Cách đây hơn 10 năm, khi Nelson Mandela sải bước vào sân, trên mình là chiếc áo màu xanh truyền thống của đội tuyển bóng bầu dục quốc gia Nam Phi (Springboks), cầu trường dậy tiếng hô vang: “Nelson! Nelson!”. Điều đặc biệt, phần đông trong số họ là người da trắng, những người từng xem Mandela, là... kẻ khủng bố.
Trong cuốn sách “Playing the Enemy” (tạm dịch: Tung kẻ thù ra sân), tác giả John Carlin kể rằng khi đó, đã có một bộ phận trong chính phủ mới muốn xóa bỏ hoàn toàn màu cờ sắc áo của Springboks.
Trong cuốn sách “Playing the Enemy” (tạm dịch: Tung kẻ thù ra sân), tác giả John Carlin kể rằng khi đó, đã có một bộ phận trong chính phủ mới muốn xóa bỏ hoàn toàn màu cờ sắc áo của Springboks.
Thử thách đặt ra cho Mandela không chỉ là đứng về phía người da trắng trong bối cảnh người da đen vừa đứng dậy đòi được quyền lợi, mà ông còn phải thương thuyết để giữ hòa khí với những người ủng hộ da đen- vốn được nuôi dạy với suy nghĩ bài trừ rugby. Đấy là lí do vì sao, trong một quãng thời gian dài, người da đen luôn có mặt đầy đủ trong những trận đấu quốc tế, chỉ với mục đích cổ vũ… đối thủ của Springboks.
Mandela, sau đó tự đề ra nhiệm vụ cho mình, là phải thay đổi suy nghĩ của những người da đen, rằng “Boks hoàn toàn thuộc về tất cả chúng ta”. Ông đã không ngần ngại đề nghị các cận vệ da trắng của tổng thống tiền nhiệm gia nhập đội cận vệ của ông, bất chấp lời can ngăn của các cận vệ da đen thân tín. Trước áp lực của cộng đồng người da đen đòi giải tán đội bóng bầu dục Springboks, biểu tượng sức mạnh và niềm tự hào của người da trắng trước năm 1994, Mandela đã kêu gọi sự hòa giải dân tộc, khuyên nhủ mọi người bỏ qua những hận thù trong quá khứ cùng ý định xóa sổ đội bóng này. Ông dành thời gian gặp riêng chuyện trò thăm hỏi đội trưởng Francois Pienaar ngay tại Dinh Tổng thống và đến sân tập để động viên các cầu thủ. Ông muốn những người da trắng không có cảm giác rằng chính họ đang bị kỳ thị, tìm mọi cách thuyết phục họ học quốc ca, tiếp cận những bước đầu để hòa nhập với những người da đen.
Các cầu thủ da trắng, sau khi được đến thăm nhà tù, tận mắt thấy căn buồng giam nơi Mandela bị giam giữ trong 27 năm trời và nghe kể lại những khổ hình mà người da trắng đã dành cho ông tại nơi này, vô cùng xúc động trước tấm lòng vị tha của vị tổng thống da đen.
Cảm kích trước tấm thịnh tình của Mandela, đội bóng bầu dục quốc gia Nam Phi – mà nòng cốt là đội bóng Springboks – đã bánh bại Pháp, Úc để tiến tới trận chung kết gặp New Zealand, trước khi họ trở thành quán quân của World Cup Rugby 1995.
Các cầu thủ da trắng, sau khi được đến thăm nhà tù, tận mắt thấy căn buồng giam nơi Mandela bị giam giữ trong 27 năm trời và nghe kể lại những khổ hình mà người da trắng đã dành cho ông tại nơi này, vô cùng xúc động trước tấm lòng vị tha của vị tổng thống da đen.
Cảm kích trước tấm thịnh tình của Mandela, đội bóng bầu dục quốc gia Nam Phi – mà nòng cốt là đội bóng Springboks – đã bánh bại Pháp, Úc để tiến tới trận chung kết gặp New Zealand, trước khi họ trở thành quán quân của World Cup Rugby 1995.
Thế nhưng, giây phút đầy cảm xúc và đáng nhớ, không phải là để tôn vinh chiến thắng. Đó là lúc Mandela bước ra sân cỏ, trước sự chứng kiến của 65.000 khán giả mà 95% số đó là người da trắng, mặc áo xanh truyền thống của Springbok. Đó là khoảnh khắc tất cả họ, bỏ lại sự hoài nghi, lòng ghen ghét đố kỵ, để rồi vỡ òa trong tiếng reo vang :"Nelson! Nelson! Nelson!" Hình ảnh cựu tổng thống Nelson Mandela mặc trang phục thi đấu truyền thống của Springbok, trao Cúp Vàng Thế Giới cho đội trưởng Francois Piernaar tại SVĐ Ellis Park ngày nào đã trở thành một trong những biểu tượng cho sự hòa giải dân tộc ở mảnh đất vốn bị sự kỳ thị chủng tộc dày vò qua nhiều thập kỷ. “Trò chơi tạo ra quốc gia” là cách mà tác giả John Carlin đã thân ái gọi môn rugby.
Lần đầu tiên sau khi chế độ apartheid sụp đổ, khái niệm “Nam Phi” được nhắc đến với tư cách một khối thống nhất đầy tự hào như thế. Không còn những tranh chấp, khủng bố, Mandela - gạch nối vĩ đại giữa hai màu da đã hiện thực hóa lý tưởng sống của cuộc đời ông, tạo nên những giá trị được chứng thực bằng thời gian: một nền dân chủ đa chủng tộc, bền vững.
Lần đầu tiên sau khi chế độ apartheid sụp đổ, khái niệm “Nam Phi” được nhắc đến với tư cách một khối thống nhất đầy tự hào như thế. Không còn những tranh chấp, khủng bố, Mandela - gạch nối vĩ đại giữa hai màu da đã hiện thực hóa lý tưởng sống của cuộc đời ông, tạo nên những giá trị được chứng thực bằng thời gian: một nền dân chủ đa chủng tộc, bền vững.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!