Powered By Blogger





Thursday 2 August 2012

Chuyện cũ ở làng




Ngày nay, thời đại thông tin nên người thân mình dù ở xa tận đâu cũng có thể liên lạc được một cách dễ dàng. Cũng chính vì vậy nên cũng ít ai mà ngồi viết thư để gửi. Thường thì người ta gửi email, hoặc gọi điện cho nó nhanh.  Ngày trước gừi thư đi để chờ hôi âm thì phải chờ dài cổ. Điều đó phụ thuộc vào khoảng cách, gần thì một hai tuần, xa thì một tháng, hai tháng có khi tới nửa năm. Còn bây giờ chỉ cần viết song, nhấn enter là người nhận đã có thể ung dung ngồi đọc. Mà nhiều khi người ta còn lười viết mail, gọi điện cho nó nhanh.  Ngày xưa ở quê tôi muốn nhắn tin cho người ở xa phải đi bộ cả chục cây số lên huyện để đánh dây thép. Chị Thắm trong làng, có chồng đi lính xa nhà, chị ở nhà nuôi mẹ chồng và đưa con trai nhỏ. Có dạo chị bị ốm, con thì đi tướt suốt cả tuần, mẹ chông tuổi già ăn uồng kém. Trong nhà tiền thí hết mà lúa trong bồ cũng gần cạn.Thấy tình hình không ổn chị phải cắn răng bán đi thúng lúa lấy tiền đánh dây thép cho chồng biết. Bán nguyên thúng lúa cũng chỉ đủ nhắn cho chồng tám chữ:  
    • Em ôm con ỉa mẹ không ăn được.
      Nghĩ lại thời đó sao mà khổ và lạc hậu thế. Bây giờ làng mình hầu như nhà nào cũng có điện thoại bàn, nhiều người có điện thoại cầm tay. Thời đại văn minh sướng thật.
      Quê tôi là vùng cách mạng, nên thường có các đơn vị bồ đội về đóng quân. Mỗi nhà trong làng tôi thường nuôi  hai đến ba chú bồ đội. Mỗi lần có bồ đội về là làng tôi vui như hội. Vui nhất là các em nhỏ và các cô thiếu nữ trong làng. Các em nhỏ thì thoảng được các chú bồ đội cho sờ súng và lựu đạn, còn chị em thiếu nữ trong làng được các chú bồ đội dạy hát và thổi kèn. Có hôm thằng Tèo nhà bà Teo đi học về thấy chú bồ đội đang ngủ nó chạy vào bếp thấy chị Bướm nó đang nấu ăn. Hai chị em tâm sự với nhau:
      • Chị ơi, chị nấu nhiều cơm cho chú bồ đội ăn để chú cho em dờ súng
      •  Chị đang nấu, sắp xong rồi em
      • Chị ơi, chú bồ đội ở nhà mình khun thiệt! 
      • Khun sao em?  
      • Chú ấy ngủ còn lất gậy chống quần lên cho mát chị ạ 
      Chị Bướm nó nghe xong  mặt tự dưng đỏ lên. Tèo nhìn chị khen chị nó: Lửa chiếu lên mặt chí bướm đẹp thật.

      Con gái trong làng tính ra chị Bướm là người may mắn nhất. Chị lấy chồng ở Hà Nội, có một cuộc sống an nhàn. Ra Hà Nội chị được cả nhà bên chông yêu thương và đổi tên gọi là Phương. Tuy nhiên người dân trong làng không quen gọi chị với cái tên ấy. Mỗi dịp thấy chì mọi người vẫn gọi theo tên cũ. Chồng chị chính là anh bồ đội ngày xưa ngủ ở nhà chị. Trong thời gian anh trọ nhà chị, hai người đã nảy sinh tình cảm. Ngày anh lên đường vào chiến trường chị khóc ướt sũng chiếc khăn tay. Anh vào tham gia trận đánh Khe Sanh thì bị thương nặng phải chuyển về tuyến sau. Điều trị ba tháng trời, anh bị cắt 1/2 lá phổi bên trái, nên được phục viên. Anh về Hà Nội xin bố mẹ về quê tôi hỏi chị Bướm cho anh.  Mấy tháng sau nhiều người trong làng tôi được ra Hà Nội dự đám cưới. 
      Có chuyện vui trong đêm tân hôn của chị Bướm. Đêm đó chị bướm không khóc mà cứ nhìn chồng với ánh mắt đầy hạnh phục và mãn nguyễn, thi thoảng chị lại che miệng khúc khích cười. Thấy vậy anh chồng ôm chị vào lòng và hai người tâm sự.
          • Sao em cười vậy?  
          • Anh a! Em rất hạnh phúc, em không ngờ cuộc đời em lại may mắn lấy được anh. Không như mẹ em nói....! 
          • Mẹ em nói sao?  
          • Mẹ em nói: Sau này có chó mới lấy mày! Thế mà anh lấy em. Đúng là em may mắn thiệt

              Chuyện này không biết thật hư thế nào. Người trong làng chỉ nghe mẹ chị Bướm kể lại.

                                                                            Hoàng Thanh Hải
                
              Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

              1 comment:

              1. Thích câu của chị Bướm nói với chồng hehe . Vậy chồng của chị là ????????????? :)

                ReplyDelete

              Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




              Bài mới đăng

              Bài ngẫu nhiên