Powered By Blogger





Wednesday 31 December 2014

Mỹ - phương Tây sập “bẫy vàng” của Nga?








Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, để khuất phục Nga, Mỹ và phương Tây tiến hành một cuộc chiến tiền tệ hòng làm sụp đổ nền kinh tế Nga bằng đòn USD-dầu mỏ. Đó là dùng sức mạnh toàn cầu của đồng USD kết hợp cùng những “cá mập tài chính” làm mất giá đồng Ruble, đồng thời giảm giá dầu tối đa để đánh vào nguồn ngân sách chính của doanh thu xuất khẩu và nguồn chính bổ sung vàng dự trữ của Nga.

Phải công nhận, đây là đòn hiểm, miếng võ “gia truyền” của Mỹ-phương Tây. Nói là “gia truyền” vì trước đây chính quyền của Tổng thống R.Reagan đã dùng và đã có hiệu nghiệm lớn khi hạ “knock out” Liên Xô, không những thế, sức mạnh và nguy hiểm của nó ngày nay còn khủng khiếp hơn khi đồng USD của Mỹ đang trở thành chúa tể thế giới và trong bản thân nước Nga đang tồn tại những “cá mập tài chính”.

Hiệu quả của đòn đánh bất ngờ này là sự thảm bại thê thảm của đồng ruble Nga. Ngày 16/12 được coi là “ngày thứ 3 đen tối” khi đồng Ruble giảm tới 10% và khiến Ngân hàng trung ương Nga quyết định tăng ngay lãi suất lên đến 17%/năm nhưng vẫn không ngăn được tình trang mất kiểm soát. Cùng với giá dầu giảm kỷ lục, đã khiến cho giới quan sát cảm nhận được khủng hoảng kinh tế Nga đến hồi trầm trọng.

Tuy nhiên, ngày 18/12, Putin trong cuộc họp với hơn 1200 phóng viên báo chí vẫn tươi cười và cho rằng: “Nền kinh tế Nga như hiện nay thì chỉ chừng 25-30% là do Mỹ-EU cấm vận và giá dầu giảm”. Vậy còn 70% là tại đâu? Có liên quan gì đến “những cá mập tài chính”?


1- Doanh vụ chưa từng có trong lịch sử thị trường tài chính (!)


“Trước đây, một phần cổ phiếu của các công ty năng lượng thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài (người Mỹ và EU) - điều này có nghĩa rằng gần một nửa doanh thu không rơi vào ngân khố Nga mà vào các tài khoản những “cá mập tài chính" của châu Âu, Mỹ.

Khi Mỹ-phương Tây ra đòn, đồng ruble bất ngờ giảm sút, nhưng ngân hàng trung ương không làm gì được để duy trì tỷ giá đồng ruble, xuất hiện những tin đồn đại rằng Nga không có dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá đồng ruble.

Những tin đồn này và tuyên bố của Putin rằng ông sẵn sàng và sẽ bảo vệ người dân sử dụng tiếng Nga ở Ucraina đã đưa đến sự giảm sút lớn giá cổ phần của các công ty năng lượng Nga và "những cá mập tài chính" bắt đầu bán cổ phần khi chúng hoàn toàn chưa mất giá trị thực.

Putin đã chờ suốt một tuần, và khi giá đã sụt dưới ngưỡng, ông đã bất ngờ ra lệnh lập tức mua sạch tất cả các cổ phần của cả người Mỹ và người châu Âu. Khi "những cá mập tài chính" nhận thức được rằng họ bị đánh lừa thì đã muộn, các cổ phần đã nằm trong tay Nga và bây giờ Nga kiếm được hơn 20 tỷ dollars.

Nhưng vấn đề quan trọng hơn nhiều 20 tỷ dollars là người Nga đã lấy lại hơn 30% cổ phần, làm chủ hoàn toàn các công ty của mình và bây giờ doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ không chạy ra nước ngoài, mà sẽ ở lại Nga, giá trị đồng ruble tự thân tăng lên và không cần chi dự trữ vàng ngoại tệ để duy trì nó, còn những "cá mập tài chính" của châu Âu, chỉ trong vài phút họ đã bị mua sạch các cổ phần và không còn doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt”. (theo Kichbu)

Một doanh vụ siêu kinh điển như…trong phim Mỹ, khiến chúng ta chưa tin đó là sự thật. Tuy nhiên, doanh vụ tiếp theo của Nga sau đây là hiện thực.

2- Dùng vàng để triệt tiêu sự thống trị của dollars

Trong thế giới tài chính, vàng được coi như antidoollars (kháng dollars), nghĩa là trong giao dịch, dự trữ ngân khố thì chỉ có vàng mới có giá trị thách thức được sức mạnh của dollars. Vàng, có thể và duy nhất hiện nay, thay thế được dollars để trở thành phương tiện thanh toán cuối cùng và tích lũy tài sản.

Nhưng là quốc gia bá chủ thế giới, Mỹ buộc thế giới phải coi tờ dollars của Mỹ là thứ giao dịch mạnh nhất, có giá trị nhất và thực tế, với một nền kinh tế hàng đầu thế giới, dollars của Mỹ có sức mạnh như hiện nay là tất yếu. Và đương nhiên, để bảo vệ quyền thống trị của dollars trên thị trường tiền tệ toàn cầu, Mỹ có những chính sách, luật, để “đàn áp” buộc giá trị vàng phụ thuộc vào dollars tức phụ thuộc vào sự điều chỉnh của Mỹ.
Năm 1971, Tổng thống Mỹ R.Nixon ra lệnh đóng “cửa sổ vàng”, chấm dứt việc trao đổi tự do vàng với dollars.

Năm 2014 khủng hoảng Ukraine, Mỹ-phương Tây, bằng các nổ lực và nguồn lực của mình đã can thiệp vào giá dầu và vàng để làm tăng sức mạnh của dollars nhằm đánh sập nền kinh tế Nga. Tổng thống Nga V. Putin lập tức mở “cửa sổ vàng” bắt đầu trao đổi tự do giữa vàng và dollars mà không cần “xin phép Mỹ”.

Thứ nhất, về xuất khẩu. Nga không coi dollars là phương tiện thanh toán cuối cùng, không coi dollars là nguồn tích lũy chính mà thay vào đó là VÀNG. Tiền dollars thu được từ bán dầu, khí đốt…cho phương Tây đều được Nga quy ra vàng và biến thành vàng ngay và luôn.

Điều thú vị, trớ trêu ở đây là Mỹ-phương Tây mua hàng của Nga phải thanh toán bằng dollars, mà giá trị thực của dollars đã được Mỹ-phương Tây đẩy lên cao để giảm giá dầu và vàng (giả tạo), trong khi đó, Nga thì sử dụng tiền dollars thu được này để mua ngay vàng với cái giá thấp giả tạo đó. Rốt cuộc, “Nga đã đưa Mỹ-phương Tây vào vị trí của một con rắn, mạnh mẽ và siêng năng nuốt đuôi của chính mình”. Đây là lời bình mà tôi cho rằng hay nhất trong năm bởi Golbal Research thay vì như “tự ghè đá vào chân mình”, “gậy ông lại đập lưng ông”…

Chúng ta còn nhớ, vào những năm 70-80, Nhật đã mua rất nhiều tài sản ở Mỹ, kể cả trái phiếu chính phủ, vì Nhật có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ giống như Trung Quốc bây giờ. Thế rồi năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã trắng trợn “quịt” 50% số nợ với Nhật.

Mỹ tuy chưa làm được điều này với Trung Quốc nhưng hơn 3000 tỷ dollars trái phiếu sẽ bị FED thao tác “bốc hơi” lúc nào là chuyện dễ như trở bàn tay. Trung Quốc thừa biết nhưng vì mục tiêu tăng trưởng nên buộc phải chấp nhận “lót tay”, chấp nhận có thể bị “quỵt nợ” ,“cố đấm ăn xôi”mà thôi.

Rõ ràng là Trung Quốc và Nhật Bản đã đem của cải, tài nguyên của mình đổi lấy những tờ dollars của Mỹ, do Mỹ in và phát hành, nhưng Nga thì không, Nga đem những thứ đó để đổi lấy vàng. Đây là những con số nói lên tất cả: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết dự trữ vàng của Liên bang Nga trong tháng 11 năm nay đã tăng thêm 19 tấn, đạt con số 1.187,5 tấn. Đây là chỉ số dự trữ vàng cao nhất của nước này trong 20 năm qua. Nga đã nhập khẩu vàng suốt 8 tháng nay để tận dụng mức giá thấp. Trong quý 3 năm nay, khi giá vàng đã giảm 1,9%, tất cả ngân hàng trên thế giới mua vào 93 tấn thì Nga chiếm một con số kinh ngạc là 55 tấn.

Thứ hai là về thanh toán nhập khẩu. Nga tuyên bố thanh toán bằng vàng được quy đổi theo dollars. Tuyên bố này gửi đến các nước BRICS và Trung Quốc hưởng ứng nhiệt liệt. Ngoài ra, Trung Quốc còn tuyên bố “Dừng việc tăng dự trữ quốc gia bằng đồng dollars”. Điều này có nghĩa là cũng như Nga, vẫn chấp nhận lấy dollars làm phương tiện trung gian thanh toán hàng hóa, nhưng sau đó sẽ loại bỏ nó bằng một thứ khác trong cơ cấu dự trữ quốc gia.

Có thể nói quan hệ Nga-Trung được coi là thành công nhất trong vụ hạn chế, tiến tới triệt tiêu sự bá chủ của đồng dollars mà Trung Quốc ấp ủ từ lâu. Hàng hóa của Trung Quốc và năng lượng của Nga được thanh toán cuối cùng bằng vàng. Trong cuộc chơi này, trong rổ tiền tiền tệ của nhóm nước BRICS sẽ không có sự xuất hiện của đồng dollars.

Châu Âu phải mua năng lượng của Nga bằng vàng và mua hàng hóa của Trung Quốc cũng phải bằng vàng và chắc chắn lúc đó vàng từ nguồn dự trữ của phương Tây sẽ chảy vào kho của các quốc gia BRICS, những quốc gia mà họ không dùng đồng dollars làm phương tiện thanh toán cuối cùng.

Vàng không dễ sản xuất như in ấn dollars, với sự giảm mạnh lượng dự trữ vàng hiện nay, phương Tây chỉ có thể chờ ngày dollars rời khỏi vũ đài lịch sử khi nó không còn là một phương tiện thanh toán, dự trữ cuối cùng cho các quốc gia trên thế giới. Những gì Nga và Trung Quốc đang làm cùng các nước BRICS đã thực sự thay đổi dần vị thế, vai trò của đồng dollars trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất, Liên Xô lúc đó, đã bán vàng trong kho của mình. Kết quả là Liên Xô bị tan rã. Mỹ-phương Tây lên ngôi, đồng dollars đã trở thành chúa tể thế giới.

Còn bây giờ, khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất thì Nga lại mua vàng nhập vào kho của mình. Kết quả sẽ ra sao? Đó sẽ là sự sụp đổ sự bá quyền của dollars-dầu lửa, mô hình thống trị thế giới của Mỹ-phương Tây?

Mỹ và phương Tây sẽ làm gì? Theo truyền thống, để loại bỏ mối đe dọa quyền bá chủ và lợi ích quốc gia, Mỹ-phương Tây sẽ tiến hành lật đổ chế độ Nga-Putin (cách mạng màu) hoặc tấn công bằng quân sự vào Nga, nhưng cả hai cách này xem ra đều không thể.

Mỹ-phương Tây đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng và tuyệt vọng trong “cái bẫy vàng” tiền tệ của Putin sau khi đã quá hiểu quy tắc vàng: “Ai có nhiều vàng ra những quy định” và chưa biết làm gì để thoát ra.

 Đã đến thời dollars phải chia sẻ quyền lực?



Theo: Tiền Phong





Hà nội Sài Gòn trong thời khắc chuyển giao năm mới






Trong thời khắc chuyển giao, không khí tại Hà Nội và Sài Gòn càng trở nên náo nhiệt hơn mới màn đếm ngược và pháo hoa rực rỡ.







Vietnam - Looking into the Past






Tờ businessinsider.com dẫn bộ ảnh của nhà nhiếp ảnh Khánh Hmoong cho thấy sự "pha trộn" hoàn hảo giữa quá khứ và hiện tại một cách rất bất ngờ các khung cảnh Việt Nam. Bộ ảnh cho chúng ta một cái nhìn độc đáo về quá khứ và hiện tại của Việt Nam tại cùng một thời điểm. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng



Ngã tư Nhà Thờ-Độc Lập (nay là Lê Thành Phương-Thông Nhất), Nha Trang khoảng những năm 1966-68

Trường Gia Long khoảng năm 1965-66, nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai
Chợ Bình Tây (Chợ Lớn) xưa & nay

 KTX 135 Trần Hưng Đạo năm 1966 bị phá hủy mấy tầng dưới do bom đạn
Ga Đà Lạt năm '48
Nha Địa dư Quốc gia, Đà Lạt năm '40
Tượng Phật Trắng Nha Trang, 9/1966
Ấp Trường Tây (xóm Chụt) năm 1968. Ảnh gốc được chụp bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Alfred Eisenstaedt 
Chùa Cầu, Hội An xưa
Hội An xưa & nay 
Cửa Hiển Nhơn, Huế những năm '20
Thành nội Huế những năm '20
Vệ binh Huế xưa
Trường Thái Nguyên, Nha Trang những năm '60, khi còn là trường Nữ sinh trung học
Ngã tư Thống Nhất - Lê Thành Phương, Nha Trang 1967
Viện Pasteur, Nha Trang những năm '60
Nhà khách T78 Trần Phú những năm '60
Cầu Long Hồ, Cam Ranh 1967-68
Mã binh Huế
 Caravelle Hotel 1966 & nay
Majestic Hotel năm 1966 & nay
Continental Palace năm 1950 & nay
Tòa Đô Chánh những năm '60, nay là UBND Tp.HCM
Chợ Bến Thành, 1922
Đường Phan Bội Châu, Nha Trang khoảng những năm '60
Ngã ba Hai Bà Trưng - Phan Bội Châu, Nha Trang những năm 60
Xe tăng của Cách Mạng ủi tung cửa Dinh Thống Nhất, Sài Gòn ngày 30/4/1975
Niềm vui chiến thắng, Sài Gòn 30/4/1975
Sài Gòn, năm 1969 & nay
Hồ Xuân Hương, đoạn Thủy Tạ, Đà Lạt thập niên 50
Trường Lyceé Yersin năm 1948, nay là Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Sân trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt năm 1948
Sinh viên ngoại quốc trong sân trường CĐSP Đà Lạt
Nhà thờ Đức Bà năm 1890 (khi chưa có 2 chóp mái)
Bưu điện Trung tâm Thành Phố


Tuesday 30 December 2014

Khi tuổi trẻ không còn là tuổi trẻ





Thế hệ bi đánh mất.

Khi tuổi trẻ bị đánh cắp


“Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon. Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao? Tại vì họ đã nhầm, một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

Tôi thất vọng vô cùng khi về lại Việt Nam và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình… già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa.”

— Alan Phan

Trong khi Alan Phan cho rằng tuổi trẻ của chúng ta già nua thì tôi lại không nghĩ vậy, thậm chí là hoàn toàn ngược lại, tôi cho rằng, tuổi trẻ Việt Nam ta không già, mà là quá trẻ, trẻ tới mức không thể trưởng thành, không muốn trưởng thành và làm mọi cách để từ chối việc trưởng thành. Tuổi trẻ của chúng ta – tất nhiên không phải là tất cả – gần như dành trọn thời gian của mình chỉ để vui chơi, những thú vui phù phiếm, chỉ lo chuyện ăn cho ngon, mặc cho đẹp, mua sắm cho nhiều, thật nhiều đồ chơi càng tốt. Đồ chơi của tuổi trẻ thì thật tốn kém, xe cộ, điện thoại, đồ công nghệ, hàng hiệu…

Tuổi trẻ của chúng ta không muốn và từ chối việc tự lập, muốn được sống trong gia đình êm ấm thật lâu, lâu mãi mãi. Việc tự lập tự nhiên trở nên sao quá khó khăn giống như một trận tử chiến vậy. Mọi người chắc chẳng lạ gì những hình ảnh: Những thanh thiếu niên được cha mẹ chăm nuôi như những đứa trẻ nên ba dù họ đã qua cái tuổi ấy vài chục năm rồi. Những thanh niên đợi ba mẹ cơm bưng nước rót, quần áo mang đến tay, xin việc cho tới chân và lo cho họ từ đôi vớ đến cái áo mưa mỗi khi ra đường.

Những hình ảnh đó, sao mà đáng buồn. Tuổi trẻ của chúng ta cứ như những cây tầm gửi, sống bám vào gia đình, vào xã hội, chẳng chịu tạo ra giá trị gì, chẳng chịu tư duy, sáng tạo và sản xuất, chỉ thích ăn và chơi, hưởng thụ và được hầu hạ. Tuổi trẻ chúng ta sao không chỉ không trở thành đòn bẩy mà thậm chí còn đang trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Thử hỏi có đáng buồn không?

Alan thất vọng khi tuổi trẻ Việt Nam như ông già, tôi thì thất vọng khi tuổi trẻ Việt Nam toàn là con nít, gần như đụng cái gì cũng không biết, không thể quyết định, không thể này, không thể kia, sợ hãi này, lo lắng nọ. Văn hóa, nếp sống, tư duy của chúng ta đã khiến cho bao thế hệ trẻ ném bay tuổi trẻ của mình vào sọt rác không hề thương tiếc như thế. Một lần nữa, thử hỏi có đáng buồn hay không?

Chung quy thì, dù quá già hay quá trẻ cũng vậy thôi, dường như thế hệ trẻ của chúng ta cũng đang tự đánh mất mình, đánh mất cái thời tươi đẹp nhất của cuộc đời mình. Hoặc là, chúng ta không đánh mất, nhưng, tuổi trẻ của chúng ta đang bị ai đó trộm đi.

“Tình yêu” khiến tuổi trẻ chúng ta chết dần

Ai ăn trộm tuổi trẻ của chúng ta: văn hóa, truyền thống, giáo dục, tư duy, truyền thông? Tất cả những thứ đó chính là một phần nguyên nhân gián tiếp khiến cho tuổi trẻ của chúng ta chậm tiến, ù lì, thụ động và đi sau thời đại như hiện nay. Nhưng, còn một lý do to bự không thể không nhắc tới, chính là yếu tố gia đình, mà cụ thể hơn, chính là những bậc phụ huynh thân yêu, là những người trực tiếp lấy trộm đi tuổi trẻ của chúng ta, một cách không thương tiếc nhưng họ sẽ chẳng bao giờ chịu thừa nhận cả.

Phụ huynh lấy trộm đi những gì tuổi trẻ đáng được hưởng, lấy trộm của con cái những năm tháng tuổi thơ đầy ắp tiếng cười bên bè bạn, bên những trò vui chơi dân gian. Và nhồi vào đó những buổi học lê thê trường kỳ từ sáng sớm tới tối mịt, hết học thêm lại học kèm, hết học chính lại học phụ. Nhìn thế hệ thiếu nhi bây giờ bị bắt học quá nhiều thứ mà tôi cảm thấy mình thật may mắn làm sao khi được trải qua một tuổi thơ đúng nghĩa, đầy ắp tiếng cười và những trò vui một thời ngây dại.

Phụ huynh lấy trộm đi khả năng tự lập của chúng ta

Tôi thường thấy mọi phụ huynh đều hối hả vội vàng chạy đến bên đỡ con mình dậy khi chúng vấp ngã, dù cho cú ngã rất nhẹ nhàng.

Tôi thường thấy những người mẹ bón cơm cho con dù đứa trẻ đã đi học tới lớp 1, mặc cho chúng từng cái áo cái quần, luôn đeo giúp cái cặp sách hay balo dù chúng dư sức làm việc đó.

Tôi đã thấy người mẹ quỳ trên sàn xỏ giày cho cậu con trai lớn tướng đã học tới cấp 2.

Tôi đã thấy những người mẹ lấy cho cậu con trai lớn tướng của mình từ đôi vớ, cái áo mưa mỗi khi cậu ra ngoài, miệng không ngừng dặn dò những việc cỏn con như thể cậu ấy đang ra mặt trận.

Tôi đã thấy những người mẹ nhất định không cho con mình làm việc nhà, dù nấu cơm hay rửa chén, tất cả cứ để đó cho mẹ. Và chẳng ngạc nhiên, những người con này luôn luôn tự hào, sau tự hào là tỏ lòng yêu thương mẹ, và tất nhiên, sau yêu thương là nghe lời mẹ dặn, không cần làm gì hết.

Tôi đã chứng kiến những bậc cha mẹ kiên quyết bắt con mình phải mua chiếc áo này, phải đăng kí vô trường nọ, phải theo ngành này, phải làm việc nơi kia

Khủng khiếp hơn nữa, tôi còn biết những phụ huynh còn muốn can thiệp tới cả việc kết hôn và sinh con đẻ cái của các con nữa, rồi can thiệp tới từng quyết định nhỏ nhất trong gia đình riêng của con cái… Rất rất nhiều những trường hợp như thế. Và phần lớn, những đứa con chỉ lẳng lặng nghe lời, ý kiến của chúng, kế hoạch của chúng chẳng có kí lô trọng lượng nào trong mắt cha mẹ cả.

Rốt cuộc, tuổi trẻ Việt Nam không phải không có chính kiến, chỉ là chính kiến của họ hoàn toàn bị lờ di, bị cười nhạo và thậm chí là bị đè bẹp không hề thương tiếc. Bởi ai, bởi văn hóa và truyền thống ư? Không, đó chỉ là gián tiếp, mà trực tiếp, bởi chính bậc cha mẹ của mình. Họ đã công khai đánh cắp sự tự lập của thế hệ trẻ Việt Nam như thế.

Phụ huynh lấy trộm cả ước mơ của chúng ta và nhồi lại vào đó ước mơ của chính họ

Ngày xưa với nỗi lo chiến tranh, nghèo khó, các phụ huynh không thể lo gì khác ngoài nỗi lo cơm áo gạo tiền và mạng sống. Họ bị cuốn đi mà không thể sống với ước mơ, nguyện vọng của mình dù chỉ một ngày. Năm tháng qua đi, nỗi lo cơm áo được xua tan, nhưng nỗi buồn về ước mơ còn dang dở khi xưa khiến họ không thể nào sống vui vẻ được. Và thế là, họ bắt con cái đi theo những ước mơ khi xưa còn dang dở của chính mình. Với ước mong qua đó họ sẽ được sống lại với ước mơ. Một bậc phụ huynh dang dở giấc mộng làm bác sĩ sẽ có khuynh hướng bắt con mình theo ngành bác sĩ, dù nó có muốn hay không. Một người mẹ ngày xưa lấy phải một ông chồng nghèo khổ, sống cuộc đời nghèo khổ nhất định sẽ ngăn cản con mình việc yêu thương những người nghèo khổ khác. Kinh điển nhất, những bậc phụ huynh chân lấm tay bùn với giấc mộng về một công việc làm công ăn lương nhàn hạ nhất định sẽ phản đối tới cùng ước mơ phục vụ ngành nông nghiệp của cậu con trai… Tất nhiên, họ có lý do của họ và ta không thể trách được, nhưng vẫn cảm thấy buồn, làm sao để cho họ hiểu và tôn trọng quyết định của ta?

Tôi đồ rằng, nếu như hiện tại, giấc mộng công nhân viên chức – làm công ăn lương của các bậc phụ huynh ngăn cản khao khát kinh doanh, lập nghiệp của các bạn trẻ thì, tương lai, những bạn trẻ này khi làm phụ huynh, nhất định sẽ muốn con cái mình theo nghiệp kinh doanh và o ép chúng đi vào con đường đó, vì đó là con đường ngày xưa ta đã chọn mà không được thực hiện, ta cho nó là đúng, là hay, và rồi ta lại sẽ phản đối ngay cái ý tưởng được làm việc trong môi trường nghệ thuật hay tu hành của con cái mình. Có thể lắm chứ, cha mẹ nào mà không muốn con mình ngoan ngoãn, vâng lời. Con cái nào mà không muốn được mang tiếng là có hiếu. Thế rồi những tính từ đó đã hoàn toàn làm chủ cuộc sống của ta, không cho phép ta được sống cuộc sống của mình nữa. Trong 1000 lời cầu nguyện cha mẹ dành cho con cái, tôi nghĩ chắc có đến 999 lời cầu nguyện con cái nghe lời mình. Vâng, các phụ huynh ít khi cầu cho con cái đạt được ước mơ của mình, được hạnh phúc hay có ích cho đời. Các bậc phụ huynh chỉ cầu cho con cái ngoan ngoãn nghe lời mình là đủ.

Tình yêu thương các phụ huynh dành cho con cái mình, là vô bờ bến, vô điều kiện và bất khả dừng. Nhưng cũng chính tình yêu đó, lại đang kềm hãm sự bùng nổ của thế hệ trẻ, chính tình yêu đó đang cố kiểm soát cuộc sống của chúng ta, khả năng của chúng ta, tương lai và sau cùng là cả cuộc đời ta. Một thứ tình yêu to lớn nhưng chưa đạt tầm vĩ đại. Chưa thể vĩ đại vì nó vẫn còn mang đậm tính ích kỉ cá nhân, không thực sự vì con cái như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ.

Hãy mạnh mẽ giành lại tuổi trẻ đi thôi

Còn các bạn trẻ, nếu như các bạn muốn sống đúng với ý nghĩa của từ tuổi trẻ, thì, trước tiên, các bạn phải học tính tự lập. Đừng tự hào vì được ba mẹ lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, từng cái vớ, cái lược đến cái quần con. Đừng huênh hoang vì gia đình có điều kiện hơn người. Đừng tự đắc vì đã có sẵn một vị trí công việc được lo lót, vì một vài căn nhà, sổ tiết kiệm đứng sẵn tên… Tuổi trẻ của bạn, phải ý nghĩa hơn những thứ đó. Giá trị của bản thân mỗi người, là từ những gì chính họ tạo ra cho mình, cho đời. Hãy luôn tâm niệm điều đó.

Với những bạn trẻ gia đình không có điều kiện, hay thậm chí là thua kém bạn bè, hãy ngừng ngay than vãn, hãy ngừng ngay oán trách. Và hãy mau tìm cách đưa bản thân và gia đình thoát khỏi những điều kiện xấu đó. Hãy nhận trách nhiệm về phần mình và tìm mọi cách để hoàn thành trách nhiệm, có thế tuổi trẻ mới không bị phí hoài.

Đặc biệt, nếu như bạn có một ước mơ, một hoài bão, một kế hoạch. Mà kế hoạch đang bị cản trở bởi chính phụ huynh của mình. Hãy tìm cách thuyết phục họ, bằng những quan niệm thời đại và nhất là bằng chính những hành động thiết thực của bản thân. Hãy tỏ cho phụ huynh thấy bạn là người trách nhiệm, là người tự lập. Đôi lúc bạn cũng cần mạnh mẽ để giành lấy tuổi trẻ cho chính mình, nhưng hãy cam kết làm mọi thứ chứng minh cho phụ huynh thấy rằng bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm về nó. Bạn làm được không?

Tuổi trẻ không chỉ là trẻ tuổi

Tuổi trẻ là phải xông pha, phải thử nghiệm, phải sáng tạo và sống hết mình với những đam mê, nhiệt huyết. Nhưng chính các phụ huynh bằng tình yêu, trên danh nghĩa tình yêu, đã lấy cắp tuổi trẻ của chúng ta như thế. Và chúng ta, hãy đứng lên, dành lại tuổi trẻ cho chính mình. Đi đến nơi cần đi, làm những việc cần làm, chứng tỏ những giá trị của chính bản thân mình thay vì trở thành giá trị mà các phụ huynh mong muốn. Hoặc, nếu có thể dung hòa được giá trị của cả hai bên, là tốt nhất.

Tất nhiên, tôi viết những điều này không phải vì xem thường hay phủ nhận tình yêu thương của các bậc cha mẹ dành cho con cái. Tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng, tuổi trẻ Việt Nam trở nên thụ động, yếu ớt, lệ thuộc như ngày hôm nay. Chính các bậc phụ huynh phải nhận một phần trách nhiệm. Qua đó, ước ao sao họ có thể gỡ bỏ bớt những thành kiến và tư duy cũ kĩ của những thời đại trước, đừng áp nó lên con cái mình quá nhiều như hiện nay nữa.

Nếu bạn có một gia đình tư tưởng thoáng đạt với cha mẹ tâm lý, chỉ định hướng chứ không áp đặt. Một gia đình cho phép và tạo điều kiện cho bạn làm điều mình muốn, như cha mẹ tôi, thì bạn và tôi, chúng ta đang là những người cực kỳ may mắn. Vì còn biết bao nhiêu bạn trẻ ngoài kia, đang phải ngày ngày lầm lũi đi trên những con đường họ không hề chọn, làm những việc họ không hề muốn làm, mỗi ngày, mỗi ngày, chỉ để làm vui lòng các bậc phụ huynh. Sự thật là rất rất nhiều những người xung quanh chúng ta đáng phải sống như thế. Thật phí hoài tuổi trẻ. Thật đáng tiếc.

Thôi không than nữa, hãy mau tìm cách đi, tìm cách giành tuổi trẻ lại cho chính mình.



Phi Tuyết – Triết Học Đường Phố 




Tổng hợp những phát ngôn ấn tượng từ nghị trường








1- “Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ. Không nhẽ cứ để mãi như vậy, mai kia người ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết. Thế đâu có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi. Một bầy sâu là chết cái đất nước này!”

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

2- “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”- 

GSTS. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

3- Việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam là thể hiện tình cảm “yêu cho đòn cho vọt”

Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Nguyễn Duy Chiến.

4- “Dân có vàng thì dân giàu, mà nhà nước giữ vàng (của dân) thì nước sẽ mạnh”- 

Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.

5- “Biểu tình là ô danh… Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.

6- Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm: Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

7- “Có thể nói kỳ họp nào chính phủ cũng báo cáo một bản báo cáo hết sức hoành tráng và có sức thuyết phục… Tình hình biển Đông diễn biến phức tạp. Quần đảo Trường Sa bây giờ do Trung Quốc chiếm… Làm sao để nhiệm kỳ này cố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Bá Thuyền.

8- “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa …”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

9- “Tôi chỉ thực hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ thể vì sao cần có luật nhà văn (nhà thơ) thì tôi cũng… chưa nghĩ ra!”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Hồng, người đề xuất ban hành luật nhà thơ (nhà văn).

10- “Tôi vinh dự được Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương cho thôi chức danh Bộ trưởng khi tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của toàn ngành Thông tin và Truyền thông dành cho tôi đang ở đỉnh cao (93%)”- Lê Doãn Hợp, cựu Bộ trưởng TTTT.

11. “Tự do cái con c…!”- Phát ngôn kinh động gây phẫn uất dư luận của Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3, TP HCM khi thấy bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của blogger Điếu Cày và con trai mặc áo có hàng chữ “tự do cho những người yêu nước” trên ngực.

12.”Một số người trung thực đã quyết định không vào đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo đảng nữa. Thế là đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn”- Nhà văn Vũ Tú Nam.

13. “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái không biết lùi, và xe hỏng phanh… chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”- Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.

14.  Thưa các đ/c, có ý kiến đề nghị thu hồi những ô tô mua vượt số tiền qui định, xin thưa, nếu thu hồi thì cả cái bãi sông Hồng cũng không chứa hết.- Ông Nguyễn Sinh Hùng, khi đó đang làm Bộ trưởng Tài chính

15. “Gần suốt cuộc đời tôi theo đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc về văn hóa từ chức.

16.“Nhiều cử tri nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn hối lộ thì cũng ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn?”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

17. “Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích vì sao không kỷ luật bất cứ ai. Ông gọi đây là sự khoan dung theo tinh thần ‘nhân văn Việt Nam’.

18. Tổ quốc XHCN là cái sổ hưu: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu”- Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh, Học viện chính trị Bộ Quốc phòng.

19. Mới mẻ chưa từng có trên thế giới: “Đây là việc vô cùng mới mẻ, nếu chúng ta làm được thì đây là mô hình đánh giá cán bộ rất hiếm có trên thế giới. Nhiều nước cũng có biện pháp đánh giá sự tín nhiệm đối với chính phủ và người đứng đầu chính phủ, nhưng đánh giá tất cả thành viên chính phủ, đánh giá cả chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và tất cả những người đứng đầu cơ quan lập pháp thì phải nói là trên thế giới chưa hề có”- Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đánh giá về chủ trương lấy phiếu tín nhiệm cán bộ quan chức.

20. Trận đánh hay viết thành sách: “Không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách!”- Đại tá giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca nói về cuộc cưỡng chế Tiên Lãng.


10 phát ngôn ấn tượng từ nghị trường

1. Ông Trương Trọng Nghĩa (ĐBQH đoàn Tp.Hồ Chí Minh): Những gì dính đến vốn nhà nước như một cây khế ngọt qua lại và cứ trèo hái như vậy.
2. Ông Nguyễn Bá Thuyền (ĐBQH đoàn Lâm Đồng): Toàn là Đảng viên, cán bộ giữ tài sản sao mất nhiều thế?
3. Ông Đỗ Văn Đương (ĐBQH đoàn Tp.Hồ Chí Minh): Tại sao người tài thì ngày càng ít, còn người ham muốn, lười nhác thì ngày càng nhiều?
4. Ông Vũ Huy Hoàng (bộ trưởng Bộ Công thương, ĐBQH đoàn Lạng Sơn): Ở khá nhiều nơi anh em quản lý thị trường đã phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón.
5. Ông Phạm Vũ Luận (Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ĐBQH đoàn Quảng Trị): Từ trước đến nay Bộ GD-ĐT chưa bao giờ trực tiếp viết SGK mà chỉ tổ chức viết SGK.
6. Bà Phạm Thị Hải Chuyền (bộ trưởng Bộ LĐ, TB – XH): Cất bằng đại học làm công nhân thì cũng là việc làm.
7. Ông Phạm Văn Gòn (ĐBQH đoàn Tp.Hồ Chí Minh): Những người tưng tưng không được cho vào danh sách giới thiệu hoặc ứng cử.
8. Ông sư Thích Thanh Quyết (ĐBQH đoàn Quảng Ninh): Chúng ta phải quyết tâm xây dựng quân đội nước ta mạnh như là quân đội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
9. Ông Phùng Quang Thanh (Đại tướng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ĐHQH đoàn Hưng Yên): Ban soạn thảo rất tâm tư, tôi trình mà Quốc hội không bấm nút hai khoa này không Thiếu tướng thì tôi về thuyết phục anh em rất khó.
10. Ông Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch QH): Nếu sâu bọ lằng nhằng thế này không cách gì phát triển được.
Tác giả: Baron Trịnh 


Hai mươi câu nói ngắn gọn, “sâu sắc” của lãnh đạo Việt Nam


1/ “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

2/ “Ném chuột đừng đánh vỡ bình” – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

3/ “69 năm trước nước ta không có tên trên bản đồ thế giới” – Nguyễn Thiện Nhân

4/ “Đồng bào, nhân dân cả nước, các cơ quan đơn vị đã quen với giá xăng dầu thường xuyên lên xuống” – Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Tài chính.

5/ “Với sự nát bét của ngành y như bây giờ, không có ai làm tốt hơn tôi thời điểm này, nếu các vị chỉ ra ai làm giỏi hơn, tôi sẽ từ chức để họ làm”. – Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế

6/ “Không bắt buộc thi ngoại ngữ là khâu đột phá trong cải cách giáo dục” – Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng giáo dục.

7/ “Đi làm thuê và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao, họ đủ trang trải cho một ngày ăn.” – Giàng Seo Phử, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

8/ “Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới” – Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

9/ “Số bệnh nhân chết trong khi tôi điều trị cũng phải đến… vài chục người” – Đỗ Ngọc Vấn, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Thanh Oai (Hà Nội).

10/ “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!” – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.

11/ “Không phong Tướng, anh em tâm tư” – Đại tướng Phùng Quang Thanh.

12/ “Một bộ phận không nhỏ không biết nằm ở đâu” – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

13/ “Không giáo dục con cháu hát Quốc ca sao đất nước giàu mạnh” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

14/ “Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc… vẫn an toàn” – Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật.

15/ “Chúng tôi mà có con cháu mắc sởi, không bao giờ dại cho vào đây” – Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

16/ “Đường Trường Chinh chỉ… cong mềm mại!” – Phó Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Dương Đức Tuấn.

17/ “Không thể để kinh tế tư nhân làm chủ đạo” – Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc.

18/ “Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền” – PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý.

19/ “Đóng phí là yêu nước” – Đinh La Thăng,Bộ trưởng Bộ GTVT.

20/ “Quyền im lặng” chưa phù hợp ở Việt Nam lúc này?” – ĐBQH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội.

Dương Hoài Linh 





Về chuyến thăm Việt Nam của ông Du Chính Thanh








Chừng hơn một tuần trước đây báo, đài đưa tin: "Theo lời mời của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương TQ sắp sang thăm nước ta, nhưng khi ông ta đến thì tối ngày 26/12 TV lại đưa tin là: "Theo lời mời của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam".


Theo cách đưa tin trên thì ông Du Chính Thanh sang thăm, gặp và làm việc với các nhà lãnh đạo quan trọng Việt Nam là chính: ông Lê Hồng Anh, TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm thực hiện các yêu cầu của TQ là chính, dù trước đó có hội đàm với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức tương đương chỉ là phụ và cho phải phép ngoại giao.

Ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đương khẩn trương chuẩn bị Đại hội XII. Nhân dân Việt Nam bất bình về việc TQ lấp đất đá trong cụm bãi đá Gạc Ma cướp của Việt Nam năm 1988 và sắp hoàn thành một căn cứ quân sự có đường băng, có cảng nổi, uy hiếp quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tổng tham mưu trưởng báo cáo trước Quốc hội cảnh giác đối với mưu đồ chiếm trọn Biển Đông của nhà cầm quyền TQ. Việt Nam tổ chức những cuộc triển lãm đầy đủ tư liệu lịch sử, pháp lý về quyền sở hữu của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, còn đưa ra cả bản đồ cũ của TQ xác định biên giới tận cùng của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Việt Nam đã nộp hồ sơ lên Tòa án trọng tài quốc tế, đề nghị Tòa án trú trọng đến quyền và lợi ích của Việt Nam khi xét xử vụ Philipine kiện TQ. Tòa án, chấp nhận xem xét đề nghị của Việt Nam và cho biết đương xem xét đề nghị của Hà Nội yêu cầu bảo vệ các quyền lợi của họ trong vụ việc. Việt Nam thăm Philipine, quan hệ tốt với Nga, hợp tác đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ. Mỹ đã đồng ý bán vũ khí sát thương cho Việt Nam...

Bối cảnh trên đây thôi thúc nhà cầm quyền TQ phải hành động. Họ cử một Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị sang thăm nhằm thực hiện nhiều mục đích.

Trước hết, thăm dò phương án về đường lối và nhân sự  Đại hội XII của Việt Nam, có cách gợi ý khéo để có đường lối và bố trí nhân sự, nhất là người lãnh đạo chủ chốt hợp với TQ, cảnh giác với Mỹ, đồng thời cũng nói nhỏ với TBT Nguyễn Phú Trọng vốn rất thân TQ ngăn cản bớt những việc làm của phía Việt Nam gây bất lợi cho TQ.

Thứ 2 là: trấn an Việt Nam đối với việc TQ xây dựng căn cứ trên cụm đảo Gạc Ma, nói rằng việc xây dựng công trình là bình thường, vô hại cũng như các nước có liên quan xây dựng công trình trong vùng đó. TQ rất muốn giữ hòa bình trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tôn trọng tự do hàng hải, các vấn đề tranh chấp, thông qua đàm phán song phương từng bước giải quyết.

Ba là: ông Du Chính Thanh phỉnh rằng TQ rất tôn trọng Việt Nam, TQ và Việt Nam "cùng nhau thực hiện 16 chữ và 4 tốt" giữ gìn tình hữu nghị truyền thống nhằm cố níu giữ Việt Nam trong quỹ đạo của TQ.

Trong tiếp xúc và hội kiến cấp cao, hai bên đều chỉ đề cập "hữu nghị", cố tình quên trận chiến đẫm máu tháng 2/1979 mà ông Đặng Tiểu Bình "dạy cho Việt Nam một bài học" và biết bao hành động ác bá của TQ đối với Việt Nam trên biển từ lâu nay.

Ông Du Chính Thanh còn nhắc lại TQ và Việt Nam là hai nước láng giềng anh em, hợp tác với nhau trên mọi mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội. Mỉa mai thay! Trên thực tế thì TQ lũng đoạn thị trường Việt Nam, làm nhiều việc phá hoại kinh tế Việt Nam, chi phối Việt Nam về chính trị, chiếm lĩnh hầu hết các vị trí chiến lược sung yếu, uy hiếp Việt Nam về quân sự, đưa rất nhiều người TQ tự do nhập cảnh, lập nhiều cụm, nhiều xóm người TQ cư trú trái phép.

Gần đây lại có mưu đồ kỳ quặc là đưa 1.000 xe vào "du lịch" nhằm tìm hiểu mọi đường ngang, ngõ tắt của Việt Nam.

Cần tỉnh táo, chớ vội tin vào những lời hữu nghị giả dối, phải xem những việc nhà cầm quyền TQ làm.

Mọi người Việt Nam có lương tri, có lòng yêu nước luôn phải cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính Việt Nam.

Thực hiện dân chủ!

Xiết chặt khối đại đoàn kết các dân tộc!

Mọi quyết định của Đại hội đều vì nước, vì dân Việt Nam không cho thế lực nào chi phối!

Phát huy tình thần tự chủ tự cường!

Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam!


Nguyễn Trọng Vĩnh





Monday 29 December 2014

Những Gì Chờ Đợi Việt Nam ?







Tôi có thói quen hay ghi lại những gì đang lộn xộn trong đầu óc khi chợt thức giữa đêm. Noel 2014 đã qua và New Year 2015 sắp đến, không biết sao tôi lại nhớ đến câu nói này của 2 danh nhân;” Suy tư thường dễ dàng, hành động thường khó khăn, và điều khó khăn nhất thế giới là biến suy tư thành hành động – Thinking is easy, acting is difficult, and to put one’s thought into action is the most difficult thing in the world – J. W. von Goethe.” Rồi ,” Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu – Discipline is the bridge between goals and accomplishment – Jim Rohn” .
Bao nhiêu câu hỏi từ các phóng viên, từ các emails riêng tư của bạn đọc…đều quay quanh chủ đề là theo góc nhìn của Alan, trong năm 2015 và xa hơn, những gì sẽ đến với Việt Nam và các thành phần trong xã hội. Doanh nghiệp nào hay ngành nghề nào hay kênh đầu tư nào sẽ chịu thiệt và ai sẽ hưởng lợi. Hệ thống ngân hàng hay bất động sản có vỡ trận? Kinh tế thế giới sẽ tác động thế nào vào Việt Nam? Vì tôi đã im lặng khá lâu về các vấn đề trên, nên các bạn khuyên là phải “xả bầu tâm sự” vào dịp cuối năm này.
Như thường lệ, xin cảnh báo cùng bạn đọc đây chỉ là một phân tích cá nhân nhiều chủ quan của một nhà kinh doanh và đầu tư, không phải là một nghiên khảo gì sâu sắc theo chuẩn của giới hàn lâm. Tôi hy vọng nếu có sai lầm thì chỉ mình ông già Alan phải trả giá.
Trước hết là xu thế toàn cầu. Vụ giá dầu thô giảm kỷ lục vì đồng Mỹ kim lên giá, vì vài tác nhân địa chính trị cũng như vì luật cung cầu là một thiên nga đen khá bất ngờ trong dự đoán kinh tế cho 2014. Tôi nghĩ rằng tình hình bất ổn từ sự kiện này sẽ tiếp tục diễn biến trong vài năm tới. Dù gây thâm thụt cho ngân sách các quốc gia xuất khẩu dầu, giá dầu thô rẻ sẽ kích thích thêm mãi lực của người tiêu dùng và giữ lạm phát toàn cầu ở mức rất thấp. Tuy nhiên, với những món nợ công và tư thanh toán bằng Mỹ kim, gánh nặng gia tăng trên vốn và lãi có thể cao hơn những lợi ích thu lại từ tiêu dùng.
Về địa chính trị, Mỹ và Tây Âu đang thắng thế trong những tranh chấp với các cường quốc cũ từ khối Cộng Sản. Nga và Trung Quốc dầu có liên minh chặt chẽ cũng không đủ lực để xoay trở thế cờ. Tuy nhiên, với lòng sĩ diện cao độ của 2 ông Putin và Tập Cận Bình, Nga và Trung Quốc có thể khuấy lên những phá rối địa phương, cũng như họp với nhóm Hồi giáo cực đoan để gây thêm bất ổn cho những thăng bằng về quyền lực và đồng Mỹ kim. Mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ vào năm 2016 sẽ tuỳ thuộc nhiều vào các biến động này.
Quay lại Việt Nam, mối đe doạ lớn nhất cho chính quyền là những thành tựu hay thất bại về kinh tế, nhất là việc nâng cao mức thu nhập của đa số người dân. Việc thay đổi cơ chế và tái cấu trúc toàn diện tuy cần thiết nhưng sẽ tiếp tục nằm trên bàn giấy của các quan chức; lý do là có quá nhiều dây mơ rễ má và mâu thuẫn của các thế lực lợi ích, để thay đổi sâu rộng trong việc thực thi bất cứ giải pháp gì về nền kinh tế. Dù được nhiều nhóm tư bản đỏ ủng hộ (hy vọng một chuyển giao tài sản lớn lao như Nga 20 năm trước), việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ vẫn trì trệ vì các phe nhóm đảng không chịu buông.
Do đó, mức thu nhập thực sự của đa số người dân sẽ không thể gia tăng nếu tính theo PPP (parity purchasing power) với tỷ giá đô la sẽ tăng cao ở thị trường tự do. Ngoài ra, vì sự thiếu hụt ngân sách trầm trọng hơn, chính phủ sẽ truy thu tận mức mọi loại thuế phí, tạo thêm gánh nặng đã quá tải cho các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, giới cầm quyền sẽ yên tâm vì hai cột trụ FDI và kiều hối vẫn tăng đều đặn và tiếp tục yểm trợ cho các hoạt động kinh tế chính yếu, nhất là tăng trưởng GDP và dự trữ ngoại hối, ít nhất trên thống kê của chính phủ.
Ngoài ra, mặc cho bao bơm thổi từ PR công và tư, chứng khoán, bất động sản và những hoạt động kinh doanh tư nhân vẫn èo uột và không thể đột phá.  Bài toán nợ xấu sẽ phải đợi vài năm tới khi kinh tế khả quan hơn và chính phủ có đủ phương tiện thanh toán.
Trong khi đó, một thiểu số người giàu và những thành phần hưởng lợi từ FDI và kiều hối sẽ an hưởng nhiều phúc lợi hơn từ thu nhập cao cùng việc giảm phát. Họ gồm các quan chức, những nhân viên và đối tác làm cho doanh nghiệp FDI và các hộ dân có tiếp tế từ nước ngoài. Nhóm quản lý trẻ Việt kiều sẽ tăng nhân số vì các công ty đa quốc thích sử dụng họ tại những địa phương bản xứ.
Phần còn lại, đa số người dân sẽ hứng chịu một tình huống tệ hơn vì thu nhập không tăng, làm ăn khó khăn vì cạnh tranh của toàn cầu và sưu cao thuế nặng của Việt Nam. Họ vẫn phải tiếp tục đối đầu với ô nhiễm môi trường do các nhà máy FDI mới; với tệ nạn quản lý giáo dục và y tế công cộng; với thực phẩm độc hại và thói quen ăn nhậu, thuốc lá…bừa bãi; với nạn giao thông hỗn loạn; với tham nhũng phong bì khắp nơi và trên hết là sự thiếu hụt một mạng lưới an ninh xã hội cho người nghèo. Một yếu tố mới có thể gây bất ổn xã hội là sự du nhập những công dân hạng nhất từ Trung Quốc, Hàn Quốc… trong bối cảnh một một nền chính trị tư pháp “vũ như cẩn”.
Chất xám và tư bản “đen” tiếp tục “di cư” và tinh hoa của đất nước càng ngày càng biến dạng. Sự tạm bợ thành căn bản trong văn hoá và tư duy nên phong cách sống không còn chiều sâu. Mọi người thi nhau tranh giành, chụp giựt nên tội phạm sẽ gia tăng và chủ nghĩa mackeno sẽ thăng hoa trên nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, ngoài những tranh chấp quyền lực vẫn thường xẩy ra ở thượng tầng lãnh đạo, không một nội lực nào có đủ khả năng để tạo thay đổi về chính trị. Trong lịch sử cận đại, mọi thay đổi của Việt Nam đều đến từ những tác nhân “nước ngoài”. Hiện nay, mọi cường quốc có thể ảnh hưởng đến Việt Nam đều chấp nhận nguyên tắc “live and let live”. Không ai muốn quấy rối một “status quo”, dù sự ổn định đó là thực hay ảo, phi lý hay theo thời .
Trong những nước tôi đã đi qua, Nigeria tạo cho tôi nhiều ấn tượng đặc biệt. Đây là quốc gia đông dân nhất của châu Phi, với tài nguyên “tiền rừng bạc biển” nhờ dầu khí và khoáng sản. Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất trù phú nông nghiệp, thuận lợi cho kỹ nghệ du lịch, và địa chính trị cạnh biển tạo một nền thương mại khá phồn thịnh cách đây vài trăm năm.
Trong lịch sử, Nigeria bị đô hộ bởi thực dân Anh hơn 15 thập niên, dành độc lập ít lâu thì lâm vào cuộc nội chiến tàn khốc, giữa nhóm dân Hausa và Yoruba, có liên quan đến chủ nghĩa, truyền thống bộ lạc và yếu tố Thiên Chúa giáo-Hồi giáo. Vài lãnh tụ cũng tập tễnh theo chủ nghĩa Mác Lê, nhưng chỉ sau vài năm, họ vái dài CNXH và quay lại với tư bản hoang dã.
Dân Nigeria thông minh, khôn vặt, năng động và quỷ quái nhất châu Phi. Họ phiêu lưu khắp thế giới “xuất khẩu lao động” và đóng góp số tiền kiều hối khoảng 22 tỷ đô la mỗi năm. Với GDP chừng 500 tỷ, chia ra cho 175 triệu dân, thu nhập hàng năm của mỗi người dân khoảng 2,800 đô la. Chính phủ Nigeria nổi tiếng về tham nhũng, lãng phí, có quá nhiều “đầy tớ nhân dân” cùng luật rừng, một nhóm đại gia siêu giàu và kinh tế gần như tuỳ thuộc hoàn toàn vào FDI và kiều hối. Dân Nigeria cũng say mê bóng đá, sex và scams (lừa bịp).
Khác với Việt Nam, Nigeria có một nền dân chủ đa nguyên (ít nhất là trên giấy tờ); và thống kê của chính phủ có vẻ chân thật: tỷ lệ thất nghiệp là 24%…và không lãnh đạo nào tuyên bố dân họ…hạnh phúc nhất nhì thế giới. Về văn hoá, nhà văn Wole Soyinka của Nigeria đã từng đoạt giải Nobel về văn học: ông Chinua Achebe tạo tiếng vang thế giới với tác phẩm Things Fall Apart (Mọi Thứ Gẫy Đổ).
Một anh bạn người Nigeria cùng học với tôi ở Penn State 51 năm về trước vẫn giữ liên lạc. Anh về nước khoảng 1970, năng động trên trường chính trị Nigerian, leo đến chức Bộ Trưởng vài năm dưới một chánh quyền quân sự nào đó thời 90’s. Trong một cuộc đảo chánh, vợ con bị giết, anh chạy thoát qua Mỹ tỵ nạn và giữ một chân giảng viên đại học ở Mid-west cho đến nay. Anh vẫn trăn trở với quê hương đất nước và đợi chờ mỏi mòn cho một đổi mới, anh gọi là new dawn (bình minh mới). Cách đây 2 tháng, tôi cùng anh chuyện trò vớ vẩn qua điện thoại. Sau 20 phút, anh kết luận, “Yes, I’m still waiting…but I‘m no longer knowing what to expect…What’s about Vietnam?” (Vâng, tôi vẫn chờ…nhưng tôi không còn biết phải mong đợi điều gì?..Còn Việt Nam thì sao? “)
Tôi im lặng và nói goodbye.
Alan Phan







Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên