Powered By Blogger





Wednesday 25 February 2015

Năm Dê, Nói Chuyện…Sex







Vài nhà báo và BCA hỏi thăm về một bài viết về xuân mới cho Tết. Viết nửa chừng cái tựa thì khựng lại, vì năm Dê thì chắc cũng chỉ có chuyện sex. Ở tuổi 69, thú thật là ông già Alan đã không còn ham muốn và đã quên mất là sex vui đến thế nào đến nỗi đã “xài” hơn phân nửa thời gian của đời mình 55 năm qua trên giường. Chỉ có nhóm đỉnh cao trí tuệ với 85 năm trên giường là phá kỷ lục “ngủ bậy” của ông già Alan này.

Người viết có nhiều kỷ niệm với con Dê. Lần đầu gặp nhau Alan vừa đủ 18 tuổi xuân, năm 1964 gì đó. Tôi đi theo bạn cùng phòng, thăm trang trại của gia đình hắn ở Virginia vào một cuối tuần nghỉ lễ dài. Sáng hôm sau, dậy sớm tản bộ , hưởng khí trời trong sạch của vùng quê an bình. Khi đi ngang chuồng dê, ông bố vừa mở cửa để dê ra ăn cỏ cây ngoài đồng. Ông nuôi khoảng 30 con dê gì đó, chính là để vắt sữa bán cho vài siêu thị, nhà hàng quanh đó. Khoảng 30 con dê cái và 1 chú dê đực độc nhất. Ông giải thích là 2 con dê đực sẽ đánh nhau suốt ngày để làm lãnh tụ; và cả bầy dê cái chỉ cấn 1 con có sức để thoả mãn.

Chuồng vừa mở, con dê đực đứng choáng ngay cửa ra, và lần lượt bầy dê cái khoảng 30 con phải “nạp tô” cho ngài dê đực (vài phút thôi); rồi mới được tiếp tục đi ra đồng. Ông bố cười,” sáng nào nó cũng làm đủ 30 cái rồi lại quay vào chuồng ngủ tiếp”. Dù mới 18 tuổi, tuổi của mộng mơ (đôi lúc nhìn khúc gỗ cũng thèm muốn); nhưng tôi không còn bao giờ nghĩ rằng bất cứ một sinh vật nào trên đời có thể “so sánh” với ngài dê đực của tôi. Ngay cả sau này, khi quen biết các quan chức đại gia của XHCN.

Ngoài thiên tài phong phú trên, ngài dê đực còn nhiều tính tốt đáng bậc trượng phu quân tử. Ngài không thích tán tỉnh cù rú như bầy chim hoàng anh hay quấn quít như lũ rắn khi “in heat”. Ngài cứ “be be” vài tiếng rồi “không nói nhiều, hốt liền”. (cũng may ngài không làm chính trị). Tôi chắc chắn là cả vạn danh nhân, lãnh tụ…trên thế giới, có thể để lại cho đời bao nhiêu túi khôn của vũ trụ (hay bao nhiêu xương trắng máu đào), vẫn không thể nào có bữa điểm tâm bằng  một góc của ngài dê.

Đôi khi bạn bè tụ họp để bàn về sự suy yếu trì trệ của xã hội Việt. Đủ mọi lý do được phân giải, từ cơ chế chính trị, kinh tế đến tình huống hay sự phá hoại của con ruồi (quên, của các thế lực thù địch).  Phần lớn là do lỗi của “thằng Mỹ”. Không ai nhìn vào tấm gương của ngài dê đực của tôi mà kết luận “chỉ vì mình chém gió nhiều quá”. Chuyện thật thì hiếm, nên cứ bịa đặt thoải mái ra chuyện “thần thoại” cho đỡ uẩn ức trong lòng. Xin nói thêm là ông già Alan cũng thuộc loại vô tích sự này. Sáng mở mắt ra, thấy 30 con dê cái đang ngổn ngang đợi chờ, thì cũng phải lo thoát ra cửa sau mà trốn.

Thực ra, tôi không biết dân Việt có hạnh phúc như các anh chị Tây ba lô mô tả không? Nhưng tôi chắc phần lớn nhân loại đều tin rằng ở Việt Nam, cứ ra ngõ là gặp anh hùng. Vào thời chiến thì anh hùng tính này không thể chối cãi. Cả 2 phe Việt tham chiến đều tổn thất nặng nề, lên đến cả triệu sinh mạng. Nếu chúng ta “hiền” như người Lào thì suốt thời đánh đấm này, có lẽ chỉ vạn người hy sinh. 

Tính anh hùng không sợ chết còn thể hiện rõ ràng trong thời bình. Không kể chuyện cưa lựu đạn để lấy thuốc súng hay đào bom bán sắt vụn vẫn truyền tụng khắp dân gian; người Việt lái xe quá can đảm nên tử vong do tai nạn giao thông không thua kém gì các thiệt hại thời chiến. Ăn nhậu của dân Việt cũng đâu ra đó: mặc bao nhiêu cảnh báo về sự độc hại của rượu bia, thuốc lá, phụ phẩm từ ông bạn tốt 16 chữ vàng, chúng ta vẫn lăn xả vào cuộc mỗi đêm để lấy danh hiệu “số một về ung thư khắp phổi gan ruột”. Sống ở quê hương nhiều năm qua, tôi và bạn bè thấy người Việt ta gần như “không sợ” bất cứ điều gì, kể cả pháp luật.

Tuy nhiên, sống lâu trong long xã hội, mặc cho cái ngang tang tự hào ngoài mặt, người Việt vẫn tiếm ẩn vài điều sợ hãi.

Trước hết, chúng ta sợ thay đổi vô cùng. Sau hai lần thay đổi đến tận cùng gốc rễ vào 1945 rồi 1975, người dân hai miền Nam-Bắc, già hay trẻ, đã thấm đòn sâu sắc; và nhìn thay đổi quanh thế giới hay ngay cả làng mạc phố xá quanh mình như một “biến thể” thay vì là một trạng thái “tự nhiên” của thời thế. Con đà điểu sẵn sàng chúi đầu vào cát như con chim vừa thoáng thấy cây cong.

Tiếp đó, chúng ta sợ sự thật. Lớn lên, trưởng thành rồi già yếu trong sự dối trá bịa đặt hàng ngày hàng giờ của bộ máy, người dân không còn khả năng phân biệt giữa kiến thức nghiêm túc khoa học và những tuyên truyền thần thoại về mọi vấn đề. Chúng ta không muốn “khôn” ra vì khi nhận thức rằng mình đang bị bịp hàng ngày là khi phải đối diện những con quỷ trong cô đơn và thất vọng. Không ai muốn đeo trên mình nỗi đau cay đắng đó. Thôi thì bịt mắt cho qua.

Cái sợ lớn lao khác là sợ hành động. Chúng ta phải bầy đàn vui chơi ăn nhậu, chứng tỏ mình lạc quan hạnh phúc vì nếu phải “làm” trong hỗn loạn của văn hóa cơ chế này cũng đồng nghĩa với việc bơi ngược dòng thác chảy của con cá hồi nhỏ bé, với hy vọng mỏng manh là vượt qua thử thách để quay về nguồn.

Nhiều nỗi sợ linh tinh khác khá phổ thông giống như nhiều sắc dân toàn cầu, nhưng 3 cái sợ trên đủ để giữ chân một vài thế hệ trong suy thoái và trì trệ. Chúng ta có thể quan sát sự năng động và trí sáng tạo của những người Việt đã thoát khỏi những gông cùm đó và đã tìm cho mình một định mệnh riêng, tự mình thiết kế.

Cũng xin nói thêm là không ai nên hoang tưởng là “thay đổi” hay “sự thật” hay “hành động” sẽ làm đời mình tốt đẹp hơn. Nhiều khi cái giá phải trả còn cay đắng hơn là yên thân định vị. Như ngài dê đực của tôi. Tôi chắc chắn là trong đời ngài, nhiều lần ngài húc bậy, nhẩy bậy và chạy bậy, khiến cái sừng bị gẫy hay bộ râu dê bị cắt (thảm hại hơn nếu cái kia bị nạn).  Nhưng mỗi buổi sáng, ngài vẫn là ngài, làm những gì mà Trời đã ban phát và cho tận hưởng. Chắc chắn ngài không muốn “làm người” và sống an phận như các bác, các “trật tự viên” đã khôn ngoan dặn dò.

Theo thông lệ, khi khai bút đầu năm, tôi phải chúc Xuân chúc Tết mừng các Bác mừng các Ông Nội Bà Ngoại. Mừng cả một dân tộc vinh quang vĩ đại ngoài kia. Thôi thì như Tú Xương, xin chúc mọi người sống cho ra kiếp “Dê” năm Ất Mùi này.

Be be….

Alan Phan




4 sự thật bất ngờ về đôi môi







Phụ nữ nghĩ đơn giản môi là nơi để đánh son. Những kẻ yêu nhau nghĩ môi là phương tiện để thể hiện tình cảm. Đôi môi sở hữu nhiều bí mật cần bạn lưu tâm hơn thế.

Son & môi

"Đàn ông có thể đến rồi đi, nhưng son môi thì ở lại với bạn mãi mãi."

Sự thật thứ nhất: Môi không có tuyến mồ hôi

Cũng không thể mọc mụn. Đó là bởi vùng da này không có bất cứ tuyến mồ hôi hay tuyến dầu nào. Điều này không đơn thuần là một tin tốt lành. Bởi không có dầu và mồ hôi, môi là vùng da dễ khô hơn tất cả các vùng cơ thể khác. Nó có thể nứt nẻ ngay cả trong thời tiết ấm áp, và rất dễ kích ứng dù chỉ tiếp xúc với một chất son mới hay đơn giản hơn là... một loại nước bọt lạ.

Một vài điều thú vị về nụ hôn


26: Một phút hôn đốt cháy 26 calo.
3: Mỗi lần hôn, não bộ bạn phát ra 3 tín hiệu: dopamine (ham muốn), serotonin (hạnh phúc và ám ảnh), oxytocin (quyến luyến, gắn bó). 
300: Một nụ hôn lan truyền 300 loại vi khuẩn. Nhưng 95% trong số đó không gây nguy hại. Vì vậy, bạn cứ tự tin thể hiện tình cảm nhé!

Giải pháp: Đừng đợi đến những ngày đông hanh khô mới sắm cho môi một hũ son dưỡng ẩm. Cũng như với da mặt, da đầu và da cơ thể, môi cần được giữ ẩm thường xuyên, thậm chí, thường xuyên hơn. Hãy ưu tiên việc bôi son dưỡng cho môi, đặt nó lên trước tất cả các bước tẩy da chết hóa học, serum, kem dưỡng hay kem trị mụn… cho da mặt.

Làm cách này, bạn sẽ tránh được phản ứng không tích cực đôi khi sẽ xảy ra cho môi do thành phần của đồ chăm sóc da mặt có thể hơi khắc nghiệt so với sức chịu đựng của da môi. Cũng đừng quá thiết tha với các loại son dưỡng mang nhiều hương vị đậm đặc. Hương liệu có thể làm giảm bớt chức năng của các thành phần dưỡng ẩm.

Nếu bạn muốn dành thiện chí cao nhất cho đôi môi, hãy chọn loại son dưỡng có mùi hương thật nhẹ, thậm chí không mùi, và thành phần dưỡng ẩm thật đơn giản, cơ bản, như: sáp ong, bơ đậu mỡ, dầu oliu, bơ cocoa, vitamin E... Các loại dầu tự nhiên rất hữu ích với vùng da không dầu này. Buổi tối đi ngủ, nếu thoa môi bằng dầu oliu, dầu dừa hoặc mật ong, bạn sẽ thấy không chỉ độ ẩm mà cả sắc môi cũng sẽ được cải thiện đáng kinh ngạc.


Sự thật thứ hai: Da môi cần được bảo vệ trước nắng


Môi được cấu tạo bởi cơ và lớp da mỏng nhất trên cơ thể, nó chỉ bao gồm 3-5 lớp tế bào thay vì lên đến 16 lớp như thông thường. Lớp da mỏng không che giấu được hết mạch máu dưới da, đó là lý do khiến đôi môi trông hồng hào hơn các bộ phận khác. Ở người thiếu máu, môi sẽ nhợt nhạt hơn. Và ở người có làn da sáng, môi sẽ có vẻ thắm hơn. Da môi mỏng khiến nó nhạy cảm với nắng hơn tất thảy các vùng da khác. Bởi vậy, bôi kem chống nắng cho môi là điều bạn cần làm mỗi ngày. 

Giải pháp: La Roche-Posay, một hãng dược mỹ phẩm của Pháp, có loại kem chống nắng dạng thỏi dành riêng cho hai vùng da mỏng nhất là mắt và môi, với chỉ số chống nắng rất cao: SPF50. Nếu không mua được loại kem này, hãy chọn các loại son dưỡng và son môi có chỉ số chống nắng. Các tia cực tím là nguyên nhân gây nếp nhăn trên mặt, chúng tất nhiên cũng là thủ phạm của những nếp gấp nhằng nhịt trên môi.


Sự thật thứ ba: Môi sẽ mỏng hơn khi bạn già đi


Hình dáng đầy đặn của đôi môi một phần được kiến tạo nhờ hệ thống collagen. Thời son trẻ, collagen được sản xuất dồi dào, phụ nữ dễ đạt tới vẻ đẹp da căng môi mọng. Nhưng từ sau tuổi 25, mỗi năm da mất đi 1,5% collagen và cùng với quá trình lão hóa, đến năm 60 tuổi, tỉ lệ collagen bị mất đi là hơn 60%. Theo đó, đôi môi sẽ ngày một mỏng đi.

Giải pháp: Rau màu xanh đậm, củ quả màu đỏ, tỏi, đậu nành, các loại cá giàu omega-3 và các loại trái cây nhiều vitamin C là những thực phẩm giúp cơ thể sản sinh collagen rất tốt. Ngoài thực phẩm chế biến, thực phẩm chức năng hỗ trợ collagen giờ đây không còn quá xa lạ. Các loại nước và viên uống cung cấp collagen của Shiseido, Menard, Adiva… không chỉ làm tăng độ mịn màng, sức đàn hồi dẻo dai cho làn da mà còn hỗ trợ không nhỏ cho hệ thống cơ, khớp, răng, tóc… trên toàn cơ thể.

Sự thật thứ tư: Môi là một trong những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể

Cùng với phần đầu ngực, đôi môi là nơi có mật độ tập trung dây thần kinh cao nhất trên cơ thể. Số dây thần kinh hội tụ ở môi nhiều gấp 100 lần ở ngón tay. 

Giải pháp: Hôn thì sẽ nhiều cảm xúc hơn là chạm.


Theo: Tạp chí ĐẸP 






Thursday 12 February 2015

Cần một Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng ra làm một Trần Thủ Độ








Suốt gần một tháng rưỡi nay quan sát cuộc diện Việt Nam rối loạn trong chính trị, họa ngoại xâm hiển hiện bên ngoài, văn hóa xã hội xuống cấp và suy đồi, tôi chợt nhớ đến cuộc diện Lý-Trần trong lịch sử và vai trò của Thái Sư Trần Thủ Độ, một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng chính trị to lớn cho dân tộc khi ông mạnh dạn đi những nước cờ khéo léo nhằm đưa đất nước ra khỏi sự hỗn loạn của thời Lý suy và đi vào tiền Trần rực rỡ.

Khi đó, trước tình hình rối ren mục nát của đất nước vào những năm cuối của triều Nhà Lý cùng với họa ngoại xâm Bắc Triều lấp ló, Trần Thủ Độ đã có những hành động kiên quyết trong việc chấm dứt quyền lực của triều Lý suy tàn thối nát và khởi đầu cho một triều đại lịch sử mới chói lọi của dân tộc. Dù rằng dư luận có những đánh giá ông là người tàn nhẫn, mưu mô xảo quyệt, tham nhũng…nhưng sau 1000 năm bia miệng, điều đọng lại vẫn là Trần Thủ Độ là người có công hoạch định ra những nước cờ chiến lược lớn để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước, còn những khía cạnh khác của ông thì quần chúng cũng bỏ qua, khi công của ông lớn như thế, những lỗi lầm kia chỉ còn là vặt vãnh.


Cuộc diện nước Việt lúc này cũng thế, chính trị thì chia rẽ ba phe bảy phái, kinh tế thì chủ yếu bằng đi vay về xài, văn hóa xã hội suy đồi và xuống cấp nghiêm trọng trong lối sống từ quan đến dân. Bàn cờ dân tộc lúc này cần hơn bao giờ hết một Trần Thủ Độ nữa và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là một ứng viên nặng ký. Trong suốt cuộc đời chính trị của Ba Dũng, có nhiều dư luận ồn ào về ông tham nhũng thế này, ông tàn ác thế kia…Bất kể những điều đó là hư hay thực, nhưng chỉ cần Ba Dũng đứng ra làm một Trần Thủ Độ thứ hai lúc ngoại xâm nội loạn này, giải quyết những hậu quả tai hại hiện hữu cho đất nước đã phát sinh sau một thời gian dài cầm quyền sai lầm của đảng. Kèm theo đó là chấm dứt họa ngoại xâm từ phương bắc bằng những nước đi mang tính căn cơ nền tảng thì dân tộc ta sẽ vinh danh ông như đã vinh danh Trần Thủ Độ. Lúc này Đồng chí X thành công thì không nói, còn thất bại thì không chỉ nguy cho ông ta, cho gia đình của ông ta, cho phe cánh của ông ta mà còn nguy cho dân tộc và đất nước


Nguy cơ từ bên trong


Bài học lớn từ đoàn kết chống ngoại xâm khi Trần Thủ Độ đứng ra giải hòa và dọn dẹp mâu thuẫn của các phe cánh khi các danh thần tướng lĩnh thời Trần đấu đá nhau vẫn còn nguyên giá trị. Một điều may mắn cho dân tộc là lúc đó các vua Trần cũng đồng tình ủng hộ Trần Thủ Độ. Còn cuộc diện hiện nay của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không được như thế, tứ trụ triều đình chưa hoàn toàn thống nhất và thậm chí còn cản phá nhau. Đó là cái khó của Nguyễn Tấn Dũng và cũng đồng thời là nguy cơ cho dân tộc.

Sau một thời gian im lặng khá dài từ khi Trung Quốc thể hiện quyết tâm bành trướng nước ta từ nước cờ giàn khoan HD-981 và nước thứ 2 là củng cố đảo Gạc Ma thành một tiền đồn quân sự thì người đứng đầu cao nhất của đảng cầm quyền Việt Nam xuất hiện.

Tổng bí thư đảng cầm quyền tái xuất hiện và phát ngôn trước công luận, thay vì nói về biển đảo và ngoại xâm theo đúng trách nhiệm người đứng đầu đảng cầm quyền để bảo vệ an ninh đất nước thì lại nói về…bỏ phiếu tín nhiệm cuối năm nay. Nhìn các bài báo đưa tin và nhấn mạnh ý then chốt trong “phát ngôn trở lại” của ông Nguyễn Phú Trọng là “bỏ phiếu tín nhiệm khối anh sợ”. Không biết khối anh đó là khối anh nào, và vì sao sợ. Nhưng xin thưa với Tổng Bí Thư, khối anh đó sợ hay không còn chưa biết, còn cái biết rồi là dân chúng tôi thì đang sợ, sợ họa ngoại xâm và bỏ qua cơ hội “thoát Trung” lần nữa chứ không sợ gì “khối anh tham nhũng tha hóa” lúc này đâu.

Nhân dân chúng tôi, những con chốt vô danh trên bàn cờ dân tộc, vốn hiểu thân phận của mình có thể dễ dàng bị đem đi thí cho các nước cờ chính trị phe phái. Nhưng phe phái nào cũng được, bình thường các ông cứ tranh giành quyền lực và lợi ích, nhưng trước họa ngoại xâm lúc này, bất kỳ các hoạt động mang tính thanh trừng nhau đều có thể được xem như một động cơ gây rối loạn nhằm có lợi cho kẻ xâm lược. Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cuối năm nay mà nói như ông Tổng Bí Thư là “không đạt là cho nghỉ ngay, kể cả các ủy viên Bộ Chính Trị”. Cái gì không đạt, tiêu chí nào là không đạt nếu không phải tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất, làm thước đo và đánh giá cho 1 chính khách lúc này, là lòng yêu nước và bảo vệ được an ninh quốc gia, sau đó mới xét đến những sai lầm này kia trong quá trình cầm nắm quyền lực.

Ở Việt Nam, khác với các nước khác, ngoài các cơ quan tam quyền như Quốc Hội, Tòa Án và Chính Phủ, còn có một hệ thống là đảng. Trong hành chính quốc gia, cơ quan hứng chịu búa rìu dư luận và va chạm hệ thống nhất là chính phủ. Chính Phủ muốn thực thi pháp luật thì không khỏi người thương kẻ ghét, trong khi đảng tuy cầm quyền nhưng lại chủ yếu là làm tuyên truyền, không gây ra bức xúc nội bộ và bức xúc quần chúng bằng khối chính phủ.

Vậy lấy gì để đảm bảo các “ân oán cá nhân và lợi ích nhóm” của hệ thống sẽ không ảnh hưởng vào bỏ phiếu ?

Cái thứ hai là người đứng đầu chính phủ đang nỗ lực xoay chuyển để chống đỡ cho an ninh quốc gia đang bị đe dọa, lẽ ra đảng với chức năng lãnh đạo phía sau của mình, phải ủng hộ các chủ trương của chính phủ, và Tổng Bí Thư lẽ ra phải huy động các nguồn lực của đảng để ùng hộ Thủ Tướng lo vận động quốc tế và gia tăng sức mạnh đoàn kết nhằm kháng lại Bắc Triều, đưa quốc gia qua cơn nguy biến thì lại im lặng và triển khai hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm cuối năm.

Nói như Tổng Bí Thư là bỏ phiếu để chống tham nhũng và cán bộ tha hóa. Xin thưa với Tổng Bí Thư, chống tham nhũng cũng cần nhưng chống ngoại xâm mới là khẩn thiết nhất lúc này. Dân ta cũng vốn quen với tham nhũng, có thể sống chung với tham nhũng thêm một thời gian nữa cũng chưa ai chết cả, nhưng không thể sống khi đất nước bị xâm lược, dân tộc không thể yên tâm khi hàng ngày từng miếng thịt nhỏ biển đảo bị cắn rứt với chiến thuật bành trướng gậm nhấm kiểu chuột đồng của Bắc Kinh.

Nếu cuộc bỏ phiếu cuối năm nay Thủ Tướng ngã ngựa vì các tình cảm yêu ghét cá nhân phát sinh qua công việc (đó là chưa nói đến các mưu mô chính trị) thì ai sẽ đứng ra vận động quốc tế và chỉ huy các hoạt động bên trong để chống ngoại xâm. Một Thủ Tướng mới chăng, người bên ngoài thì không được rồi vì không có “thế” và “lực”, vậy bên trong hệ thống thì ai có thể làm tốt hơn ông Nguyễn Tấn Dũng để làm người thay thế lúc này? Không có ai cả. Trừ ông Dũng ra, ông nào sẽ đi cầu được “ngoại viện” ???

Và cuối cùng, mất ông Nguyễn Tấn Dũng thì ai có lợi, tham nhũng chưa chắc đã giảm nếu mất ông nọ bà kia, nhưng coi chừng Trung Quốc hưởng lợi khi tay cầm cờ cao nhất dám đứng ra kêu gọi nhân dân đoàn kết chống xâm lược lúc này bị cách chức, thưa với Tổng Bí Thư như thế.

Trong đảng cầm quyền, Tổng Bí Thư cũng coi như vua và Thủ Tướng cũng như Thái Sư vậy. Ngày xưa thái sư Trần Thủ Độ cải cách chính trị và chống ngoại xâm hiệu quả cũng do một phần quan trọng là các vua Trần ủng hộ ông ta. Còn hiện nay thì khác, “vua” Nguyễn Phú Trọng và “thái sư” Nguyễn Tấn Dũng đang mỗi người mỗi ngả, mà hậu quả là làm suy yếu nhau. Nhân dân sẽ tôn vinh cho một thái sư dù tham nhũng này nọ nhưng có tinh thần kiên quyết chống ngoại xâm và sẽ không tha thứ cho một ông vua tuy chống tham nhũng nhưng tạo điều kiện cho quân thù tràn vào đất nước, bất chấp ông vua đó vô tình hay cố ý.

Từ giờ cho đến cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cuối năm nay diễn ra ở Trung Ương đảng và Bộ Chính Trị, tôi mong nhân dân cà trong và ngoài nước (như những quan sát viên) cũng như các đại biểu quốc hội và các ủy viên trung ưởng đảng (là những người tham gia bỏ phiếu), mổi người dân và quan chức hãy tự hỏi mình “nếu thủ tướng mất chức ngay sau khi bỏ phiếu, thì sẽ lấy ai ra để thay thế và dẫn dắt đất nước chống họa ngoại xâm”

Câu hỏi thứ hai là vì sao thay vì đoàn kết và ủng hộ chính phủ khởi kiện Trung Quốc trong lúc này, nguyên nhân sâu xa nào làm Tổng Bí Thư và đảng bày ra và sa vào việc có khả năng dẫn đến nguy cơ “thay ngựa giữa dòng” này trong khi giải pháp tốt hơn chưa có ?
Nguy cơ từ bên ngoài.

Trong một tháng rưỡi giữa những ồn ào bàn thảo và phân tích, nhân dân và có lẽ một bộ phận không nhỏ trong đảng và chính phủ tin rằng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền đất nước. Niềm tin này là có cơ sở nếu ta nhìn sự việc dưới góc độ chiến lược “xoay trục” và ủng hộ tay cầm cờ Ba Dũng của Mỹ là một nước cờ phục đã chuẩn bị từ lâu. Điều này đúng nhưng chỉ là một điều kiện cần, cái thứ hai để chúng ta có thể đặt niềm tin tối đa vào việc này là một điều kiện đủ mà hiện nay chúng ta chưa có.

Chính phủ Mỹ là một thực thể hữu hình và nó có những sức ép của riêng nó phải chịu. Một câu nói có tính nguyên tắc chính trị không bao giờ được quên là dù nước nào ủng hộ Việt Nam thì mức đô ủng hộ đến đâu cũng cần tính trên lợi ích đến đó cho cả họ. Trong các quan hệ đồng minh luôn có vấn đề bánh ít đi và bánh quy trở lại, nhân dân và cả phe Ba Dũng đừng ngủ quên ma cho rằng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam hết mình “vô điều kiện”. Bài học Sensaku và Cỏ Mây-Scarborough giữa Mỹ- Nhật Bản-Philippin-Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho việc này.

Hẳn các độc giả còn nhớ năm 2013, khi Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp khu vực đảo Sensaku, Trung Quốc hiểu rằng cần phải dàn xếp với Mỹ, chia rẽ quan hệ Mỹ- Nhật thì mới có khả năng đạt được mục đích. Thế là Trung Quốc đi hai nước cờ quan trọng, cho lực lượng biển vào chiếm Sensaku đồng thời bí mật dàn xếp với Mỹ trong việc trao đổi một số quyền lợi, và suýt nữa thì đạt được mục đích.

Nước Nhật đã “cuống quýt hết cả lên” khi họ thấy trong chuyến viếng thăm vào tháng 06/2013 thì Tập Cận Bình có cuộc đi dạo nói chuyện tay đôi với Tổng Thống Obama của Mỹ. Người Nhật vốn thông minh, họ e ngại một cuộc nói chuyện tay đôi riêng tư của hai người đứng đầu hai nước lớn trong cuộc diện mình là nước nhỏ ở giữa thì có nguy cơ mình trở thành kẻ bị “bán đứng”, nếu Tập Cần Bình rỉ tai cho Obama những lợi ích Mỹ-Trung lớn hơn lợi ích Mỹ-Nhật .

Ngay sau đó, Chính quyền Nhật Bản đã phản ứng mạnh mẽ và đòi Mỹ phải cho biết nội dung mà hai ông to nhất đó nói chuyện riêng trong cuộc đi tản bộ ở Nam California là gì? Trước sự phản ứng mạnh mẽ của Nhật bằng động thái không chịu ngồi vào bàn đàm phán Mỹ-Nhât-Trung sau đó cho vấn đề Sensaku vì “bán tin bán nghi” là mình sẽ thất thế do sự âm thầm gật đầu của hai ông lớn nọ, cuối cùng tháng 4 vừa qua , Tổng Thống Obama khi công du Đông Á, đã tuyên bố Sensaku nằm trong liên minh quân sự và quan hệ chiến lược Mỹ- Nhật, thế là Nhật giữ được Sensaku, thoát được 1 tình thế “mập mờ”.

Không “nhanh mắt” đề thấy ra những chỗ hổng chết người đó, một đồng minh chiến lược khác của Mỹ là Philippin phải “ngậm đắng nuốt cay” cho sự thất thế của mình khi Mỹ “ngầm bỏ lơ và tỏ ra phản ứng thận trọng” trước sự xâm lấn của Trung Quốc, và cuối cùng Trung Quốc cũng gần như thành công trong việc lấn chiếm bãi Cỏ Mây, Scarborough trong tiếng la ó yếu ớt của tiểu quốc chủ sở hữu.

Đó là bài học nhãn tiền, phe thân Mỹ của Ba Dũng cũng như nhân dân Việt Nam đừng quên những bài học này, đôi khi trong sự giằng xé của các cường quốc đến cao trào thì họ thỏa hiệp chia chác nhau các lợi ích trên vai các nước nhỏ vào giờ chót là điều có thể, để tránh chiến tranh chưa cần thiết. Với Nhật Bản và Philipin là đồng minh chiến lược lâu năm mà còn như vậy, huống chi với đồng minh…dự bị như Việt Nam hiện nay. Mà khổ nổi, nếu lúc này không dựa vào Mỹ thì cũng không thể dựa vào nước nào cả trong khi nội lực đang rất yếu ớt.

Một kịch bản “chia đôi biển đông và kênh đào Kra” rất có thể sẽ đặt ra một khi Ba Dũng tỏ ra lần chần, hoặc vì bị o ép mà không thể giành chiến thắng tối hậu về cầm nắm quyền lực. Trong bối cảnh một chính quyền Nhật Bản và Philippin ổn định về đường lối thân Mỹ mà còn có nguy cơ “bị bỏ rơi vào giờ chót” thì Việt Nam với sự nhùng nhằng thì thế nào một khi quan hệ Mỹ-Trung đi đến nước cờ chót là “đánh hay không đánh”. Vật cùng tất biến, nếu vì Việt Nam mà Mỹ-Trung đánh nhau thì chúng ta kẹt ở giữa và thảm họa dân tộc 1975 lại tái diễn. Còn khi tới đó họ không đánh nhau mà nghị hòa cùng chia đôi lợi ích thì chúng ta cũng chết với viễn cảnh phụ thuộc Bắc triều tiếp tục.

Như vậy vấn đề đặt ra là làm gì để ngăn cản cái thế bí cho dân tộc và đất nước giữa hai cường quốc khi mà họ đánh hay đàm thì chúng ta cũng khốn khổ cả, chết ngay vì chiến tranh hay chết từ từ vì lệ thuộc cũng không khác nhau là mấy.


Việt Nam nên là một Israel thứ hai


Đã từ lâu đi nhiều nơi và gặp nhiều quần chúng từ anh xe ôm vỉa hè cho đến các học giả trí thức lẫn quan chức cấp này kia trong hệ thống, tôi đều nghe một sự khen ngợi về dân tộc Do Thái. Từ những lời khen ngợi của anh xe ôm vỉa hè về việc trồng cam trên sa mạc cho đến những khen ngợi chính trị của các học giả và quan chức khi họ thấy Israel có thể lập quốc được ngay trong thời kỳ hiện đại và tồn tại như một đồng minh “da thịt” với Mỹ.

Quan hệ của Israel và Mỹ như 1 một quan hệ của tay chân gắn bó, và chưa thấy bao giờ ông anh Mỹ có thể vì lợi ích của mình mà bỏ qua ông em Israel, dù điều đó suýt xảy ra với Nhật Bản và đã xảy ra với Philippin như tôi đã nói ở trên. Vì sao lại như thế?

Câu trả lời nằm ở vấn đề dân tộc. Những nhà quan sát hay tham gia vào chính trị Việt Nam cần nhận thấy là do quá khứ ly tán của mình, dân tộc Do Thái cắm dùi ở Mỹ lâu năm và dần dần lớn mạnh về số lượng, theo thời gian những người Mỹ gốc Do Thái đã tham gia nhiều vị trí chính trường quan trọng có ảnh hưởng vào chính sách Mỹ. Sự lớn mạnh của cộng đồng Do Thái dẫn đến mối dây đồng minh chiến lược Mỹ-Israel càng ngày càng bền vững hơn. Khi đứng trước các chính sách đối ngoại của Mỹ có thể gây phương hại đến quê hương Israel của mình, cộng đồng Mỹ gốc Do Thái đã tìm cách ngăn chặn, không để quê hương và quốc gia “nguồn cội” của mình bị hi sinh cho các nước cờ “thỏa hiệp” giữa các tay cầm cờ lớn trên bàn cờ quốc tế.

Việt Nam nếu lúc này (và sau này nữa) vẫn dưới bàn tay Ba Dũng cùng phe thân Mỹ dẫn dắt thì họ cần nhìn Nhật Bản-Philippin và Israel như một bài học để có các bước đi phù hợp. Thảm họa vượt biên năm 1975 là họa trong quá khứ nhưng là phúc trong tương lai của dân tộc. Trong một thế giới phẳng càng ngày càng rõ nét, giao thương đa quốc gia và các hàng rào địa lý, pháp lý ngày càng nhạt nhòa giữa các biên giới thì vấn đề cạnh tranh sẽ không còn gói gọn giữa quốc gia này và quốc gia khác mà sẽ là giữa dân tộc này và dân tộc khác nên đoàn kết dân tộc và dân chủ tự do là điều kiện tiên quyết.

Lúc này hơn lúc nào hết Ba Dũng phải nhìn ra vấn đề này để thực thi cho bằng được nước cờ hòa giải dân tộc thật sự. Lớn mạnh nội lực để không phải dựa vào Mỹ hay bất kỳ cường quốc nào là tuyệt vời về mặt lý thuyết nhưng việc đó không thể làm ngay trong nhất thời mà là quá trình lâu dài. Trong khi tận dụng sự đoàn kết dân tộc lúc này để “mang về” các nguồn lực chính trị từ kiều bào và sự hậu thuẫn “thực sự” từ Mỹ và Phương Tây là điều cần thiết. Nó cần thiết không chỉ cho tương lai dân tộc trong dài hạn mà còn cần thiết cho việc đảm bảo “thế thắng” của phe thân Mỹ trong chính quyền khi mà các cuộc đấu đá đã và còn sẽ diển ra tiếp tục cho đến khi quá trình thoát Trưng hoàn tất trong ngắn hạn.

Đảng cầm quyền Việt Nam (và cả phe Ba Dũng nếu có nghĩ thế) đừng tự trấn an một cách mơ hồ rằng theo thời gian, khi những người chống Cộng cao tuổi (thế hệ di dân thứ nhất) dần dần mất đi, thì một lớp trẻ thế hệ thứ hai, thứ ba… ở hải ngoại sẽ dễ dàng bị ăn bánh phỉnh của đảng như người dân trong quá khứ. Để rồi vẫn tái diễn màn cử đại diện đi trình diễn những vở kịch “hòa hợp hòa giải” mơ hồ, ru ngủ, một chiều và không thực tế. Trong một môi trường thông tin hạn chế và đời sống ngột ngạt như Việt Nam lâu nay mà càng ngày người dân còn càng thấy ra được nhiều cái tào lao nhảm nhí của đảng và đối kháng lại, độ tuổi của những người chống đối sự sai trái của đảng càng ngày càng trẻ hóa và gia tăng số lượng, thì tuổi trẻ hải ngoại cũng như thế thôi. Cộng đồng kiều bào bên ngoài, trong một xã hội thông tin tự do và đời sống khá giả hơn xa quốc nội thì họ còn biết nhiều hơn thế nữa về những điều tào lao nhảm nhí phi thực tế đang diễn ra bên trong đất nước. Làm sao mà có thể kêu gọi kiều bào tác động lúc này và sau này vào chính quyền nước họ đang cư trú để mang những chính sách chính trị-kinh tế tốt đẹp về cho quê hương khi mà chính quyền ở quê nhà còn bỏ tù, bắt bớ đàn áp những người vạch ra sự sai trái tào lao nhảm nhí của đảng cầm quyền?

Hơn bao giờ hết, tay cầm cờ Ba Dũng lúc này cần sự hậu thuẫn của quần chúng trong nước cũng như của các cộng đồng kiều bào ngoài nước cho nước cờ “thoát Trung”, nhất là Mỹ (kiều bào ở Mỹ đông nhất và đã có khả năng ảnh hưởng vào chính sách Mỹ, và lúc này Việt Nam cần Mỹ nhất). Ba Dũng muốn làm một Trần Thủ Độ thì hãy nhớ bài học cũ, đó là dù xóa bỏ triều Lý nhưng Trần Thủ Độ vẫn trọng dụng các quan lại cựu thần nhà Lý miễn là họ yêu nước và đặt lợi ích dân tộc lên trên hết trong sách lược chống Bắc triều.

Mấy hôm nay thấy trên hệ thống truyền hình và báo chí quốc gia có sự khác nhau trong tuyên truyền về Trung Quốc (người nói ra kẻ im miệng), quần chúng hiểu Ba Dũng đang cần sự ủng hộ của quần chúng trong và ngoài nước trong việc thoát Trung nhằm chống lại các bước đi cản phá của phe thân Tàu trong nội bộ. Nhưng quần chúng nào, cộng đồng kiều bào nào sẽ tin ông mà có hành động ủng hộ ông khi những người đi đầu trong việc vận động thoát Trung mấy năm nay còn nằm trong tù và chưa thấy có một lộ trình ngắn hạn nào trong việc trả tự do cho họ, thế thì chúng tôi ủng hộ ông để rồi thành con chốt thí, đi ở tù…thậm chí bị thủ tiêu hết hay sao?.

Thông điệp đầu năm của Ba Dũng là điều kiện cần nhưng chưa đủ thuyết phục. Sẽ không ai dám hành động ủng hộ ông lúc cần thiết cả. Thông điệp cải cách chính trị dân quyền dân chủ gì gì đó là những kế hoạch dài hơi. Nó chỉ có giá trị khi những việc nhỏ như tha tù chính trị chống Trung Quốc, có lộ trình khả dĩ để gây dựng “lòng tin chiến lược” ngay thời khắc mấu chốt này.

Tôi tin rằng nếu Ba Dũng sắp xếp làm ngay việc tha tù chính trị trong ngắn hạn hoặc ít nhất là công bố một quy trình cụ thể công khai cho động thái này thì quần chúng trong và ngoài nước sẽ mạnh mẽ ủng hộ ông và họ dám hành động khi cần thiết (vì cũng chẳng còn ai khác có thể làm hơn ông lúc này) và đó sẽ là khởi đầu cho một Israel thứ hai ở Châu Á. Ông cứ mạnh tay thả tù chính trị đi để quần chúng tin tưởng, tôi cũng tin rằng với hệ thống an ninh đông đúc hiện nay, vài chục ông tù nhân đó có ra tù cũng không làm gì rối loạn hơn cho đất nước được đâu.

Hãy gấp lên Ba Dũng, đi ngay những nước cờ chiến thuật cần thiết để gia tăng ưu thế cho phe mình nhằm đảm bảo chiến thắng vào lúc tối hậu. Nếu ông thua thì không chỉ ông, mà còn gia đình ông, phe nhóm ông và cả dân tộc sẽ lâm vào tình trạng còn bi đát hơn cả trước đây nữa, một khi vào giờ G nào đó, vì chán nản sự nhùng nhằng của Việt Nam, Mỹ gật đầu với Trung Quốc nhằm cùng chia hai lợi ích. Đến hôm nay ông cũng hết đường lùi rồi, vinh nhục chỉ trong những khoảng khắc còn lại trước khi “bỏ phiếu” mà thôi. Tôi nhớ trên website chính thức của ông có một banner có ghi vài chữ “tự do hay là chết”, đó cũng coi như một lời kết luận cho ông và đất nước lúc này.

Sẽ không có nhà Trần hiển hách ba lần đuổi quân Nguyên xâm lược nếu không có một Thái Sư Trần Thủ Độ dám nghĩ dám làm và mạnh tay chơi ván cờ tàn với các thế lực bảo thủ thời mạt Lý. Đoạt giang sơn thành đại nghiệp không thể không vỗ yên lòng dân, bài học này chưa bao giờ là cũ.

Nguyễn An Dân
-------------------
nguon: TTHN





Những Hình Ảnh Đẹp Nhất Thế Giới Năm 2014






Photo Paulina Metzscher, Germany


Photo © Trinh Xuan Hai, Vietnam


Bao Tailiang - Trung Quốc


Photo © Luis Chandi Páez, Ecuador


Photo © Chen Li


Photo © Ivan Pedretti, Italy


Photo © Chi Hung Cheung, Hong Kong


Photo © Adhi Prayoga, Indonesia


Photo © Valerie Prudon, France



Thứ 6 ngày 13 và những truyền thuyết đáng sợ






Nguồn gốc của thứ 6 ngày 13




Theo quan niệm của người phương Tây thì thứ 6 là ngày xấu nhất trong tuần và ngày 13 là ngày xấu nhất trong tháng, vì vậy nên khi hai điều đó kết hợp với nhau, thứ 6 ngày 13 đã tạo nên một nỗi sợ hãi lớn. Người ta thậm chí còn đặt hẳn cho hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 một cái tên, đó là "paraskevidekatriaphobia", trong đó "paraskevi" là thứ 6, "dekatria" là số 13 và "phobia" là nỗi sợ hãi (theo tiếng Hy Lạp).

Bằng toán học, người ta đã chứng minh được rằng một năm bất kì có ít nhất một thứ 6 ngày 13 và nhiều nhất là ba ngày. Một năm có ba thứ 6 ngày 13 khi và chỉ khi ngày đầu năm là thứ 5 (đối với năm không nhuận) hoặc Chủ nhật (đối với năm nhuận).

Từ thời cổ đại, trong nhiều nền văn hóa, người ta đã coi con số 13 là một con số đem đến xui xẻo và chết chóc. Việc người ta “kì thị” con số này thể hiện ở rất nhiều việc như những tòa cao ốc không có tầng 13, các bệnh viện không có phòng số 13, các sân bay không có cổng đón khách số 13, trên các máy bay không có ghế ngồi số 13, ca bin số 13 cũng không xuất hiện trên tàu thủy. Một lý do được đưa ra để lý giải cho điều này là việc số 13 đứng ngay sau số 12, một con số được coi là đẹp và hoàn hảo. Vì vậy mà chúng ta có 12 tháng trong năm, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 tông đồ của Jesus…
Ngày thứ 6 cũng “chịu tiếng xấu” khi xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết. Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn địa đàng vào ngày thứ 6, sau khi nếm thử Trái Cấm. Trận Đại hồng thủy Chúa dùng để trừng phạt loài người xảy ra vào thứ 6, ngôi đền của Solomon bị hủy diệt vào ngày thứ 6, và không thể không kể đến, ngày Chúa Jesus bị đóng đinh vào cây thánh giá cũng chính là ngày thứ 6.

Thủy thủ là những người cực kì mê tín trong vấn đề này, họ thường không ra khơi vào ngày thứ Sáu. Theo một số các truyền thuyết hư cấu, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa một chiếc thuyền (có tên H.M.S Thứ Sáu) vào hoạt động vào năm những năm 1800 để trấn an sự sợ hãi. Hải quân đã chọn ra khơi vào ngày thứ Sáu, khai trương chiếc thuyền vào ngày thứ Sáu, và thậm chí chọn cả vị thuyền trưởng tên là Jame's Friday để điều hành con tàu. Sau đó, vào một sáng thứ Sáu, con tàu khởi hành chuyến đi đầu tiên của nó... và mất tích mãi mãi.

Một số nhà sử học còn ám chỉ rằng việc một số người Thiên chúa không tin vào thứ Sáu có liên quan đến sự đàn áp Nhà thờ Thiên chúa của những kẻ ngoại đạo và phụ nữ. Theo lịch La Mã, thứ Sáu được hiến dâng cho thần Vệ Nữ, nữ thần tình yêu. Khi người Nauy lựa chọn lịch, họ đặt tên ngày thứ Sáu theo tên Frigg hay Freya, nữ thần liên quan đến tình yêu và tình dục. Tất cả những đặc điểm nữ tính mạnh mẽ này đã từng gây ra sự đe dọa đối với Đạo Cơ Đốc nơi mà nam chiếm ưu thế, vì vậy Nhà thờ Thiên chúa đã bêu xấu ngày được đặt tên theo họ.

Sự miêu tả này có thể chiếm một phần trong nỗi sợ số 13. Người ta nói rằng Frigg thường tham gia tổ chức của Hội Phù thủy, thông thường là một nhóm có 12 phù thủy, như vậy cả Frigg là 13. Quan niệm này có lẽ xuất phát cả từ chính bản thân Nhà thờ Thiên chúa. Chúng ta không thể tìm ra được nguồn gốc chính xác của các câu chuyện truyền miệng. Một truyền thuyết Thiên chúa cũng tin rằng số 13 là con số tội lỗi bởi vì nó biểu thị một tập hợp gồm 12 mụ phù thủy và 1 con quỷ.

Một số các bằng chứng về con số 13 liên hệ với văn hóa cổ Bắc Âu. Trong thần thoại Bắc Âu, người anh hùng Balder đã bị chúa Loki - người đã lẻn vào bữa tiệc có 12 người, làm con số tăng lên 13 - giết trong bữa đại tiệc. Theo Dossey, tác giả cuốn Holiday Folklore, Phobias and Fun: "Balder chết và cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh." Câu chuyện này, cùng với Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, dẫn đến một niềm tin vào con số 13 đen đủi: Bạn không bao giờ nên ngồi vào bữa ăn có 13 người.

Một truyền thuyết khác là câu chuyện về thứ Sáu ngày 13 tồi tệ xảy ra vào thời Trung Cổ. Vào thứ Sáu ngày 13 năm 1306, Vua King của Pháp đã tống giam những Hiệp sỹ được tôn kính Templar và tra tấn họ, đánh dấu cho ngày của Quỷ dữ.

Cả thứ Sáu và ngày 13 đều đã từng liên hệ chặt chẽ đến những hình phạt về sinh mạng. Theo tục lệ cũ của Anh, thứ Sáu là ngày theo tập quán để thi hành hình phạt treo cổ, và người ta đã từng nói rằng người bị án treo cổ phải bước 13 bước để đến bên dây thòng lọng.

Ở các nước phương Tây, từ xa xưa thứ Sáu được coi là ngày thiếu may mắn nhất trong tuần. Còn hiện nay thì sao? Có nhiều bằng chứng cho thấy, đây là ngày thường xảy ra những chuyện rủi ro.

Các chuyên gia của nhiều công ty bảo hiểm, nơi lưu giữ các số liệu về những vụ tai nạn, quả quyết rằng thứ Sáu chính là ngày xảy ra nhiều thảm kịch nhất trong tuần. Còn theo khảo sát của một câu lạc bộ lái xe tại Đức, số vụ tai nạn giao thông trong ngày này tăng tới 60% so với thông thường. Và không chỉ người Cơ đốc mà cả các tín đồ Hồi giáo cũng tin vào sự kém may mắn của ngày thứ Sáu, do vậy phần lớn họ không thích làm việc gì quan trọng vào ngày này.

Con tàu Apollo 13 được phóng vào 13h13 ngày 11/4/1970 để thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt Trăng lần thứ ba. Tổng của hai số cuối trong ngày, tháng, năm khởi hành của nó (4-11-70) là 13 (4+1+1+7+0 = 13). Tàu hứng chịu một vụ nổ vào ngày 13/4/1970 (không phải thứ Sáu) và phi hành đoàn buộc phải quay trở về Trái Đất.

Butch Cassidy, một trong những tên cướp nhà băng và tàu hỏa khét tiếng nhất nước Mỹ, chào đời vào thứ sáu ngày 13/4/1866.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Mỹ không bao giờ đi đâu vào ngày 13 của mọi tháng và cũng chẳng bao giờ tiếp 13 khách trong một bữa tiệc. Thiên tài quân sự Napoleon Bonaparte và tổng thống Herbert Hoover (Mỹ) cũng sợ con số 13.

Woodrow Wilson, vị tổng thống lãnh đạo nước Mỹ trong Thế chiến thứ nhất, coi 13 là con số may mắn của ông dù thực tế chứng minh điều ngược lại. Ông tới Normandy (Pháp) vào ngày 13/12/1918 để đàm phán hòa bình để rồi trở về với một bản hiệp ước mà quốc hội không thông qua. Trước đó thủy thủ đoàn khuyên ông lùi ngày cập bến nước Pháp nhưng ông không đồng ý. Sau đó Woodrow Wilson đi khắp nước Mỹ để kêu gọi người dân ủng hộ hiệp ước, nhưng suýt mất mạng vì đột quỵ trên đường đi.

Nhà văn Mark Twain từng là vị khách thứ 13 trong một bữa tiệc. Một người bạn khuyên ông không nên đi. Mark Twain làm theo và sau đó giải thích với bạn bè như sau: "Thật không may, họ chỉ có đủ thức ăn cho 12 người".


Khoa học lý giải


Giống như nhiều niềm tin của con người, nỗi sợ hãi thứ Sáu ngày 13 không căn cứ vào logic khoa học. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hầu hết những người tin rằng thứ Sáu ngày 13 là ngày đen đủi không đưa ra lí do để lý giải cho sự sợ hãi của mình. Nó giống như mê tín dị đoan, những người sợ thứ Sáu ngày 13 cảm thấy sợ chỉ đơn giản là sợ, không bởi vì một lí do cụ thể nào cả.

Chúc bạn vui vẻ trong hôm nay - thứ 6 ngày 13 đầu tiên của năm 2015.
Nỗi sợ liên quan nhiều hơn đến những kinh nghiệm cá nhân. Người ta học được từ thuở bé rằng thứ Sáu ngày 13 là ngày đen đủi, vì bất kì lí do gì, và tìm kiếm lí do để giải thích rằng những câu chuyện là đúng. Lí do đưa ra tất nhiên là không thuyết phục. Nếu bạn bị đụng xe vào thứ Sáu ngày 13, mất ví, hoặc làm đổ cà phê, có lẽ bạn sẽ có ác cảm về ngày đó. Nhưng nếu bạn nghĩ về nó, thì những việc không may, dù lớn hay nhỏ, luôn xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn cố tìm ra những điều xui xẻo vào thứ Sáu ngày 13 chắc bạn sẽ tìm ra một vài trường hợp.

Richard Wiseman, nhà tâm lý học tại Đại học Hertfordshire ở Hatfield, Anh, cho rằng những người luôn coi mình đen đủi thì cũng dễ tin vào những điều may rủi. Wiseman tìm thấy 1/4 trong số hơn 2.000 người được phỏng vấn cho rằng con số 13 mang lại rủi ro. Họ luôn bồn chồn, lo lắng vào những thứ Sáu ngày 13, và vì vậy dễ gặp tai nạn hơn. Nói theo cách khác, nỗi lo thứ Sáu ngày 13 chính là nguyên nhân làm hỏng việc của họ.

Wiseman khuyên rằng: "Mọi người nên nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể tạo ra chính vận may hay vận rủi cho mình. Họ nên nghĩ đến những điều may mắn như những sự kiện vui vẻ trong cuộc sống, nhớ lại những điều tốt đẹp đã xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng để kiểm soát tương lai".




Theo: Phunutoday.vn 










Wednesday 11 February 2015

Món ăn lăn nỗi nhớ






Phnom Penh, xứ sở của nỗi bất hạnh triền miên đón tôi vào buổi trưa với cái nắng Sài Gòn gắt gỏng. Gắt gỏng vì lâu ngày không chạm tới nó khiến màu nắng ấy có chút gì hờn dỗi và chạm mặt với chút rát nhẹ nhàng của màu nắng vàng khô mà lâu lắm tôi mới được gặp.

Làm việc tại Bangkok chỉ cách Phnom Penh hơn một giờ bay nhưng không biết tại sao nắng Bangkok cũng là màu nắng ấy nhưng tôi lại không mặn mà lắm như nắng Phnom Penh. Lại nhớ “Nắng Ca li cũng là nắng ấm, nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương?” bản nhạc vua của các bản nhạc khi nói về nỗi nhớ từ nắng. Ừ, nắng có sức mê muội như một công nương xứ lạnh lúc nào cũng mê phơi mình dưới nắng Địa trung hải. Tôi mê nắng Sài Gòn và từ đó đắm mình vào mộng tưởng của những màu nắng khác tương tự.

Có một nỗi niềm gì đó đối với Phnom Penh khiến tôi liên tưởng về đất nước chăng? Có lẽ.

Không chỉ nắng mới làm mình nhớ Sài Gòn mà Phnom Penh còn có những căn phố làm người xa quê ám ảnh. Dọc bờ con sông chính của thủ đô Phnom Penh là đường Sisowah Quay. Bên kia là tòa nhà cao tầng mà chủ nhân của nó là một đại gia người…Việt! Cái tên Sok Kong không dấu được thân phận của ông nhưng tòa nhà cao tầng ấy là một sự kiêu hãnh của chính phủ Hun Sen. Người dân Khmer ngày nào xây dựng con đường này vẫn còn hiện lên rất rõ dấu ấn Sài Gòn, hay người Sài Gòn đã đến đây lập nghiệp từ những năm đầu của thế kỷ trước? Họ đã để lại dấu ấn với các kiến trúc thị dân kiểu Sài Gòn với những căn nhà mặt tiền nho nhỏ, nằm sát cánh với nhau, mỗi căn sở hữu một nền văn hóa đặc trưng không lẫn vào đâu được: khung cửa lá xếp bằng sắt của Sài Gòn ngày xưa.

Nếu khách đi chơi về khuya, những chiếc xe bán hàng đêm nằm gắn bó trên vỉa hè khiến người Sài Gòn xa nhà không thể cầm lòng khi nhìn thấy nó. Chỉ khác là đám đông đang cắm cúi xì xụp món ăn đêm không nói tiếng Sài Gòn! Nhưng cần gì… hình ảnh thay thế cho âm thanh, hình ảnh ghi nhận mọi thứ và những cái chép miệng kia đã nói giùm tất cả. Phnom Penh xưa như một vết nối không thể cắt rời đối với người Việt ở khu vực đồng bằng sông Cửu, nhất là các tỉnh giáp biên giới với Campuchia, nơi mà người Việt một thời đã xem Phnom Penh ngày nay không khác gì một nơi tin cẩn làm ăn hay trao đổi món ngon vật lạ, đến nỗi thành phố của người ta cũng âu yếm đặt theo kiểu gọi của mình: Nam Vang!

Có lẽ chính Sài Gòn là nơi mà Nam Vang chọn làm đối tượng để từng mét đường, từng căn phố mang nặng dáng dấp của một nàng tiểu thư đài các ngong ngóng mong ai. Những chiếc ghe thương hồ hay con tàu liên tỉnh của người Pháp mang nỗi trông ngóng ấy. Những kiến trúc thị dân của Nam Vang xưa không vượt ra khỏi cái khuôn của người Sài Gòn có lẽ từ nhịp cầu buôn bán giữa hai nước kéo dài nhiều chục năm qua các con tàu mà người Pháp đầu tư chở sản vật, thổ cẩm lẫn con người mang luôn văn hóa hai thành phố trao đổi với nhau. Nhánh của hai con sông Tiền giang và Hậu giang đã nối liền với đất nước của một nền văn minh Angkor rực rỡ, để rồi từ đấy người dân hai nước chia sẻ hạnh phúc và cả niềm đau của hai dân tộc.

Bất cứ sự giao thoa văn hóa nào thì món ăn vẫn luôn chiếm đầu bảng. Người Việt có làm gì thì cũng nhớ tới Nam Vang nếu đã từng một lần thưởng thức món ăn nổi tiếng của nó: Hủ tíu Nam Vang. Món hủ tíu này cũng do người Hoa-Khmer tại Nam Vang sáng chế nhưng đã nhanh chóng đánh bạt được cũng một món hủ tíu khác của người Hoa tại Việt Nam. Hủ tíu Nam Vang có cái tinh tế của vùng đất hội tụ nhiều sắc dân Đông Nam Á đổ về nên không thể không kể đến Thái Lan và Lào. Những món ngon của Nam Vang không nhiều nhưng người Việt bị hớp hồn vì món Hủ tíu đến nỗi họ đặt luôn cái tên Nam Vang cho món ăn phổ thông này. Từ Nam Vang người Việt mang nó về Mỹ Tho, rồi Sài Gòn đi tới đâu nó mặc áo nơi đến tới đó. Ở Mỹ Tho nó bỏ thêm gan tươi luộc chín rồi tôm rồi thịt ba chỉ… Mỹ Tho giữ bản quyền với tên Hủ Tíu Mỹ tho, nhưng dân Sài Gòn thì khác, không đổi tên, chỉ đổi ruột!

Mà không đổi tên cũng phải. Cả một dòng người trong và ngoài nước ai cũng nằm lòng món Hủ tíu Nam Vang, một thương hiệu không cần trả tiền franchise (nhượng quyền kinh doanh) lại được nấu công khai thì tội gì không thừa hưởng. Có điều người Sài Gòn bén nhạy hơn, nhiều đời liên tiếp, mỗi đời thêm mắm dặm muối vào tô hủ tíu đơn sơ ấy một ít nay đã trở thành món ăn cực kỳ nổi tiếng chạy rong khắp các nhà hàng Việt Nam trên toàn thế giới. Tô hủ tíu chạy tới đâu, người Sài Gòn lần theo tới đó.

Tô hủ tíu Nam Vang bây giờ sang cả hơn. Nào là sườn non nấu thật mềm nhưng vẫn chừa cái lõi hồng đào trong miếng thịt để khi ăn thì cái dòn dòn sật dật của sụn hòa vào chất ngọt của thịt vừa mềm tới khiến khách sành ăn liếm môi không kịp. Nào là miếng gan heo luộc sao cho mềm mại không chai, không sỉn màu nhưng phồng lên như thách thức chiếc răng của khách. Rồi con tôm phải cong cớn và đỏ au, phải khêu gợi lòng kiêu hãnh của người sành ăn liệu con tôm này có luộc chín quá hay non quá? Ôi sao mà rắc rối cái món hủ tíu này vậy?

Mà phải đâu đã hết, hủ tíu không thể thiếu nước lèo là câu vọng cổ bao đời chấp chới bay trong từng gia đình người Việt. Nước lèo cũng năm bảy đường nhưng cái món Nam Vang thì chỉ có một. Phải ngào ngạt hương vị của Sài Gòn lai Nam Vang! Nếu người Hoa Khmer nấu nước lèo với một chút mắm sống thì người Việt lại thay thế bằng con tôm khô nhỏ xíu của miệt biển Kiên Giang. Nước lèo hủ tíu Nam Vang có khác với các loại hủ tíu Sài Gòn mặc dù chất làm ngọt vẫn tương tự như nhau. Cũng thịt băm, cũng cải bắc thảo nhưng khi tô nước lèo được trang điểm bằng cần tây và cải cúc thì chất ngọt lịm đi trong miệng người thưởng thức nó. Khen ngợi tô hủ tíu Nam Vang tại Sai Gòn mà không tìm cho bằng được tô hủ tíu Nam Vang chính gốc tại Phnom Penh quả là một sai lầm như Pol Pot từng làm!

Trên đại lộ Sihanouk Bvld, người Sài Gòn xa quê dễ bị hớp hồn vì tưởng mình đang ở đâu đó tại bùng binh Phù Đổng Thiên Vương. Hai bên cơ man là xe gắn máy xếp hàng chờ người mua kẻ bán. Người ta đi lại xem xét, tranh nhau nói tranh nhau gọi mời dễ làm ta xao xuyến, nhưng thôi đi một chập nữa là tới nơi cần tới rồi… Trên con đường khá nhỏ nằm gần chùa Maha Montrey là một tiệm Hủ tiếu Nam Vang chính gốc. Nhìn là biết bán hủ tíu vì cách bày biện của nó. Kêu một tô hủ tíu và để cho tâm trí trôi bồng bềnh theo ghe thương hồ ghé các bến ký ức và đâu đó tiếng hò vời vợi một nỗi niềm. À thì ra nó là vậy, đơn giản như người dân Khmer. Không rau rác cầu kỳ chỉ vài cánh sà lách xanh chong. Có khác chăng là sợi hủ tíu nhỏ gần như cọng miến của dân miền Nam nhưng lại không trong như làm từ bột dong mà từ bột gạo.

Cọng hủ tiếu này vài năm nay xuất hiện tại Sài Gòn ở một nhà hàng hủ tíu từ Phnom Penh mang về có tên Liến Húa trên đường Võ Văn Tần. Cọng hủ tíu mảnh mai nên dễ thấm vị ngọt của nước lèo và điều khác biệt rõ nhất là nước lèo xứ Nam Vang ngọt hơn nước lèo Sai Gòn hàng chục lần. Ngọt vì đường, cộng với thịt băm và chừng như sợ người ăn chưa ngọt đủ, chủ quán bày thêm một hủ đường cát trắng tinh như trừng mắt hăm dọa người sợ… ngọt. Chữa ngọt ư? Chỉ còn cách nặn chanh vào. Thật nhiều chanh và đừng lo chua quá vì chất ngọt sẽ cạnh tranh với chanh để cho ra một tô nước lèo tạm dùng được đối với khẩu vị của đa số người Việt. Điều cần nhất là ăn tô hủ tíu Nam Vang tại Phnom Penh với tâm thức của người Sài Gòn nhớ quê thì sẽ thấy thương và yêu thích nó. Tô hủ tíu kéo dài nỗi nhớ ấy bộ không giá trị gì sao?

Rời Phnom Penh với tô hủ tíu mong manh trong trí nhớ, phải chăng vì nhớ ai quá nên hít bụi trước nhà người ta cũng tưởng nhớ tới da thịt của người mình thương?


Mặc Lâm
(Sống Magazine)












Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên