Powered By Blogger





Thursday 30 August 2012

Thứ sáu rồi....





Thứ sáu mới sáng đã mưa. Mà hình như mưa từ đêm qua. Mình vốn yêu mưa nhưng cũng thương cây cò. Nhưng khóm hoa mười giờ của mẹ buồn ủ rũ, sác sơ. Nhưng cách hoa hồng rụng rơi tơi tả. Không như những ngày nắng điều đà kheo sắc. Mình chỉ thấy trúc và Lan dù mưa hay không mưa thì vẫn vậy, thi vị, nhiệt tình và kiên định.
Cầm điện thoại xem giờ. 6 h30, sắp tới giờ vào đi làm. Thấy có tin nhắn của em. Đêm qua em ngủ sớm nên không nhận được tin nhắn của mình. Em hỏi hai bố con đã chuận bị đồ đạc để về chưa?Chúc mình một ngày vui! Em lúc nào cũng vậy, tỉ mỷ chu đáo và lo cho cái bệnh hay quên của mình. Dạo này bận bịu nên vợ chồng cũng ít nhắn tin cho nhau:
@ Giờ này Bà xá và bé Uyên Nhi ngủ chưa ra? Nhớ hai mẹ thật nhiều.
@Tối qua hai mẹ con ngủ sớm không nhận tin nhắn của ông xã. Giờ đó mà hai ba con chưa ngủ sao?Ông xã ăn sáng và đi làm chưa?Mai là về rồi. Ông xã soạn đồ hết chưa? Ông xã cứ đợi đến khi về thì mới dọn đồ thì không kịp và hay quên vài thứ lắm. Chúc ông xã một ngày làm việc vui vẻ nhé.
Ừ nhỉ, hôm nay thứ sáu rồi, chiều nay hai bố con về lại Sài Gòn. 3 tuần xa nhà rồi cũng qua.
Thứ sáu, máu chảy về tim. Cảm xúc thất dạt dào khi đi xa lâu ngày
được trở về mái nhà của mình, trở về trong vong tay ôm, tinh yêu thương của người thân trong gia đình. Chạy ra ngõ, ngõ vẫn như ngày hôm qua, hoa bằng lăng tím phủ kín căn nhà gỗ liêu siêu ẩm ướt, ánh mắt buồn của bà mẹ trẻ hai con, bữc tường rêu phong của nhà thở cổ..., trời mưa giăng trên lối xóm đạo nghèo nên ánh mắt những đứa trẻ tới trường buồn hơn thì phải, những nụ cười thiếu vắng trên môi. Cố hàng sén ngồi nép mình vào mái hiên, đưa mắt nhìn về một cõi xa săm.
Buổi giao ban sáng hôm nào cũng như hôm nào, buồn vui có cả. Những có lẽ lâu rồi mới có nhiều người chết như vậy. Đêm qua có 4 ca tử vong. Trong đó có một ca đột quỵ, một ca tự tử tới muộn, một em bé sơ sinh nặng 4 kg, một người nằm trong nhà đại táng, đã bốc mùi nhưng chưa có thân nhân tới nhận. Khoa sản 24 ca sinh mẹ tròn con vuông, trong đó có 7 ca phải mổ, còn đâu là đ thường. Ở bệnh viện là vậy, sự sống và cái chết luôn gần kề. Tất bật với bệnh nhân cũng chẳng còn đâu thời gian mà buồn và lo nghi. Thấy một người chết cũng buồn thật đấy, nhưng không được buồn lâu, không được khóc, phải vui để nâng niu , chào đón những hình hài mới ra đời, tim niềm vui và gom nghị lực khi mình cứu sống một ai đó, khi mình có thể làm giảm bớt và vơi dịu nối đau thể sác cho một ai đó. 
 
À nưa, sắp tới là ngày lễ Vu Lan, ngày báo hiệu mẹ cha. Mình thật hạnh phúc khi còn có mẹ. Chỉ buồn vì bố mình bệnh suốt bốn năm qua. Thấy mẹ thời gian qua vất vả vì bố, nên càng thương mẹ lại càng giận bố thất nhiều. Giận bố không biết giữ sức khoẻ, mà cứ uồng , cứ uống để đến giờ phải năm một chỗ không tự lo được cho mình. Tự hỏi thời gian qua mình có quá vô tâm,vô cảm với bố mình không nứa. Chưa một lần mình ngôi bên bố thật lâu để tâm sự với bố, chia sẻ bớt nỗi buồn, nỗi khổ tâm dằn văt và nhưng cơn đau mà bố đang mang.
Bố ơi! Hãy thá thứ cho con nghe bố! Háy bỏ qua cho con khi con cáu giận, hay bực mình với bô. Thực tình có những lúc con làm bộ dửng dưng, thậm chí lạnh lùng với bố, nhưng con cung đau nỗi đau của bố, con yêu và thương bố vô cùng. Chỉ có điều con không hiểu là tại sao con không thể nói nên lời....


                                                            Hoàng Thanh Hải

Tại sao đàn ông khác đàn bà


 


 
 
 
 


Sao lại gọi là ông Trăng (ông mặt trời, ông sao) mà không gọi là bà Trăng?
Câu trả lời: - Bởi vì đàn ông đẹp hơn đàn bà!

Tại sao chỉ có bà phù thủy độc ác mà không có ông phù thuỷ độc ác?
Câu trả lời: - Không có người đàn ông nào độc ác như đàn bà!

Tại sao chỉ có mỹ nhân kế chứ không có nam nhân kế?
Câu trả lời: - Họ không gian xảo như phụ nữ được!

Tại sao có ông già noel mà lại không có bà già noel?
Câu trả lời: - Tại vì đàn ông nhân hậu hơn đàn bà!

Tại sao lại gọi là phụ nữ mà lại không có ....phụ ông?
Câu trả lời: - Tại vì con gái chỉ là phụ thôi!..

Tin vui cho bạn Ngô Văn Thuấn





Ngày 29/8, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký quyết định tuyển bổ sung Ngô Văn Thuận - thí sinh đạp xe 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học vào trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.
Trước đó, nam sinh Ngô Văn Thuận một mình đạp xe từ nhà ở Yên Thành (Nghệ An) ra Hà Nội thi đại học.. Trong suốt chặng đường 300 km, em chỉ ăn bánh mì không và uống nước mang từ nhà đi. Lúc mệt, Thuận chỉ dám ngồi nghỉ khoảng 15 phút rồi đi tiếp bởi em sợ nằm xuống ngủ kẻ xấu lấy mất chiếc xe đạp. Ra đến Hà Nội, Thuận vẫn còn lại 10.000 đồng 

Em dự định những ngày ở Hà Nội, sau khi thi xong thì ngủ lại bên vệ đường hoặc vào chùa xin ngủ nhờ. Nhưng Thuận may mắn gặp được người công an tốt bụng, đưa về nhà ăn nghỉ, rồi cho tiền để đi xe về quê sau khi thi xong. 
Tuy nhiên kết quả kỳ thi không được như mong muốn, Thuận chỉ đạt 14 điểm trong khi điểm chuẩn vào trường Sĩ quan Lục quân 1 là 14,5 điểm. Dù rất buồn, nhưng Thuận vẫn không nản, Thuận đi làm đủ nghề, kiếm từng đồng tiền nhỏ để giúp đỡ gia đình và tích góp cho dự định sang năm thi tiếp 
Việc được đặc cách vào học ở Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp đã mang lại niềm vui lớn cho cậu học trò đầy nghị lực này. Thầy cô, bạn bè và gia đình người thân, hàng xóm đều vui mừng cho Thuận
Theo quyết định, Thuận sẽ được Hiệu trưởng trường Sĩ quan Tăng thiết giáp gửi thông báo nhập học đại học cấp phân đội theo quy định. Hoan hô Đại Tướng Phùng Quang Thanh!


                                                             Tin tổng hợp trên báo

Các Bố Gìa Nga một thời lũng đoạn chính trường







Kỳ 2:Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ 

Khắp Matxcơva, không đâu có cảnh quan đẹp bằng đồi Chim Sẻ. Khu vực quanh đồi là một trong những khu thanh thế nhất nước Nga, nơi có Đại học Matxcơva, Viện Hóa lý và Mosfilm (trung tâm công nghiệp điện ảnh Nga).
                                      Đại học Matxcơva
Toà nhà Mosfilm
Biểu tượng Mosfilm
                          

Đó cũng là địa điểm tụ họp của một hội quán đặc biệt. Tháng 9-1994, một nhóm doanh nhân trẻ quy tụ trong một biệt thự tại đồi Chim Sẻ, trong đó có Mikhail Khodorkovsky, Alexander Smolensky, Boris Berezovsky, Vladimir Vinogradov, Vladimir Potanin, Mikhail Friedman, Oleg Boiko và Alexander Yefanov. 

Vladimir Vinogradov
Oleg Boiko

Mikhail Friedman

Vladimir Potanin với Yeltsin



Vasily Shakhnovsky
 Tất cả đều đến theo lời mời của Vasily Shakhnovsky, 37 tuổi, một trong những tùy viên hàng đầu của Yuri Luzhkov. Shakhnovsky được lôi kéo vào lớp men chính trị mới tại Matxcơva với cương vị thành viên ban cố vấn Luzhkov.
Từ Tòa thị chính Matxcơva, Shakhnovsky đã chứng kiến làn gió chính trị - kinh tế mới thổi vào Matxcơva. Những biến động như vụ đảo chính Gorbachev vào tháng 8-1991, cuộc “cách mạng” kinh tế của Boris Yeltsin năm 1992 đến cuộc chạm trán tóe lửa giữa Yeltsin và quốc hội tháng 10-1993 đã khiến các doanh nhân phải nghĩ đến một thứ luật chơi thống nhất. Đây là lúc giới tư sản thế hệ mới phải nhận thức họ muốn gì từ chính phủ và để làm được điều này họ cần một sức mạnh tập thể. 
Và như vậy, Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ ra đời. Họ thảo ra một luật chơi, lập ra một mô hình nhóm lợi ích, trong đó mỗi thành viên đều thống nhất không dùng tiền hối lộ để trù ếm đối thủ, không dùng phương tiện truyền thông mắng mỏ nhau và phải tạo ra một “đội quân” với mạng tình báo chuyên nghiệp làm công cụ riêng. Trước đó, nhiều cựu viên chức KGB từng được thuê để chôm chỉa tài liệu đối phương cũng như thăm dò chuyển động chính sách trong bộ máy nhà nước. Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ gặp nhau định kỳ thứ năm hằng tuần, khoảng 7g tối, cùng dùng bữa chung và sau đó bàn luận đến nửa đêm. Một trong những lý do nữa khiến Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ ra đời là các tay tài phiệt trẻ đều cần có một nhà bảo trợ chính trị uy tín cực mạnh, trong bối cảnh cuộc chiến thanh trừng đối thủ theo kiểu mafia ngày càng bùng nổ. Vụ Berezovsky bị ám sát hụt là một trong những điển hình. 
Trước khi thành viên Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 9-1994, doanh nghiệp Logovaz của Berezovsky là công ty làm ăn thành công nhất làng kinh doanh xe hơi. Không chỉ là đại lý lớn nhất của Zhiguli, Logovaz còn bán Mercedes, Honda, Chevrolet, Chrysler, Volvo và bắt đầu có kế hoạch làm đại lý cho Daewoo. Người ta có thể thấy biển quảng cáo Logovaz khắp Matxcơva. Trong khi đó, thị trường xe hơi đang là sân chơi béo bở của mafia. Tại Matxcơva, có ít nhất ba nhóm mafia kinh doanh xe hơi: hai nhóm Chechnya và nhóm Slavic có tên Solntsevo. Tháng 9-1993, bãi đổ xe của Logovaz bị tấn công ba lần và các phòng triển lãm Logovaz bị phá hoại bằng lựu đạn.
Tiếp đó, mafia quyết định thanh toán Berezovsky. Năm giờ chiều 7-6-1994, Berezovsky bước ra khỏi Câu lạc bộ Logovaz tại đường Novokuznetskaya, vào băng ghế sau của chiếc Mercedes 600. Khi xe chạy ngang một trụ đồng hồ gắn trên phố, quả bom cài trong trụ đồng hồ phát nổ, xé toạc phần trước chiếc Mercedes, làm tung lên không khí hàng ngàn mảnh sắt. Viên tài xế bị văng mất đầu và tay cận vệ (ngồi ghế trước) bị hỏng một mắt. Bảy khách bộ hành bị thương nặng và cửa kính vài ngôi nhà gần đó bị nứt vỡ. Nám khói đen, thân thể đầy máu và run lẩy bẩy, Berezovsky lồm cồm bước ra từ chiếc xe nát.
Vụ ám sát trùm Berezovsky đã làm chấn động Matxcơva, xảy ra trong bối cảnh Matxcơva đang trở thành chiến trường đẫm máu của mafia. Cho đến tháng 6-1994, 52 quả bom đã nổ tại Matxcơva (so với 61 vụ đánh bom trong suốt năm 1993). Berezovsky treo giải thưởng 1 triệu USD cho ai chỉ ra bọn ám sát.
Valentin Yumashev gặp Yeltsin
Sau cuộc điều trị tại Thụy Sĩ trở về, Berezovsky quyết định mở rộng doanh nghiệp và bắt đầu bước vào lĩnh vực truyền thông. Để bảo đảm hoạt động làm ăn suôn sẻ, nhất thiết phải thâm nhập Kremlin và Berezovsky lập kế hoạch tiếp cận Boris Yeltsin. Trong những phiên họp đầu tiên tại Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ, Berezovsky từng nhiều lần nhấn mạnh sức ảnh hưởng chính trị trong hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, Berezovsky đã ấp ủ tham vọng “kẻ tạo ra vua” trong lịch sử cận đại Nga. Cuối cùng, Berezovsky cũng tiếp cận được Yeltsin, qua vai trò “dắt mối” của nhà báo trẻ Valentin Yumashev, người gần gũi Yeltsin thời Perestroika (giữa thập niên 1980) và là tổng biên tập một trong những tuần san nổi tiếng nhất Matxcơva (Ogonyok) mà Berezovsky có lần hỗ trợ tài chính. 
Pyotr Aven
Trước đó, Berezovsky quen Yumashev thông qua sự giới thiệu của Pyotr Aven (cha người này là nhà toán học làm việc chung với Berezovsky tại Viện Khoa học kiểm nghiệm). Pyotr Aven cũng từng có mặt trong bộ máy cải tổ của Gaidar. Người đầu tiên chứng kiến vụ vận động diện kiến tổng thống Nga của Berezovsky là cận vệ thân tín Alexander Korzhakov của Yeltsin. Korzhakov cho biết cuộc gặp được thực hiện không lâu sau khi Yumashev hoàn thành quyển tiểu sử thứ hai về Yeltsin. Cuối năm 1993, sau cuộc choảng nhau u đầu mẻ trán giữa Yeltsin và quốc hội, Yumashev hối hả viết quyển tiểu sử trên nhưng chưa tìm được nhà xuất bản có uy tín cho việc in ấn và phát hành. Cuối cùng, Yumashev nghĩ đến tập đoàn truyền thông Berezovsky. Đó là đầu mối của quan hệ Yeltsin - Berezovsky. Kết quả, Berezovsky tài trợ việc ấn hành quyển tiểu sử (nơi chịu trách nhiệm quảng cáo và phát hành là tuần san Ogonyok). Từ đó, Berezovsky trở thành hội viên Câu lạc bộ Tổng thống, nơi quy tụ một nhóm nhỏ thân tín nhất của Boris Yeltsin. 
Alexander Korzhakov
Sau đó, Berezovsky giục Yeltsin hỗ trợ mình thành lập một “kênh truyền hình tổng thống”. Tất nhiên Yeltsin không từ chối.
Ngày 29-11-1994, Yeltsin ký sắc lệnh tổng thống (số 2133), ra lệnh tư hữu hóa một phần trong Kênh 1, trở thành đài truyền hình độc lập mang tên Đài truyền hình công cộng Nga (viết tắt ORT theo tiếng Nga). Các cổ đông mới trong ORT gồm vài thành viên kết nghĩa anh em trong Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ (Berezovsky, Khodorkovsky, Friedman, Smolensky...). Cần nói thêm, trong những tháng đầu có mặt trong Kênh 1, Berezovsky đã xung đột gay gắt với giám đốc điều hành Vladislav Listyev. 
Vladislav Listyev
Ngày 1-3-1995, một tháng trước khi chính thức nắm quyền điều hành ORT, Vladislav Listyev bị nã hai phát chết trước cửa nhà. Vụ ám sát Vladislav Listyev làm kinh động nước Nga. Yeltsin lên án “vụ giết người hèn nhát làm mất một nhà báo truyền hình tài năng đẳng cấp thế giới”. Chánh công tố Matxcơva bị sa thải và (thị trưởng Matxcơva) Luzhkov bị Yeltsin chỉ trích, tội “nhắm mắt làm ngơ trước cơn dịch mafia trong thành phố”.
Tuy nhiên, cuộc điều tra vụ ám sát Vladislav Listyev chẳng đem lại kết quả gì, không ai bị quy kết dính dáng và Berezovsky giành được quyền kiểm soát Kênh 1 (trong đó có ORT)!


                                                                           Ngọc Trí

Wednesday 29 August 2012

Ngôi nhà bình yên

 
 
 

Nhà chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào nhà trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh.
Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không được mặc định là có sẵn. Nhà là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.
 
Bởi thế cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của nhà, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được nó, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó.
Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự thương yêu nhẫn nhịn, bằng trái tim ấm sẵn sàng sẻ chia, một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào, cũng không phải bằng sự buông xuôi.
 
                                                                Sưu tâm từ Facebook

Tuesday 28 August 2012

Waiting...







Lâu lâu nước mắt lại giở chứng không chịu nghe lời. Hai hàng lệ rơi lã chã trên khóe mắt bởi vì lý do tưởng chừng như được gạt phắt trong tâm trí nhưng lại bị khơi dậy bởi một ai đó. Bạn cô đơn và lạc lõng, bạn ko thể tâm sự cùng ai kể cả người đầu ấp tay gối với bạn. Nỗi buồn ngự trị sâu trong đáy lòng của bạn không có ngày được lý giải.  
Bạn ích kỷ ư? Vâng, đó là sự ích kỷ cho bạn và cho chính gia đình tương lai của bạn.  
Bạn muốn cởi mở lòng mình ư? Vâng, rất muốn nhưng dường như bạn ko cho fép làm điều đó.  
Khi bạn biết được gia đình bên ấy của bạn vẫn còn liên lạc nhiều với người vợ hay người chồng trước của bạn thì cảm giác của bạn như thế nào. Và khi bạn cứ nghe điệp khúc từ bên gia đình bạn thì bạn nghĩ như thế nào? Mình thì ko quan trọng về vấn đề đó. Mình ít quan tâm về vấn đề xảy ra bởi vì mình tin tưởng người chung chăn gối ấy.
Và nếu bạn tin tưởng cũng chưa đủ để con người ấy thật sự là của bạn. Nhiều khi muốn quên đi. Lao đầu vào công việc nhưng một lúc nào đó,vô tình bạn phát hiện thì cảm giác hụt hẫng,lòng tin tưởng sẽ bay đi mất. K phải vì anh ấy hay cô ấy mà vì bạn sợ gia đình,con cái sẽ là sợi dây gắn kết họ lại. Bạn sợ một ngày nào đó anh ta hay cô ta gặp mặt người cũ.
Sợ…cảm giác ấy không thể không có ở mỗi người.  
Chẳng lẽ bạn nói gia đình bên ấy đừng liên lạc đừng gặp ư? Không,bạn ko có quyền làm điều đó. Buồn lắm chứ nhưng đành fải câm lặng. Bạn không muốn và ko muốn bất kỳ tình huống nào xảy ra đối với bạn. Sẽ buồn lắm khi ai kia sai phạm quy ước và bạn cố níu kéo cũng vô ích nếu ai kia thật sự muốn bỏ rơi bạn.

Hãy tự an ủi bằng câu nói: “Cái gì của mình sẽ là của mình.”

                                                                                   Barbara

Nhật ký một ngày làm việc

 
 
 
 
Sáng thư ba vào viện sớm như mọi hôm. Vẫn như ngày hôm qua bệnh nhân chen chúc, người đứng người ngồi chất cứng ở phong chờ lấy số. Một sô sắp tới lượt thì dướng cổ, hướng tai về chiếc loa mở gần hết công suất mà vẫn nghe không rõ vì tiếng ồn, để nghe đọc tên mình. Một số khác số còn xa thì ngồi thờ thẫn, đôi mắt nhìn mông lung xa xa vô tận.....
Sau khi giao ban, điểm tâm sáng mình về phòng bắt đầu một ngày làm việc. Có một số bệnh nhân đã ngội đợi mình. Mình nở nụ cười với họ thay cho một lời chào buổi sáng. Có bệnh nhân cũng cười lại với mình, có những người không cười được vì một lý do nào đó nhưng mình cũng đọc được niềm vui của họ qua ánh mắt, vì họ sắp được gặp mình, hy vọng rằng mình sẽ xoa dịu nỗi đau mà những chiếc răng đã hành hạ thân sác họ suốt một thời gian qua..
Sau khi bước vào phòng, bật máy tính, lau qua chiếc bàn làm việc, tìm con dấu, chiếc bút, mình cho điều dưỡng mời bệnh nhân. 
Bệnh nhân đầu tiên là một người đàn bà, khuôn mặt già già khắc khổ... khó khăn trèo lên cái ghế điều trị cũng sắp tới ngày thanh lý . Răng bên phải đã rụng gần hêt. Bên trái chỉ còn lại ba bốn chiếc thi gan cùng tuế nguyệt. Sờ sờ, gõ gõ... vôi- răng lẫn lộn, yêu thương hòa quyện vào nhau, mối tình vôi- răng bền chặt khắng khít đến nỗi vôi ôm trọn cả răng . Cái thám trâm lướt nhẹ qua vùng rãnh nướu, kẻ thứ ba này làm tổn thương mối tình khắn khít vôi- răng. Một giọt máu tượng hình ở vùng thân răng, nhẹ nhàng tuôn chảy, một giọt...hai..giọt....ba giọt... tè le hột me. Viêm nha chu, viêm nướu rồi. Cạo!
Bệnh nhân thứ hai là một cậu bé. Hai răng sữa cửa dưới còn chưa rụng , chỉ thấy dấu hiệu hơi lung lay, thì hai răng vĩnh viễn nhất tề mọc ngược vào phía trong. Nói khéo với cậu cậu bé: bầy giờ có thể bác sĩ sẽ phải chích và lấy hai chiếc răng sữa ra để lấy chỗ cho hai chiếc răng vĩnh viễn mọc ra, không thì nó mọc đâm vào lưỡi thì nguy. Cậu bẹ nghê chừng hiểu chuyện, hùng dũng bước lên ghế ngồi. Nhưng khi mình dơ chiếc kim tiêm ra thi khuôm mặt cậu bé biến sắc, mồm mếu xệch và tiếp theo đó tiếng khóc , hai dòng nước mắt, nước mũi như dòng thác Ba Giọt tuôn trào,. Đành phải dùng thuốc tê bôi. Dùng gạc bóp chặt sóng hàm lấy kìm lôi bật hai cái răng lên. Đau không con? Khô...ô...ng đa....u đa...u gì cả! Cậu bé trả lời trong mếu máo, cắn chặt bông và ung dung bước xuống ghế. Đúng là một cậu bé dũng cảm!
 
Kế tiếp là một thiệu phụ tới thỉnh cầu chữa răng. Chị có một nét mặt thanh tú, một đôi mắt buồn như mùa thu , chỉ có nụ cười thì không ổn vì xen giữa nhưng chiếc răng trắng ngọc ngà là chiếc răng cửa 12 màu ố vàng hoà lẫn màu đen. Răng 12 bị chết tủy rồi, nhưng răng còn có thể giữ lại. Nội nha! Lòng mình buồn và thấy áy náy vì không giúp được gì cho bệnh nhân. Ân cần giải thích cho bệnh nhân. Bệnh viện chưa đủ điều kiện điều trị hoàn hảo cho chị. Nếu chị muốn có một nụ cười đẹp thì tới gặp chồng bác sĩ Duyên. Nhà ở gần bưi điện đó chị.. 
Tiếp theo là một chàng thanh niên cao to, tuấn tú bước vào lễ phẹp cúi mặt lí nhí chào mình. Mình chào lại và hỏi: Bạn tới gặp bác sĩ có chuyện gì? Chàng thanh niên mặt vấn cúi nhìn sàn nhà như muốn đếm xem phong mình có bao nhiêu viên gach và kể như chưa bao giờ được kể về bất hạnh của đời mình: Thưa bác sĩ, năm nay em đã 28 tuổi, em làm trên Sài Gòn, thu nhập cũng ổn định nhưng chẳng biết vì sao mà miệng lúc nào cũng hôi, không tự tin khi tiếp xúc với mọi người. Đã yêu mấy cô, nhưng chỉ được một thời gian từng cô lại bỏ em ra đi. Em đã đi mấy phòng khám trên Sài Gòn nhưng điều trị vẫn không hết. Đã ngậm và xúc miệng đủ các loại nước, thường xuyên về sinh răng miệng, nhai kẹo cao su, mối ngày đành ba loại thuốc đánh răng bằng ba bàn chải khác nhau. Em... Bạn ngước lên há miệng cho mình xem thử. Mình ngăt lời chàng trai vì mình thích đọc chuyện ngắn và sợ phải nghe chuyện dài.  Đúng là khoang miệng của anh ta nhìn vào như một căn phòng sạch sẽ, tinh tươm. Hàm răng trắng, khoẻ và chắc, còn mùi hôi thì mình không cảm nhận được vì đang đeo khẩu trang. Mình hỏi tiệp: khi nói chuyện, bạn tử cảm thấy mùi hôi, hay người tiếp xúc nói với bạn như vậy. Chàng trai lại cúi mặt nhìn nên nhà  và kể lể: những người tiếp xúc với em họ nói anh ạ. Khi em nói, họ đứng xa tới hai mét cũng vẫn thấy hôi. Bố mẹ em già cả, cứ hối em lấy vợ. Đợi này em xin công ty nghỉ phép để chưa bệnh. Em quyết tâm chứa khỏi bệnh để còn lấy vợ và đi làm dám nhìn thẳng vào mặt bạn bè, đồng nghiệp. Bác sĩ cố giúp em. Mình nhìn chàng thanh niên với chiều thông cảm và cố lục soát trong đầu cái vốn kiến thức hạn hẹp xem những nguyên nhân nào thường gây hôi miệng. À đúng rổi bệnh gì thì cũng có nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thân. Ở chàng thanh niên này có thể loại bỏ ngay nguyên nhân tại chỗ. Phải khai thác tiền sử mới được: từ trước tới giờ ngoài hôi miệng bạn có bị bệnh gì nữa không? Như là bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hoá, bệnh tim mạch? Dạ, từ nhỏ tới giờ em cũng chưa đi khám tim. Nhưng thi thoảng em hay giật mình, hay khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, thi thoảng tức ngực nữa. Hơn nữa dạo nay em thấy hay đau bụng, thi thoảng ợ chua nữa. Stop! Nhứ thế thì chúng ta có hướng để điều trị cho bạn rồi đấy. Về răng miệng bạn không có vấn đề gì. Nhiệm vụ của ban bầy giơ là đi khám tổng quát tìm nguyên nhân từ bên trong gây cho bạn hôi miệng. Bệnh tim mạch, bệnh dạ daỳ cũng là một nguyên nhân đấy bạn ạ. .... 
Đầu giờ chiều đang con ngái ngủ thì trời đổ mưa sối xả. Tiếng mưa gõ trên mái tôn cộng với tiếng gào của gió giúp mình tỉnh táo hẳn. Cái lạnh của căn phòng làm việc từ chiếc máy điều hoa vừa lắp cộng vợi cái lạnh của mưa ngoài trời gợi cho mình một cảm giác lãng phí. Ý thức và tình thần trách nhiệm trong mình trỗi dậy, thôi thúc mình đứng dậy, đi ra mé cửa gạt công tắc máy điều hoà về off. Ngoài kia cơn mưa cũng vừa tạnh...chả lẽ lại gạt về on. Thôi kế vậy đi ,lâu nay không có điều hoà mình và Tuyết và bây giờ là Duyên vẫn đánh vật với bệnh nhân, tuy có đổ mồ hôi nhưng có chết đâu.
Một cố gái không đẹp nhưng với nét mặt khờ khạo dễ thương bước vào. Mời em ngồi, em bị sao? Dạ, cháu có chiếc răng trong cùng không mọc lên được, đã bị xưng mấy lần, mấy hôm trước bị xưng , rất đau, cháu đã uống thuốc, hôm nay bớt đau đến nhờ bác sỉ nhổ răng cho cháu. Trời, dạo này mình già hơn hồi mới về thì phải. Vậy nên mới có nhiều em xứng cháu với mình. Lến ghế nằm xuống , há miệng để bác sĩ khám xem sao. 
Thấp thoáng thấy chiếc răng khôn 38 trốn sau răng 37, kệt giữa chúng là ít rau xanh và sơ thít của bữa trữa còn sót lại. Em dậy chịu khó đi làm cái xét nghiệm và chụp cho anh cái phim( xưng anh để đòi lại tuổi trẻ của mình, xứng chú tự nhận mình già sao). 15 phút sau em quay lại. Ngoài trời vừa mưa nên nhìn phim tia X cũng thấy u ám. Chiếc răng 38 nằm gần như sõng soài trên sống hàm, đầu rúc vào anh răng 37 một cách tình tứ. Răng này phải nhổ em ạ. Răng khôn không mọc lên được không trách gì nhìn mặt em thấy khờ khờ

Mình ôm em gần một tiếng đồng hồ, lúc nhẹ nhàng, lúc mạnh bạo,lúc ghì thật chặt, sử dụng hết mọi thế, mọi cách, hết vật đầu em sang phải, rồi sang trái rồi cuối cùng cũng lôi được cái răng của em lên. Về phần  em, cũng mệt và bơ phờ vì sợ. Xong chưa anh? Xong rồi em ạ!  Em xuống dưới chờ lấy thuốc. Nhớ uống thuốc đủ nghe em! Phòng có chuyện gì . Em dạ, rồi bước rà khỏi phòng trong lòng mong không có ngày gặp lại tôi.
Bệnh nhân cuối cùng là một ông già. Ông bị sao ông? Cháu có thể giúp ông điều gì? Ông phàn nàn với mình:Ông đi từ sáng giờ mới tới lượt. Lúc sáng ông đã ghé, và cô bác sĩ bảo ông đi chụp phim và làm xét nghiệm, giờ mới xong. Kết quả đây bác sĩ xem giúp ông.  Lần đầu tới đây cứ lóng ngóng, giờ bác sĩ xem nhổ răng cho ông về với bà. Để con đo huyết áp cho ông 16/9 hơi cao ông ạ, ông đã nhổ răng lần nào chưa ông? Nhổ gần hết rồi nè con. Để con khám răng cho ông. Trong miệng ông chỉ còn lại đâu bôn năm  chiếc, mỗi chiệc một nơi. Có một chiếc lung lay đủ bốn hướng . Mình lấy bông chấm một ít thuốc tê rồi nhẹ nhàng lôi chiếc răng ra. Dễ vậy sao? Biết thế ông ở nhà tự nhổ cho rồi. . Mình nhìn ông thông cảm. Ông đi gần 20 cây số, mất nguyên một ngày chỉ để nhổ một chiếc răng lung lay. Ông đã còm, lưng đã cong, và hàm răng mất thêm một chiếc .. chậm rái bước ra về. Một ngày làm việc của mình cũng kết thúc sau lưng ông.


                                                                    Hoàng Thamh Hải

Trung Quốc - Cường quốc Boxing



















Diều hâu TQ ngày càng thể hiện bản chất sức mạnh cơ bắp của một nước lớn về thể xác mà cái đầu thì quá bé nhỏ. Hoàng loạt những hành động gây hấn từ nữa đầu năm 2011 đến nay của TQ trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông đã bộc lộ rõ dã tâm của những kẻ đi xâm lược. Những hành xử dọa nạt hay ức hiếp láng giềng của TQ đối với VN đã quảng bá hình ảnh Boxing của kẻ mạnh trong con mắt nhân dân VN và toàn thể những đồng bào, bè bạn yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Với việc tung hàng ngàn tàu cá, các tàu vũ trang cùng máy bay chiến đấu đến vùng biển chủ quyền ngàn đời nay của dân tộc VN, xen kẻ là những cuộc tập trận phi pháp ở biển Đông nhằm giới thiệu với thiên hạ rằng:Trung Quốc ta không những có võ công thâm hậu, mà bản tính cồn đồ hiếu chiến cũng đầy mình như những kẻ tiểu nhân trong các bộ phim kiếm hiệp trên truyền hình. 
Ngày xưa lúc còn đi học, nhiều lúc thấy người bạn nào to khỏe mà học kém thì tụi bạn thường hay bông đùa rằng “đầu óc ngu xi...tứ chi phát triển”. Ngày nay khi trưởng thành thì hiểu ra rằng những điều ngày xưa thình thoảng trêu bạn bè nó lại quá đúng cho “tư cách một nước lớn” của TQ. 
Ai đó nói TQ là một cường quốc nhưng mình thì nghĩ TQ mãi vẫn chỉ là một chú lùn không hơn không kém. TQ, họ mãi vẫn chỉ thích dùng tay chân, cơ bắp chứ đâu có dám dùng cái đầu to bự với bộ não bé nhỏ để nói lý lẽ với láng giềng về chủ quyền lịch sử 2 quần đảo HS-TS và toàn bộ vùng biển Đông của VN. Bằng chứng là họ, những người TQ đâu có dám thực hiện đàm phá đa phương với các nước Asean mà họ một mực khăn khăn chỉ đàm phán riêng lẽ với từng nước một. TQ họ ỷ “cơ bắp to khỏe”, họ thích “biển người” bất kể tổn thất, họ thích đấu và đấu, đấm và đấm để mưu đồ chiếm đoạt biển Đông của VN.  
Nhưng TQ đã nhầm một chân lý là dân tộc VN ngàn đời nay chưa bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ xâm lược nào. Dân tộc VN sẽ phát huy truyền thống “Hào khí Đông A” của vua tôi nhà Trần cách đây gần 800 để bảo vệ non sông mà bản tuyên ngôn của tướng quân Lý Thường Kiệt thời Lý đã để lại:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Nếu tiếp tục hiếu chiến, tiếp tục dùng “sức mạnh của cơ bắp” để nói chuyện với láng giềng thì các thế lực diều hâu TQ mãi mãi chỉ đưa TQ tiến lên thành “cường quốc Boxing” mà thôi.
                                                                          Nguyễn Tây Ninh







                                                         

Một góc suy ngẫm...






Có ai đảm bảo cả đời này chỉ yêu 1 người và mãi mãi như vậy ko ?

ღ Có ai dám nói rằng sẽ chẳng yêu ai nữa ko ?

ღ Có ai dám nói không bao giờ rung động trước cái đẹp ko?

ღ Ai rồi cũng có phút yếu lòng, rung động vì ai đó

ღ Nhưng...

ღ Quan trọng là mình có nhận ra đâu là điểm dừng hay  ko. ♥

                                                  Barbara










Nhà ống và xe gắn máy: diện mạo hay bản sắc?






Bộ mặt đô thị là hình ảnh trực tiếp nhất thể hiện khía cạnh văn hóa xã hội của một đất nước. Sắc thái đô thị biểu hiện qua cách tổ chức không gian đô thị và không gian sinh hoạt xã hội.
Trên khía cạnh văn hóa quốc gia về nhận thức, trình độ, cách ứng xử nhìn từ góc độ đại chúng thì gia đình có thể được xem như là tế bào hình thành nên bộ mặt và không gian văn hóa quốc gia. Trong đó cái nết ăn ở của từng tế bào thể hiện và phản ảnh các giá trị cơ bản cấu thành tính cách của một dân tộc.
Người Việt Nam đang sống ở đâu và sống như thế nào trong cái không gian đô thị như hiện nay?
Bỏ qua những nhận định dài dòng mang tính biện minh cho một cái gì đó định sẵn; bỏ qua những câu nệ về văn hóa lịch sử nhì nhằng… Cứ nhìn thẳng vào thực tế những gì đang hình thành và diễn ra ngay trước mắt, không thể chối bỏ sự thực là hiện nay chúng ta đang sống trong những cái chợ, những cái chợ lớn nhỏ tùy theo quy mô của đô thị, của quần cư mà chúng ta đang hít thở và sinh hoạt mỗi ngày.
 
Những cái chợ theo nghĩa đen nhiều hơn nghĩa bóng với đầy đủ tính chất, đầy đủ các mặt sáng tối của từ này. Những cái chợ này đã xóa hẳn cái tiếng tăm Hòn Ngọc Viễn Đông của Sài Gòn, đã từng ngày nuốt chửng cái không gian thấm đượm màu sắc văn hóa lịch sử của Hà Nội, đè lên cái nét thi ca tự tình của Huế, đang dồn cái không gian lãng mạn ngút ngàn hoa cỏ của Đà Lạt dần đi vào dĩ vãng…
Cái gì mà có sức tàn phá một cách cuồng bạo, chỉ trong một thời gian ngắn đã làm biến thể cả một bộ mặt đô thị, bộ mặt đất nước như thế?
Tại các đô thị lớn nhỏ hiện nay, 90% dân số sống trong các nhà ống và sử dụng xe gắn máy là phương tiện đi lại chính. Nhà ống và xe gắn máy, chắc chắn đã là hình thái của xã hội ta. Có ai hay cơ quan nào xem xét cạn cùng vấn đề này để trả lời câu hỏi: Nhà ống và xe gắn máy là diện mạo hay bản sắc của Việt Nam? Câu trả lời không khó, vấn đề là chúng ta có thực sự nhìn nhận thực tế đó hay còn đang mộng tưởng vào những viễn cảnh đô thị xa vời nào đó hoặc đang để mối quan tâm hoài vọng về những giá trị tinh thần xa lắc trong quá khứ!
 
Nhà ống và xe gắn máy thực sự đã trở thành biểu tượng quốc gia. Biểu tượng: Hình ảnh + Tinh thần có tính chất phổ biến và trực tiếp tác động lên đời sống xã hội.
Không biết tự bao giờ và nguyên do từ đâu, người Việt bây giờ có lẽ đang sống và sắp đặt cuộc sống của mình theo kiểu đa hướng. Sự đa hướng là nguyên tắc tồn tại một cách có ý thức và vô thức trong suy nghĩ của mỗi người. Ai cũng thấy và cần phải biết làm cùng lúc nhiều việc khác nhau như là phương cách bắt buộc để tồn tại.
Đa phần sinh viên tốt nghiệp kiếm sống bằng công việc chẳng liên quan gì tới việc học trước đó; một quan chức nhà nước có thể ngồi vào bất cứ chiếc ghế nào và xử lý bất cứ loại công việc nào cũng được; trên đồng ruộng nay trồng cây này, mai cây kia và mốt lại hoàn toàn có thể trở thành nền nhà hay sân gôn… Nhà văn vừa viết vừa vẽ, nhạc sĩ vừa hát vừa phục vụ bia rượu cho các “thượng đế”; từ người mới biết đọc biết viết đến các bậc học giả ai cũng nói pha trộn lẫn lộn vào tiếng Việt cùng lúc mấy loại tiếng nước ngoài; tiền đồng, tiền đô, tiền Nhật, tiền châu Âu đều xài được.
Kiến trúc sư thường xuyên được các thân chủ yêu cầu thiết kế với tiêu chí: nhà tôi phải vừa ở vừa kinh doanh được, mặt bằng dành cho kinh doanh phải đáp ứng được nhiều dạng kinh doanh khác nhau, cụ thể là có thể cho thuê văn phòng, mở tiệm cắt tóc gội đầu, khi cần có thể cải biên thành quán ăn, khách sạn hay tiệm mát-xa… Thực tế trên đường phố hiện nay, có thể bên cạnh trụ sở công an là quán nhậu, rồi thì tiệm tạp hóa, thời trang, nhà giữ trẻ, quán karaoke, tiệm ăn… Ở đâu cũng kinh doanh mua bán, mua bán từ trong nhà ra tới lòng lề đường, đứng ngồi đủ kiểu. Người ta luôn cần một ngôi nhà đa dụng, mà một ngôi nhà đa dụng tốt nhất nên là một ngôi nhà mặt tiền.
Có cầu ắt có cung, thế là đô thị cứ lan rộng, nhiều khu đô thị mới đua nhau mọc lên với nhiều đường sá được xây dựng để đáp ứng nhu cầu mặt tiền. Nếu đô thị hiện hữu đã là những cái chợ thì đô thị mới cũng vậy, số vụ tai nạn giao thông không kiềm chế được bởi vì bây giờ người ta làm đường để bán đất chứ đâu phải để dùng cho giao thông!
Vấn đề đô thị lan rộng đã được thế giới rút ra nhiều bài học cay đắng, đô thị càng lan rộng thì không gian đô thị càng lâm vào bế tắc trên mọi mặt: giao thông, môi trường cảnh quan, phúc lợi xã hội… cộng thêm tệ nạn xã hội lan tràn không kiểm soát được, sự cân bằng môi trường sinh thái bị phá vỡ không gì cứu vãn được.
Đã là nhà ống thì nhất thiết phải sử dụng xe gắn máy. Phương tiện này có sự hữu hiệu không thay thế được. Chiếc xe gắn máy chiếm rất ít chỗ trong nhà, già trẻ, lớn bé, nam nữ đều sử dụng được, tiện lợi cho mọi mục đích đi lại và chuyên chở, khi cần có thể trở thành phương tiện sinh nhai và nhất là muốn dừng lại ở đâu cũng được. Nhà ống và xe gắn máy là hai mặt không thể tách rời của cơ cấu đô thị hiện nay, chúng tồn tại cộng sinh và như là một điều hiển nhiên tối ưu không phải bận tâm chọn lựa.
Dân tình bây giờ không phải tìm cách thích ứng với cơ cấu xã hội-môi trường đó mà chính là kiểu đô thị chợ với nhà ống và xe gắn máy đang quy định cách sống, cách ứng xử, cách suy nghĩ hay tựu trung màu sắc văn hóa của nó phủ lên toàn bộ đời sống xã hội đến từng cá nhân.
 
Mới đầu thì tập cho quen, dần dà trở thành tập tính và tư duy của cộng đồng. Tập tính và tư duy của kẻ chợ đó là:
Sống theo kiểu tranh cướp nhau: không gian công cộng điển hình là vỉa hè thuộc quyền sử dụng của kẻ nào ngang ngược và bặm trợn hơn. Người ta không mảy may ưu tư về việc buôn gian bán lận lừa lọc người khác và có khi coi đó như là một thủ thuật kinh doanh tất yếu. Thậm chí có nhiều quan chức còn đặt vấn đề đưa vỉa hè vào thương trường.
Sống ích kỷ và hung bạo: bây giờ người ta sẵn sàng gây hấn, xung đột nhau chỉ vì những nguyên nhân nhỏ nhặt nhất, ai cũng tranh được phần mình bất kể quyền lợi và danh dự của người khác. Nam nữ, già trẻ đua nhau vặt trụi một vườn hoa ngày Tết chỉ trong một buổi tối; 500 nhân viên chuyên nghiệp mới đủ để bảo vệ mấy cành đào…?!
Sống mất trật tự, xem thường kỷ cương: bây giờ cái gì cũng chạy, giấy phép loại gì cũng chạy (mà giấy phép bây giờ rất nhiều), con cái đi học cũng chạy, đau ốm vào bệnh viện cũng chạy, chạy thủ tục, chạy án, chạy tới công sở, chạy tới đình chùa miếu mạo, từ người tử tế đến kẻ bất lương tất cả đều phải chạy và hình như việc gì cũng có chỗ để chạy. Sẽ ra sao với một đất nước mà điều không thể vẫn có cơ hội để trở thành có thể và cứ như vậy thì luật pháp và những quy tắc cộng đồng sẽ chỉ dùng để trang trí vì khi đó phần thắng luôn thuộc về kẻ giỏi chạy, biết chạy bất cứ ở đâu và bằng gì!
 
Và cứ như thế xã hội ngày càng bát nháo, bát nháo không chỉ ở diện mạo của nó mà có sự góp phần một cách vô thức của từng cá thể cấu thành cái không gian giao tiếp, cái không gian tâm tưởng, cái không gian văn hóa…của cộng đồng chúng ta.
Trở lại vấn đề nhà ống và xe gắn máy, đã đến lúc xem xét vấn đề này không đơn thuần như là một diện mạo xã hội mà như một bản sắc quốc gia. Dẫu đau lòng, nhưng phải công nhận đó như là một sự thật hiển nhiên phải đối mặt, đó là một vấn đề văn hóa cấp quốc gia, là bộ mặt đất nước mà lương tri tối thiểu của người có chút suy nghĩ không thể bỏ qua hoặc ngó đi chỗ khác.
Có thể nào gọi là phát triển một khi phúc lợi xã hội ngày càng nghèo đi, diện mạo đất nước ngày càng luộm thuộm, lòng người ngày càng phân tán, nhỏ nhen. Nhiều đường sá được xây dựng, nhiều nhà cao tầng mọc lên, vật chất thời thượng tràn đầy, từ ngữ hiện đại và phong cách luôn được nói tới như một chuẩn mực sống văn minh và hội nhập. Nhưng phải chăng đó là một cách để che đậy sự nghèo nàn về tinh thần bên trong và biện minh cho sự tiếp nhận ào ạt màu sắc văn hóa ngoại lai tràn ngập; nó thúc con người lao vào cái bóng sáng ngoại nhập đó như con thiêu thân lao tới cái bóng đèn, xem đó là cái đích duy nhất, gạt sang một bên và bỏ lại sau lưng sự đằm thắm của nhân cách, sự tĩnh lặng của tinh thần. Mà đây mới là những giá trị bền vững cần có trên bình diện tồn tại của một cộng đồng, một dân tộc.
Có nhà văn nào đó đã nói một điều làm chúng ta phải suy nghĩ: Nếu không mục ruỗng từ bên trong thì không có gì từ bên ngoài có thể thâm nhập được.
Ngôi nhà, không gian sống, tế bào của xã hội bây giờ gần như không còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh thần, những giá trị về màu sắc nhân văn riêng biệt trong tâm tính và tâm hồn của mỗi người Việt Nam tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ sau. Gia đình bây giờ tồn tại trong không gian xã hội, nơi mà ngôi nhà được dựng lên như là một giao điểm xã hội với mọi thứ xô bồ ngang dọc, mang đến toàn bộ tác động từ hoàn cảnh và môi trường chung quanh. Cái môi trường xã hội giàu sự đua chen và bắt chước lại rất nghèo về tinh thần và tính nhân văn.
Văn hóa không có trong những mộng ước. Văn hóa tồn tại trong thực tiễn đang diễn ra từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày. Mọi sự nhận định, phê phán, mọi sự mong muốn đều phải được rút ra từ phương pháp đối diện với cuộc đời, đối diện thẳng thắn với cội nguồn của sự việc.
 
Mọi sự bàn luận, đánh giá sẽ trở nên sáo rỗng nếu không xuất phát từ những định nghĩa có tính chất cốt tử.
Không phải là nhà nghiên cứu khoa học xã hội chuyên nghiệp, không có hệ thống dữ liệu để tổng hợp cho cái nhìn toàn diện; không thông thạo lịch sử và không là nhà nghiên cứu văn hóa…, với cái nhìn hạn hẹp và có phần chủ quan của một kiến trúc sư hay quan sát, cộng thêm chút kiến thức và cảm nhận về lịch sử phát triển đô thị thế giới trên khía cạnh nhân văn, tôi muốn nêu lên một câu hỏi – theo sự chủ quan cá nhân – có ý nghĩa quan trọng và căn bản để tạo tiền đề, điểm xuất phát cho bài toán hoạch định xã hội: “Nhà ống và xe gắn máy: Diện mạo hay Bản sắc?”.


                                                          Võ Thành Lân

Monday 27 August 2012

Các Bố Gìa Nga một thời lũng đoạn chính trường






Bố Gìa - trong trường hợp này hoàn toàn không giống như “phiên bản” bố già trong tiểu thuyết The Godfather của Mario Puzo mà là một biến thái nguy hiểm hơn nhiều lần. Thao túng và lũng đoạn kinh tế quốc gia, họ có khả năng thọc sâu vào hệ thống tài chính - kinh tế với sự giúp đỡ của các nhóm lợi ích. Những bài học của nước Nga khi được soi rọi lại vào giai đoạn thập niên 1990 sẽ chẳng bao giờ cũ, càng không cũ với một số nước cũng đang vật lộn với cơ chế chuyển đổi và khi mà nền kinh tế quốc gia bắt đầu bị thâu tóm bởi những nhóm thế lực ngầm...


Kỳ 1: Mảnh đất màu mỡ cho thế lực ngầm


Có hai cột mốc đáng chú ý trong lịch sử nước Nga đương đại. Thứ nhất: tháng 4-1985 (tổng thống) Mikhail Gorbachev lần đầu tiên nói đến chính sách perestroika (tái cấu trúc) và glasnost (công khai). Hai chủ trương mang tính “cách mạng” này đã dẫn Liên Xô đến sự tan rã. 
Thứ hai: năm 1994 (thủ tướng) Anatoly Chubais tiến hành chương trình tư hữu hóa.Sự kiện thứ hai là hậu quả trực tiếp của sự kiện thứ nhất và cả hai sự kiện đưa đến sự ra đời một nhóm tài phiệt, tạo ra cái mà báo chí phương Tây gọi là “mafia đỏ”. Chỉ đến thời Putin, sự lũng đoạn của nhóm oligarch (tập đoàn đầu sỏ chính trị - thuật từ chính trị học thời Hi Lạp cổ đại) mới bắt đầu bị hạn chế.....

Thế hệ các bố già Nga ra đời như thế nào?
Nước Nga nói riêng và Liên Xô nói chung bắt đầu thay đổi từ một ngày chủ nhật 10-3-1985, khi vị bác sĩ Kremlin Yevgeny Chazov gọi điện báo Mikhail Gorbachev - thành viên trẻ nhất Bộ chính trị - cho biết Tổng bí thư Liên Xô Konstantin Chernenko vừa từ trần. Trong vòng vài giờ, hàng đoàn xe Limousine đen đậu kín trước Kremlin và phiên họp khẩn đã đưa Gorbachev lên quyền lực. Lúc đó, sáu nhân vật mà sau này trở thành “tập đoàn quyền lực” còn chưa dính dáng đến chính trường.
Alexander Smolensky


Tại căn hộ tầng hai ở Matxcơva, một tài xế xe đổ rác tên Alexander Smolensky 30 tuổi đang ngồi trong xó bếp rủa xả số phận. Smolensky trưởng thành trong gia đình không có cha và cuộc đời đầy những nỗi lo cơm áo gạo tiền...







Mikhail Khodorkovsky
Tại Viện kỹ thuật hóa Mendeleev, Mikhail Khodorkovsky 21 tuổi còn một năm nữa thì tốt nghiệp. Tuy theo ngành hóa nhưng Khodorkovsky bắt đầu thích kinh doanh khi dùng phí đoàn viên để mở một quán cà phê nhỏ trong viện...




Boris Berezovski
Còn ở Viện khoa học kiểm nghiệm, nơi các nhà toán học và lý thuyết học nghiên cứu tên lửa đạn đạo và hạt nhân nguyên tử, Boris Berezovsky 39 tuổi - chuyên gia lý thuyết về tư duy quyết định và có một phòng thí nghiệm riêng - đang mơ mộng về một giải Nobel...



Vladimir Gusinsky
Trên một xa lộ gần phi trường quốc tế Matxcơva, một thanh niên gầy đang đánh taxi lòng vòng kiếm khách. Đó là Vladimir Gusinsky 33 tuổi. Gusinsky rất điên tiết trước thế giới mình đang đối mặt. Mơ tạo dựng sự nghiệp từ sân khấu bởi từng được đào tạo nghề đạo diễn, nghệ sĩ tài năng Gusinsky lại phải kiếm sống bằng nghề lái taxi “chui”...





Yuri Luzhkov
Còn ở văn phòng thị chính Matxcơva, Yuri Luzhkov 48 tuổi đang chán nản ngồi giữa các viên chức bàn giấy già nua chẳng làm được tích sự gì, trừ việc nhốn nháo vào cuối tháng trong đợt lĩnh lương. 






Anatoly Chubais
Cuối cùng, tại một viện kinh tế ở Leningrad, Anatoly Chubais 30 tuổi - con một người theo Chính Thống giáo từng dạy tại học viện quân sự - cũng đang “ca” bài ca thân phận cuộc đời...
Sáu nhân vật trên không quen biết nhau nhưng đều có điểm chung: tận dụng kẽ hở thời perestroika và glasnost để chiếm quyền lực và tiền tài. Bốn người trong số đó - Smolensky, Khodorkovsky, Berezovsky và Gusinsky - đã trở thành trùm tài phiệt, làm giàu trong bóng tối với những quan hệ chính trị mờ ám và biến Boris Yeltsin thành công cụ của mình. Hai người còn lại - Luzhkov và Chubais - trở thành những chính khách quyền lực. Tại một ”nước Nga mới” thời Mikhail Gorbachev và sau đó là Boris Yeltsin, có quá nhiều khoảng trống - trong hệ thống chính trị lẫn kinh tế - để sáu nhân vật trên lợi dụng.
Boris Yeltsin
Kẽ hở trong hệ thống chính trị là nơi trú ẩn lý tưởng cho các bố già
Sau khi thoát nạn từ vụ đảo chính hụt tháng 8-1991, Mikhail Gorbachev tiếp tục ngồi ghế lãnh đạo bốn tháng nữa trong nỗ lực tuyệt vọng tránh Liên Xô không bị tan rã. Tuy nhiên, cú đấm cuối cùng đã xảy ra vào tháng 12-1991, khi Boris Yeltsin và các nhà lãnh đạo Ukraine cùng Belarus tổ chức cuộc họp tại khu đi săn Belavezhskaya Pushcha và tuyên bố thành lập liên minh đối lập với Gorbachev.
Ba tuần sau, ngày 25-12-1991, cờ Liên Xô được hạ xuống khỏi Kremlin, ngay sau khi Gorbachev tuyên bố từ chức. Vài tháng trước, Yeltsin đã bắt đầu lập một “nội các” riêng với sự tham gia của những bộ não trẻ, trong đó có Yegor Gaidar 32 tuổi, tác giả một số bài phân tích kinh tế từng gây chú ý đăng trên tạp chí cộng sản Kommunist. Yeltsin ủng hộ lý thuyết “big bang” (vụ nổ lớn) của Yegor Gaidar (ám chỉ sự nhảy vụt sang nền kinh tế thị trường tự do như trường hợp Ba Lan sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ).
Yegor Gaidar
Nói tóm lại, lý thuyết Yegor Gaidar là một liệu pháp sốc và Yeltsin muốn đảm bảo rằng mình đã hoàn toàn phá hủy nền kinh tế - chính trị thời Liên Xô. Tuy nhiên, nền kinh tế - chính trị Nga thời hậu Liên Xô hoàn toàn chưa chuẩn bị bất cứ gì cho giai đoạn quá độ và liệu pháp sốc cuối cùng đem lại vô số hậu quả bi kịch.
Sau loạt thất bại trong chính sách tư hữu hóa, nhà cải tổ Yegor Gaidar bị đá đít khỏi Kremlin dưới sức ép quốc hội. 
Viktor Chernomyrdin
Để thỏa mãn giới công nghiệp, Boris Yeltsin đưa Viktor Chernomyrdin lên thay. Trong khi đó, mâu thuẫn giữa Yeltsin và quốc hội càng lúc càng nghiêm trọng. Cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý kiến về chính sách cải tổ Yeltsin dự kiến tổ chức ngày 25-4-1993. Trước thời điểm này, Anatoly Chubais đã thực hiện chiến dịch tuyệt mật giúp Yeltsin, bằng cuộc gặp kín với nhà tài phiệt George Soros. Một đại diện Chubais - người phương Tây - đã đến Thụy Sĩ dàn xếp việc lập nguồn quỹ cho cuộc vận động hậu trường giúp Yeltsin thoát nguy cơ rớt đài.
George Soros
Kết quả, chiến dịch đánh bóng trên các phương tiện truyền thông đã giúp Yeltsin “thoát chết” với 58% ý kiến bày tỏ lòng tin và 52% ủng hộ chính sách cải tổ kinh tế. Lúc này nền chính trị và kinh tế Nga đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Chính sách tư hữu hóa bước sang giai đoạn hai. Bất cứ ai có tiền đều có thể mua được gần như bất cứ gì.
Đây là thời điểm mà những Khodorkovsky, Berezovsky, Gusinsky... xuất hiện, trong bối cảnh giá trị hàng hóa - đặc biệt các công ty nhà nước - được bán với giá rẻ mạt. Zil - hãng sản xuất xe tải nổi tiếng với 100.000 công nhân - chỉ có giá vỏn vẹn 16 triệu USD! Giá thị trường của Gorky Automobile Works (còn được gọi là GAZ), nơi sản xuất xe hơi Volga - chỉ 27 triệu USD. Và trong khi công ty Mỹ thường tính giá thị trường 100.000 USD/công nhân, công ty Nga lúc đó chỉ tính 100-500 USD/đầu người.
Đúng là bi kịch!
                                                      
                                                        Ngọc Trí
(Nguồn: The Oligarchs - Wealth and power in the new Russia, David E.)



Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên