cho cuộc sống con người và đất nước này mà "thông tin không đến với" người Việt Nam?

Ngày 14/6 tàu cá ở Quảng Nam, số 92642 bị một tàu hàng "lạ" cố tình đâm vào, khiến 1 người chết và 3 người bị thương. Tàu "lạ" đã sấn vào rất gần bờ Việt Nam, chỉ cách Đà Nẳng 40 hải lý. Đã rất gần rồi, kẻ "lạ". Đây là lần thứ hai trong tuần, kẻ "lạ" tấn công người đi biển. Một lần nữa, ngư dân Việt lại lặng lẽ góp thêm những linh hồn khốn khổ vào mộ gió. Đã bao lâu rồi, những con người chết oan ức đó, kể cả những người lính bộ đội chết ở Gạc Ma bị từ chối đưa xác về quê nhà, đã tìm thấy lời giải về số phận của mình, của tổ quốc mình lúc này? Biển của người Việt không còn bình yên nữa. Cái chết rình rập hàng ngày khiến ngư dân phải đi rất xa để kiếm sống, trôi dạt đến tận đảo quốc Palau để rồi 77 người bị bắt, 4 thuyền bị đốt, người đi biển Việt Nam bị kết tội là "kẻ cắp". Bài học rừng vàng biển bạc trong sách giáo khoa là kẻ nói láo, vì hôm nay người Việt không còn gì nữa.

Palau chỉ có 20.000 dân, không có chỉ số về tiềm lực quân sự, nhưng với kẻ bước đến bờ biển của mình, bất kể là ai, họ đều gọi đó là kẻ cướp. Ở Việt Nam, quốc gia có 90 triệu dân, tiềm lực quân sự đứng hàng 25 trên thế giới, với những kẻ bước qua ranh giới biển của mình, chúng được gọi là bạn hoặc kẻ lạ.

Nước mắt lại rơi âm thầm, bên cạnh thềm nhà Quốc hội Việt Nam sang trọng, nơi các ông bà đại biểu sôi nổi bàn chuyện con dâu và tài sản nhà chồng để nâng cấp Bộ luật Dân sự. Quốc hội biết lo lắng về quyền phụ nữ trong cuộc sống, nhưng nhanh quay lưng về phía nỗi đau của chính đồng loại mình, thua cả bầy trâu bò ở Châu Phi biết cùng nhau chống lại thú dữ trên đường đi.

Tuần lễ nước mắt ngập những nỗi đau của ông chú, bà dì, bạn trẻ, anh chị… gào khóc vì đội tuyển của mình thất bại – như bao lần thất bại hiển nhiên khác từ nhiều thập niên nay. Nước mắt ngập khán đài như một sân khấu, nhiều cổ động viên đã khóc và bày tỏ nỗi đau rất cụ thể cho ống kính ghi hình. Những giọt nước mắt đó cuốn trôi và làm chìm lấp cả những điều hệ trọng khác mà người Việt cần rơi nước mắt lúc này.

Một người bạn trẻ trên facebook đã ghi rằng "vì sao họ có thể đau khổ đến vậy vì lý tưởng bóng đá, nhưng khi tổ quốc tụt hậu trăm năm so với các quốc gia khác, nợ công tràn ngập đến thế hệ mai sau, nạn tham nhũng đang siết cổ người dân từng ngày – thì thật khó mà tìm được ai lên tiếng hoặc nhíu mày". 

Thật ra, quyền đau thương trong một trò chơi là quyền tự do của cá nhân. Nhưng khi một tập thể cá nhân đó cùng tập hợp đau thương cho một trò chơi và lãng quên những điều nhức nhối khác, thì tổ quốc chỉ còn là quảng trường của lễ hội trụy lạc không màng trách nhiệm. Những giọt nước mắt thụ hưởng rất hiện đại đó dường như không còn thiết dành cho số phận dân tộc mình, mà chỉ nhân danh, để phô diễn sự ích kỷ và nông cạn trong một thực tế thắng bại sòng phẳng, đã rõ.

Ước gì một phần nước mắt đó dành cho biển, cho tổ quốc, cho đồng bào mình.

Ước gì một phần những bạn trẻ thích bày tỏ tình yêu tổ quốc, mặc áo đỏ sao vàng xếp hàng chụp ảnh nghiêm và buồn trước biển, trịnh trọng "tổ quốc gọi chúng tôi sẳn sàng" biết rõ và gọi tên kẻ thù trước biển là ai, lúc này.

Ước gì các đại biểu Quốc hội không ngủ gật hay chơi game trong Ipad, dành thì giờ tìm hiểu tên người ngư dân bị giết chết mới nhất là gì, cũng có thể họ tìm ra đó là một đồng hương.

Ước gì có một tuần lễ nước mắt mà người Việt tìm nhau chia sẻ, xiết chặt tay, hơn chỉ là những giọt nước mắt âm thầm của những cá nhân thương xót cho tổ quốc mình trong giông bão vô tình.

Ai đã gây ra thảm cảnh này cho dân tộc tôi?

Tuấn Khanh






Thursday 11 June 2015

Ta không yêu nước Nga





Đêm đi chơi về muộn, tuyết trắng đất, trắng cây. Đông đến thật rồi, tê tái lạnh, ta ghét tuyết bẩn và ta ghét nhất đường trơn. Đi bộ trơn, ta ngã, vó chổng lên trời. Lái xe, trơn, chân đạp phanh mà ta tưởng đạp ga.

Giời ơi, sao ta ghét đông đến thế, bao giờ cho đến tháng tư.

Ta ghét đông, ta càng không yêu được nước Nga.

Tỉ lần muốn bỏ nước Nga mà đi nhưng không làm được, ta đúng nghĩa là đàn bà đa mang, chỉ giỏi buôn chán bán than.

Nhưng, đâu phải mình ta. Nghìn người này, nghìn người kia, có khác gì ta đâu, triệu người như ta, đến đây, đỗ lại đây đâu phải vì tình yêu, mà vì cơm, vì áo, vì gạo, vì tiền, vì ti tỉ tì ti những thứ ngớ ngẩn không có tên để gọi. Có ai không chán? Chắc ko có ai rồi! Vậy sao vẫn ở? Sao vẫn đông thêm? Càng đông càng không vui!

Nói cho cùng thì nước Nga vẫn dễ sống với nhiều người, và dễ thở đối với đàn bà nhiều chuyện, sinh toàn con gái như ta. Ở đây ta trốn tránh được nghĩa vụ với gia đình, không phải nghe trách móc than vãn, không cãi nhau với hàng xóm, chẳng ai quan tâm ta làm gì, nghĩ gì, chơi với ai. 

Ở đây không ai xui ta đẻ thêm thằng con trai. Lão chồng không bị ai xúi rằng nhất định phải có con trai. Ta tha hồ bắt nạt chồng, không lo ai kia bảo chồng ta sợ vợ. 

Ở đây con ta học trường công tiền chẳng mất một xu, ko lo quà biếu cô ngày tết, lễ. Ngoài giờ học chính, chúng ko cần phải học thêm, học nếm. Thời gian rỗi chúng dành học múa, học đàn, học vẽ, học võ, học tiếng Anh, tiếng Tàu, học cái chúng nó thích. Xuân hạ thu đông chúng đều có ngày nghỉ, đi cắm trại, tham quan, đến nhà hát nghe nhạc, xem kịch, vào bảo tàng, xem triển lãm...

Có thể chúng không khôn lanh như bọn trẻ ở Việt Nam nhưng tuổi thơ của chúng không chỉ có toán lý và hóa, không lòi mắt vì chữ, vì số. Hết phổ thông chúng cũng vào đại học. Rồi mươi năm nữa biết đâu chúng cũng thành tiến sĩ. Tương lai không ai nói trước được, nhưng chúng có tuổi thơ thực thụ như ngày xưa của ba mẹ chúng, không áp lực, được chơi và được ngủ.


Với nhiều người, nước Nga vẫn là mỏ vàng. Ở quê, học hành vừa đủ đọc đếm, vốn liếng không nhiều hơn chiếc xe máy, vay hai ngàn đô làm lộ phí, sang đây chăm chỉ cộng một chút may mắn, hai, ba tháng trả được nợ, tháng thứ ba thứ tư đã dư giả, có đồng ra đồng vào gửi về cất làm vốn, giúp đỡ người thân.

Hai mươi năm bên này, chưa thấy ai phải bán nhà Việt Nam sang đây trả nợ, chỉ thấy người mua nhà to, nhà bé bằng tiền khuân về từ nước Nga. Và rất, rất nhiều người mang danh người Hà Nội hay Sài Gòn cũng nhờ nước Nga mà ra.

Nếu so với bão tố, lũ quét ở quê thì một năm, mươi bận Omon (cảnh sát) đuổi chạy vắt chân lên cổ chỉ là muỗi đốt. Đầu trọc nhiều, người nước ngoài cũng không thiếu, ai đen lắm và có lẽ cũng tận số mới gặp. Thi thoảng ai đó bị cảnh sát vặt ít tiền, thôi coi như bố thí, của đi thay người. 

Trời ơi, ta chán nước Nga, ta muốn bỏ đi lắm mà ta đâu có bỏ. Trời ơi, ta yêu quê hương ta lắm, ta muốn về lắm mà ta đâu có về. Ta chỉ muốn về thăm cha thăm mẹ rồi lại đi.

Con người không ngu dại nhưng tham sân si. Người đặt được, đặt mất lên bàn cân. Nếu ở được nhiều hơn mất thì người chọn ở. Nếu đi được nhiều mất ít, người sẽ chào nước Nga quay gót mà chẳng luyến tiếc quá một giây.

Thiên đường khốn khổ vẫn níu giữ chân ta. Ta kêu than, ta khóc lóc, ta trách móc, ta chửi mắng, nhiếc móc rồi tự lau nước mắt, tự cười, tự an ủi và ta vẫn sống, vẫn vượt qua.

Ta tự hào vì ta bất khuất, khó khăn không làm ta gục ngã, chỉ làm ta kiên cường hơn mà thôi. Nhưng ta biết ta là đàn bà, ta ẩm ương như thời tiết.

Rồi ta lờ mờ nghĩ ta là hậu thế của Chí phèo, bạn của AQ.

Ta dùng dằng nửa muốn bước, nửa muốn lùi rồi cũng lại qua mùa mưa tuyết.



Nguyễn Hải Vinh






Monday 8 June 2015

Lặng thầm mối tình đâu





HẠ DUNG 


Tháng năm ... Mùa hè bước hẳn vào phố với sắc nắng vàng hơn, với màu phượng trên vài góc phố rực rỡ hơn , với những bận rộn mỗi ngày hiện trong từng đôi mắt ngơ ngác , âu lo của những cô cậu học trò .

Tháng năm ... một hôm nào bỗng gặp nỗi bâng khuâng của mình lướt trên cành phượng vĩ gọi mùa để nhớ biết bao một sân trường , một vạt áo , một chút tình đầu ...thoảng như gió vội đã bạt ngàn xa ....


Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu ...?

Photobucket
...                    
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay...thầm lặng mối tình đầu 


                                            Photobucket
Mối tình đầu của tôi
là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớpPhotobucket


Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở
Giữa giờ chơi ...mang đến lại mang về

Photobucket

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ
Mùa hè đến trường ..khắc nỗi nhớ lên cây

Photobucket

Và mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.

Photobucket


Mối tình đầu của tôi
Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ...


Photobucket.

.Photobucket

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu


                  Photobucket



Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.

Photobucket

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
Và mùa sau biết có còn gặp lại,
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.

Photobucket
Mối tình đầu của tôi
Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ
Ngọng nghịu đứng làm thơ...


                                    .Photobucket

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa..

Photobucket






Sunday 7 June 2015

Đặng Tiểu Bình - Người tạo ra Trung Hoa tham nhũng



Vài lời giới thiệu về tác giả



Bào Đồng, sinh năm 1932, nguyên Trung ương Uỷ viên khoá XIII, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban cải cách thể chế kinh tế quốc gia, nguyên Thư ký chính trị kiêm Chánh văn phòng của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương. 
Bị bắt ngày 28 tháng 5 năm1989, ngay trước vụ đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn, mãi đến 1992 mới được đưa ra xử và bị kết án 7 năm tù giam. Ông bị biệt giam tại Tần Thành giam ngục, nhà tù duy nhất thuộc quản lý của Bộ Công an, nơi giam giữ các yếu nhân, cho đến hết thời hạn, ngày 27 tháng 5 năm 1996. Ông đã giúp vào việc xuất bản và viết lời giới thiệu cho cuốn "Tù nhân của nhà nước - Nhật ký bí mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương" (bản gốc tiếng Hán có tên là Cải cách lịch trình - 改革歷程).
Người dịch




Trong cả tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, và do đó tôi dành bài viết này kỷ niệm hai mươi sáu năm ngày trấn áp mồng 4 tháng Sáu năm 1989, khi chính quyền đè bẹp mọi bất đồng chính kiến trong các thành phố trên cả nước.
Một tin nổi bật trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản. Trong ba năm kể từ Đại hội Đảng XVIII, cái Đại hội đã dựng nên thế hệ lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, Chính phủ đã kêu gọi các quan chức "đả hổ, diệt ruồi" – một ẩn dụ nhắm tới mọi loại tham nhũng, lớn và nhỏ.
Trong khi Chính phủ, từng thời kỳ, cũng có trấn áp việc ăn hối lộ, đút lót, nhưng chưa từng có chiến dịch chống tham nhũng nào lên tới mức độ này. Song điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng.
Thực ra, trong suốt hai thập niên từ sau cuộc Tuần du Hoa Nam ("Nam tuần giảng thoại" - "南巡讲话") năm 1992 nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình – khi đã bán chính thức về hưu, ông ta đi xuống Quảng Đông để đẩy mạnh việc giải phóng kinh tế một cách quyết liệt - các quan chức của Đảng Cộng sản ở mọi tầng bậc đều lặng lẽ làm giàu. Khoan dung với tham nhũng, quả thật, là một phần của những gì Đặng đã phóng tay.
Đặng, lãnh tụ tối cao từ 1978 cho đến khi chết năm 1997, ngày nay được tôn sùng như một anh hùng. Và, cũng giống như Mao Trạch Đông trước ông ta và Tập Cận Bình sau ông ta, Đặng đang được Đảng trưng ra như một nhà lý‎ luận chính trị. Tuy nhiên, chẳng hề có cái gì là Lý luận Đặng Tiểu Bình, cũng như không hề có cái Lý luận Tần Thuỷ hoàng.
Giống như Tần Thuỷ hoàng, vị hoàng đế đầu tiên đã xây dựng chế độ trung ương tập quyền của Trung Quốc, Đặng sử dụng vũ lực, chứ không phải lý luận. Ông ta sử dụng quyền lực mà Mao đã giành được cho Đảng Cộng sản, làm đòn bẩy đưa Trung Quốc đi theo con đường mới của ông ta "con đường Đặng Tiểu Bình" – tới vực thẳm tham nhũng.
Song có một điểm khác biệt. Chỉ còn có ít người ngày hôm nay ca tụng việc Tần Thuỷ hoàng "phần thư khanh nho" (焚書坑儒 – đốt sách, chôn nhà nho), nhưng khói từ những nén nhang được đốt lên để ngợi ca "con đường Đặng Tiểu Bình", tiếp tục bay tới tận thiên đình.
Tập trung chú ý vào việc tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc ngày hôm nay mà quên đi vai trò của Đặng, thì cũng chả khác gì chuyện đổ tội cho "Bè lũ bốn tên" về việc phá hoại ầm ĩ thời Cách mạng Văn hoá (1966-1976) mà tảng lờ vai trò của Mao.

Hãy để một số người làm giàu trước đã


Câu nói nổi tiếng của Đặng là, để khai phóng kinh tế, Đảng cần phải "để cho một số người làm giàu trước". Đó là một trong những chính sách sáng tạo nhất mà một lãnh tụ Đảng Cộng sản đã chủ trương, trong khi nó mâu thuẫn trực tiếp với mục đích thành lập Đảng.
Thời Đặng đi tuần du phương Nam đó, tôi còn trong tù, sau khi bị thanh trừng năm 1989 cùng với sếp của mình, nguyên Thủ tướng và Tổng Bí thư Đảng Triệu Tử Dương.
Thoạt tiên, khi tôi đọc những văn bản được công bố công khai, tôi quả thật không hiểu, ông ta nhắm tới mục tiêu gì. Cái điều gây ấn tượng sâu sắc chính là giọng điệu cứng rắn của ông ta, được minh họa bằng ba dòng, và được trích dẫn khắp mọi nơi: "Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ đi vào ngõ cụt! Ai không tán thành cải cách, hãy từ chức đi! Một số người sẽ làm giàu trước!"
Mặc dù giọng điệu của Đặng cứng rắn, nhưng những nét đại cương và cả thực chất chính sách của ông ta thì lại không rõ ràng. Ai sẽ là những người đó, những người làm giàu trước?
Đặng có thể ám chỉ những người mà lẽ ra Đảng Cộng sản phải đại diện: "liên minh Công Nông". Hoặc, có lẽ, những giai cấp mà chỉ gần đây mới được Đảng phục hồi: "địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu, phần tử hữu khuynh". Ông ta có thể, thậm chí, nói tới tầng lớp trí thức, với hiểu biết và những kỹ năng công nghệ của họ. Song câu trả lời đúng không nằm trong những câu trên. Những người làm giàu trước hoá ra là các đảng viên và gia đình, cùng các cộng sự gần gũi của họ.
Câu hỏi "ai sẽ phải làm giàu trước" chẳng phải là trừu tượng. Đặng chắc chắn hiểu rất rõ điều đó – cũng như câu ngạn ngữ - tòa nhà sát mép nước sẽ nhận được ánh trăng đầu tiên. Nói cách khác, có những nhóm người nhất định sẽ ở vào vị trí tốt nhất để tận dụng những cơ hội mới.
Trong cái xã hội hậu 1989, quyền lực của Đảng đã chặn đứng mọi bất đồng xã hội, cải cách chính trị bị bóp nghẹt và các tổ chức có thể có ảnh hưởng mạnh đều bị cấm đoán gây rối ren, viễn cảnh cho một người dân thường lao vào biển cả kinh doanh là không sáng sủa. Chưa nói tới chuyện giàu có, họ đã may mắn nếu không bị chết đuối. Thử nghĩ tới tầng lớp nông dân rộng lớn, những người bị pháp luật cấm di chuyển vào thành phố (do những yêu cầu về hộ khẩu, chúng giới hạn các gia đình chuyển địa điểm sinh sống từ tỉnh của họ, nếu không được phép), hoặc đội quân công nhân bị các doanh nghiệp nhà nước giãn thợ. Đó chính là kết quả cuộc cải cách kinh tế của Đặng.
Thành quả cuối cùng trong cuộc cách mạng của Đặng là ai có quyền lực lớn sẽ giàu to, ai có quyền lực nhỏ sẽ giàu ít, và những người không có quyền lực sẽ vẫn sống trong nghèo đói.

Kinh doanh ở Trung Quốc như thế nào


Trong cuộc tuần du phương Nam, Đặng đã đặt ra câu khẩu hiệu nổi tiếng nhất của ông ta: "Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột, đó là con mèo tốt". Việc Đặng ủng hộ nền kinh tế thị trường đã dấy lên một làn sóng các hoạt động kinh doanh quét qua khắp nước Trung Hoa và xa cả ra ngoài biên giới của nó. Cái biển kinh doanh này của Trung Quốc là khác biệt bởi vì Đảng kiểm soát tất cả mọi chuyện. Để có hiệu lực, nó điều hành một số lớn những bãi cạn, mà những người đang bơi trên biển phải đi qua. Dưới bề mặt là những con sóng nguy hiểm.
Trong những biển dữ đó, nếu anh không trả giá cho quyền được kinh doanh, anh có thể sẽ phải đối mặt với sự can thiệp của các quan chức Đảng. Các doanh nghiệp nhà nước cũng gây khó khăn cho việc kinh doanh của anh. Các quan chức Trung Quốc quả là có tài năng thực sự trong việc gây khó dễ cho quần chúng.
Trong câu chuyện về sự lớn mạnh của Trung Quốc, những anh hùng không được ngợi ca chính là những "con mèo tốt" của Đặng.
Họ phải trả cho ai? Nói trừu tượng thì là cơ quan Đảng, và cụ thể là các quan chức Đảng – từ nguyên Uỷ viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Châu Vĩnh Khang suốt cho tới các cán bộ huyện, xã.
Những dòng chảy ngầm của nền kinh tế thị trường, vốn đã bị chôn vùi trong nhiều thập kỷ, nay nó phun trào ra từng chút, từng chút một và làm ngập những con đê xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường giờ được hợp nhất với nhà nước-đảng trị, mà trong quá trình đó nó mất đi những đặc điểm của sự chọn lựa và cạnh tranh thực sự tự do. Thay vào đó, thị trường sẽ phải tuân thủ lợi ích của những cán bộ cao cấp trong Đảng. Từ những vốn mạo hiểm (venture capital) tới chứng khoán mới lên sàn, từ ký hợp đồng tới kiểm tra chất lượng sản phẩm, đó là cách mọi việc được sắp xếp. Không có ngoại lệ.
Quan chức trong Đảng là cơ thể của đảng. Trật tự kinh tế mới đồng nghĩa với việc phải chi trả cho các dịch vụ của cơ thể này. Các doanh nhân chung tay với quan chức để thúc đẩy Tổng sản phẩm nội địa (GDP). Đây không những là một giải pháp tốt cho những người làm kinh doanh, mà còn tạo cơ hội cho giới quan chức ghi dấu ấn về thành tích công tác. Trong nghĩa rộng hơn, nó thúc đẩy sự phát triển của nhà nước-đảng trị. 
Cơ chế thị trường bị bóp méo này phá huỷ sinh kế, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường và đe dọa sẽ gây ra nhiều tai ương cho các thế hệ tương lai. Nhưng các ưu tiên chính trị buộc người ta phải quên đi những thiệt hại thứ phát đó.
Những ưu tiên này được thể hiện qua các khẩu hiệu như, "phải nhìn tổng thể", "chú ý đến toàn cục", "tiểu đạo lý phục tùng đại đạo lý" (nghĩa là hy sinh các nguyên tắc nhỏ hơn cho các nguyên tắc lớn hơn) và "ngạnh đạo lý áp đảo nhuyễn đạo lý" (nghĩa là các ưu tiên chủ yếu sẽ áp đảo các ưu tiên thứ yếu). Thay vì thừa nhận là họ đang thực hiện điều mà các nhà kinh tế gọi là thu tô – bòn rút một phần của cải vào túi họ, thay vì làm ra của cải – các quan chức thích tưởng tượng là họ đang trung thành với đường lối của đảng "làm những việc lớn." 
Ở Trung Quốc, nếu bạn muốn "làm những việc lớn," bạn cần mua rất nhiều chỗ dựa. Bạn phải trả tiền cho quan chức ở chức vụ cao đến mức nào tùy thuộc vào việc bạn dự định sẽ gây dựng ảnh hưởng ở cấp làng, cấp huyện, tỉnh hay thậm chí cấp quốc gia. Các quan chức của đảng, dù ở những cấp thấp nhất, cũng có thể quyết định cho phép ai thành công và thịnh vượng trong lãnh địa của họ.
Một khi lợi ích của họ được bảo đảm, một quan chức sẽ trở thành một cổ đông, người sẽ bật đèn xanh cho công việc của bạn. Chừng nào mà ông ta còn kiếm chác được, thì việc một dự án sẽ làm lợi hay gây hại cho công chúng chẳng nghĩa lý gì. Chủ đầu tư có thể yên tâm là quan chức đó sẽ chi phối những "năng lượng tích cực" để dẹp bỏ mọi trở ngại. Mô hình hợp tác kiểu này có thể chẳng làm gì để bảo vệ môi trường, thoả mãn nhu cầu nội địa hay thúc đẩy tính liêm chính công, nhưng rõ ràng là nó giúp gia tăng Tổng sản phẩm nội địa (GDP).
Đã hơn 65 năm kể từ khi Trung Quốc có được một nền dân chủ, bất kỳ hình thức nào. Tính chính danh của nhà nước- đảng trị ngày hôm nay phải dựa vào các con số thống kê về tăng trưởng kinh tế. Đối với các quan chức, không có bằng chứng thành tích nào rực rỡ hơn thế. Tham nhũng và phát triển nắm tay nhau cùng tiến.
Mao Trạch Đông quốc hữu hoá tài sản cá nhân. Đặng Tiểu Bình chuyển giao tài sản quốc gia, với cái giá rất hời, chủ yếu mang tính tượng trưng, vào tay giới tinh hoa của đảng. Kết quả là hiện nay, "các thái tử" – hậu duệ của thế hệ cách mạng sáng lập đảng, kiểm soát phần lớn của cải ở Trung Quốc.
Công chúng có nhận biết những sự việc này, nhưng phần lớn đảng viên các cấp chỉ giữ im lặng. Họ hiểu điều gì đang xảy ra, và biết rằng họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc làm đúng theo chính sách ấy. Đây là mục đích của chuyến Tuần du Hoa Nam, để bảo đảm sự ổn định trong toàn đảng khi đường lối mới được thi hành.

Di sản của sự kiện 1989


Vào ngày mùng 4 tháng Sáu năm 1989, Đặng Tiểu Bình hạ lệnh cho Nhân dân Giải phóng quân sử dụng vũ lực đàn áp một số đông những sinh viên đấu tranh ôn hòa – tại Quảng trường Thiên An Môn và các thành phố khác trên khắp Trung Quốc - những người kêu gọi chấm dứt tham nhũng và đẩy mạnh tiến độ cải cách.
Chấn thương mùng 4 tháng Sáu là một cuộc đổi đời. Trong tình trạng không ai dám lên tiếng, thì tất cả mọi người đều mất quyền được nói, tất cả mọi người đều mất quyền được định hình cải cách, và tất cả mọi người đều bị xô đẩy theo dòng. Kết quả là mục đích cải cách của thập niên 1980 đã bị phá huỷ đến tận gốc. Công cuộc tự do hoá kinh tế do đảng lãnh đạo lẽ ra nhằm cởi trói cho cả giai cấp công nhân và chủ doanh nghiệp, giải phóng năng lượng cho họ, tạo điều kiện kinh doanh sinh lợi và chia sẻ lợi nhuận. Nhưng sau cuộc bể dâu 1989, lợi nhuận và tài nguyên đã được phân chia theo quyền lực.
Qua hành động của mình vào ngày mùng 4 tháng Sáu, Đặng Tiểu Bình đã vạch ra những đường ranh giới mới để định nghĩa kẻ địch. Đảng sẽ bảo vệ cho tham nhũng, và bất kỳ ai chống lại tham nhũng do đảng đỡ đầu, sẽ trở thành kẻ tử thù của cả đảng và quân đội.
Tiếp theo Đại hội Đảng lần thứ XVIII, phong trào "đả hổ diệt ruồi" như một chuỗi sấm sét nổ khắp Trung Quốc. Công cuộc thanh trừng tham nhũng có vẻ như là một sự kiện mở ra kỷ nguyên mới, nhưng có lẽ tác dụng to lớn nhất của nó là việc mở mắt cho người dân. Lá cờ đỏ của Trung Quốc, nhuộm đẫm máu bao liệt sĩ, đã trở thành nơi trú ẩn của kẻ ác và cách hành xử xấu xa. Hàng quân đoàn quan chức tham nhũng bị vạch mặt có thể chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, nhưng những bộc lộ này cũng đã đủ làm lu mờ tất cả các ví dụ về tham nhũng từng thấy ở Trung Quốc hay nước ngoài. Không có cách nào có thể tiếp tục che giấu sự tham nhũng toàn thể từ trên xuống dưới này, và không có cơ hội nào có thể xoá bỏ những thông tin về tham nhũng trong tâm trí người dân.
Việc đảng chiến đấu chống tham nhũng được trình bày là để phục vụ lợi ích công chúng, nhưng nếu các công dân độc lập – thành viên của các tổ chức xã hội dân sự, cũng tham gia vào cuộc chiến ấy, thì việc đó lại trở thành phạm tội.
Cũng như thời 1989, các phong trào quần chúng chiến đấu chống tham nhũng bị đàn áp thẳng tay. Những người dân bị ngược đãi và ức hiếp ở Trung Quốc không được nhận bồi thường theo luật pháp, dù qua hệ thống tòa án hay khiếu tố với chính quyền trung ương. Quả thật, những người đã tố cáo tham nhũng thường bị đưa ra xét xử hoặc bỏ tù. Các giá trị phổ quát như minh bạch và trách nhiệm bị bôi nhọ là công cụ do những kẻ thù địch ở nước ngoài sử dụng để gây rối. Trong khi đó, quyền lực can thiệp vô hạn của đảng chỉ có tăng lên, vì nó đã chiếm dụng những khái niệm như pháp quyền, công nghệ và toàn cầu hoá.
Liệu nhà nước- đảng trị có thực tâm chống tham nhũng, thậm chí đến mức mạo hiểm cả sự tồn vong của đảng? Như nhiều người từng nói, điều này thì chỉ có giới lãnh đạo chóp bu mới biết được.
Tôi muốn nói hai điều. Thứ nhất, chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục đi theo con đường mà Đặng Tiểu Bình đã vạch ra, nó sẽ không giải quyết triệt để được nạn tham nhũng. "Đả hổ diệt ruồi" không phải là phương thuốc cứu chữa từ gốc đến ngọn; thậm chí còn không giảm nhẹ được những triệu chứng nặng nhất. Hổ còn ngao du khắp chốn, và ruồi còn che kín mặt trời: có thể tấn công cả trăm, hoặc cả ngàn trong số chúng, nhưng điều đó sẽ không thay đổi được bản chất của con đường tham nhũng. Nhưng tôi vẫn lạc quan, vì nếu giới lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm từ bỏ con đường Đặng Tiểu Bình, thì vẫn có hy vọng.
Thứ hai, lại đến mốc tưởng niệm sự kiện mùng 4 tháng Sáu. Nhiều người đang mong chờ các nhà lãnh đạo của đảng tự nguyện thừa nhận sự bất công và phạm pháp của việc giết chóc. Đây cũng là hy vọng của tôi. Nhưng tôi không lạc quan, vì đến tận giờ, không có nhiều dấu hiệu cho thấy điều này sẽ xảy ra. Liệu một ngày nào đó điều ấy có thể xảy ra hay không trong tương lai, thì tôi chịu không nói được.

Bào Đồng/ Bùi Xuân Bách và Nguyệt Cầm

NguồnNew York Times 3.6.2015 


Thursday 4 June 2015

Khi cái ác nắm quyền





evil empire
Cái ác muôn đời vẫn len lõi giữa tâm hồn và chờ lúc sự lương thiện chểnh mãn, nó sẽ ngoi dậy, đạp đỗ lương thiện để nắm lấy quyền bính, chi phối sự sống. Đó là cái ác mai phục trong mỗi tâm hồn, nói xa hơn một chút, trong xã hội, đặc biệt là chế độ chính trị chi phối xã hội đó, khi cái ác nổi lên, nắm lấy quyền bính, cũng là lúc xã hội rơi vào cơn hồn trầm, lương tri bị tùng xẻo, ý hướng làm người bị đạp đổ và bất kì những hành vi liên quan đến nhân phẩm, tình người đều trở nên xa lạ, lạc lỏng… Bài học trong hàng triệu bài học đau lòng về chuyện cái ác nắm quyền mới vừa xãy ra cách đây chưa đầy một tuần và tái hiện ở một câu chuyện khác đã diễn ra đúng 52 ngày.
Đó là chuyện hai em nữ sinh trung học phổ thông đã phải bỏ học, đi làm thuê và kết cục là uống thuốc tự tử chỉ vì người ta đã đánh tráo giữa công lý và cái ác. Cũng như câu chuyện cậu bé học sinh trung học bị nhốt 52 ngày ở nhà giam vì tòa án quyền buộc tội cậu ta cho bằng được trong khi cậu không hề có tội.
Ở câu chuyện thứ nhất, hai em nữ sinh vì nhà quá nghèo, đã bỏ học, rủ nhau lên thị xã làm thuê giúp gia đình, trên đường đi, hai em bị cảnh sát giao thông thổi, tạm giữ xe gắn máy (mà hai em mượn của hàng xóm để đi xin việc) và viết giấy phạt với mức 2,5 triệu đồng. Vì nhà quá nghèo, lại bị khủng hoảng bởi mức tiền phạt, hai cô gái đã cố gắng làm lụng kiếm tiền nộp phạt nhưng mọi chuyện bế tắc, họ rủ nhau ra rẫy uống thuốc tự tử. Trước khi uống, họ đã để lại lá thư với nội dung xin lỗi người thân vì đã bất hiếu.
Kết cục, một cô không qua khỏi, một cô đang trong tình trạng nguy kịch. Nhưng đáng sợ nhất là bà nội của cô đã chết nói với báo chí: "Uống thuốc vào, cha mẹ nó cũng phải tốn tiền chạy chữa, mất còn nhiều hơn khoản tiền nợ, hai đứa nó dại quá!". Cái câu nói tưởng chừng như vô tâm và có chút gì đó độc địa khi so sánh khoản tiền nộp phạt với khoản tiền chạy chữa, cứu lấy sinh mạng đứa cháu của người bà, nếu ngẫm, sẽ thấy đau đớn khó mà nói cho trọn.
Cũng bởi cái nghèo, người bà đã rơi vào một khủng hoảng tâm lý khác, vừa đau đớn vì mất đứa cháu, vừa đau đớn vì đã tốn khoản tiền chạy chữa cho cháu, không thành công, mất cháu nhưng khoản tiền đóng phạt 2,5 triệu cho công an giao thông để lấy chiếc xe trả cho hàng xóm vẫn phải đóng. Mọi sự khủng hoảng, khốn cùng đã bật thành câu nói hết sức phũ phàng và đau đớn của người bà. Do đâu mà nên cớ sự như vậy? Do quá nghèo? Do sự lạc hậu? Do sự lãnh cảm cũng như tính vòi vĩnh của công an giao thông? Nếu như có tiền, hai em bé kia có cần mượn xe để đi? Và nếu có tiền, biết lót tay, hai cô gái có phải dẫn đến kết thúc bi thảm như vậy? Dường như do mọi yếu tố đã đặt trong câu hỏi tạo ra kết cục trên!
Nhưng do đâu mà có mọi tình huống đó? Câu hỏi này vô hình trung dẫn đến câu chuyện thứ hai, chuyện về cậu bé học sinh trung học phổ thông, trên đường đi học về đã bị một người lớn tuổi ngã xe vào xe của cậu tại ngã tư. Thấy người lớn nằm bất động, cậu đã gọi xe taxi đến đưa đi cấp cứu. Và kết cục của câu chuyện, cậu bị công an thi hành án đưa xe chở tù nhân đến tận trường, bắt bỏ vào xe, nhốt tù. Mãi đến 52 ngày sau, khi người ta trưng ra đủ các bằng chứng vô tội của cậu bé, chứng minh người bị ngã xe do tai biến, đột quị, sự đụng chạm vào cậu chỉ là chuyện ngẫu nhiên thì tòa án mới làm động tác "xin lại hồ sơ giám định y tế bởi nó đã thất lạc"!
Cách làm việc hết sức ầu ơ của tòa án trước mạng người đã chết và tương lai người còn sống cho thấy vấn đề nhân tính đã khủng hoảng trầm trọng. Và có một điều lạ là tại sao Sở Y tế gửi công văn giám định y tế đến tòa án, khi nhận, đương nhiên phải có người ký nhận và bàn giao cho người có quyền hạn để từ đó lấy làm cơ sở mà thẩm định, kết luận. Nhưng công văn bị mất và mọi chuyện vẫn cứ "y án", cậu học sinh vẫn bị nhốt tù trong sự ấm ức?
Điều này không cần bàn thêm về vấn đề hồ sơ, công văn có liên quan đến vụ án, bởi tòa án Việt Nam thì miễn bàn về chuyện này và ai cũng thừa biết bản chất của nó. Cũng như không cần bàn thêm về những phi vụ mờ ám đằng sau phiên tòa, có thể là gia đình người bị chết đi đêm với quan tòa, cũng có thể vì thương con, gia đình cậu bé đã đi đêm với ngành công an để bằng mọi giá lấy chứng cứ hoặc là công bằng (nếu cậu bé không có tội) hoặc là đổi trắng thay đen. Nhưng nếu có chăng như vậy, nó cần được bạch hóa tại tòa. Đằng này một cơ quan thực thi công lý lại làm những chuyện hết sức phi lý là do đâu?
Câu hỏi này cũng nhắc người ta nghĩ đến hàng chục ngàn sinh viên đại học luật tốt nghiệp xong phải vác đơn đi xin xỏ, nịnh nọt các quan tòa để được nhận vào làm việc. Và đương nhiên những trí thức (mặc dù rất hỏng trong quá trình đào tạo đại học xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn tốt hơn nhiều các quan tòa) này phải vào làm thuộc cấp của các quan tòa không biết gì về luật, không có năng lực, thậm chí học chuyên tu từ cấp hai cho đến đại học, đầu óc đặc sệt mưu toan tham nhũng, móc ngoặc, bòn rút, hối lộ nhưng lại không có tri thức tác nghiệp cũng như không có phẩm hạnh tương ứng cúa chức vụ đang nắm.
Và với một hệ thống như vậy, chắc chắn đó sẽ là nơi dung dưỡng của tội lỗi, sự áp phe, ép chế và tội ác. Bởi nó được sinh ra từ một hệ thống tội ác, giả đối và lấp liếm và cố chấp.
Nhưng cũng may, khi được hỏi nếu lần sau gặp lại một lần nữa trường hợp người ta ngã giữa đường, cậu có còn giúp đỡ. Cậu bé vẫn thản nhiên trả lời: Vẫn cứ giúp đỡ như thường! Câu nói của câu bé và hệ thống ứng xử của bộ máy cầm quyền như một bài toán mà ở đó, đáp án của nó là phải loại bỏ những thứ đã hết xài được để thay thế bằng cái mới giàu nhân cảm và vị tha hơn, không thối nát và không ích kỉ, nhỏ nhen  như đang thấy. Chỉ có như thế mới hy vọng đất nước này tiến bộ, quật cường!

Tác Giả: VietTuSaiGon – RFA








Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên