Đọc hết 5 bài thơ của Phan Hòa đăng dự thi trên trang “Lời tỏ tình đầu tiên” của mạng xã hội facebook, tôi như lạc vào cả một miền ký ức của tình yêu, ở nơi đó luôn thấm đẫm nỗi nhớ nhung và đôi khi có cả nước mắt. Anh đã cho chúng ta trở lại với những kỷ niệm tình yêu thật đẹp, lúc thì bên bờ dương xanh biển sóng rì rào, khi thì nơi chốn phồn hoa đô thị với dáng liễu rũ bên hồ, hay bên những làng quê ngạt ngào hương đồng nội…nhưng đọc hết cả 5 bài thơ, điều đọng lại trong ta là một nỗi nhớ nhung xa cách, cái nhớ nhung đó nó cứ làm cho ta thấy day dứt, cái day dứt của bao lời thề hẹn rồi cũng phải chia tay…, Nhưng ở bài thơ “HÀ NỘI VÀ EM” thì lại hoàn toàn khác, cảnh chia tay ở đây nhẹ nhàng và sâu lắng, trong đó có sự nhớ nhung nhưng không hề nuối tiếc hay hờn trách…!
Mở đầu bài thơ tác giả đang ở một nơi nào đó thật xa đã đưa ta về với khung cảnh một Hà Nội thật nên thơ, cho ta bắt gặp ở nơi đó những cô gái dịu hiền với mái tóc dài tha thướt…
“Em đang ở nơi đâu? giữa chiều Hà Nội.
Ngắm cảnh Hồ Gươm? hay hóng gió sông Hồng?
Cho anh gửi nụ hôn vào dáng liễu,
Để tóc em dài, xỏa mượt một triền sông…”
Tứ thơ mở ra thật nhẹ nhàng, nhẹ nhàng như một cơn gió thoảng qua, nhưng cũng thật là sâu lắng, “cho anh gửi nụ hôn vào dáng liễu”. Đọc tứ thơ này chúng ta hình dung ngay tới nỗi nhớ nhung, trìu mến của một đôi trai gái đang yêu nhau, họ yêu nhau thiết, mặn nồng nhưng vì hoàn cảnh nào đó mà phải tạm xa nhau…Nhưng không… chúng ta hãy nghe tác giả nói tiếp:
Ngắm cảnh Hồ Gươm? hay hóng gió sông Hồng?
Cho anh gửi nụ hôn vào dáng liễu,
Để tóc em dài, xỏa mượt một triền sông…”
Tứ thơ mở ra thật nhẹ nhàng, nhẹ nhàng như một cơn gió thoảng qua, nhưng cũng thật là sâu lắng, “cho anh gửi nụ hôn vào dáng liễu”. Đọc tứ thơ này chúng ta hình dung ngay tới nỗi nhớ nhung, trìu mến của một đôi trai gái đang yêu nhau, họ yêu nhau thiết, mặn nồng nhưng vì hoàn cảnh nào đó mà phải tạm xa nhau…Nhưng không… chúng ta hãy nghe tác giả nói tiếp:
Em có về thăm lại phố xưa không?
Cái ngõ nhỏ ngày xưa, trường mình sơ tán.
Hai đứa trẻ, chui xuống hầm tránh đạn,
Hổn hển cùng nhau… nhưng không phải là yêu.
Cái ngõ nhỏ ngày xưa, trường mình sơ tán.
Hai đứa trẻ, chui xuống hầm tránh đạn,
Hổn hển cùng nhau… nhưng không phải là yêu.
Tới đây chúng ta mới vỡ òa… À ! không. Họ không còn là đôi trai gái mới yêu nhau, xét về thời gian, bây giờ chắc họ đã lên tới chức ông, chức bà, nhưng những kỷ niệm một thời thơ ấu vẫn hằn sâu trong trí nhớ…, chàng trai (cho phép tôi được gọi như vậy) bằng một câu hỏi rất nhẹ nhàng “ Em có về thăm lại phố xưa không?…” đã đưa chúng ta trở về với Hà Nội “Một thời đạn bom”, “một thời hào hùng”, nơi tuổi thơ họ đã đi qua dưới mưa bom, bão đạn và những ngày sơ tán, có lúc cả hai phải chiu xuống cùng một căn hầm tránh đạn…
“Hổn hển cùng nhau… nhưng không phải là yêu.”
Một ý thơ rất hay, rất lạ…trong một khung cảnh không gian chật hẹp, yên lặng, có một đôi trai gái bên nhau, cả hai cùng hồi hộp, cùng thở gấp, thậm chí có thể nghe cả nhịp đập con tim của nhau…cái cảm giác mà chắc lẽ trong mỗi chúng ta, ai đã từng yêu cũng đã một lần từng gặp… nhưng ở ý thơ này theo tác giả thì lại… “không phải là yêu”… cái lạ là ở đó…?
Ở hai khổ thơ tiếp theo:
Có phải em đang tha thướt trong chiều?
“Hổn hển cùng nhau… nhưng không phải là yêu.”
Một ý thơ rất hay, rất lạ…trong một khung cảnh không gian chật hẹp, yên lặng, có một đôi trai gái bên nhau, cả hai cùng hồi hộp, cùng thở gấp, thậm chí có thể nghe cả nhịp đập con tim của nhau…cái cảm giác mà chắc lẽ trong mỗi chúng ta, ai đã từng yêu cũng đã một lần từng gặp… nhưng ở ý thơ này theo tác giả thì lại… “không phải là yêu”… cái lạ là ở đó…?
Ở hai khổ thơ tiếp theo:
Có phải em đang tha thướt trong chiều?
Cầu Thê Húc, lụa Hà Đông soi bóng
Em còn nhớ , những đêm, mùa trăng sáng:
Chơi trốn tìm… mình vẫn trốn cùng nhau…
Rồi thời gian, vụt bóng vó câu
Em càng lớn, càng xinh như trăng mười sáu
Anh lên đường, chí trai hờn căm nung nấu,
Gửi lại em… Hà Nội của riêng em.
Em còn nhớ , những đêm, mùa trăng sáng:
Chơi trốn tìm… mình vẫn trốn cùng nhau…
Rồi thời gian, vụt bóng vó câu
Em càng lớn, càng xinh như trăng mười sáu
Anh lên đường, chí trai hờn căm nung nấu,
Gửi lại em… Hà Nội của riêng em.
Đọc hết đoạn thơ này ta mới thấy họ đúng là một cặp “thanh mai trúc mã”, tình bạn – tình yêu trong họ đã được nuôi dưỡng từ khi còn tấm bé cho tới lúc bước qua tuổi dậy thì “em càng lớn, càng xinh như trăng mười sáu”…, mối tình ấy sẽ được vun đắp và đẹp biết bao nếu như họ mãi mãi ở bên nhau…. Nhưng rồi… họ phải chia tay bởi chàng trai phải lên đường theo tiếng gọi của non sông, để lại phía sau lưng một người con gái và cả một Hà Nội thân yêu khi mà cả hai chưa kịp nói lời yêu…
Chàng trai đã rời xa Hà Nội… và vì một lý do nào đó anh không còn quay về nơi đó, để rồi cứ mang theo mãi trong mình một ký ức, những kỷ niệm đẹp cứ thế sống mãi với thời gian, ở một nơi xa xôi nào đó, chàng trai vẫn luôn nhớ về Hà Nội, một nỗi nhớ đau đáu, khôn nguôi, nơi có người con gái anh đã từng thầm yêu, trộm nhớ…và cho tới bây giờ anh vẫn giữ mãi tình cảm thiêng liêng ấy, một nỗi nhớ nhung thật nhẹ nhàng, đằm thắm, sâu xa mà không hề oán trách, một sự quan tâm lặng lẽ vượt qua cả không gian và thời gian…vô tận…
Chàng trai đã rời xa Hà Nội… và vì một lý do nào đó anh không còn quay về nơi đó, để rồi cứ mang theo mãi trong mình một ký ức, những kỷ niệm đẹp cứ thế sống mãi với thời gian, ở một nơi xa xôi nào đó, chàng trai vẫn luôn nhớ về Hà Nội, một nỗi nhớ đau đáu, khôn nguôi, nơi có người con gái anh đã từng thầm yêu, trộm nhớ…và cho tới bây giờ anh vẫn giữ mãi tình cảm thiêng liêng ấy, một nỗi nhớ nhung thật nhẹ nhàng, đằm thắm, sâu xa mà không hề oán trách, một sự quan tâm lặng lẽ vượt qua cả không gian và thời gian…vô tận…
Để hôm nay,
Hà Nội, một nghìn năm!
Anh, một nghìn lần yêu em… như thế!
Hà Nội trong anh vẫn vuông tròn nỗi nhớ,
Bởi anh còn: Hà Nội ở trong em…
Hà Nội, một nghìn năm!
Anh, một nghìn lần yêu em… như thế!
Hà Nội trong anh vẫn vuông tròn nỗi nhớ,
Bởi anh còn: Hà Nội ở trong em…
Thời gian cứ thế trôi mãi mãi và sẽ không bao giờ quay trở lại, có trách chăng, chỉ là anh đã phải vội vã chia tay khi mà…“Lời tỏ tình đầu tiên” chưa kịp ngỏ, Nhưng trong anh nỗi nhớ mãi vuông tròn…Và có lẽ (xin phép nếu là hơi mạo muội) đây là cái ý của tác giả khi tham gia cuộc thi này…???
Phan Hòa đã thành công, thành công khi viết về Hà Nội và tình yêu… chúc cho anh luôn có được những bài thơ hay, đi vào lòng người.
Mời các bạn cùng đọc lại bài thơ này:
Hà Nội và Em
Phan Hòa đã thành công, thành công khi viết về Hà Nội và tình yêu… chúc cho anh luôn có được những bài thơ hay, đi vào lòng người.
Mời các bạn cùng đọc lại bài thơ này:
Hà Nội và Em
Em đang ở nơi đâu? giữa chiều Hà Nội.
Ngắm cảnh Hồ Gươm? hay hóng gió sông Hồng?
Cho anh gửi nụ hôn vào dáng liễu,
Để tóc em dài, xỏa mượt một triền sông…
Em có về thăm lại phố xưa không?
Cái ngõ nhỏ ngày xưa, trường mình sơ tán.
Hai đứa trẻ, chui xuống hầm tránh đạn,
Hổn hểnh cùng nhau… nhưng không phải là yêu.
Ngắm cảnh Hồ Gươm? hay hóng gió sông Hồng?
Cho anh gửi nụ hôn vào dáng liễu,
Để tóc em dài, xỏa mượt một triền sông…
Em có về thăm lại phố xưa không?
Cái ngõ nhỏ ngày xưa, trường mình sơ tán.
Hai đứa trẻ, chui xuống hầm tránh đạn,
Hổn hểnh cùng nhau… nhưng không phải là yêu.
Có phải em đang tha thướt trong chiều?
Cầu Thê Húc, lụa Hà Đông soi bóng
Em còn nhớ , những đêm, mùa trăng sáng:
Chơi trốn tìm… mình vẫn trốn cùng nhau…
Rồi thời gian, vụt bóng vó câu
Em càng lớn, càng xinh như trăng muời sáu
Anh lên đường, chí trai hờn căm nung nấu,
Gửi lại em… Hà Nội của riêng em.
Cầu Thê Húc, lụa Hà Đông soi bóng
Em còn nhớ , những đêm, mùa trăng sáng:
Chơi trốn tìm… mình vẫn trốn cùng nhau…
Rồi thời gian, vụt bóng vó câu
Em càng lớn, càng xinh như trăng muời sáu
Anh lên đường, chí trai hờn căm nung nấu,
Gửi lại em… Hà Nội của riêng em.
Để hôm nay,
Hà Nội, một nghìn năm!
Anh, một nghìn lần yêu em… như thế!
Hà Nội trong anh vẫn vuông tròn nỗi nhớ,
Bởi anh còn: Hà Nội ở trong em…
Hà Nội, một nghìn năm!
Anh, một nghìn lần yêu em… như thế!
Hà Nội trong anh vẫn vuông tròn nỗi nhớ,
Bởi anh còn: Hà Nội ở trong em…
Thơ: Phan hòa
Lời bình: Hồng Sinh
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!