Powered By Blogger





Monday, 8 July 2013

Kinh nghiệm điều trị sốc phản vệ



Sốc phản vệ là một cấp cứu tối khẩn:

 
Tình huống xẩy ra là :sau khi bn tiếp xúc với dị nguyên ( thuốc , thức ăn , thức uống , nọc ong , nọc rắn , phấn hoa ...)từ vài giây cho đến vài phút , hoặc vài giờ bệnh nhân có thể suy hô hấp do co thắt đường thở ,hoặc trụy tim mạch do rối loạn nhịp tim hay có thể tụt HA do thất thoát huyết tương bởi sự mất trương lực mạch máu và tăng tính thấm thành mạch của phản ứng phản vệ . Do đó bn có thể tử vong ngay tức khắc , hoặc đe dọa tính mạng ngay sau đó
Nhìn chung sốc phản vệ diễn tiến khá nhanh
TUY NHIÊN trên lâm sàng ta thường gặp 2 loại:

Loại tối cấp : xẩy ra sau vài giây , vài phút . Rất nguy kịch vì hầu hết bn bị co thắt đường thở và nhanh chóng trụy mạch .Loại này tiêm ADRENALLIN 0.O1mg/kg TIÊM BẮP hoặc TĨNH MẠCH ngay lập tức .Tháo dịch chảy hết tốc độ , thở OXY liều cao , khai thông đường thở , nhanh chóng hút đờm nhớp , đặt Airway bóp bóng , và đặt nội khí quản , hay chọc kim qua màng giáp - nhẫn . HUY ĐỘNG người ứng cứu . Tốt nhất là cần có 1 nhân viên giỏi về gây mê hồi sức để giữ đường thở , 1 BS hối sức giỏi về chống sốc và 2 điều dưỡng thành thạo và nhanh nhẹn 



LOẠI cấp hoặc bán cấp: thì xẩy ra sau đó vài phút đến vài chục phút .Đặc điểm loại này thường ít co thắt đường thở , mà chủ yếu là HA tụt , mạch nhanh nhẹ khó bắt , tay chân lạnh . LOẠI này thường là do cơ chế tăng tính thấm thành mạch gây thất thoát huyết tương khá nhanh và phói hợp cơ chế rối loạn phân bố dịch do rối loạn hệ thần kinh tự động .LOẠI này chủ lực là truyền dich tốc độ nhanh có thể chấp nhận được nhằm phục hồi thể tích trong lòng mạch . Còn ADRENALLIN cũng nên dùng nhưng dè dặt theo dõi sát đáp ứng vì nếu lạm dụng sẽ sai cơ chế , dịch chưa đủ mà adrenallin dùng sớm , nhiều sẽ co mạch trống và càng làm tử vong nhanh
CÁC THUỐC corticoid , kháng histaminH1 +H2 cũng nên dùng sớm để hỗ trợ và chặn bớt sự phóng thích chất trung gian trong cơn lốc phản ứng phản vệ

Nguồn: http://buikhanhquang.blogtiengviet.net


Đọc thêm:
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng toàn thân có khả năng gây tử vong:
Hơn 75% trường hợp gặp do dị ứng penicillin ( IV)
20% do côn trùng đốt
Còn lại do thức ăn ( hải sản, quả, sữa ,trứng). Nhạy cảm nhất là igE trung gian, phức hợp miễn dịch cũng có liên quan đến sốc phản vệ.
Triệu chứng hay gặp nhất : 
  • nổi mề đay ( ngứa)
  • phù mạch ( không ngứa)
  • co thắt thanh quản
  • co thắt phế quản
  • đau bụng.
Ngất do tăng huyết áp liên quan đến sự giãn mạch và tăng tính thấm mao mạch có thể xảy ra.
Chẩn đoán phân biệt : Ngất do thần kinh phế vị ( thường xảy ra do nhịp chậm và thường tỉnh lại nhanh chóng).
Triệu chứng Tăng thông khí phổi ( thở nhanh , đau ngứa thần kinh quanh miệng ,huyết áp bình thường, không thay đổi màu sắc da) , Cảm giác tắc nghẽn do Cơn hysteria ( không có tổn thương ở cổ họng và thanh quản), phù bạch mạch di truyền ( hiếm gặp, không có nổi mề đay) , ung thư ( nôn, thở khò khè, tiêu chảy, không có mề đay và phù bach mạch ).

Điều trị

 1. Khi đã chẩn đoán tiêm dưới da epinephrine ( 0,5ml của 1:1000 dung dịch) và nhắc lại sau 5-10’.
2. Nếu ở vị trí côn trùng đốt hoặc nơi tiêm thuốc xung huyết , garo bên trên và tiêm epinephrine vào đúng nơi đó.
3. Để đảm bảo thông khí ,đặt ống nội khí quản nếu xuất hiện phù nề thanh quản ,Nếu không thể đặt ống, cần mở khí qquanr qua sụn nhẫn giáp ,cần nhớ rằng sau khi bệnh nhân tỉnh cần dùng thêm thuốc an thần.
4. Thở oxy, kiểm soát tim mạch
5. thiết lập đường truyền tĩnh mạch ,làm Công thức máu ,điện giải đồ , Glucose máu , BUN, Creatinine, Khí máu.
6. Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê , bolus dung dịch Glucose 50% , naloxone ( 0,4mg IV ,IM hoặc SC ) và thiamine ( 100mg IV hoặc IM ), trừ khi chẩn đoán đã rõ ràng.
7. Để bệnh nhân tư thế Trendelenburg và dùng dung dịch NaCl 0,9% để ổn định huyết áp.
8. Dùng thêm diphenhydramine ( 50mg IV) ,ranitidine ( 50mg IV) hoặc chẹn H2, steroid ( IV) rất có lợi .
9. Khí dung giãn phế quản ( salbutamol 1ml) khi co thắt phế quản hoặc dùng khi bệnh nhân đặt ồng NKQ khò khè. Nếu bệnh nhân đang dùng beta-blocker, sử dụng isoproterenol ( chất chủ vận beta mạnh ) .Nếu không có hiệu quả ,dùng glucagon ( có thể 1mg SC hoặc IV), sau đó 2mg/h nếu không có đáp ứng. dùng aminophylline (6mg/kg) tác dụng đưa Ca++ từ bào tương vào khoang gian bào nên gây giãn phế quản, cải thiện tuần hoàn động mạch vành, tăng sự lọc cầu thận ,tăng bài tiết nước tiểu do tăng thải Na+, Cl-. Nhưng sử dụng nó sẽ có vấn đề nếu bn không có co thắt thanh quản. ( Tăng thông khí phổi, tăng tác dụng chẹn B2,hạ huyết áp, loạn nhịp tim ,hạ huyết áp....)
10. Khí dung epinephrine khi có phù thanh quản ( 0,5-0,75ml) 

Nguồn:  http://yct2010.roll.tv

Phác đồ điều trị ngưng tuần hoàn hô hấp




 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên