Powered By Blogger





Tuesday 31 July 2012

Cơm bụi: Từ mặt bàn đến gầm bàn




Cái nhìn về cơm bụi hay nói chính xác là từ cơm bụi nhìn ra văn hóa sống của người Việt Nam ta không phải là cái nhìn của tôi. Mà tôi chỉ nhìn thấy một điều gì đó từ cái nhìn của một người khác.
Đó là cái nhìn của một nghiên cứu sinh người Anh ở Hà Nội. Trong thời gian sống ở Việt Nam, người đàn ông Anh quốc này đã có được một bộ sưu tập ảnh do anh ấy chụp về cơm bụi.
Thường thì chúng ta chụp cơm bụi sẽ chụp toàn cảnh. Hoặc chụp từ mặt bàn trở lên chứ mấy ai chụp gầm bàn ăn. Gầm bàn ăn thì có gì mà chụp cơ chứ. Nhưng anh đã chụp trong mỗi bức ảnh của mình cả mặt bàn và gầm bàn. Vậy tôi đã thấy gì từ những bức ảnh đó?
Trên mặt bàn: Những gì tôi thấy trong bức ảnh thì mặt bàn quả là phong phú. Phóng phú thứ nhất là gương mặt những người ăn cơm bụi. Chủ yếu là trai thanh gái tú và các công chức đi làm không về nhà buổi trưa. Những công chức này bao gồm từ những nhân viên xã hội đến các trí thức. Nghĩa là đủ cả. Phong phú thứ hai là thực phẩm trên bàn bao gồm các loại đồ uống từ trà đá đến đồ uống cao cấp. Rồi đến các loại món ăn từ rau lang xào tỏi cho đến chim quay, lợn rán rồi cá chép, bò xào..
Đến đây, có bạn đọc sẽ hỏi; kể những chuyện ăn uống như tôi thì để làm gì? Ai mà chẳng biết. Vâng xin quý vị cùng tôi đi "thăm quan" gầm bàn để xem có gì nhé.
Dưới gầm bàn : Tất nhiên dưới gầm bàn thì có những đôi chân. Nghe có vẻ ngớ ngẩn quá nhỉ. Những đôi chân được xỏ trong những đôi giày, đôi dép không ít tiền và đánh xi bóng loáng. Kể thế cũng vẫn chẳng có ý nghĩa gì. Ai bây giờ mà không đi giày hay dép. Đúng thế. Nhưng có những gì xunh quanh những đôi chân giày dép ấy. Tất nhiên dưới đế giày dép là sàn nhà lát ghạch hoa rất đẹp. Còn xunh quanh thì ngập tràn những thứ mà nếu ta chỉ chụp ảnh gầm bàn thôi người xem sẽ nghĩ ngay đến những những đôi giày, dép là của những người đang phải đi qua một bãi rác thải khổng lồ.
Một bãi rác với xương gia xúc, xương cá, mẩu thuốc, tăm gãy hay tăm tõe đầu vì đã xỉa, cuống rau sống, thịt nhai dở, da gà da vịt... và bạt ngàn giấy ăn. Chỉ riêng giấy ăn được nhuộm màu vô cùng sặc sỡ. Giấy ăn của người ăn tiết canh thì thấm màu đỏ vì lâu miệng, giấy ăn của người ăn món giải cầy thì màu vàng bởi nghệ, giấy ăn của người ăn thịt chó thì màu nâu đen, giấy ăn của người khạc nhổ thì màu nhờn nhợt...
Có lần tôi chở con gái tôi trên xe máy, cháu chợt hỏi: Bố ơi, tại sao bác kia lại lót giấy ở đế giày? Tôi nhìn thì thấy một người phóng xe máy phía trước và dưới đế giày của anh ta phấp phới giấy ăn. Đó là giấy ăn mà anh ta kéo theo từ dưới gầm bàn trong quán cơm bụi. Mảnh giấy ăn có màu ấy sẽ theo anh ta đến đâu? Đến công sở? Đến nhà trường? Đến nhà hát nữa chăng?
Khi nhìn thấy đầy đủ mặt bàn và gầm bàn, chúng ta thấy ngay một điều là: đời sống vật chất được biểu hiện trên mặt bàn. Còn đời sống văn hóa được biểu hiện dưới gầm bàn. Hay nói vòng vo thêm là kinh tế nước ta đang phát triển còn văn hóa thì đang tụt lùi. Sự thật có đúng như thế không, thưa các quí vị???
              Thảo Dân

Nhà Rông mái tôn!




Đọc thấy báo tuổi trẻ đưa tin mà thấy buồn cười. Mấy ông cán bộ văn hoá chẳng hiểu do tư tưởng tiến bộ hay do thương người dân buôn làng mà duyệt chi ngân sách lấy kinh phí lợp mái tôn cho Nhà Rông. Kết quả là những Nhà Rông lợp mái tôn bị bỏ hoang.
Người dân miền núi vốn yêu những gì hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên, yêu những gì thuộc về truyền thống. Những người trong làng tự góp công , góp của để xây dựng cho họ một Nhà Rông đúng với truyền thống - Nhà Rông bằng, gỗ rừng, tranh, tre , nứa , lá . Do vậy nhiều nơi trong buôn bấy giờ có tới hai Nhà Rông
Chẳng biết mấy ông cán bộ văn hoá học văn hoá ở đâu? Hay lạ làm theo sự chỉ đạo của cơ quan chức năng? Đã không bảo tồn văn hoá thì thôi, lại còn bỏ tiển làm ra những thứ phi văn hoá. Vưa tôn tiền của dân là vưa làm trò cười cho dân. 
Có một cách đơn giản là trước khi làm nên trưng cầu dân ý. Hỏi cái bụng già làng và dân làng có ưng không đã các bác cán bộ văn hoá ơi....! 
Mình chưa có dịp lên Tây Nguyên để được xem Nhà Rông, nhưng theo mình biết thì Nhà Rông là biểu tượng văn hoá, là tín ngưỡng của những dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Vậy nên Nhà Rông phải được làm bằng vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên. Đến bây giờ mình cũng chưa hình dung nổi Nhà Rông lợp mái tôn trông nó như thế nào....hihi. Bạn nào có ảnh Post lên cho mình xem với nhé
                                                              
                                                                     Hoàng Thanh Hải

                                                                           

Tâm sự chưa nói với Hà My




Không muốn nói chuyện với con gái về chuyện người lớn khi con gái tôi còn nhỏ. Bây giờ khi con tôi đã học đại học tôi vẫn chưa có dịp tâm sự với con gái của mình.  Chuyện hai người khác giới gặp nhau, yêu nhau, rồi thành vợ thành chồng. Có cặp vợ chồng hạnh phúc sống với nhau đến trọn đời. Có cặp vợ chồng không thể sống được với nhau vì một lý do nào đó, hay khi sống với nhau chỉ gây cho nhau những nỗi đau, cuối cùng phải chia tay nhau.....nhưng đó chưa chắc đã là bất hạnh...mà chỉ có thể là vết thương lòng hay nỗi đau gi đó. Nếu như chỉ có hai người thì nỗi đau sẽ ít hơn, còn nếu như có thêm đứa con thì nỗi đau sẽ lớn, phiền muộn sẽ nhiều hơn. Tại vì sao khi là người dưng người ta không làm khổ nhau, đến khi yêu nhau rồi, chung sống với nhau rồi họ lại làm khổ nhau và gây những vết thương lòng cho chính họ và cho những đứa con ? Thật đáng tiếc, chuyện tình yêu người lớn muôn đời vẫn vậy. Điều đó khi còn nhỏ con gái tôi không hề hiểu. Bây giờ con gái tôi đã lớn, mong răng con gái tôi  hiểu và thông cảm cho tôi. Nỗi buồn và quá khứ tôi chăng muốn nói nhiều.

Chuyện bấy giờ tôi muốn nói là nói về chuyện giữa người cha và con gái , về mối quan hệ giữa hai người , về tình bạn và sự bao dung. Phải chăng tình yêu của cha và con gái phức tạp hơn, bí ẩn hơn tình yêu đôi lứa và tình yêu giữa mẹ và con.

Ai đó nghĩ rằng những bậc cha mẹ sống vì những đứa con. Và tôi nhiều khi  chẳng suy xét nên cũng luôn ghi tâm như vậy. Nhưng càng sống tôi càng hiểu đấy không phải hoàn toàn là sự thật. Chúng ta chỉ sống cận kề, sống cùng với con cái. Mối quan hệ bên trong gia đình sẽ tốt đẹp khi cha mẹ và con cái đi cân kề bên nhau, song song với nhau chứ không phải đi cắt chéo ngang nhau. Tôi cảm nhận rõ ràng rằng tôi và con gái là hai con người có tính cách và nét riêng của mình, rất khác nhau, nhưng hoàn toàn cần thiết cho nhau

Con gái tôi - Hà My - là gì của tôi ? Không, cô bé không phải là tờ giấy trắng mà tôi có thể vẽ lên đó những gì tôi muốn. Cũng không phải là niềm ai ủi của tôi , không phải là liều thuốc tôi uống khi tôi trầm uất, không phải là nền cho sự kiêu ngạo và những ước mơ không thành và thậm chí cũng không phải là cây cầu nối tình cảm ít ra cũng còn là tình bạn giứa mẹ con gái tôi với tôi. Nhưng cô bé là người bạn của tôi , niềm hy vọng của tôi, và nếu nói chính xác hơn chúng tôi là hai người bạn đồng hành cùng đi chung một con đường đầy khó khăn thử thách nhưng là con đường có thể là duy nhất đối với chúng tôi

Và rồi sớm hay muộn chúng tôi sẽ đến ngã ba đường, sau đó con đường chung sẽ tách ra riêng rẽ. Tôi tiếp nhận điều này một cách thanh thản bởi vì cần phải như thế, bời vì tôi đã biết điều này ngay từ đầu khi chúng tôi bắt đầu con đường chung. Còn sau đó nữa hướng đi và tương lai cuộc đời của con gái tôi sẽ do cô bé lựa chon. Rồi sẽ có một ngày con gái tôi gặp một người đàn ông mà cô bé sẽ yêu. Hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do cô bé tự quyết định và gánh chịu. Nhưng đó hoàn toàn là một câu chuyện khác...


                                                                Hoàng Thanh Hải
                                                               

                                                              

                                                                                          


Monday 30 July 2012

Con cái bạn là ai...?






Con cái của bạn - chúng không đơn thuần chỉ là con cái của bạn. Chúng là những người thấy, những người hướng dấn bạn, những người thách thức, những người đem đến cho bạn những bài học, những người nói với bạn sự thật, chữa lành những vết thương trong tim bạn, những người chau chuốt tâm hồn bạn

Chúng kết nối bạn với kho tàng trí tuệ và tình yêu, mà phần lớn trong số chúng ta đã mất mát trong quá trình trưởng thành. Chúng nhìn thấy thiên thần, chúng nếm trái không phải thứ tình yêu định trước bằng điều kiện, chúng tiếp cận với vũ trụ

Tất cả những đứa trẻ là những nhà thần bí. Chúng dễ dàng đi lạ giữa thế giới hiện hữu và thế giới vô hình. Chúng chưa bị giam hãm trong khuôn khổ thời gian và không gian. Chúng biết bay...

                         Dịch từ tiếng Nga.
                                          Hoàng Thanh Hải

Cái chết















Có một lần tôi nhậu với bạn tôi
Ngày hôm sau anh ta không con nữa
Anh ra đi, để lại người vợ trẻ Nga, và hai đứa con chưa hề biết quê hương

Có một chiều tôi tâm sự với một chàng trai
Sáng hôm sau anh ta lên bàn mổ
Chiều hôm ấy anh ta nằm trên băng ca phủ trắng


Có một sớm tôi đến một nghĩa trang
Thăm mộ ông già cùng với một bà già
Tôi và bà thắp nhang cho ông, thắp luôn cho những ngôi mộ kề bên.
Bà nói với ông: chỗ ông nằm hôm qua còn hoang vắng
Nhưng hôm nay đã có nhiều người tới làm bạn với ông

Lúc ra về bà nắm chặt tay tôi và nói:
Bà già rôì chẳng còn điều gì tiếc nữa
Chỉ chờ ngày bà được về bên ông
Cháu còn trẻ hãy sống khi đang còn đáng sống...

Thế rồi từ đó, với tôi, cái chết không còn đáng sợ nứa
Bởi trong đời phải chết có một lần
Thế rồi từ đó lời bà thành lẽ sống
Tôi hăm hở , nhiệt tình sống với ngày hôm nay.

                                                Hoàng Thanh Hải
                                             Kalomna 29/02/2002

Saturday 28 July 2012

Một ngày may mắn




Hôm qua là một ngày may mắn. Đi hội thảo vửa được ăn ngon, vừa bốc thăm trúng thưởng, vừa được ngắm mưa nữa. Lâu lắm rồi hai vợ chồng không có thời gian đi chơi với nhau. Vui, ngẫu hứng, hai vợ chồng làm mấy bô ảnh...


                                                                            Hoàng Thanh Hải


                                                                                                









Thursday 26 July 2012

Bức ảnh




Hoàng Hải: ...Cái thời đói khổ . Giờ gặp lại chẳng ai nhận ra. Cuộc sống thay đổi. Con người thay đổi. Cuộc sống vì thế tốt đẹp hơn lên....
Lương Quốc Triệu: Hoàng Hải à, trông vậy thôi chứ có đói và khổ đâu, thanh niên ngày xưa toàn thế, eo dây! người nào đã nhớ bạn thì chỉ cần gặp lại ánh mắt thôi cũng đủ nhận ra nhau rồi . Cuộc sống dù có nhiều thay đổi nhưng tâm hồn mỗi người thì vẫn thế ! vẻ ngoài có béo tốt lên và già cỗi đi nhưng "cỗ lòng" thì vẫn thế thôi !
                                                                                             Facebook

Trái tim



Trái tim có cuộc sống thật là kỳ lạ. Chừng như chúng mềm yếu và cứng rắn, cởi mở và đóng kín. Có trai tim nhân từ và có trái tim độc ác. Có những trái tim cháy bỏng và những trái tim băng giá. Có những người mang trái tim như đá. Có những trái tim đập nhử bản hợp xướng, một số khác đập  theo điiệu Van sơ, và cũng có trái tim của những kẻ ham muốn cô đơn. Có ai đó yêu bằng cả trái tim, có ai đó chỉ yêu một nửa, kết quả là trái tim tan vỡ.
Vì đôi chuyên trong đời trái tim ta đẫm máu. Những trái tim bị mũi tên đâm thủng mệt mỏi, đau buồn hoặc hát vang như tiếng chim ca. Có những trái tim mà ở đó có thể đọc được như đọc trong trang sách.
Tại vì sao người ta lại gán bộ phận này ngần ấy khả năng? Bởi chung quy lại đấy đơn giản chỉ là cái bơm, bộ máy tuần hoàn máu và có thể thay thế bằng đồ nhân tạo. Có lẽ người ta nhận thấy rằng trong tất cả các bộ phận của cơ thể trái tim có cuộc sống đặc biệt và khác lạ nhất. Nó đập không ngừng khi chúng ta ngủ lẫn khi thức. Chúng ta nghe thấy nó. Chúng ta cảm nhận nó khi chúng ta xao xuyến. Hơn nữa trái tim lại năm ở ngay trung tâm cơ thể.
Trong trái tim là bản thể của chúng ta. Bạn giết chết trái tim thì cơ thể sẽ chết. Bởi vì thế khi có cái gifddos thực sự quan trọng sảy ra, khi anh ấy gặp cô ấy, hay khi cô ấy gặp anh ấy sẽ có cái gì đó rất lạ diễn ra với họ. Mà lỗi là ở trái tim. Ngay lúc đó chúng ta sẽ thấy nó bắt đầu đập loạn xạ. Chính theo cường độ và tần số của nhịp đập con tim chúng ta biết được rằng tình yêu đã tới.
Con người cần thiết phải có biểu tượng tình yêu. Những nhà bác học có thể cười cợt, nhưng những người xưa không phải vô cớ lấy trái tim cho lựa chọn của mình. Người ta nói, chúng ta sẽ nhớ một cách bản năng nhịp đập của trái tim người mẹ, mà chúng ta nghe từ khi con nằm trong bào thai. Đối với chúng ta nhịp đập ấy sẽ vang mãi như bài hát ru.
Thế thì có lẽ ban đầu trái tim là ẩn dụ của tình yêu người mẹ? Và sau đó, lẽ tất nhiên trở thành biểu tượng của tình yêu lãng mạn.
Tình yêu, theo ý kiến của những nhà bác học sẽ đưa cơ thể tới trạng thái tối ưu nhất.
Tình yêu - đấy là mốt loại thuốc tốt nhất. Khi bộ não phát đi tín hiệu: hãy chú ý. Tình trạng cấp bách.Cơ thể cần khẩn cấp hóc môn để chống sư căng thẳng thần kinh. Tình yêu sẽ là lều thuốc an thần cho ta sức mạnh. Khi ấy chúng ta cảm thấy khoẻ tới mức có thể quật đổ cây. Bệnh tật sẽ phải lùi bước trước áp lực tình yêu. Vì tình yêu trái tim chúng ta sẽ nổ tung ra ngoài vad chắp lên lưng đôi cánh. 
Đừng sợ yêu. thậm chí nếu đấy là tình yêu đơn phương. Đối với trái tim của bạn thì bất kỳ sự đau khổ tình ái nào thì cũng bổ ích hơn là hoàn toàn thiếu tính yêu. Tốt nhất là yêu và đánh mất con hơn là hoàn toàn không yêu bao giờ
                                                               Dịch
                                                      Hoàng Thanh Hải
     
                                                                 





                                                            

Wednesday 25 July 2012

Kết thúc những ngày làm tự vệ



Thế là 24 ngày xa bệnh viện đã kết thúc. Ngay mai mình lại trở về với cái liên chuyên khoa thân yêu của mình. Những ngày qua cũng để lại trong mình ít nhiều trải nghiêm. Vui có, buồn có, và thậm chí có cả bê tha, như cờ bạc, rượu chè. Nhưng vui nhất là mình có thêm rất nhiều những người bạn mới. Ấn tượng nhất vẫn là bác sĩ Huệ, người mà có ông chồng trẻ hơn một con giáp và suốt ngày rủ mình và bác sĩ Nguyễn Sông Cửu Long đánh bài. Rồi thiếu tá Trọng, phó huyện đội Định Quán, khi khoác trên mình bộ quần áo sĩ quan thì nghiêm nghị, chĩnh trạc, nhưng trên bàn nhậu thì dân dã, chân tình. Cuộc đời thật thú vị, 24 ngày qua mình chẳng biết mình là ai. Lúc thì mình là một người bác sĩ khám tuyển nghĩa vụ quân sự, để cho những bạn trẻ nài nì mình tăng loại sức khoẻ để được nhập ngũ, hay những kẻ nhờ vả năn nỉ mình giảm loại sức khoẻ để khỏi phải đi lính. Lúc mình là người lính vật lộn trên thao trường.  Rồi có lúc mình lại phải làm con nghiện trên chiếu bạc để vui với đồng nghiệp và giết thời gian, hay làm con ma men sau bàn tiệc. Nhưng vui nhất, hạnh phúc nhất là trong khoảng thời gian đó mình được làm một nhiếp ảnh gia chụp hình cho mọi người, hay những ngày nghỉ mình về lại Sại Gòn, được làm chồng của của bà xã mình, được làm bố của những đứa cọn.
Hôm nay trong buổi lễ bế mạc, mình rất ấn tượng với những lời của đồng chí huyện đội phó. Mình  nhớ những nhiệm vũ của mình trong vai trò một chiến sĩ tự về. Ngày mai, cởi bỏ tấm áo lính màu xanh, mình lại trở về với cuộc sống đời thường, khoác lên mình tấm áo màu trắng. 
Lúc này vừa nhậu về nên cũng hơi mệt. Nhưng dù sao cũng phải chỉnh đốn lại tư cách. Phải sác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, quán triệt đúng đường lối, sự chỉ đạo của cấp trên. Và quan trọng nhất là phải tỉnh táo, cảnh giác với nhứng thế lực thù đỉnh sống trong dân, dựa vào dân có âm mưu tuyên truyên, gây hoà bình bạo loạn. Phải sáng suốt nhận biết đâu là ta, đâu không phải ta, chứ không ngày mai bệnh nhân vào phòng nhổ răng lại cứ nghĩ là địch thì bỏ mẹ..
               


                                                                                       Hoàng Thanh Hải








                                                                                         



Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên