Powered By Blogger





Thursday, 18 July 2013

Thông tư buồn và ước mơ của Running man






Bộ Giáo dục-Đào tạo vừa phải xoá sổ Thông tư số 24 khi nó chưa sống được bao lâu trong dư luận. Thông tư quy định cộng điểm ưu tiên thi Đại học-Cao đẳng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước năm 1945, người hoạt động cách mạng từ năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945. Bộ giải thích: việc xây dựng Thông tư là dựa trên chủ trương của Nhà nước về chính sách đối với người có công, thể hiện tinh thần "Uống nước nhớ nguồn" và "dự báo" về một tương lai sẽ có bà mẹ Việt Nam anh hùng độ tuổi 30...

...Tôi đã nhiều lần chạnh lòng và khóc thầm khi thấy những hình ảnh đoàn đoàn cán bộ lũ lượt đến tặng quà Mẹ anh hùng già yếu hom hem trong căn nhà cũ. Mẹ chẳng cần gì nữa đâu, chỉ cần mỗi chúng ta sống sao cho tử tế, thực lòng với nhau hơn. Vậy thôi!

Những thông tư giáo điều như thế không thể và không bao giờ là một nghĩa cử, một món quà tri ân đối với những người có công.
 
Trong chuyến thăm và thi đấu của CLB lừng danh Arsenal tại nước ta, đọng lại giữa ngồn ngộn thông tin chính thống, bên lề cho đến những chiêu trò PR, điểm tô thương hiệu... là hình ảnh cậu sinh viên người Hải Dương Vũ Xuân Tiến chạy theo xe buýt chở cầu thủ Arsenal.

Sự việc ngẫu nhiên rất đời thường đó đã được giới PR của chính CLB tận dụng để xây dựng hình ảnh cho đội bóng trong chuyến du đấu tại Việt Nam. Đoạn clip PR ngắn, ít lời, cũng ít luôn cả hình ảnh được kết lại một cách rất giản dị mà nhân văn: "Nếu bạn thực sự theo đuổi một giấc mơ thì nó sẽ trở thành sự thật"... Họ gọi cậu là Running man, người hùng của tour đấu năm nay, đưa cậu thành biểu tượng đại diện cho hình ảnh, sự nổi tiếng của Arsenal trên những vùng đất trũng của thế giới. Một bạn trẻ xa lạ ở một nơi xa xôi bỗng chợt đồng điệu gần gũi với những người của thế giới đại chúng toàn cầu.

Bỏ qua nghệ thuật PR tài tình thì rõ ràng chỉ có sự mẫn cảm, nhạy bén từ cái nhìn cuộc sống, mang tính nhân văn, những người lần đầu bỡ ngỡ tới Việt Nam mới dựng lại được một câu chuyện thú vị và đầy tính tượng trưng như vậy. Đó là một thứ ngôn ngữ giản dị có được từ chính đời sống mà không cần phải bám tựa vào những thông tư, quyết định hoành tráng mà xa lạ đến lạnh lùng...

... Chúng ta sẽ đến gần nhất, nhanh nhất những vùng xa xôi, những số phận khuất chìm bằng con đường ngắn nhất, xuất phát từ sự chân thực, từ trái tim đến trái tim. Nếu không, con đường sẽ xa hơn và chúng ta sẽ luôn là người đến chậm và lạc điệu./.

Trần Nhật Minh
Theo Blog Xíu/VOV2
(Tiêu đề do chủ blog đặt)




Giữa " Công viên dân oan " nghĩ về chị Út Tịch









Tôi sống gần Tây Hồ. Mỗi khi cần đi đến các khu trung tâm ở Hoàn Kiếm, Ba Đình tôi thường đi trên đường Thanh Niên. Mấy năm gần đây, tôi thấy góc đường Thanh Niên nơi khuôn viên trước đền Quán Thánh, tôi thường thấy những đoàn  người đi khiếu kiện, đi biểu tình đòi lại ruộng đất. Họ ở tận miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam ra.


Cách đó không xa là Lăng Bác Hồ, là Trung tâm hành chính của các cơ quân Trung ương, nghiêm cẩn, yên tĩnh, nhiều lính gác.Tôi không biết giữa những ngày đông giá rét, sắp Tết tới nơi mà họ phải rời xa gia đình để ra đó đứng, ngồi ở một nơi không mái che trên đầu, gió Đông từ  hồ thổi lại lạnh thấu xương thì họ chịu đựng thế nào! Ăn thì coi như có những người từ tâm giúp. Nhưng họ ngủ, nghỉ thế nào và chuyện tắm rửa, đi vệ sinh đâu có dễ...Tôi biết, có nhiều người ở những khu phố gần đó, những bà quẩy gánh đi chợ thường ghé tặng những người đi biểu tình đòi đất trong cảnh “sẩy nhà ra thân thất nghiệp” những món ăn thường nhật. Thấy vậy, tôi ngẫm nghĩ về chuyện đời và tình người. Đầy đủ các cơ quan Trung ương, nhưng người dân kêu oan, kêu thiệt thòi đi khiếu  kiện không dễ được họ nhiệt tình tiếp dón, nhận đơn, nghe trình bày. Nhiều vị dù biết trong chức trách của cơ quan, của bộ, ngành mình nhưng vẫn mặt lạnh như tiền. Dân oan phải nhiều ngày chịu đói rét sống trong  cảnh vất vưởng chờ đợi  nơi vỉa hè, xó chợ.





Cảnh vất vưởng của dân oan
Tôi cũng có đọc một số thông tin, được biết Vườn hoa Mai Xuân Thưởng còn được gọi là 'Vườn hoa Dân Oan’. Vì dân khiếu kiện trên mọi miền đất nước tụ họp về đây để xin Chính phủ và Nhà nước giải quyết quyền lợi hợp pháp về đất đai.  Có nhiều dân oan suốt gần chục năm chợ chực nơi đây, thuộc từng vệ cỏ, góc phố mà chưa được giải quyết. Thậm chí, còn có vụ công an đánh chết dân oan tại đây (Bà Nhung 76 tuổi, lão thành cách mạng, được Huân chương Kháng chiến Hạng 1. Ngày 17 tháng 11 năm 2012, chị Ngọc Anh, một dân oan bị an ninh bắt cóc tại ‘Vườn hoa Dân Oan’, bị đánh đập dã man phải đưa đi điều trị tại Bệnh viện Saint Paul Hà Nội. Bác sĩ Tân, vị bác sĩ "Lương y như ác mẫu" đã phán "không tiền không trị bệnh" cho chị Ngọc Anh). Ôi, họ đã vì đồng tiền và chức vị mà sinh ra vô cảm, thậm chí tàn ác đến vậy! Trong số quan chức và cảnh sát ấy, ho cũng xuất thân từ nông thôn mà ra. Mỗi ngày, họ ăn sản phẩm của ai? Nếu không có nông dân, họ lấy gạo và thực phẩm, trái cây ở đâu để sống?

A hú








 
 
 
 
Xưa kia có chàng thủy thủ Cristop Colomber thích đi thám hiểm vòng quanh thế giới để rồi khám phá ra Mỹ Châu mà nhầm tưởng là Ấn độ, nhưng đó là chuyện của ngày xưa, còn đây là chuyện của ngày nay, chuyện có thật 100% qua những lời đồn thổi của giang hồ kinh Bắc. 
 
 
Chàng trai David sinh ra và lớn lên trong nhung lụa ở tận xứ sở của các nàng Alixơ thần thoại. Vốn dĩ thích chu du thiên hạ nên đến năm 20 tuổi chàng đã chán ngấy cảnh suốt ngày được hầu hạ cung phụng sau bốn bức tường. Và rồi một ngày đẹp trời mưa phùn gió bấc, chằng quyết rũ áo bỏ xứ ra đi cho thỏa chí tang bồng. Chàng cứ đi, đi mãi, gặp gì ăn nấy, vui đâu ngủ đấy (không phải ăn ngủ trong hotel đâu nha), càng đi chàng càng cảm thấy thế giới quả rộng lớn và kỳ diệu xiết bao. Đến một hôm, bước chân lầm lạc đã đưa chàng tới một vùng núi vô cùng kỳ vĩ với những thửa ruộng bậc thang đẹp tuyệt cú mèo của núi rừng Tây Bắc.

"Ôi, phong cảnh nơi đây sao mà hữu tình đến thế, đẹp hơn cả đấu trường Colosơ của thành Rome đổ nát, hùng vĩ hơn cả dải vạn lý trường thành của nhân dân Tung Cửa anh hùng mà ta đã đi qua blah..blah..blah ..nơi đây quả là thiên đường duy nhất trên thế giới này", chàng thốt lên vẻ đầy kinh ngạc. Và rồi như lời trái tim thầm mách bảo, chàng quyết định định cư lâu dài trên mảnh đất vừa khám phá nhưng vẫn còn tiềm ẩn vô vàn những điều kỳ bí.

Già làng nhanh chóng làm các thủ tục tái định cư và chuyển khẩu cho David, với bản tính thích săn bắn hái lượm, chẳng mấy mà chàng đã hòa nhập với cuộc sống bầy đàn, vừa đơn sơ, vừa gần gũi, nhưng cũng hoang dại đến tột cùng... 
 
 
 
Thời gian thấm thoắt trôi, rồi một ngày kia, chàng đã đem lòng yêu A Mẩy, bông hoa dại đẹp nhất giữa đại ngàn sơn cước. Tình yêu đôi lứa nhanh chóng đơm hoa kết trái và lễ cưới của họ được tổ chức linh đình tuy rằng không có đại diện phía họ nhà trai, nhưng không sao, trai làng vẫn bú diệu như cơn lũ tiểu mãn, gái làng vẫn quay cuồng trong tiếng nhạc xập xình tuôn ra từ cặp loa rè Liên Xô... David and A Mẩy hand in hand vô cùng hạnh phúc...

Đêm tân hôn, tất nhiên rồi... (thôi anh miễn đi vào chi tiết), nhưng thỉnh thoảng A Mẩy lại hét lên những tiếng kêu vô cùng hoang dã: - A Hú - A Hú... Mặc dù chẳng hiểu vợ mình kêu A Hú nghĩa là gì nhưng mỗi lần A Mẩy thốt lên là David cảm thấy cực kỳ khoái cảm, mãn nguyện đến tột cùng...

 
Tuần trăng mật rồi cũng qua nhanh, đôi vợ chồng lại bắt tay vào công việc đồng áng để tranh thủ những lúc nông nhàn. Vì còn bỡ ngỡ với kiểu trồng lúa nương nên David đành ngồi trên bờ nhìn vợ xuống cấy với các trai làng. A Mẩy đi trước tay cầm cây gậy vừa đi vừa xọc lỗ xuống đất, có một trai làng đi sau lỗ thì bỏ hạt thóc, lỗ thì bỏ hạt ngô rất thẳng hàng. Bỗng nhiên, A Mẩy ngoái nhìn lại và thét lên:- A Hú - A Hú, David ngồi trên bờ thất kinh, hồn bay phách lạc.

Giờ nghỉ trưa, David mon men đến gần chỗ trai làng đang uống nước, chàng cất giọng hỏi đầy vẻ tò mò: "Dạ thưa anh, "A Hú" nghĩa là gì đấy ạ?"

Trai làng phe phẩy cái quạt lá, nhoẻn miệng cười: À, tiếng dân tộc "A Hú" nghĩa là...nhầm lỗ. Hố hố hố.
 
Chuyện của thằng Sịp trên tnxm.net
 
 





 

Tầm nhìn rơi…lõm tõm






Theo nghin cứu của các nhà buôn dưa lê học, đăng tải trên bản tin 1-4 thì Việt Nam ta là nước đầu tiên có người lên vũ trụ, đó là Chú Cuội. Chú Cuội đã bay lên vũ trụ từ mấy triệu năm nay (hiện không còn tài liệu nào nói rõ ngày tháng Chú bay lên mặt trăng). Tuy nhiên người trên vũ trụ bất diệt nên bà con nhân dân vẫn nhìn thấy Chú ngồi dưới gốc đa trên mặt trăng, bên cạnh con trâu to đùng (con trâu này mà về Đồ Sơn tham gia trọi thì sẽ đạt giải nhất là cái chắc vì nó rất khoẻ). Theo nghin cứu thì một năm trên vũ trụ bằng 1.000 năm ở hạ giới. Nếu ai muốn bất tử thì lên mặt trăng mà sống với Chú Cuội thì vui.  
 
 
Người thứ hai bay lên vũ trụ ở ta là Thánh Gióng. Khi đẻ ra Thánh Góng bị bệnh tự kỷ, 3 năm ròng không nói năng gì, không bú mớm gì, khi nghe có giặc xâm lăng thì người vươn vai đứng bật dậy chói loà, ăn một phát hết 3 xuất cơm hộp, sau đó nhổ bụi tre quật giặc chết tươi. Đất nước thành bình, Thánh Góng không màng gì công lao, chức tước, bay một mạch lên trời sống những ngày tháng thong dong.  
 
 
Người thứ 3 bay lên vũ trụ là Phạm Tuân. Sau khi Phạm Tuân trở về từ trên cao, quê hương có tổ chức một bữa liên hoan mừng chiến thắng. Một cụ đứng lên đọc câu thơ thành tích: 
 
Hoan hô thằng cháu Phạm Tuân
Bay lên vũ trụ một tuần về ngay. 
 
 
Tuy nhiên, một cụ khác lại quát ngược cũng bằng thơ: 
 
 
Đất nước thiếu gạo thiếu mỳ
Mày lên vũ trụ làm gì hở Tuân?
 
Tình thế này thì buộc Phạm Tuân phải lên tiếng kẻo hỏng bữa liên hoan:
 
 
Đất nước còn đói còn nghèo
Cháu lên vũ trụ ươm bèo hoa dâu. 
 
 
Tiếng vỗ tay rần rần, Phạm Tuân mặt nở mày cười cầm chém rượu đi khắp các bàn cụng vui.

 
Theo tìm hiểu của văn phòng buôn dưa lê thì hiện đề tài khoa học về “ươm bèo hoa dâu trên vũ trụ” do của Phạm Tuân làm chủ đề tài đã bị xếp xó rồi! Phạm Tuân được giao trọng trách ấy vì khi đó cả nước phát động phong trào thả bèo hoa dâu xuống ruộng lúa, khi bèo chết biến thành phân bón. Theo các tiễn sĩ học tại chức thì xác bèo hoa dâu chứa rất nhiều chất đạp nên lúa tốt bời bời, đạt trên 5 tấn/1 ha. Nếu bèo hoa dâu mà phát triển trên vũ trụ thì chất đạm sẽ rất cao, lúa tốt gấp nhiều lần, tha hồ nuôi quân đắnh giặc. Phải công nhận là tầm nhìn ươm bèo hoa dâu trên vũ trụ là tầm nhìn chiến lược ngắn ngày đấy chứ. Lần này nghe nói lại có người tiếp theo bay lên vũ trụ, không biết vị này có tiếp tục nghiên cứu đề tài bèo hoa dâu nữa hay không?
   
 
 
Đến năm 2020 đất nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp. Kinh quá! Quanh ta đây, như Thái Lan, Sinh ga pua…mà còn chả dám phấn đấu trở thành đất nước có nền công nghiệp hiện đại nữa là…Sao họ hèn thế nhỉ, cứ hô hào đại đi thì mất cái gì. Tại sao họ chỉ giám quyết tâm phấn đấu trở thành một nước làm dịch vụ, du lịch thôi, chỉ làm những gì thuộc về thế mạnh thôi.

Với tư duy một đất nước công nghiệp hiện đại hoá thì phải có thật nhiều khu công nghiệp, trong đó có thật nhiều nhà máy, xí nghiệp nên khắp nơi đua nhau thu hồi đất làm khu công nghiệp, khu chế xuất. Than ôi, không biết có bao nhiêu khu công nghiệp đang sống dở chết dở, thậm chí thu đất bờ xôi ruộng mật rồi bỏ hoang, người dân thì không có đất sản xuất. Đến mấy cái đinh vít cũng phải nhập của Tầu mà lại mơ xây dựng đất nước công nghiệp hiện đại thì thật là một tầm nhìn xa quá ngọn cỏ. Tính ra thì chỉ còn có 6 năm nữa là tới năm 2020 rồi, liệu với cơ sự này đất nước có trở thành một cường quốc công nghiệp hoá, hiện đại hoá được không? Một người dân bình thường thôi cũng đã thấy đó là một câu chuyện viễn tưởng rồi, nói chí tới tầm nhìn của mấy người có học. Một thời dân ta đã chẳng nói: “Cơ giới hoá toàn cuốc” đấy thôi. Bao nhiêu năm nay xây dựng CNXH mà con trâu vẫn cứ đi trước, cái cày 51 đi sau, người thì đi sau cùng ngắm đuôi trâu thì bao giờ mới tiến lên hiện đại được nhỉ?

Điều này thì có thật một trăm phần trăm: Đất nước ta đã và sẽ trở thành một cường quốc họp trên toàn thế giới. Đi đâu cũng thấy họp, ngày nào cũng thấy họp. Đây là trọng bệnh, mà đã là trọng bệnh mà không chữa đi thì không thể làm gì được đâu. Nhà thơ Nga V.Maiakovsky đã viết bài thơ “Những người loạn họp” trong thời kỳ xây dựng XHCN ở Liên Xô cũ, trong đó có câu: 
 
Ôi ước sao được họp thêm một cuộc
Để tìm phương thức thanh toán các cuộc họp trên đời”. 
 
 
Đã họp là phải báo cáo thành tích, thành tích không có thì phịa ra, thế thôi.
 
Hãy làm những gì mà dân ta có thế mạnh. Đây là vấn đề mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công rồi. Để trở thành một nước công nghiệp hiện đại hiện nay là rất khó bởi cần rất nhiều vốn liếng, nhiều chuyên gia giỏi đầu ngành và phải có một đội ngũ những người sáng chế. Nhưng chúng ta vẫn nói, Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia nghèo trên thế giới, chưa có trường đại học nào được công nhận chuẩn quốc tế…thì làm sao trong vòng vài năm có thể trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá được chứ. Hãy tỉnh ngộ lại đi còn chưa muộn. Cùng lắm cũng chỉ nên bắt chước một số nước trong khu vực, tập trung vào sức mạnh thực tế mà phát triển như cấy nhiều gạo cao cấp xuất khẩu, chế biến thực phẩm, làm du lịch, phát triển chăn nuôi, dịch vụ…Thế thôi…


Lê Tự





Wednesday, 17 July 2013

Giọt nước mắt trẻ thơ




Đêm buồn ngồi ngẫm những giọt nước mắt của con rơi mà lòng quặn đau. Ngồi với con suốt cả đêm vì bé không thở được. Nước mắt như nuốt nghẹn vào trong. Vì cớ gì mà mình phải cam chịu một mình? Vì sao mấy ngày anh không một lời hỏi thăm các con như thế nào?

 


Tủi quá.
Buồn quá.
Chẳng lẽ anh là người thực sự như vậy sao?

Nhìn các con vô tư khi bây giờ không nhớ ba mình là ai sau mấy ngày. Không bé nào nhắc đến ba trước khi đi ngủ. Bởi lẽ những cuộc điện thoại mà hằng đêm em gọi bây giờ em dường như không muốn gọi nữa. Cũng bởi lẽ vì anh. Em buồn cũng chỉ vì câu nói bông đùa thường xuyên của anh. Em ghét anh. Ghét đến mức không muốn suy nghĩ về anh một giây một phút nào nữa cả. Chỉ thương thân mình làm lũng vất vả không biết vì ai? Vì lẽ gì?

Chỉ biết cố gắng để con sau này có cơ sở học hành xa hơn bên ngoài. Em thiệt nghĩ, một người nếu biết và hiểu cảm xúc của vợ mình thì quả thật hạnh phúc. Những nếu một người không biết quan tâm đến cảm xúc của vợ mình như thế nào thì người ấy cần phải xem lại



Anh cứ thường hay nói anh muốn san sẻ với em. Anh thể hiện đi, sao anh cứ hờ hững vậy? Đâu cần anh phải ở bên em suốt. Chỉ cần một cú điện thoại hỏi thăm vợ con như thế nào cũng đủ đối với mẹ con em rồi. Nhưng mấy ngày em thử chờ đợi. Em chẳng nhận tin nhắn hay cuộc điện thoại nào của anh. Thật là buồn và thương cho em. Thương cho mấy đứa nhỏ. Đừng hỏi tại sao em hay trách anh như thế, mà anh hãy tự xem lại chính mình. Một con người hoàn thiện với xã hội nhưng không hoàn thiện ở gia đình. Nếu còn yêu em và các con anh hãy giứ lại cho riêng mình. Nếu không thì hãy giải thoát cho chính bản thân anh

Đã từ mấy năm nay không có anh em cũng đã là người mẹ, người ba. Thêm quãng đời còn lại cũng âu là lẽ thường của xã hội. Nói vất vả vậy em cũng đã quen từ cái ngày đồng ý với những quyết định của anh. Có thể em sẽ mất anh, những cơ họi của anh, nhưng em không thể nào ích kỷ cho riêng mình được. Em chỉ mong anh là chỗ dựa tinh thần vũng chắc cho mọi phiền muộn trong em và là người ba gương mẫu với các con.



Vài dòng muốn gửi cho anh nhưng không biết anh có muốn đọc và suy ngẫm hay không, nhung hy vọng và hy vọng anh sẽ thay đổi.


H.T.T. Tâm 
Sài Gòn 16/07/2013





Mưa





 









Ba đêm rồi, đêm nào cũng mưa như thác đổ. 
Nhớ nhà
Nhớ Sài gòn.
Nhớ tụi nhỏ. 
Mưa mà được ôm bà xã ngủ thì hạnh phúc biết sao.
Hy vọng cuối tuần đi đi nghỉ mát thời tiết sẽ tốt. Sau đó là một kỳ phép dài 9 ngày dành cho gia đình.....

 


 

Em cần anh, anh có hiểu không?








Anh yêu! Anh buồn gì vây? Hỏi anh từ nãy giờ không thấy anh trả lời em, tưởng anh giận em. Em nhớ anh quá. Hay anh muốn chúng mình giạm hỏi?
H. Tâm
Em nghĩ là tự chúng mình quyết định được sao? Em có tin vào duyên phận không vây? Mặc dù là anh không muốn tin vào, nhưng trong cuộc sống anh vẫn thấy rất nhiều những đôi yêu nhau như trời bề nhưng vì không có duyên phận nên không nên chồng vợ. Và vì thế nên đôi khi anh tự hỏi tình yêu của chúng mình rồi sẽ như thế nào? Có tốt đẹp như chúng mình mong muốn hay không?

Thực sự anh rất sợ, lo sợ cảm giác mất em. Còn em, em thì sao? Liệu chúng ta có thể cùng nhau vượt qua tất cả? Liệu em có dám đưa tay ra để anh nắm lấy, để anh và em sẽ đi tới tận cùng hạnh phúc?
 
 H. Hải
 
 
Vậy anh không tin tình cảm em dành cho anh sao?
Anh nghĩ em không dám vượt qua ư?
Em tin, em có thể vượt qua được. Anh phải tự tin để giúp em vượt qua chứ. Anh cứ như thế thì ai sẽ đứng sau em?


Anh ạ! Em không có anh, em mất tự tin thì làm sao đây. Em cần anh, anh có hiểu không? Hãy cứ lo nhưng hãy đừng lo anh sẽ mất em, mà anh hãy lo mai sau làm sao anh có thể là chỗ dựa vững chắt cho em...


Anh yêu! Em nhớ anh nhiều quá đi. Chiều mình gặp nhau anh nhé, gặp em thôi, không gặp ai hết, được không anh?


Hôn anh nè....

H. Tâm
Ryazan 12/6/2005

Ở cuối hai con đường



 
 
           Một câu chyện có thật và đầy ý nghĩa  khiến cho những người " Bên thắng cuộc " phải ngẫm nghĩ..
 
**************
 
 
Những năm “cải tạo” ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.

Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trắm cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.

Ngày nhập trại, sau khi “biên chế” xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái lán lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ “đồng chí cán bộ quản giáo” đến tiếp nhận. 
 
 
Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào lán. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Môt nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ: – Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?

Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.

Tuesday, 16 July 2013

Đêm nằm nghe những buồn đau






Đôi vần thơ ,ý nhạc
Cứ dâng ngập vào hồn
Tâm tư cùng giao cảm
Như thấu hiểu đời hơn.


.......


Những dấu chân mỏi mệt
Lê bước mỏng trong đêm
Tiếng rao rơi góc phố
Chạnh lòng trăng đứng im.

Đêm nằm nghe đời thở

Những hương vị cay nồng
Thân người như vạt gió
Gió một đời lông bông.


                                       

                                                      Thơ: Anna.(trích)

Nhạc đệm 









Thơ: Anna
 Phổ nhạc: TONTHATUT




Chỉ giỏi cãi






Đúng ra thì không cần nhắc lại cái vụ cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng nữa, chôn sâu vào quá khứ vết nhơ của những người chức việc ngu xuẩn được rồi, nhưng thấy họ cứ cãi chày cãi cối mãi, đâm tức.

Và càng tức hơn sau khi đọc mấy dòng tin tường thuật chuyện bà tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đứng ra xin lỗi quốc dân về tai nạn máy bay Boeing 777 của hàng Asiana Airlines ở sân bay San Francisco (Mỹ) làm 3 người thiệt mạng, dù rằng chính phủ của bà chẳng có lỗi gì. Bà Park nhận lỗi bởi theo bà vụ việc đó làm giảm thanh danh và uy tín của Hàn Quốc trên thế giới. Xin lưu ý rằng Asiana Airlines chỉ là hãng hàng không tư nhân thuộc tập đoàn Kumho Asiana (nhà tư bản này có tòa nhà hoành tráng cao ngất ngưởng ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng-Lê Duẩn, Q.1, Sài Gòn), và trên chuyến bay đó có hơn hai trăm mấy chục hành khách nhưng chỉ chết 3 người bởi đội lái và các tiếp viên đã cực kỳ mau lẹ, dũng cảm tổ chức cứu người trong thời gian vô cùng ngắn ngủi, đáng ra phải tuyên dương họ. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo đừng so sánh người Hàn người Nhật với cán bộ quan chức nhà mình làm gì, họ luôn biết cúi đầu trước dân và xin lỗi khi cần thiết. 
 
 
Cũng không hẳn tất cả những ai đọc cái thông tư số 24 của Bộ GD-ĐT do ông thứ trưởng Bùi Văn Ga ký đó đều phản đối. Điều ấy cũng dễ hiểu bởi nó đụng đến những phần nhạy cảm của đời sống tinh thần: sự quan tâm đến các bà mẹ VN anh hùng, đến các vị lão thành đã tham gia cách mạng từ trước năm 1945, rộng ra là với những người có công với dân với nước; vấn đề học tập suốt đời, động viên mọi người học tập. Cộng thêm 2 điểm cho các bà mẹ anh hùng đi thi chứ 20 điểm hoặc đặc cách tuyển thẳng, chả ai thắc mắc làm chi. Con dứt ruột đẻ ra các mẹ còn chả tiếc, nhẽ nào người thụ hưởng sự hy sinh lại so đo tính toán với mẹ. Đạo lý ở đời là vậy.

Nhưng vấn đề là ở chỗ khác. Mấy ông làm chính sách ở bộ GD là những vị ngồi trên trời, trong phòng lạnh, chả khác những cái máy được lập trình theo công thức lỗi thời, lâu lâu lại tung ra vài sản phẩm chỉ đáng vứt vào sọt rác. Tôi cam đoan rằng các ông ấy rất máy móc áp dụng nghị định của chính phủ về người có công với cách mạng, khi thấy chưa có người hoạt động cách mạng trước năm 1945 và các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong nhóm đối tượng ưu tiên tuyển sinh thì lật đật vội vàng cho vào danh sách thôi. Và để tỏ sự quan tâm cụ thể, phải ưu tiên 2 điểm, giống như đã từng có những ưu tiên nhất định cho con liệt sĩ, người thiểu số, người vùng sâu vùng xa... Khổ nỗi, cái óc họ quá khô cứng nên không thèm biết vào thời điểm này con liệt sĩ, người dân tộc thiểu số, người vùng sâu vẫn có vẫn còn và có thể thi cử, nhưng bà mẹ VN anh hùng thì không thể nào đi thi được nữa. Đơn giản, vì đã quá già. Già đến mức không đủ sức cầm muỗng đút sữa vào miệng, làm sao mà cầm bút; đi lại không vững, làm sao đến trường. Ông hàng xóm nhà tôi giận lắm, bảo rằng các cụ chí ít cũng 80 trở lên rồi, cần được nghỉ ngơi để chuẩn bị sang thế giới bên kia yên bình, sao lũ ấy còn bới họ ra rồi ban cho 2 cái điểm ngu xuẩn đó. Khùng nó vừa vừa chứ, giành hết cả phần ngu của thiên hạ. Thấy ông ấy nóng quá, tôi không dám tiết lộ thêm là ông Ngô Kim Khôi phụ trách khảo thí của bộ Học và ông thứ trưởng Bùi Văn Ga người trực tiếp ký thông tư ấy lại còn vừa lên tivi, báo đài phân bua giãi bày vòng vo đèn cù, không chịu nhận sai, thậm chí cứ một mực mình đúng mình hay. Ông Khôi thì tiên đoán VN sẽ còn nhiều mẹ VN anh hùng rất trẻ, mà đã trẻ thì thế nào cũng đi thi, mà đã thi thì phải ưu tiên cộng điểm. Ông ấy còn táo bạo đến nỗi thay cho cả quốc hội quy định rằng hễ cứ là mẹ liệt sĩ (con duy nhất hoặc 2 con) thì được phong tặng mẹ VN anh hùng. Phải công nhận quan chức ta dạo này phát ngôn rất liều. Ông thứ trưởng Ga có bình tĩnh hơn nhưng vẫn vòng vo tam quốc, lý sự rằng già thì già nhưng chả ai cấm học cấm đi thi, chúng ta chủ trương học tập suốt đời cơ mà. Thôi ông thứ trưởng ạ, ông hiểu sai rồi, học tập suốt đời không có nghĩa là suốt đời đi học đâu, ông cần nghiêm túc xem lại tư duy của mình. Vả lại thông tư ông ký còn đề cập đến cả những đối tượng lão thành cách mạng U.100 kia nữa, các cụ có thể lều chõng đi thi được hay không, sao chả thấy ông nhắc lại.

Nói tóm lại, các ông chỉ giỏi cãi. Dù chống chế tinh vi lằng nhằng thế nào chăng nữa thì cũng vẫn phát lộ ra cho bàn dân thiên hạ thấy thứ sản phẩm giáo điều vô cùng xa rời thực tế, không có tính khả thi của các ông. Giá như làm sai, các ông biết phục thiện, nhận sai sót, hứa sửa chữa thì dân dễ thông cảm tha thứ, đằng này lại cố chứng tỏ không ai mặt dày hơn, thật chả hay ho gì.

Các ông ngồi được ở ghế hiện tại là do bộ máy, cơ chế thôi, chứ nếu để dân xử, các ông và những vị như các ông đã knock-out lâu rồi.

Nguyễn Thông
Theo blog Nguyễn Thông
 
 
 

Chảy máu chất…gái






Chảy máu chất sám thì người ta nói lâu rồi, nói chán rồi, bây giờ không thấy ai nói nữa. Còn chuyện mất gái thì sao lại không thấy ai quan tâm các cụ nhỉ? Ô hay một quốc gia mà mất hết gái thì còn ra thể thống cống rãnh gì nữa chứ!

Mới đây thôi chúng tôi có chuyến quá giang qua biên giới ở cửa khẩu Lào Cai mấy tiếng đồng hồ.
Chợ Việt nam khá là rộng, ở ngay sát đường biên. Tầng một bán đủ loại hàng hoá, rất nhiều hàng hoá, không thiếu một cái gì trên đời, toàn là hàng tầu, tuy nhiên giá thì rất đắt. Tầng hai chợ này là nơi bán dâm công khai, cò mồi môi giới lượn lờ khắp nơi tiếp thị tới những người mới ở Việt nam sang. Hàng trăm các cô gái Việt nam ngồi rải từ chân cầu thang lên tới hành lang tầng hai và thập thò trong những gian nhà cấp bốn, lờ mờ. Theo người thạo tin thì gái Tầu cũng có nhưng rất ít và xấu lắm, tuy nhiên giá cả lại đắt gấp ba lần gái Việt nam ta. Một ả môi giới công khai: “Rẻ bất ngờ, toàn em xinh lắm, gái việt 50 tệ, gái Tầu 150”. Nghe thấy thế mà thấy nhục quá đi thôi, gái ta xinh hơn mà giá lại bèo hơn là sao chứ, hay gái tầu có cái gì hoàng tráng hơn.  
 
 
 
Một ông bạn từng nhiều lần sang đây kể, gái Tầu chẳng hơn gì đâu, tuy nhiên từ Việt nam lặn lội sang đây cốt tìm hiểu gái Tầu nó thế nào thôi, lại gặp gái Việt thì tính làm gì chứ. Chính vì muốn biết mùi Tầu ra sao nên bọn bảo kê ở đây kiên quết đẩy giá gái Tầu lên cao hơn chót vót. Hắn kể tiếp, lần ấy một ông Việt mò mẫm sang đây cốt thử gái Tầu xem nó thế nào. Có em Việt nam giả danh gái Tầu, nói mấy câu đại thể: “Thúng mủng xảo, củ xu hoàn treo lủng lẳng, xẻng xúc xỉ…” ông này tưởng gái Tầu xịn liền vào nộp tiền chơi ngay. Đang vui, ông liền véo nó một cái vào vú, con này phản xạ tự nhiên kêu: “ái ái, đau quá anh ơi”. Biết là mình bị lừa, ông này điên tiết vả cho con ca ve ba nhát hộc máu mồm, vừa chửi: “Mẹ kiếp, con lừa đảo, bố mày sang đây cốt để trả thù bọn Tầu, ai dè lại trả thù đúng dân tộc mình thế này thì còn ra gì nữa chứ. Toi tiền!”. Con bé ca ve biết lỗi cứ van xin rối rít. Nhục đến thế là cùng, gái Tầu thì ra mẹ gì đâu mà phải giả danh nó chứ. Chẳng khác gì chó. Chó đã là khốn nạn nhất rồi mà còn giả chó (giả cầy) nữa thì vô văn hoá quá.  
 
Có bao nhiêu giá Việt nam xuất ngoại làm phò thì ai mà thống kê được chứ. Chỉ biết rằng sang Trung quốc, sang Lào, Thái Lan, Cam pu chia…ở đâu cũng thấy ca ve Việt nam. Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng từng đã đưa, gái Việt nam đi làm ca ve ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở khu vực Đông nam á này. Sao lại nhục nhã thế hả các cụ ơi. Sao không thấy cụ nào có ý kiến gì thế nhỉ? 
 
 
Đau lòng nhất có lẽ lại là chuyện bọn nước ngoài sang ta chọn vợ. Mỗi năm gái Việt xuất ngoại lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… cả ngàn người, đông nhất là gái khu vực miền Tây nam bộ, khu vực gạo trắng nước trong, khu vực gái đẹp nhất nước. Mất gái là mất nhiều lắm đấy các cụ ạ. Trên thế gian này có bao nhiêu cuộc đại chiến cũng chỉ vì tài nguyên và gái đẹp. Nghĩ thấy mà nhục nhã, bọn chúng sang đây bắt gái ta phải cởi trần cởi truồng ra cho nó xem từng tí một, chỉ cần có 1 cái nốt ruồi trong người thôi là nó loại ngay. Bọn giai ngoại chọn vợ chỉ cần đẹp thôi, không cần trình độ, không cần lý lịch gia đình, thậm chí từng làm phò cũng được, miễn là hoàn hảo về mặt hình thức. Với tiêu chí ấy mà bao nhiều gái đẹp đã bị chúng nó cướp mất rồi!

Trên mạng có rất nhiều hình ảnh, bài viết về cảnh chọn vợ của bọn nước ngoài, nó xoi mói như thể xem một con vật ấy các cụ ạ. Đặc biệt bọn chúng rất chú ý xem “cái ấy” của chị em, chả hiểu để làm gì. Các cụ nhà mình từng nói “tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”, không quan trọng cái ấy, tuy nhiên bọn giai ngoại lại rất quan trọng cái của nợ ấy mới buồn cười chứ. Hình như bên họ khi làm tình với nhau không tắt đèn hay sao ấy.

Chảy máu chất… gái đang là một nguy cơ đấy các cụ ạ. Tuyệt đối không được xem thường. Theo tính toán thì chừng 20 năm nữa Việt nam ta sẽ thiếu gái trầm trọng, nhiều đàn ông sẽ không lấy được vợ, chả khác gì bên Trung quốc hiện nay, mấy bố con góp tiền mua chung một con vợ, nhục thế là cùng. Cấp báo, cấp báo!

Làm thế nào để giữ gái lại bây giờ hở các cụ ơi. Có lẽ chị em kéo nhau đi, bỏ quê cha đất tổ theo Tây theo Tầu cũng chỉ vì nghèo đói thôi. Bao nhiêu năm xây dựng CNXH rồi mà sao đất nước vẫn còn nhiều gia đình nghèo thế không biết. Bọn làm phong trào thi nhau báo cáo láo lấy thành tích, rằng số người nghèo năm nay giảm hơn năm trước cho vui thôi. Về nông thôn mới thấy hết cái nghèo khổ của hầu hết những gia đình nông rân, cảnh chị Dậu không phải là hiếm. Đi thôi, chị em dành phải đi lấy chồng ngoại thôi, có thế mới hy vợng đổi đời, mới hy vợng có chút tiền báo hiếu bậc sinh thành, nhục!


Phải giữ gái lại bằng bất cứ giá nào, các cụ ạ. Muốn chị em ở lại, muốn chị em không làm ca ve nữa thì chỉ có cách phát triển kinh tế mạnh lên, nhanh lên mà thôi. Trồng cây gì, nuôi con gì? Phương hướng thì đã có rồi đấy, cần một câu trả lời cho chính xác, ai trả lời được câu hỏi này thì hãy phát biểu lên đi!



Lê Tự



Friday, 12 July 2013

Say



Khám sức sức khỏe quân sự ở Phú Túc xong về Sài Gòn sớm, ngủ một giấc giờ mới dậy. 
Khám xong nhậu với mấy mấy đồng nghiệp và bà chủ tịnh xã giờ chẳng hiểu sao có mặt ở nhà. Hình như mình đi xe nhờ ai đó về Biên Hoà, xong bắt xe buýt về Sài Gòn, đi bộ vật vờ từ bến xe về nhà, đè vợ ra hôn một cái rồi ngủ tới giờ. Chẳng hiều  còn phê vì bia hay vì nụ hôn mà giờ người đầu óc cứ lâng lâng
Ngày vụn.....
 

Wednesday, 10 July 2013

Em sẽ không thương anh nữa !







Anh Hải, em buồn lắm khi mỗi lần nhắn tin cho anh mà em chẳng nhận được tin nhăn nào trả lời liền cả. Em lo cho anh, nên mỗi lần bên đấy về một mình em dặn anh nhắn tin cho em, vậy mà chẳng một tin nhắn, một câu trả lời nào cả.

Em bắt đầu cảm nhận được sự quan tâm của anh, nhưng đôi khi sự quan tâm ấy quá hững hờ. Anh làm gì em không biết, vậy mà anh hứa: " kể từ bây giờ chuyện của a nh sẽ kể cho em nghe". Vậy mà em đợi mãi, đợi mãi.....

Em không biết trong lòng anh đã thực sự yêu em chưa?! Em có cảm giác hình như anh chưa thực sự yêu em. Ngoài miệng lúc nào anh cũng nói: Tâm ơi, anh yêu em!. Nghe mà mát lòng, mát dạ. Người con gái nào chẳng thích được người khác quan tâm, yêu thương mình phải không anh?! Ngay cả anh., anh cũng thích được người khác quân tâm. Nhưng nhiều khi em thấy anh chẳng cần điều đó. Chỉ cần vui một tí là anh quên khuấy em mất. Em rất buồn. Em buồn lắm. Trong khi tình cảm của em bắt đầu dành hết cho anh, còn anh dường như hờ hững. Anh ác lắm



Em thương ai, quan tâm tới ai thì nhất định không để người ta chờ tin nhắn của em đâu vì em biết người ta sẽ khó chịu, đứng ngồi không yên.. Đã mấy lần em đã nói với anh và cũng chính anh đã nói với em: Anh ghét phải chờ đợi tin nhắn. Vậy tạo sao anh cứ bắt em phải chờ đợi. Thực tình em chẳng buồn, hay nói đúng hơn là em chẳng có thời gian mà buồn vì em sắp thi và em cũng chẳng muốn quấy rầy anh, nhưng anh quá hờ hững, không để ý đến cảm giác người tiếp nhận tình cảm của anh và người đang có tình cảm với anh.

Phải chi bây giờ em không thương anh nhi nhỉ . Chắc mội điều anh sẽ nhẹ nhàng hơn, không phải suy nghĩ làm gì. Em biết tỉnh cảm của anh đối với Vân chắc chắn sẽ nhiều hơn em. Em không hoạt bát như Vân, không khéo miệng như Vân và không cứng rắn như Vân. 



Em chẳng biết sao lại thương anh! Lúc trước em rất ghét anh, ghét cái " lãng tử " của anh để rồi bây giờ lại thương cái " lãng tử " ấy. Thật là kỳ. Giá mà em được ghét anh, ghét anh mãi nhỉ! Thôi bắt đầu từ bây giờ em sẽ ghét anh lại, nếu không ghét được thì em lại thương. Mà thương anh, anh nào để ý đến những cảm xúc của bé sinh viên nhỏ bé như em phải không? Hải ạ, nếu anh thực lòng yêu em, anh sẽ để ý đến tất cả mọi suy nghĩ của em. Còn tất cả mọi suy nghĩ của anh, có lẽ em chưa hiểu hết, nhưng thực tình em đã hiểu nhiều hơn anh tưởng đấy. Em biết anh rất thương con gái Hà My và lo bộ mẹ đã già mà sự nghiệp anh chưa thành, chưa thể bỏ đây mà về được. Ai mà không thương con cái và lo cho bố mẹ già hả anh!?

Em sẽ không thương anh nữa!
Sẽ không và sẽ không!!!


H.T.T.Tâm

P/s:

Nhớ em, anh ngồi đọc lại dòng nhật ký em viết lúc bắt đầu yêu anh Những dòng chữ này em viết vào tờ giấy và kẹp vào quyển tập, anh sợ mất, nên ngồi ghi lại vào nhật ký của mình.


H.T.Hải




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên