Powered By Blogger





Tuesday 31 December 2013

Huyền thoại mùa đông  









Em giấu mùa đông trong áo lụa
Nhặt chiếc lá vàng sang tặng tôi
Hình như trời chớm qua kỳ rét
Chiếc lá hồn nhiên ấm một người

Tôi giấu mùa đông trong nỗi nhớ
Bài thơ tháng chạp tặng riêng em
Thì ra trời vẫn còn hương bắc
Thơ tôi hóa lá rụng bên thềm

Tôi về gom gió mùa đông lại
Gởi em màu nắng nhạt bên sông
Lẽ đâu trời vẫn chưa thay áo
Vườn em sương trắng xuống mênh mông

Em gom hết lá nơi thềm cũ
Nhặt cả vần thơ ai đánh rơi.

Ngọn lửa nhà em sao ấm quá  
Còn tôi hóa đá ở bên trời… Nhớ.












TRỊNH BỬU HOÀI




Lại lạm bàn về tướng dâm của phụ nữ [18+]









....Trích...

Trước hết, xin bạn - người đang đọc những dòng chữ này - vui lòng "duyệt" lại mình xem có đáp ứng được điều kiện cần là "Adult only" ở trên tiêu đề bài đăng và điều kiện đủ là người có phản ứng bình thường đối với những chuyện dễ "nổi hứng" kiểu này hay không.

Nói tóm tắt là: chống chỉ định đối với vị thành niên và những người "dị ứng" với "chuyện người lớn". Nếu bạn "đạt chuẩn", chúc mừng bạn và mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết này...

Chuyện về phụ nữ thì có nói cả đời không hết. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề "dâm tướng" của phụ nữ. Nếu bạn là một phụ nữ thì hãy thử kiểm định xem những điều đó có chính xác với bản thân mình không nhé. Xin lưu ý rằng những "tiêu chuẩn" đề cập trong bài viết này được đúc kết từ kinh nghiệm hàng ngàn năm của các bậc tiền bối chứ không phải do mình tự nghĩ ra. Do đó nếu không làm hài lòng bạn thì cũng đừng ném đá nhé!!!

Mới nói đến chữ "dâm" thì nhiều người đã đỏ mặt (như mình nè, vừa viết bài vừa đỏ cả mặt!). Nhưng nếu mình không nói, lảng tránh thì lại là điều không tốt, dẫn đến thiếu hiểu biết,.. thì hậu quả còn tệ hại hơn nhiều (như thằng em nói trên!). Có lẽ đó chính là lý do mà báo đài suốt ngày ra rả cái cụm từ "giáo dục giới tính".
Các bậc học giả của Tàu Khựa ngày xưa đã nói rằng: “Phu phụ câu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan. Nam nữ giao tiếp nhi âm dương thuận như cố Trọng Ni (Khổng Tử) xung hôn nhân chi đại”. Tức là "Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho việc quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương được thuận, vậy nên Trọng Ni ca tụng việc hôn nhân là trọng đại".

Chính vì các cụ coi trong việc "dâm" như vậy nên mới cất công tìm tòi, nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm lại cho con cháu đời sau. Theo các cụ thì những tướng như: Hung cao điến kiệu, Yêu tế kiên hàn, Thân như phong liễu, Hạc thoái phong yêu (ngực ưỡn đít cong (ngực tấn công mông phòng thủ!), eo nhỏ vai so, người ngả nghiêng như cây liễu, lưng như lưng ong, gầy như chân hạc...) đều thuộc tướng dâm.
Như trong "Cung oán ngâm khúc" của cụ Nguyễn Gia Thiều cũng có câu nói về "dâm tướng":
"Thân này uốn éo vì duyên
Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời"

Phổ biến nhất trong "Dâm tướng học" Trung Hoa là những câu thơ dưới đây:
"Hồng diện đa dâm thủy
Mi trường hộ tố mao (Dị bản: Đa mi tất đa mao)
Chiết yêu chân cự huyệt (Dị bản: Tiểu yêu tri đại huyệt)
Trường túc bất tri lao."

Dịch thô ... bỉ là:

"Mặt đỏ thì ... nhiều nước
Mi dài thì ... nhiều lông
Eo nhỏ thì ... cái đó to
Chân dài thì không biết ... mệt".

Nhưng ông cha ta thì không có "phô" như vậy mà đã Việt hóa chúng bằng chất liệu thơ lục bát "danh bất hư truyền" thành những khổ thơ dưới đây:

"Những cô má đỏ hồng hồng,
Nước nôi tát mấy gầu sòng cho vơi.
Lại kìa mấy ả mi dài,
Lông thì đốt được một vài thúng tro.
Những cô lưng thắt tò vò,
"Bím" kia có thể chở đò sang ngang.
Những cô cao cẳng chân giang,
Một đêm ..."quất" hết cả làng trai tơ." 

hay như

"Mấy cô má đỏ hồng hồng
Nước ... nôi tát mấy gầu sòng chưa vơi
Mấy cô đùi ếch chân cua
Cả làng ra... ấy chào thua cả làng
Mấy cô thắt đáy lưng ong
Trời mưa lớn mấy cũng không ra ngoài.
Mấy cô mắt phượng mày ngài
Lông thì đốt được một vài thúng tro."

Chân dài
Mi trường, hồng diện
Eo thon


* Sau đây là 72 đúc kết của các cụ:


- Da trắng như phấn (bì bạch như phấn)
- Da trơn như dầu (bì hoạt như du).
- Mặt xanh lướt (huyết bất hoa sắc).
- Thịt nhũn như bông (nhục nhuyễn như miên).
- Mặt nhiều ban điểm châm hương (diện da ban điểm).
- Hai mắt lộ quang (lưỡng nhãn phù quang).
- Đuôi mắt đổ xuống (nhãn dốc đê thùy)
- Chưa nói đã cười (vi ngữ tiên tiếu)
- Mặt nhọn, trán thót (diện đới lưỡng tước)
- Ấn đường và mũi hãm (diện toàn lưỡng hãm)
- Mặt từng ụ thịt (diện nhục đôi phù)
- Mắt ba hoặc bốn lòng trắng (nhãn lộ bạch quang)
- Môi luôn luôn mấp máy (chủy thần tự động)
- Vẻ mặt đào hoa (đào hoa chi diện)
- Khóe miệng có vết (khẩu dốc sinh văn)
- Đi như ngan ngỗng (nga hành áp bộ)
- Cúi đầu liếc mắt (trác diện thùy đầu)
- Trông lén nhìn trộm (tà thị du thị)
- Tự nói một mình (tự ngôn tự ngữ)
- Ngực ưỡn, đít cong (hung cao, điển kiêu)
- Vai to eo nhỏ (yêu tế kiên hàn)
- Rốn lồi vị trí thấp (tễ đột cân hạ).

- Đầu vú chỉ xuống đất (nhũ đầu chỉ địa)
- Da nhăn nheo (bì sô như sa).
- Mặt to mũi nhỏ (diện đại tị tiểu)
- Trán nhọn chân rung (ngách tiêm cước giao)
- Môi trắng mà mỏng (thần bạch bất hậu)
- Môi xanh, môi xám (thần thanh như đính)
- Bước đi thân hình lắc lư (nhất độ tam giao)
- Nói một câu đứt ba đoạn (nhất ngôn tam đoạn)
- Cười như ngựa hí (tiếu như mã tê)
- Nói chuyện huyên thuyên (ngữ ngôn phạp tạp)
- Đầu lớn ít tóc (đầu đại vô phát)
- Thân gầy như liễu (thân như phong liễu)
- Đùi hạc, cổ cong (hạc thoái, phong yêu)
- Âm hộ vô mao
- Đầu lớn đuôi chuột (chướng đầu thử nhĩ)
- Rụt cổ lè lưỡi (súc đầu thân nhiệt)
- Hay xoa hàm, hay cắn móng tay (thác tai giảo chỉ)
- Âm mao như cỏ
- Mặt dài mắt tròn (trường diên viên tinh)
- Răng gậm nhấm, tay vân vê tà áo (dịch sỉ lông y)
- Ưỡn lưng thở dài (thán khí thân yêu).
- Đầu đi đằng trước (đầu tiên quá bộ)
- Đi hay ngoái cổ (hồi đầu tầm cổ)
- Ngồi đứng không yên (tọa bất an ổn)
- Bắp đùi mọc lông (thoái thượng sinh mao)
- Lưỡi nhọn môi cong (thiệt tiêm thần hân)
- Đứng nghiêng đứng ngả (điếm lập thiên tà)
- Trán thật rộng tóc mai thật rậm (ngách quảng mấn thâm)
- Răng chuột (nhỏ lăn tăn) (thử sỉ)
- Răng nhọn răng quỷ (quỷ nha)
- Tính tình hay thay đổi (tính tình đa biến)
- Như mã hoán đề (tướng này không rõ nghĩa)
- Thân dài cổ ngắn (thân trường hạng đoản)
- Tị ngưỡng triều thiên (mũi hếch lên trời)
- Mắt lúc nhắm làm chân mày nhăn (nhãn bế mi kiềm)
- Mình con rắn, ăn như chuột (xà hình thử sán)
- Cổ nhỏ mày nhăn (hạng tế mi hàn)
- Ngón tay ngắn, co lệch (chỉ đoản yêu thiên)
- Ăn uống không biết no chán (ẩm thực vô tận)
- Chẳng có chuyện gì cũng sợ hãi (vô sự tự kinh)
- Đầu lệch trán hẹp (đầu thiên ngách trá)
- Ngủ mộng rên la (thụy mộng thường đề)



- Lưng cong bụng thót (bối hãm phúc tiểu)




He.. đó là kinh nghiệm của các cụ truyền đạt lại. Mình thì không đủ "trình" để có thể "test and report" tất cả để xem nó có đúng không. Bạn nào có kinh nghiệm thì chia sẻ nhé!

Lại nói về dâm tướng của phụ nữ, trong lúc "trà dư tửu hậu" thì các "bác nhà ta" cũng đúc kết được 1 kinh nghiệm nữa. Đó là "Mặt nào ngao đấy" hay "Miệng nào ngao đấy"! He... bữa trước có ngồi "đàm đạo" với một bác trong ngành giáo dục (uy tín nha!) thì bác ấy nói rằng câu sau (Miệng nào ngao đấy) là chính xác hơn. "Mặt" thì chung chung quá, phải chỉ đích danh là "miệng". Mình cũng cho thế là đúng.

Mà không chỉ phụ nữ mới được "nghiên cứu và đúc kết" đâu nhé. Các bác ấy cũng khẳng định rằng, đối với đàn ông thì phải nhìn mũi, mình "thơ hóa" luôn là "Mũi nào "đao" đó"! He.. không biết có chính xác không nhưng quả thật là mấy thằng Tây mũi nó rất cao và dài .... 

Mình còn cắc ké thắc mắc: vậy chứ mấy bác có cái mũi nhiều mụn thì sao nhỉ !!! Bạn nào có kinh nghiệm thì cập nhật giùm nhé!



Thanh Tung Nguyen Nguồn:    
http://www.nttung.name.vn

......................................................



( * phần chủ blog bổ xung thêm)
Ảnh trong bài chỉ mang tính minh hoạ, không liên quan tới bài viết




Cuối năm tản mạn về sự vĩnh hằng





Với phương Tây, nền văn hóa duy lý và thực dụng, họ không cho có sự vĩnh hằng. Đến và đi ở cõi đời trần tục này chỉ một lần, rồi chẳng còn chi để lại, ngoại trừ tiếng tăm và dấu tích đóng góp tốt xấu cho đời. Nên người phương Tây chỉ dồn toàn bộ sức lực cho lúc còn sống vì mọi việc, và lý thuyết tư tưởng có tính hiệu quả cao của phương Tây ra đời, nhờ đó đã đưa nhân loại tiến rất nhanh chỉ trong vòng vài thế kỷ qua về mọi mặt. Từ  năm 1672 ông Otto Fon Gerryk tìm ra điện đến nay chưa đầy 500 năm so với hàng chục triệu năm loài người có mặt trên hành tinh xanh, mà hôm nay chúng ta đã ngồi một chỗ có thể liên lạc toàn cầu, và ai cũng có thể sử dụng sức mạnh của riêng mình để phục vụ cho kiếp nhân sinh. Đó là những bước tiến vĩ đại của chúng ta.

Ngược lại, với phương Đông, nền văn hóa duy tình và có tính huyền hoặc. Họ không tư duy cho sự phồn thịnh thực tại bằng vật chất, mà họ gọi là "tầm thường", mà họ lại dành thời gian sống để nghĩ về sự vĩnh hằng, sau khi cuộc sống đầy khổ nhục ở trần gian làm họ chán chường. Cho nên, 3 tôn giáo lớn nhất mọi thời đại loài người là Phật giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo đều xuất hiện ở phương Đông. Nếu Phật giáo có giáo lý như triết học cao sang, thì Ki Tô giáo có một giáo lý gần gữi với con người bình dị hơn, đến Hồi giáo cũng thế, trần tục hơn. Các tôn giáo lớn khác góp phần không nhỏ cho đời sống tâm linh và tư tưởng của nhân loại nói chung, và phương Đông nói riêng, nhưng tất cả đều mang màu sắc cho sự đi về và chốn vĩnh hằng.

Bây giờ nói chuyện vĩnh hằng và bất tử, vì cái đáng sợ nhất của con người là không bao giờ tự giải thoát được cái sợ, do còn ở cõi u mê chưa tự biết mình là ai? Khi biết ta là ai, ta từ đâu đến, và ta đến để làm gì, lúc đó cái sợ không còn là vấn đề phải quan tâm, mà ta chỉ thực hiện việc ta làm - ta gieo nhân và sẵn sàng đón nhận quả!

Nhiều người chưa hiểu thế nào là sự bất tử và chốn vĩnh hằng ở phạm vi tâm linh, nên còn chưa hiểu mình. Khi chưa hiểu mình thì chưa giải thoát cái sợ. Cái sợ là cội nguồn của mọi hành động bất minh. Sợ mất của cải của tôi, sợ mất gia đình tôi, sợ vợ/chồng/con cái tôi, v.v... sẽ thua thiệt, đói nghèo... Vào internet lập một nickname, tôi sợ lộ thông tin cá nhân, tôi đặt một nặc danh cho ăn chắc. Ra ngoài đường tôi sợ bị kẻ gian hãm hại, v.v... trăm ngàn nỗi sợ. Từ đó, hành vi và tư duy sẽ bất minh, nó dẫn đến những sai lầm, và giảm đi sức mạnh tự thân đối với cộng đồng, và giảm đi sức mạnh đoàn kết của cộng đồng trước uy lực của kẻ gian manh.

Có những người nỗi sợ đến mắc bệnh tâm thần hoang tưởng bị hại, nhưng cứ nghĩ mình khôn. Đó là bi kịch của nguồn cội của sự bất minh. Và các chính khách gain manh trên thế giới lợi dụng sự bất minh ấy để tạo ra những chế độ độc tài, hòng cai quản những kẻ bất minh, để ăn trên ngồi trốc, hưởng vinh hoa phú quý bằng những luật lệ gian manh. Thế giới hôm nay tuy đã phát triển vượt bậc, nhiều phương tiện thông tin đã giúp sức mạnh cá nhân của mỗi thành viên trên thế giới phát huy hết sức mạnh của mình, nhưng cũng không thiếu kẻ bất minh làm loài cừu dễ dạy.

Khi sự bất minh ngự trị trong mỗi con người, nó làm con người chỉ như con ốc co mình vào vỏ để chăm lo bộ dạng của mình. Con ốc đó chỉ chịu xông ra tự bảo vệ mình khi quyền lợi mình bị xâm hại vì kẻ khác. Đó là căn nguyên của mọi sự chia rẻ, và yếu hèn. Các chính khách gian manh biết nắm bắt yếu điểm này của đám đông ngu muội để đưa ra những chiêu trò tâm lý đánh vào cái vô thức của đám đông me muội, hòng cai trị và hưởng phú quý vinh hoa trên xương máu của đồng loại, và đồng bào.

Sáng nay nói chuyện với anh bạn già về sự bất tử. Chúng tôi bắt đầu bằng nghiệp dĩ một, con người, rồi lan man đến một dân tộc. Cả hai cùng nhắc đến một vấn đề lớn mà con người chỉ khi đi hết cái dốc cuộc đời mới sực tỉnh: "Đến và đi ở cõi đời này là để hoàn thiện mình. Kẻ thiếu ác thì hoàn thiện cái ác. Người thiếu thiện thì hoàn thiện cái thiện, v.v... Tất cả đều là để qua đó, giải quyết ân oán cuộc đời mà nhân quả đã gieo. Quả thì đã có rồi, chỉ có gặt, không thể thay đổi được. Nhân thì ta có thể chủ động gieo, ai cũng làm được, tùy theo trí huệ của mỗi người. Để cuối cùng ta có thể quay lại hay ra đi làm sứ giả trong tương lai. Đó là sự vĩnh hằng." 

Đó là đỉnh cao của tư duy tâm linh phương Đông mà Phật học đã mang đến cho con người, mặc dù đây là con đường đi đến sự vĩnh hằng sớm nhất của loài người. Bây giờ chúng ta hãy cỡi trói những khúc mắc này bằng thực tế khách quan sinh động hôm nay.

Dù phương Tây có tự hào tìm ra nền kinh tế tri thức qua phát triển công nghệ thông tin phần mềm, thì họ vẫn phải bắt đầu từ nền tảng triết lý phướng Đông với, Nhất thể sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, và Hà đồ 64, 128 của dịch, của Phật học. Thay vì có không, thì mã hóa các thuật toán tin học lại bắt đầu bằng 2 chữ số 1 và 0, với đơn vị byte cũng phải đi theo những con số 2, 4, 8, 64, 128bytes,...

Tại sao có một Steve Jobs không cần học nhiều tạo ra quả táo cắn dỡ, rồi lại ra đi? Tại sao có một Bill Gates cũng bỏ dỡ việc học hành, nhưng tạo ra hệ điều hành Window mở cửa sổ sức mạnh cho toàn cầu, rồi quay lại làm việc thiện cho nhân loại cùng khổ? Tại sao có một Nelson Mandela chịu bao cực hình tù tội, để rồi trở thành người khai sáng cho cả một quốc gia Nam Phi chìm đắm trong nhục dục của loài người? Tôi xin ứng cử 3 nhân vật này để thấy 3 mức độ vĩ đại và có tính sứ giả đem đến cái thiện cho nhân loại khổ đau, mà không muốn đưa ra những nhân vật mang đến đầu rơi máu đổ, đẩy dân tộc chìm đắm trong mê muội và khổ nhục như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, v.v... Vì cái thiện sẽ luôn thắng ác, dù cái thiện luôn mất thời gian công sức để thắng, và để làm loài người ra khỏi u mê cam go hơn cái ác.

Với Steve Jobs, Bill Gates và Nelsom Mandela họ đã học hết túi khôn và gian manh của loài người tự bao giờ mà ngay chính họ cũng không biết được. Giờ họ quay lại để làm sứ giả cho việc thiện. Nhưng ở mỗi người có một đẳng cấp khác nhau, nên họ chỉ làm một nhiệm vụ khác nhau. Xong nhiệm vụ là phải ra đi.

Nếu Steve Jobs chỉ cần làm ra quả táo cắn dỡ để làm nên sự vĩnh hằng và bất tử, thì Bill Gates sau khi làm nên vĩnh hằng và bất tử, anh ta còn phải lo toan cho nhân loại cùng khổ được ấm êm hơn, xong nhiệm vụ này anh cũng phải ra đi. Hơn một bậc nữa, Nelson Mandela đến với đời là lấy thân xác này hy sinh như những Ngài Thích Ca, Jesus, v.v... để hành xác trong 27 năm tù tội, rồi sau đó lấy đức hy sinh, lòng vị tha và túi khôn của loài người để cảm hóa những con thú mang mặt nạ người ở Nam Phi để dạy cho nhân loại rằng, chúng ta đến với cuộc đời này bằng nhau về màu da, sắc tộc, phải cư xử với nhau đúng nghĩa là Người, chứ không phải là thú hoang dã. Xong nhiệm vụ thì ông cũng phải ra đi. Tất cả họ là những sứ giả. Họ không thua bất kỳ Albert Einstein hay bất kỳ nhà khoa học để lại cho đời những khám phá thiên nhiên, xã hội để đưa loài người tốt đẹp hơn.

Ngược lại, những sứ giả ác mang đến khổ đau cho nhân loại như Hitler, Lenin, Mao, ... họ cũng là sứ giả có nhiệm vụ đến với đời dạy cho nhân loại những điều ác, gian manh, mà nơi họ đến, những dân tộc đó đang cần nhận quả đắng mà họ đã giéo tự bao giờ mà họ không biết. Tại sao ngày 30/4/1975 có bao người ra đi, nhưng có bao người đã lên thuyền phải quay trở lại ở Việt Nam? Tại sao có bao người sau đó vượt biển ra đi, nhưng chỉ có phân nửa được đến nơi họ cần đến, còn lại làm mồi cho cá, cướp biển? Tại sao có những người ở lại bị tù đày, có người ở lại lại lên cao. Và tại sao những người ở lại đó, có người muốn ra đi, có người vẫn cứ ở lại để sống nhìn đời, mặc dù ở lại trong khốn khổ? v.v... rất nhiều câu hỏi tại sao nghịch lý và logic rất khó trả lời.

Rồi tại sao có những quốc gia đi theo con đường đa nguyên tản quyền, mà hễ đã là lãnh đạo thì phải là có học, phải tranh cử, phải giải trình dự án của mình trước đảng đại diện tranh cử trước khi được đảng chọn lựa ứng cử viên như Hoa Kỳ? Và cũng tại sao có những quốc gia đơn nguyên tập quyền, mà khi chọn lựa lãnh đạo không cần có học, chỉ cần trung thành với đảng cầm quyền như ở Việt Nam? Rồi tại sao đến ngày nay hình thức cha truyền con nối để làm vua vẫn còn như ở các quốc gia cộng sản?

Tất cả là nhân với quả, và ân oán của ta mà ta phải giải quyết. Đừng buồn, đừng giận, hoặc đừng căm thù ai đó đã hãm hại ta, mà hãy bình thản đón nhận như quả đắng ta phải lãnh vì ta đã gieo nhân tự bao giờ. Cũng đừng quá phấn khích, tư kiêu khi ta may mắn được đời nhiều ưu ái.

Suy cho cùng, tất cả những gì ta gặp, ta hái gặt hôm nay là ân oán của hôm qua. Cha/Con/Chồng/Vợ chẳng phải của ta, và chẳng bà con chi, mà là ân oán cuộc đời mà ta phải đeo mang, và giải quyết. Trên nền tảng gia đình đó, có người làm việc nhỏ, có người phải gánh việc lớn, có người làm việc thiện, có kẻ gieo tai ương khốn khổ. Đó là bản chất của xã hội loài người, vừa hoang dã, vừa thánh thiện. Không ai nên trách ai, mà chỉ trách mình chưa được minh mẫn để nhìn cuộc đời, nhân quả, trả vay đúng với bản chất của nó.

Khi đã nhận chân được bản chất của cuộc đời, ấy là lúc ta không còn bất minh, ta lại là ta, an nhiên tự tại làm việc ta phải làm, dù chó có sủa, mèo có ngao, hay gươm kề cổ, súng kề tai. Đó là bất tử và vĩnh hằng, dù cái bất tử và vĩnh hằng ấy có là giam mình trong phòng thí nghiệm để tìm tòi cái còn bí ẩn của thiên nhiên chưa ai khai phá, hay là sự giam cầm trong tù tội để khai sáng cho một dân tộc.


Asia Clinic,  thứ Ba, 31/12/2013
Coppy từ blog Bs: Hồ Hải

Bài đọc liên quan:

+ Ai quyết định tầm vóc của một dân tộc?





Monday 30 December 2013

Các loại Say......







Say rượu






Hôm qua về giữa cơn say
Gục đầu vài cửa gọi ngay tên mình
Không ai mở, đấm cái uỳnh
Vợ con tưởng cướp bất bình đuổi đi.....




Say tình




Nhớ vợ bạn lúc trời mưa
Nhớ con hàng xóm lúc chưa làm chồng
Thử A-D-N rõ đàn ông
Thế mà cô quạnh phòng không bấy giờ



Say tiền






Xấp tiền nhặt được hôm qua
Sáng nay đếm thử có ba ngàn đồng
Thế mà đêm cứ viễn vông
Định mua căn hộ bên sông Sài Gòn



Say việc




Ra trường thì có việc ngay
Dẫu không thích cũng bắt tay vào làm
Khi mà cơm áo lang mang
Thất nghiệp đồng nghĩa chết oan nửa chừng



Say chát







Bấm tay mở mạng lên coi 
Thấy cô gái ảo choi choi mỉn cười
Mất gì nên cứ việc chơi
Không ngờ ảo ấy đến nơi đòi tiền


Say nhìn






Mấy khi được ngắm người ta
Chọn người đẹp nhất để mà nhìn thôi
Không ngờ có một hoa khôi
Vô tình nhìn lại làm tôi hết hồn !



Say đất






Không nhà thi thoảng lang thang
Nơi nào có miếng đất hoang đứng nhìn
Mở sổ tay chép linh tinh
Về nhà nghĩ lại thấy mình điên điên




Trong nhà tiền chẳng là bao
Thế mà nhà đất suốt ngày gọi mua
Những trưa đèo vợ đi xem
Về nhà nghĩ lại thấy mình điên điên *





Say xe

say xe khi đi du lịch đường xa



Lên xe là sợ lắm rồi
Ói ơi là ói, đến lòi ruột non
Không đi thẹn với nước non
Mà đi thì sợ chẳng còn ....mật xanh


Say ngu




Ảnh: Minh họa



Sinh ra là để được say
Tính tiền gái gú cả ngày lu bu
Tỉnh ra mới biết mình ngu
Khoản chi ngất ngưởng, khoản thu lè tè



Say cờ





Ai xuôi con tốt sang sông
Đẩy ta vô thế ngồi không cờ tàn
Một thời xe pháo dọc ngang
Lỡ tay hạ thủ bất hoàn trăm năm




Bình Địa Mộc
...............................................

P/s: * thợ phụ hoạ





Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên