Powered By Blogger





Thursday, 30 April 2015

Cái thú của nhà quê










Đừng khinh chê những thứ thuộc về nhà quê, nơi chúng ta có một tuổi thơ đầy cảm xúc, nó gần như định hình tính cách của cuộc đời ta. Dù khó khăn và điều kiện thiếu thốn, nhưng nó là cái nôi của mỗi người khi lớn lên hay tìm một cuộc sống đầy đủ hơn ở tỉnh thành. Cuộc sống ở tỉnh thành hiện đại hơn, điều kiện phát triển hơn nhưng không vì thế mà ta ruồng bỏ cái gọi là "nhà quê", hãy trân trọng những gì ta đã từng có. Ở đó nếu ta có thể quay trở lại sẽ có nhiều cái thú, cái thú mà không phải ai cũng có được. Đôi khi ngay cả ta đang hiện diện ở một resort 5 sao chưa chắc bạn đã có được trải nghiệm như khi bạn về nơi bạn đã từng sống và lớn lên. Chia sẻ cùng bạn để giúp bạn có được trải nghiệm cái mà bạn gọi là nhà quê như tôi...


Mr.john 


NẰM NGHE MƯA RƠI ĐẦU MÙA


Một kỳ nghỉ dài, bạn về quê, dưới mái nhà xưa, chỉ là vách ván hoặc mái tôn, mái ngói, cái nóng của tháng tư vẫn hầm hập, bỗng dưng trời chuyển xám, mưa bắt đầu rơi, những âm thanh mang lại cho bạn nhiều thứ cung bậc. Gió rít bên cây cổ thụ, cành tre đong đưa liên tục như mụ phù thuỷ đưa chổi quyét nhà. 

Mưa ở nhà quê rất cuồng loạn, mạnh mẽ đầy nam tính, không kiểu yếu ớt và đỏng đảnh như Sài gòn. Những tiếng sấm có vẻ rất uy nghi và những tia sét có thể kiến ta cảm thấy mình như con kiến dưới thác nước. Uy lực của những đợt gió khiến bạn luôn tin và cầu xin vào thượng đế, khi cái nóc nhà ta lung lay như muốn bốc tung lên, có cảm giác sợ chết sau một tia loé sáng, một tiếng sấm vang vọng đùng đùng...

Mưa rơi trên lá nghe như tiếng trống của Kirato, chảy xuống bẹ chuối như tiếng đàn tranh réo rắt, đôi khi những lúc ngớt mưa lại tí tách đều đặn như điệu slow rock của cây guita thùng cũ kỹ treo nơi vách tường.

Mưa đầu mùa ở miền quê có vẻ mênh mang và trống ngoác, nó không chật chội như những khối bê tông chọc trời ở Sài gòn. Mưa ở quê có màu trắng sâu thẳm, mờ đục phảng phất sự tinh khiết của tâm hồn người nông dân, thuần khiết và hư vô.

Nếu bạn tựa ở cửa sổ, có thể nhìn ra cánh đồng xa trắng xoá, những chiếc nón lá thấp thoáng bóng người nông dân còn cặm cụi nốt việc nhà nông lẫn trong mưa mù. Ở resort bạn có thể trông thấy các cô em bikini chân dài qua nách lượn lờ, nó kích thích phần nửa dưới của con người bạn, nhưng nhìn người nông dân khoác tấm vải nhựa thay áo mưa và nón rách thì nó lại kích thích phần trên của bạn, khiến bạn có phần người hơn một chút.

Mưa ở miền quê không có vẻ quá buồn chán, tuy rất sâu lắng nhưng không u uất, ở phía xa là những dãy đồi hùng vĩ giăng ngang chân trời, những vệt mưa theo gió uốn lượn vần vũ theo bản hoà tấu của thiên nhiên. Với óc tưởng tượng ta có thể thấy cả một đạo quân với những chiến binh quyện vào nhau như các vị thần Olympus trong thần thoại Hy lạp. Như một bản anh hùng ca đầy bi tráng.

Nằm dưới mưa quê đầu mùa, ký ức của ta có thể về bất cứ lúc nào, riêng tôi luôn là hình ảnh những lần tắm mưa và vui đùa với các bao lúa sũng nước ở cánh đồng hoặc những bó rau lang cất đầy sau xe đi dưới mưa tầm tã đập vào mặt những hạt mưa như ai ném bốc sỏi đều đặn vào mặt.

Cái thú ấy dù ta có tiền tỷ không phải ai cũng mua được.



NGẮM TRĂNG SAO



Nếu may mắn những ngày nghỉ lễ rơi vào những ngày cận rằm. Lúc đó ta có thể tận hưởng một bữa tiệc đêm thịnh soạn của vũ trụ.

Ta có thể trải chiếu ngay bên thềm nhà, với một bình trà ấm vừa đủ đăng đắng, nhìn lên bầu trời. Nhấm nháp tách trà và tận hưởng, chiêm nghiệm cuộc sống, suy nghĩ về tương quan con người và vũ trụ, con người từ đâu đến và đi về đâu, con người là gì trong vũ trụ, vai trò như thế nào.... Ta có thể thành nhà triết học trong giây phút định mệnh nào đó ở khoảng khắc ấy.
Trăng ở quê rất trong, tròn và sáng huyền ảo. Không ma mị nhưng có cảm giác quyến rũ. 


Những ngày trời trong, ánh sáng có thể vàng như mật ong rừng phủ lên cả một không gian vô tận. Chỉ cần ta ôm cây guita đã cũ kỹ mà tuổi thơ ta đã từng mang khắp xóm dạo hát cùng các cô em, giờ ta âm thầm rải từng nốt ca bài "tôi đưa em sang sông" hoặc nhẹ nhàng cùng bản "romance" hay nhão hơn tý nữa thì bản bolero "cô hàng xóm" đúng như lời bài hát, nó da diết và đầy tính nhân văn khi ta đã trải qua rất nhiều năm vật lộn với cuộc sống ở xa. Có thể lúc ta hát, cô em gái nào đó của ngày xưa đã đang cho đứa con thứ ba bú mớm...

Cảm nhận lúc này của ta khác xưa rất nhiều, ngày xưa những lời hát nghe có vẻ trách móc và bi thảm của tuổi mộng mơ nhưng giờ cũng là giai điệu ấy, nhưng nó mang âm hưởng của sự sâu lắng, từng trải và có khi lại mỉm cười đểu khi hát bài "túp lều lý tưởng" đến đoạn. ... " túp lều lý tưởng của anh và của em, đâu đâu nào em ơi..." - Rất thực tế, người phụ nữ luôn hỏi những điều khó trả lời như thế. Hay đến đoạn ..."ban mai mình ngắm màu hoa, đêm đêm mình ngắm chị hằng..." Và đôi khi lại nghĩ đúng là nhạc sĩ ảo tưởng, nhưng hay đấy.... Rồi vỗ thùng đàn cười một mình.

Những ngày trăng sáng thường rất yên ắng, không có gió, những hàng cây đứng im như những người đàn ông can đảm trước một cuộc chiến lớn. 

Vào đầu mùa mưa, âm thanh ban đêm luôn là tiếng kêu của côn trùng, ta có thể được nghe bản giao hưởng ở một góc độ khác, nhiều khi hay hơn cả bản sonata dưới ánh trăng của Mozart, ta có thể nhắm mắt và cảm nhận được từng loại côn trùng dế, giun, keng kéch, ếch nhái, ễnh ương... như những loại nhạc cụ khác nhau. Không có một nhạc trưởng, cũng không có một sự tập luyện nào nhưng luôn có một sự hài hoà đến hoàn hảo.

Đêm trăng đầu mùa ở quê rất thánh thiện, ta có thể quên hết cả sự dung tục phàm trần, mọi dục vọng không bao giờ có mầm mống ở không gian ấy. Có truyền thuyết kể rằng, chỉ cần ta chạm vào người ta yêu dưới ánh trăng ấy, thì ta có thể trọn đời bên nhau. Tôi chưa bao giờ được thử cảm giác ấy, hay nói cách khác chưa bao giờ có cơ hội, vả lại tôi vẫn nghi ngờ truyền thuyết ấy vì nhớ đến Chí phèo và Thị Nở trong ánh trăng định mệnh.

Dưới ánh trăng đầu mùa, ta có thể tha thứ mọi lỗi lầm của bản thân ta, của những người xung quanh ta. Ta không còn oán trách hay thù hận. Chỉ có một sự kết nối giữa ta và vũ trụ, bản thân ta phản ánh trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong ta. Tuyệt nhiên trăng đầu mùa mưa không có tiếng cú đêm hay tiếng chim lợn như trăng cuối năm, không có dơi bay đêm... đó là sự khác biệt lớn mà chỉ có những người chuyên ngắm trăng mới biết được

Vào những ngày trăng non, bạn có thể không nhìn được trăng tròn vành vạnh nhưng bù lại ta có thể thấy được các chòm sao, lúc ấy như một rừng hoa đủ hình dáng và nhiều câu chuyện thần thoại trên sông ngân lấp lánh, những truyền thuyết được sắp đặt trên dải ngân hà một cách logic và khoa học. Vào mùa này, chòm sao Đại hùng tinh mang đến cho ta cảm giác thân thuộc và tin cậy, chỉ cho ta hướng bắc khi ta nhận thấy 7 ngôi sao hình chiếc ghế xoay ngang lên lưng trời.

Chếch về tây ta có thể thấy được chòm thất nữ với 7 cô gái đồng trinh. Bầu trời đêm đầu mùa mưa, bạn không thấy được chàng dũng sĩ và chòm Orion, Sirius lung linh như vào mùa đông.
Nếu khuya hơn nữa ta có thể nhìn về hướng nam với chòm sao Thần nông, có hình dáng con bọ cạp bò vươn lên dải bạc lấp lánh ôm trọn cả phương nam.

Ta có cảm giác như đối diện với đấng tạo hoá, đối thoại với Ngài về thân phận của loài người, có khi lại có cảm giác thành tiên và như đang dạo chơi dưới trần vậy. 

Ngắm sao và trăng là một cái thú không phải ai cũng có thể cảm nhận được.


BỔ CỦI


Mỗi lần tôi về quê, bố tôi hay dành cho tôi những khúc củi thật to, nhiều mắt và cực kỳ săn chắc. Ban đầu tôi có vẻ khá vất vả với công việc như thế, dần dần tôi thấy quen và nó lại là một thú vui vô cùng hữu ích. Ở rất nhiều nhà đã dùng gas để nấu bếp, các cụ nhà tôi vẫn dùng củi. Nên việc chẻ củi là việc cần phải có.

Để bổ củi, ta phải có sức khoẻ khá dẻo dai, những cú ra búa phải chính xác, lực phải phân bổ đều, tư thế phải vững như bàn thạch, đứng tấn thế nào cho hợp, lúc thì trung bình tấn, lúc phải tiến âm dương tấn, khi thì trảo mã tấn, có khi phải dùng cả quy tấn để đặt củi.
Ta vung búa phải thuần thục như việc luyện tập những cú forehand và backhand uy lực của Djokovic hoặc hoa mỹ như Federer.

Nếu chỉ như thế cũng chẳng khác một tay võ biền, bạn còn phải có kỹ năng hít thở, ngưng tụ và vận khí từ đan điền vào lưỡi búa, việc này làm cho những cú ra tay bay bổng nhưng lực khủng khiếp. 

Ngoài ra ta phải có kỹ năng quan sát và phân tích khoa học, việc dùng sức để nện xuống không mang lại tác dụng nhiều bằng việc ta dùng thế. Cái này phải có kỹ năng của một nhà vật lý học, ta phải hiểu được xớ gỗ thẳng hay xoắn để biết chọn độ nghiêng của lưỡi búa, đặt củi nằm hay đứng, phân phối lực vào lúc nào...

Bổ củi luyện cho ta tính kiên nhẫn, tồn tại trước mọi thử thách, ta phải tính toán và vật lộn với cái mắt của nó một cách thật bình tĩnh, có thể ta phải dùng đến nhát thứ mười hoặc lâu hơn nữa để giải quyết một cái ngạnh nhỏ, nhưng đó là điều rèn luyện ta đến đỉnh cao của sự chịu đựng.

Khi một nhát búa bổ xuống nghĩa là ta mang cả sức mạnh cơ bắp và trí tuệ, sự tập trung cao độ để vẽ lưỡi búa thành một hành trình từ khởi điểm đến khi kết thúc như một tác phẩm nghệ thuật, khi thì dặt dìu, lúc thì buông lơi, lúc lại siết chặt, ẩn hiện đúng lúc. Tâm là búa, búa là tâm, như một kiếm khách ra tay, ung dung tự tại và hiện hữu, không phải kiểu ngọt ngào và man trá.

Ngoài ra, bạn cần phải có kỹ năng tra cán búa, nêm cán theo chiều nào, vỗ cán búa như thế nào để biết lưỡi búa đã chắc... Sau một vài hiệp, bạn toát hết mồ hôi, lỗ chân lông nở ra, bài tiết các chất cặn bã của cả tinh thần và thể xác. Sau đó bạn xối lên mình những gàu nước mát lạnh múc từ giếng sâu hằng chục mét dưới lòng đất. Trải nghiệm này khiến bạn có được sự mạnh mẽ thể xác và sảng khoái tâm hồn.

Có thể nói việc chẻ củi mang tính chất của Thiền học. Có khả năng nâng tầm thành "chẻ đạo". 


Đừng xem thường cái thú ấy, ngay cả khi bạn là đại gia ngồi trên audi chưa chắc bạn đã có được.


Mr.john - Nguyễn Văn Doãn


















Wednesday, 22 April 2015

Mần du sứ Nghệ







Em còn nhớ, nhớ lắm những ngày đầu
Theo chân anh về mần du xứ Nghệ
Tiếng Nhật, tiếng Anh có bằng cất để đó
Răng tiếng quê mình khó học rứa anh ơi!


Đi ra đường cụng chào hỏi mọi người
Mà miệng mồm cứ suốt ngày há hốc
Chị hàng xóm nói mua dầu "vo trốc"
Dì nhà bên kể chuyện "bứt cỏ tru".


Em vận tròn bổn phận của con du
Chỉ có cấy là tiếng quê chưa sọi
Cứ ra đường nghe chuyện người ta nói
Túi về nhà bắt anh giảng tận khuya.


Nhớ có lần mệ với anh chưa về
Em dọn cơm vì sợ cha quá bựa
Cha đưa tay "Bới cha lưng đọi nựa"
Em nghe nhầm bê đọi rửa rất ngoan.


Hay bựa trưa thấy cha bước vội vàng
Nói lên coi, mệ bắt dam trên đội
Em quáng quàng mệ mần chi nên tội
Mà tại răng họ bắt giự hả cha?


Mới đó thôi mà năm năm trôi qua
Em cụng quen với miền Trung nắng gió
Thi thoảng anh lại thì thầm nói nhỏ
Mai anh tìm trấy "trốc gúi" về cho.


Cười rất tươi em nhớ thụa hẹn hò
Bánh "khu mấn" cụng bao lần anh hứa
Bánh "cu trứt" và còn nhiều cấy nựa
Mấy tháng ròng em mới biết là chi.


Nếu lại được thêm một lần bước đi
Em theo anh về Miền Trung xứ Nghệ
Về mần con du của cha, của mệ
Mần vợ hiền anh nựa, được không anh?!



Tác giả bài viết: Phan Quang Phóng
Nguồn tin: Sông Lam Plus





Tại sao người dân mãi cực khổ?







Đất nước giàu có do thiên nhiên ban tặng “tiền rừng bạc biển.” Người dân cần cù lao động. Có cả một vụ lúa đồng bằng Sông Cửu Long và châu thổ Sông Hồng. Xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới…

Có biết bao tài nguyên hầm mỏ, đa dạng đủ loại không thiếu một thứ gì trong lòng đất,than khoáng sản,sắt,nhôm,đồng,chì,kẽm thiếc,ti tan,suốt dãy núi Trường Sơn từ Nam ra Bắc, có cả một hệ thống sông ngòi lớn nhỏ, giao thông thuận tiện.

    Có 3.000 km bờ biển, có một thềm lục địa vĩ đại chạy dài từ vịnh Bắc Bộ đến các đảo Hoàng Sa ,Trường Sa ,Nam Bộ.

    Có cả hệ thống đảo ven bờ từ Bạch Long Vĩ Bắc Bộ đến đảo Phú Quốc, Nam Bộ

 Đảo Phú Quốc to ngang tầm với đất nước Xingapore.

      Có biết bao nhiêu nhân tài trí thức,các nhà khoa học,các kỹ sư,giáo sư hết cấp bậc,tiến sĩ, phó tiến sĩ bùng phát nhiều như lợn con.

       Còn có các nhà khoa học, nhiều bộ môn như Kinh tế học, có cả một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh ở các cấp bộ như Nông-Công-Thương nghiệp , Môi trường, Y tế….vv.

Thế mà đời sống của người dân vẫn cực khổ.Tại sao???

 Về nông nghiệp

   Như đã nói ở trên lúa gạo xuất khẩu đứng nhất nhì thế giới.

   Các phương tiện truyền thông cho biết ,mức thu nhập bình quân của người nông dân là trên 500.000 đ một tháng vào khoảng 25 USĐ

     Vì mức soonga quá thấp đó khiến hàng trăm nghìn cô gái rời bỏ quê hương đi lấy chồng Đài Loan,Hàn Quốc. Thậm chí lấy cả ông già người tàn tật miễn sao thoát khỏi quê hương đau khổ có bao nhiêu chuyện đau lòng khác chưa kể hết .Ở nhiều nơi nông dân đã chặt bỏ nhiều loại cây như cao su ,ruộng mía vì bị ép giá không có người mua. Đáng lẽ ra nhà nước phải có ban điều phối đứng ra giải quyết những bất cập phát sinh có hại cho nông dân.

 Về công nghiệp

     Nước ta đã có các nhà máy ra đời cách đây 50 năm-nửa thế kỷ ,như nhà máy đầu đàn khu Gang thép Thái Nguyên, cơ khí Hà Nội còn gọi là “Trung quy mô”, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo,Lương Yên,cơ khí Mai Động,Đồng Tháp,Minh Nam,Giải Phóng,Pin Văn Điển,nhà Máy Cao su,thuốc lá,Xà phòng,nhà máy dệt 8/3, Diêm Thống Nhất …vvv.

     Ta hãy tìm hiểu xem, thành tích tiến bộ của các nhà máy này có hiệu quả không?

      Hàng thập kỷ nay, như mọi người đã biết sản phẩm chính của các nhà máy gang thép Thái Nguyên là thép xây dựng chưa làm được các loại thép công nghiệp như trục ray tàu hỏa ,các loại thép công nghiệp phổ thong các cỡ U-I-L lớn nhỏ và các loại tôn kích cỡ dày mỏng cán nguội,cán nóng rất cần thiết cho ngành cơ khí chế tạo vỏ ôtô,mái nhà ,tàu biển,mỗi năm các xưởng đóng tàu biển phải nhập hàng triệu tấn để làm vỏ tàu .

   Đó là thực trạng ngày nay của nhà máy “Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp đỡ ” .

    Còn nhà máy cơ khí Hà Nội hay gọi là Trung quy mô do Liên Xô trước đây giúp đỡ xây dựng.

     Chuyên sản xuất các loại,máy cắt gọt kim loại như máy tiện,máy khoan,máy phay bào và các dụng cụ cắt gọt .vvv..Thời gian trôi đi lạc hậu đeo- bám so với thế giới gần một thế kỷ .

    Hiện nay không biết ở đâu?làm gì?

   Nhà máy Trần Hưng Đạo chiếm cả một khu rộng lớn bao gồm mấy tuyến phố,Bà Triệu, Thái Phiên,Mai Hắc Đế chuyên sản xuất máy Bông Sen lắp vào xe công nông 3 bánh ,mấy năm qua nhà nước cũng đã cấm loại xe này lưu hành vì nó xả khói bụi gây ô nhiễm môi trường và hay gây tai nạn .

      Còn các nhà máy Đồng Tháp,Minh Nam,Lương Yên hình như đã xóa sổ ,còn lại các nhà máy ,Cao su,xà phòng,thuốc lá ,cơ khí Mai Động,Giải Phóng ,Pin Văn Điển đang cầm cự chờ số phận.

      Nhà máy Pin ra đời cách đây nửa thế kỷ cũng chỉ sản xuất được hai loại pin Con Thỏ to đại chưa làm được các loại pin “cúc” mỏng nhỏ sử dụng trong các đồng hồ nhỏ và đồ chơi trẻ em .Tại sao vậy ???.

       Với tình trang trì trệ,lạc hậu như vậy,làm sao công nhân, người lao động khá lên được, chìm đắm trong nghèo khổ, vô vọng.

 Về thương nghiệp

Buôn bán trao đổi xuất nhập khẩu tổng hợp đa dạng các mặt hàng nông ,lâm nghiệp-Ngư nghiệp, khoáng sản,giày dép,quần áo và các thiết bị máy móc thiết bị điện tử,y tế ,giao thông,tàu bè,ô tô

 Về xuất khẩu

    Nước ta là nước nông nghiệp ,chiếm 80% nông sản về lúa gạo xuất đi các nước trên thế giới hàng triệu tấn mỗi năm , để các “Thương lái.” điều hành lũng đoạn thị trường vơ vét làm giàu bắt bí nông dân,mua với giá rẻ, không khác nào “cấy lúa trên lưng.” Người nông dân,không am hiểu nắm bắt thị trường thế giới bán phá giá cho các đối tác nước ngoài với số lượng lớn.Thua ngay cả Thái Lan về giá cả,làm thiệt hại cho nông dân và đất nước,về rau quả xuất đi nước ngoài cũng bị động thua thiệt, chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Như mọi người đã biết hàng năm “đến hẹn lại lên.” Ngót một nghìn xe chở dưa hấu và các rau quả khác mắc kẹt ở cửa khẩu Tam Thanh tắc nghẽn đường chờ làm “thủ tục.” ở phía Trung Quốc,chờ lâu hàng hóa ứ đọng thối nát phải đổ đi dọc đường,năm nào cũng diễn ra như vậy, thiếu phân bổ không nắm được hợp đồng chặt chẽ với đối tác trao đổi số lượng “chính ngạch.” Là bao nhiêu? còn lại “tiểu ngạch.” Bao nhiêu ???

      Ngược lại ta nhập của Trung Quốc rau quả,khoai tây,tỏi những thứ rau quả này tẩm hóa chất quá mức an toàn có hại cho sức khỏe.

         Chưa kể hết được các loại thực phẩm nhiễm vi khuẩn gây bệnh như thịt gà-bò-lợn ướp lanh không rõ nguồn gốc,kể cả các loại ngũ tạng gà lợn ôi thiu vv…còn về xuất khẩu mặt hàng dệt may quần áo,giày dép chủ yếu là hàng gia công cho nước ngoài vì ta không có nguyên liệu .

     Thua thiệt nhiều trong lĩnh vực trao đổi mua bán hàng hóa do sự lệ thuộc ít hiểu biết thi trường thế giới cập nhật hàng ngày bỏ qua những thông tin bổ ích,thiếu suy nghĩ không biết làm,hàng năm đã xuất thô bao nhiêu khoáng sản kim loại quý như ti tan  alunine (nhôm) vv… với giá rẻ làm cho đất nước nghèo đi, phải lệ thuộc. Vậy còn gì nữa đây? ! Có lẽ xuất khẩu là khả thi nhất,vì có nhiều mối lợi xóa đói giảm nghèo ,người đi lao động phải nộp một khoản tiền.

       Không nhỏ, thậm chí bán cả nhà hoặc vay ngân hàng để đóng lệ phí ,nhiều người đi sang các nước tư ản bóc lột , cũng kiếm được một số tiền kha khá đổi đời gửi tiền về cho gia đình và không ít những người bị lừa trắng tay rơi vào cảnh bần cùng không lối thoát.

    Bất kỳ ở đâu khi tiếp các lãnh đạo nước ngoài, đại diện của ta luôn kèm theo quảng bá chào hàng ,lao động dư thừa giá rẻ hấp dẫn,ký kết hợp tác lao động có cả triệu người sang các nước kể cả nước Thái Lan ,Malaysia ,Singapo,Síp,thậm chí cả các nước Trung Đông thuộc châu Á như Cata các nước ARập rất giàu có về tài nguyên dầu mỏ nhưng ngược lại rất nghèo về đạo lý tình người , ở nơi đó rất cần nhiều lao động để lấn biển mở sân bay rộng lớn tầm cỡ nhất nhì thế giới ; ở nơi đó thiếu văn minh đúng nghĩa của nó đối xử với lao động quá tồi tệ không có an toàn lao động , tai nạn chết chóc xảy ra thường xuyên với mức lương quá thấp so xới sức lao động bỏ ra ,nhiều người đã bỏ mạng nơi đất khách quê người vì nơi ăn ở thiếu thốn ,ốm đau bệnh tật,nơi đó quả thật là địa ngục trần gian,qua các tư liệu thông tin hình ảnh cho biết.

 Về nhập khẩu

     Nhiều thứ thiết bị,máy móc ta không làm được phải nhập loại có giá trị cả triệu USĐ do đó nhập siêu nhiều hơn là xuất.

     Nhiều thứ nhập rồi bỏ đi làm sắt vụn đồng nát như máy bay,tàu biển ,ụ nổi   Vinashin và nhiều thiết bị khác không kể xiết ,chỉ kể một số sự việc được các thông tin truyền thông đăng tải vừa qua . Trong nước có nhiều biển cảng ,riêng cảng Hải Phòng chứa trên dưới 10.000 container siêu trường, siêu trọng loại to đổ phế liệu rác thải bỏ đi ; những người mang về chứa hàng chục năm nay ,chắc hẳn phải có thế lực họ không am hiểu về chuyên môn ,hám lợi,thiếu cái tâm.

 Về môi trường

       Sức khỏe và sự sống của con người là do môi trường trong sạch trong đó có nước và không khí đặc biệt quan trọng với sức khỏe con người .Đất nước đang đi vào công nghiệp hóa , các nhà máy mọc lên khắp nơi,khói bụi và nước thải bừa bãi làm chết biết bao con sông ,hóa chất độc hại thấm sâu vào đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các loại rau quả ,sinh vật,cá,tôm,tép đều chết ,đã xuất hiện nhiều làng ung thư ,gây nên nỗi đau cho người dân ốm đau mắc bệnh ung thư .Trách nhiệm này thuộc về cơ quan chức năng bảo vệ môi trường chưa làm hết trách nhiệm với dân các chế tài chưa mạnh không có sự đền bù cho dân ốm đau bệnh hoạn ở các làng ung thư ,người dân biết kêu ai? Hầu như không có một cơ quan nào đứng ra bắt các nhà máy phải đền bù cho dân ,làm sống lại các con sông chết ( việc này ở miền Nam làm tốt hơn miền Bắc).

 Về y tế

Đời người ai cũng ốm đau ,ít nhất cũng vào viện đôi ba lần ,những điều muốn nêu lên ở đây là viện phí quá đắt so với mức sống thu nhập của người dân ,trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam đi khám qua loa vài cái xét nghiệm cũng mất tới 4- 5 triệu chưa kể tiền thuốc, mức tiền chi phí này vượt quá mức lương làm lao động trong một tháng của người dân nếu bệnh tình nan y phải phãu thuật hóa trị,xạ trị vv… Ôi thôi khỏi phải nói! Số tiền chữa bệnh có thể lên đến hàng trăm triệu thậm chí cả bạc tỉ ;người lao động làm cả đời cũng không để dành được số tiền đó; nói về thẻ bảo hiểm có hỗ trợ gì đâu vì bệnh nhân hầu hết là trái tuyến,không có thanh toán,tôi đã  từng là bệnh nhân phải vào viên K điều trị trong hoàn cảnh 4 người nằm một cái giường con,giá tiền nằm một ngày là 80.000 đ; giường quá nhỏ,ngồi cũng không đủ cho 4 người .Vậy ban quản lý hay giám đốc có biết không? Còn rất nhiều chuyện kiếm tiền của bệnh nhân nói ra thì trang giấy này không đủ,nói riêng về thiết bị máy móc quá cũ ;hỏng luôn;bệnh nhân phải chờ đợi,tôi là người trong cuộc thấu hiểu rõ cách đối xử với bệnh nhân của bệnh viện,hầu như tất cả các bệnh viện đều quá tải. Tại sao vậy???

     Ốm đau nhiều,vì môi trường ,vì tai nạn,ít am hiểu phòng bệnh. Để giảm tải sự ốm đau ,tốt nhất là ngành y tế có phương pháp tổng thể tuyên truyền khắp nơi trên các phương tiện truyền thanh truyền hình từ bản làng đến các xã,huyện,thành phố,dán áp phích,tờ rơi nói về cách phòng các loại bệnh. Cách làm này ít nhiều cũng có kết quả.

     Là người Việt Nam,tôi thấu hiểu trình độ dân trí hãy còn thấp ít ai quan tâm đến báo chí tin tức thời sự,chính trị,khoa học,kinh tế,xã hội… bỏ qua các thông tin bổ ích trong đời sống,chỉ thích các loại phim truyện tầm phào,hài hước,chuyện vui chuyện hài vv…

     Nắm được tâm lý ý dân,Bộ y tế, Bộ giao thông liên kết với Bộ văn hóa,cho ra đời những tiểu phẩm chuyên nói về cách đề phòng các loại bệnh và luật giao thông an toàn nhờ các diễn viên hề nổi tiếng đóng trong các tiểu phẩm hay clip chiếu rộng rãi trên các kênh TV hàng ngày giảm bớt chương trình quảng cáo thương mại hóa,lợi thì ít hại thì nhiều, các tiểu phẩm này nêu cả sai trái của người tham gia giao thông ,trên các phương tiện đi bộ,đi xe đạp,xe máy,ô tô, nếu làm được những điều kể trên thì tin chắc tai nạn giao thông sẽ giảm và bệnh viện không còn nỗi lo quá tải. Nhớ lại thời Pháp thuộc xa xưa cách đây gần một thế kỷ (70 năm) đã cho chiếu bộ phim hoạt hình ở khắp thành phố ,bến xe,chợ quán. Bộ phim nói về 3 loại bệnh xã hội phổ thong như : Lao phổi, ỉa chảy, sốt rét và các phòng chống những ai xem đều có ấn tượng sâu sắc không thể nào quên .

Tại sao Bộ Y Tế không làm được việc đó?

   Ngày nay hệ thống truyền thông bùng nổ các dạng truyền thanh,truyền hình suốt ngày đêm (24/24 tiếng) hầu hết các chương trình sinh hoạt chính trị viễn vông.

       Kỷ niệm năm này năm kia của đất nước cũng như các ngành bộ đua nhau kỷ niệm ngày thành lập 5-10-20 năm …vvv chưa kể một số phim truyện nước ngoài quá dài hàng trăm tập xen kẽ vào quảng cáo nhiều còn đưa ra chương trình văn hóa giáo dục công dân.

     Có lẽ truyền hình Việt Nam đứng đầu về quảng cáo so với các hãng truyền thông trên thế giới như CNV- Nhật Bản (NHK World) Dicovery. National – Geogranphic – Pháp ..vvv.

      Nếu không sớm bừng tỉnh mở tầm mắt nhìn ra thế giới tương lai sẽ đi về đâu? Ở trên đời có biết bao nguyên nhân vì sao?Ở cái tuổi gần đất xa trời ,sống trong tổ quốc,tôi đang tìm hiểu lý do tại sao ???. xin phép được nói rõ .

       Tôi là người dân (đúng nghĩa của dân thường) bị loại bỏ không được làm ở cơ quan nhà nước, cũng không được học ở trường lớp nào, tự học nghiên cứu đa lĩnh vực khoa học,công nghệ,chế tạo,kinh tế,chính trị,văn hóa .vvv…

      Lao động làm thợ ở các HTX thủ công. Thời bao cấp (HTX) cho đến khi HTX giải thể (tan rã) . Về tay trắng không có lương hưu.

      Gần suốt cuộc đời “cầm búa.” Đến nay mới cầm bút viết bài này chắc chắn hãy còn nhiều thiếu xót mong tất cả mọi người thứ lỗi.

     Xin cảm ơn.Để cho thời gian lịch sử sẽ chứng minh.

            Nguyên nhân tại sao?

Phạm Văn Chính
( 37 Lý Nam Đế – Phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, ĐT: 097.52291 )


Monday, 20 April 2015

Bộ ảnh siêu thực Người & Cây











An An Nguyễn (23 tuổi, Nghệ An), được cộng đồng mạng biết đến qua các bộ ảnh về tình yêu và gia đình. Mới đây, anh thực hiện chủ đề có tên Đổi. Tác phẩm khắc học về con người và thiên nhiên đang bị đe dọa.

Từ xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời thiên nhiên. Trong đó, cây xanh có yếu tố quan trọng bảo vệ môi trường, chúng hấp thu những khí độc NO2, CO2, CO... và đồng thời thải ra O2. Ngoài ra, cây còn là nơi cư trú của nhiều động vật.. Thấu hiểu điều đó, An An Nguyễn muốn truyền tải thông điệp ý nghĩa đến người xem về việc bảo vệ thiên nhiên và chống lại các tác nhân xấu ảnh hưởng đến chúng.

Sự sống giữa con người và cây xanh không thể tách rời. "Thực tại cho thấy, nạn phá rừng bừa bãi, hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trái đất tăng cao đang ảnh hưởng và dần phá hủy sự sống từng ngày. Nếu cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường thì chúng ta có thể thay đổi thế giới", tác giả chia sẻ.

Những việc làm nhỏ hàng ngày của chúng ta như không xả rác, giảm sử dụng túi nilon, dùng năng lượng sạch... là góp phần bảo vệ sự sống. Mỗi mảnh ghép nhỏ sẽ tạo nên bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ.

Khi hệ sinh thái mất cân bằng, các loài sẽ tranh giành sự sống. Theo tác giả, hành động ươm mầm sự sống bây giờ là chưa quá muộn. 


Mẫu ảnh là Đỗ ngọc Anh (24 tuổi, Nghệ An), người cùng quan điểm về bảo vệ môi trường sống với nhiếp ảnh gia trẻ.



















Phan Trai Úc
Theo: Ring


Tuesday, 14 April 2015

Việt Nam nên nhất về nói thật







Ông Trần Mạnh Hảo nói Việt Nam cần nhất về nói thật
“Tôi chỉ xin dân tộc chúng ta, đất nước chúng ta, độ khoảng 10 năm nữa sẽ đưa ra một kỷ lục ở Đông Nam Á là một đất nước nói thật nhất Đông Nam Á,” nhà thơ và nhà phê bình Trần Mạnh Hảo nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC.

Ông Hảo nói chính sự “dối trá” khiến cho nền giáo dục Việt Nam “không có lối thoát” và sự độc quyền của truyền thông nhà nước làm vấn đề thêm trầm trọng.

“Cái nền giáo dục của Việt Nam chúng ta nó mắc một cái chỗ là nó dối trá. Dối trá vì sao?

“Chúng ta hiện nay tình hình đất nước đang phát triển, đi theo tư bản chủ nghĩa mà các ông lại dạy học sinh phải chôn tư bản…

Hai là dạy học sinh là phải chôn người giàu, tức đấu tranh giai cấp.

“Học sinh nó ra đường nó thấy các ông cán bộ ông nào cũng giàu hết.

“Một nền giáo dục như thế là phản giáo dục [và] chỉ đưa dân tộc ta đứng hàng bét thế giới như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa nói trên báo là “chúng ta đứng chót bét trong khối ASEAN.”

Ông Hảo cũng nói sự sính những cái nhất của Việt Nam tương tự với chuyện người nông dân ra thành phố “xé áo rách nhất để đi giữa phố và tự hào áo rách nhất” trong tâm lý “tự ti” và “AQ về mặt tinh thần”.

Liên quan tới dự án xây tháp truyền hình cao nhất Việt Nam, tới 636 mét, ông Hảo nói nó sẽ không có nhiều ý nghĩa khi nhà nước vẫn độc quyền truyền hình.

“Tại sao chỉ có anh nhà nước làm được truyền hình, ra được báo mà nhân dân không ra được báo trong khi anh lại nói đất nước chúng tôi dân chủ, công bằng.

“Công bằng sao ông Nguyễn Phú Trọng ra đến 7-800 tờ báo quốc doanh mà ông Trần Mạnh Hảo không ra được một tờ báo?”

‘Áo không làm nên thầy tu’
Trong khi đó Tiến sỹ Lê Đăng Doanh kể lại chuyện một lãnh đạo cao cấp của Malaysia đã nói với ông rằng họ xây tháp đôi ở thủ đô Kualar Lumpur để chứng tỏ “có thể làm hơn Singapore” và Tiến sỹ kết luận “cái áo không làm nên thầy tu”.

Ông nói thêm:

“Hãy so sánh Việt Nam với các nước Đông Nam Á về các tiêu chí như là thu nhập bình quân đầu người, như là về khoa học công nghệ, về đời sống, về các dịch vụ xã hội chứ không phải đua là làm bánh tét lớn, hủ tiếu lớn.

Hãy so sánh Việt Nam với các nước Đông Nam Á về các tiêu chí như là thu nhập bình quân đầu người, như là về khoa học công nghệ, về đời sống, về các dịch vụ xã hội chứ không phải đua là làm bánh tét lớn, hủ tiếu lớn.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

“Và tôi thấy đó là xu thế lãng phí tiền của, lãng phí vật tư, lãng phí nguồn nhân lực nhẽ ra dùng các cái đó để đầu tư cho các cháu học sinh nghèo và làm nhà cho người nghèo thì tốt hơn.

Ông Doanh, người từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nói Việt Nam nên cố gắng để có tính cạnh tranh đối với những chỉ số thiết thực hơn như GDP bình quân đầu người, thành tựu khoa học, bằng phát minh và thương hiệu quốc gia cũng như tạo ra xã hội công bằng, văn minh “tạo cơ hội phát triển đồng đều” cho mọi người dân.

Trước câu hỏi tại sao sự sính những cái nhất lại nở rộ trong những năm gần đây, Tiến sỹ nói:

“Trước kia Việt Nam nhận là mình là đất nước nhỏ, đánh thắng ba đế quốc to cho nên hồi bấy giờ tuyên truyền, tuyên giáo thường xuyên nhắc đi nhắc lại mệnh đề đó và có lẽ giới tuyên truyền, tuyên giáo lấy làm an tâm vì đã duy trì được cái ấn tượng, niềm tin như vậy đối với người dân.

“Nhưng gần đây, trong cuộc cạnh tranh kinh tế này, thì người ta thấy rằng Việt Nam sau một số năm có tăng trưởng cao trong khu vực, đã có thể xích lại gần, thu hẹp dần khoảng cách trong khu vực thì từ năm 2007 trở đi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam kém dần, lạm phát tăng cao và nhiều thành tựu về mặt kinh tế, xã hội thiếu sự thuyết phục thì tôi nghĩ để duy trì được niềm tự hào, niềm tin và suy nghĩ rằng xã hội này, đất nước này vẫn mang lại được nhiều cái nhất thì người ta sinh ra những cái nhất mà chúng ta vừa trao đổi.”

Tiền ngân sách
Tham gia thảo luận trong Bàn tròn thứ Năm, bà Đào Thu Hiền, một chuyên gia về giáo dục từng tốt nghiệp về quản lý công ở Harvard, nói:

“Có những hoạt động về văn hóa như là làm bánh chưng to nhất hay là hủ tiếu to nhất hay cốc cà phê thì cái đó là những hoạt động mang tính marketing, PR … và cũng là kinh phí hoạt động xã hội của các tập đoàn, các công ty thì tôi thực sự không quan tâm lắm.



Chị Đào Thu Hiền tham gia Bàn tròn thứ Năm từ Hà Nội
“Tôi nghĩ nó tạo ra một cái gì đó vui, nó là một câu chuyện hay, mọi người có thể kể chuyện… Nó mang tính chất PR cho cả văn hóa của mình.

“Còn những hoạt động khác như là về chính sách chúng ta nên đầu tư vào cái gì, nên xây dựng cái công trình nào, nó lớn đến đâu, to đến đâu nó phải là vấn đề được xem xét rất kỹ lưỡng vì tiền là của dân.”

Bà Hiền cũng nói đứng thứ nhất cũng có những mặt tích cực bên cạnh những điểm tiêu cực mà một số khách tham gia Bàn tròn thứ Năm nói.

“Xếp hạng sinh ra là để chúng ta có thể so sánh, chúng ta có thể đánh giá bản thân mình.

“Có rất nhiều xếp hạng trên thế giới và có nhiều xếp hạng mang tính rất nghiêm túc và được mọi người tôn trọng.

“Vậy khi sử dụng đúng, nó sẽ tạo ra những động lực rất lớn cho tập thể mà thước đo đó được áp dụng vào.”

Bà Hiền cũng nói tại trường Harvard bà từng học, Việt Nam không phải là nước có nhiều người theo học so với các nước trong khu vực như Philippines và Malaysia.

‘Tâm lý tự ti’
Từ Ba Lan, nhà văn Trần Quốc Quân nói với Bàn tròn thứ Năm rằng việc người ta hướng tới những cái nhất kiểu như thời gian vừa qua xuất phát từ nền kinh tế đi từ nông nghiệp lên và nói thêm:

Ông Trần Quốc Quân nói có những doanh nghiệp giàu lên nhanh mà ‘tầm văn hóa’ của họ lại không theo kịp
“Việt Nam vừa mới thoát nghèo, đi khỏi lũy tre làng thì tâm lý tự ti rất lớn cho nên rất dễ làm cho người Việt Nam từ những mặc cảm đó cho nên cứ muốn đua với thiên hạ là mình không có mặc cảm đó.”

Ông Quân cũng nói hiện tượng hám nhất cũng thể hiện “tầm văn hóa thấp” và phản ánh hiện tượng các doanh nghiệp mới giàu mà “tầm văn hóa” của họ chưa theo kịp số tiền làm ra.

Ông Hồ Chí Minh nói giành được độc lập mà không có tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy cũng không có giá trị. Cho đến hôm nay, đất nước Việt Nam chúng ta đã đổ xương máu vô cùng nhiều, hàng chục triệu người đã chết trong mấy cuộc chiến tranh, nhưng hiện nay cái chữ độc lập của chúng ta chưa trọn vẹn.
Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo

Nhà văn cũng nói thêm một số lãnh đạo ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương muốn để lại dấu ấn cá nhân trong những dự án lớn.

Trong khi đó nhà phê bình Trần Mạnh Hảo nhắc lại chuyện một lãnh đạo Việt Nam tự hào đã “hy sinh xương máu nhiều nhất thế giới” để có độc lập trong khi lãnh đạo Thái Lan đáp lại rằng họ tự hào “vì không mất xương máu” mà vẫn có độc lập, tự do.

Nhà phê bình nói thêm: “Ông Hồ Chí Minh nói giành được độc lập mà không có tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy cũng không có giá trị.

“Cho đến hôm nay, đất nước Việt Nam chúng ta đã đổ xương máu vô cùng nhiều, hàng chục triệu người đã chết trong mấy cuộc chiến tranh, nhưng hiện nay cái chữ độc lập của chúng ta chưa trọn vẹn. Chúng ta có nên tự hào không?

“Trung Quốc vẫn đang chiếm nước ta ở ngoài biển, chiếm nước ta trên đất liền, đe dọa, liên tục phá tàu thuyền của dân ta đánh cá trên biển ta, cướp, bắn phá, giết người.”

“Chúng ta độc lập chưa trọn vẹn và chưa đúng nghĩa là độc lập.”

————


Kim Dung/Kỳ Duyên










Mùa táo














Sunday, 12 April 2015

Hồi ức Việt Nam




saigon sau 75


Những hồi ức về Việt Nam, với tôi, là những hồi ức buồn.

Hơn hai mươi năm rời xa quê hương, mỗi khi giấc mơ Việt Nam trở về trong tôi, nó chỉ nhuốm toàn nỗi buồn, niềm lo sợ, đến mức nó có thể đánh thức tôi vào lúc nửa đêm. Rồi, tôi chỉ biết nằm thao thức, miên man suy nghĩ về những điều đã xa vẫn ám ảnh tôi như mới hôm nào.

Cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt khi tôi vừa chín tuổi. Sài Gòn khi ấy, tháng Tư 1975, náo loạn bởi tiếng bom rơi, tiếng đạn nổ chát chúa, trong sự hoảng loạn của một thành phố hoa lệ. Tôi không quên nổi hình ảnh mẹ tôi, một người đàn bà trẻ mới ngoài ba mươi, đang ôm đứa em gái đỏ hỏn vài tháng tuổi của tôi, ngồi khóc nức nở. Tôi không quên được hình ảnh bà nội tôi, già yếu tóc bạc trắng xóa, nắm lấy tay bố tôi, vừa van xin, vừa mắng mỏ bắt ông phải di tản khỏi Sài Gòn, bởi ông là sĩ quan của quân đội miền Nam. Tôi không quên nổi hình ảnh bố tôi, mắt tràn mi năn nỉ bà nội tôi cho ông ở lại vì ông không bỏ được gia đình và cha mẹ già ở quê nhà, khi lệnh di tản cuối cùng chỉ cho một mình ông được phép ra đi. Ông ngoại tôi, như chiếc bóng, ngồi lặng lẽ, bất động trong một góc tối trên ghế sofa. Đôi mắt ông nhìn xa xăm vào một góc nào đó khi bên tai văng vẳng tiếng nói từ trên chiếc radio kêu gọi buông súng đầu hàng.

Trong đêm hai mươi chín tháng Tư lịch sử đó, cả nhà tôi núp trốn trong một cái hầm cá nhân tại nhà. Cái đêm dài lịch sử ấy, tôi vẫn không quên được tiếng bom rơi, đạn nổ, tiếng khóc nức nở của mẹ, tiếng cầu nguyện của bà, tiếng còi báo động xé màn đêm, tiếng gầm rú của những chiếc máy bay phản lực trên bầu trời, rồi tiếng quạt gió xình xịch của những chiếc trực thăng vần vũ trên bầu trời, tiếng bánh xích của những chiếc xe tăng nghiến trên đường nhựa, nghe rào rạo…Tôi không thể nào nhận biết những tiếng đó từ phe ta hay phe Cộng. Tôi chỉ ngồi im lặng nghe lời đoán: quân ta, quân địch của hai ông anh của mình. Và rồi, có lúc tôi lại nghe tiếng thét hãi hùng của những người, có lẽ bị thương đâu đó…

Trong cơn hoảng loạn, tôi bừng hiểu: chiến tranh đã chạm đến Sài Gòn của tôi.

Mới chín tuổi đầu, tôi đã phải tiễn bố tôi lên đường vào trại cải tạo. Bố ôm từng đứa con nhỏ, an ủi, vỗ về, bảo “mấy con chóng ngoan, bố học tập chừng một tháng sẽ trở về phụ giúp mẹ, bà và bác nuôi dạy tụi con”. Bố vỗ vai người anh lớn của tôi, bảo ráng phụ giúp ông  bà, mẹ và bác dạy dỗ các em, làm gương tốt cho các em noi theo. Anh tôi, nước mắt ngần ngật, đong trên khóe mắt, gật đầu. Tôi biết rằng, ở lứa tuổi mười ba ấy, anh tôi chẳng hiểu nổi làm gương tốt là như thế nào để dạy cái đám em đang tuổi lớn, ăn như tằm ăn rỗi.

Mẹ tôi ngồi khóc lặng lẽ, ôm đứa em mới hai tháng tuổi, nhìn bất động vào khuôn mặt măng sữa kia. Bố tiến đến gần, chỉ biết ôm lấy vai mẹ, rồi đưa tay đỡ đứa bé, xiết chặt vào lòng. Đứa em tôi vẫn thiêm thiếp ngủ sau khi no sữa mẹ.  Trao em lại cho mẹ, bố quay đi, lầm lũi ra ngoài đầu xóm. Cả nhà tôi, lủi thủi đi theo bố trông như một đám tang buồn.

Một người lính bộ đội Bắc Việt cầm súng, nhìn bố tôi thúc giục, leo lên chiếc xe cam nhông bít bùng. Trên đó đã có những con người ngồi co ro, cúi mặt. Bố chỉ xách chiếc ba lô quân đội, trong đó chỉ gói ghém vài bộ đồ, những vật dụng cần thiết cho “một tháng học tập”. Bố lặng lẽ lên xe, không quay đầu lại. Chiếc xe lăn bánh khi tấm bạt phủ xuống. Cuộc đày ải bắt đầu!  Bố đi suốt mười năm biền biệt…

Làm sao tôi quên được!

Miền nam sau tháng Tư 1975 oằn mình thay đổi. Sài Gòn cũng rướm máu đổi thịt thay da. Tôi còn quá nhỏ để có thể làm một cuộc so sánh, dẫu chỉ mang tính ước lệ của cái thủ đô từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn đông” với thành phố Hồ Chí Minh, nơi tôi đang sinh sống. Chỉ biết một điều tôi không còn được nghe những bản nhạc mình yêu thích, không được đọc các truyện tranh dành cho trẻ con, không được mặc áo đầm đi học, không được mẹ cho tiền ăn sáng trước khi đến trường…Và còn nhiều “cái mất”, cũng như “cái không” xuất hiện sau khi miền Nam đổi chủ.

Những ngày sau đó, nếp sống náo nhiệt, năng động, ồn ào của một thành phố mệnh danh là thủ đô của miền nam, bất chợt đổi thay, bất chợt khép kín. Mọi người  ra đường lầm lũi, len lén nhìn nhau. Nỗi bất an, nỗi lo sợ đọng trong mắt từng người Sài Gòn. Những nét hào nhoáng của một thủ đô hoa lệ chợt biến đi để thay vào một thành phố ảm đạm, bất an. Những chiếc xe đạp ùa ra đường thay cho những chiếc xe hơi, xe gắn máy. Áo bà ba trở thành loại y phục thường ngày của người Sài Gòn, thay cho chiếc áo dài thướt tha, cổ điển, hay những chiếc quần tây ống loe, chiếc áo đầm hiện đại. Người Sài Gòn khép kín, ngơ ngác, vêu vao. Đường phố Sài Gòn vắng vẻ, đìu hiu, cam chịu.

Hồi ức của tôi về Việt Nam sau ngày thống nhất là những mất mát, những đau thương. Tôi đã chứng kiến những chiến dịch chống tư sản mại bản được phát động trong thành phố. Từng đoàn học sinh, sinh viên được khuyến khích tố cáo những đám người mà chính quyền kết tội là bọn tư bản lũng đoạn kinh tế nước nhà. Để chứng minh lòng yêu nước, lớp thanh thiếu niên mới phải tố cáo họ với chính quyền, cho dẫu những người đó là ông bà, cha mẹ, anh em hay là bạn bè, người thân.

Tôi đã thấy những người bạn tôi, vì rơi trong diện Tư Sản Mại Bản, mà bị đuổi khỏi căn nhà nơi họ sinh sống, bị phân biệt đối xử không chỉ ngoài xã hội mà cả trong học đường. Những cái chết tức tưởi vì bị cướp đất, cướp nhà. Những căn nhà bị đập nát, những đoàn người bị xua đuổi khỏi thành phố về các vùng nông thôn hẻo lánh. Để rồi vài tháng sau, họ, những những con người đó lại âm thầm trở về thành phố, gia nhập vào đám người ăn mày như những thây ma vất vưởng, sống lê la dưới gầm cầu, dưới mái hiên nhà, chỉ mơ một ngày trở lại căn nhà chôn nhau cắt rún mà nay đã thay tên đổi chủ.

Trong lớp học, tôi và các bạn tôi nói về những chuyến vượt biển nhiều hơn là những phương trình toán học. Chúng tôi  xì xào với nhau về những chuyến ra đi của bạn bè nhiều hơn là thảo luận Chủ Nghĩa Marxist, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tôi vui với nhau khi nghe chuyến vượt biên của một đứa bạn thành công, hoặc cầu nguyện cùng nhau khi nghe một đứa bạn mất tích trong chuyến hải hành của nó.  Lâu lâu, trong lớp tôi lại vắng bóng một đứa học trò mà không rõ ly’ do. Nhưng chỉ sau một tuần, chúng tôi có thể kết luận chắc như đinh đóng cột rằng: “Nó dã đi vượt biên rồi”. Rồi một tháng sau, cô giáo hay thầy giáo chúng tôi lại “buồn rầu”, “long trọng” báo tin cho đám học trò biết rằng: “Em X sẽ không đến lớp nữa.”  Đám học trò lại hùa nhau đồn thổi tin tức vượt biển thành công hay mất tích của đứa bạn. “Hôm nay còn đây, mai đã ra đi” trở thành một hiện tượng bình thường trong quãng đời học sinh của thế hệ chúng tôi.

Tin đồn thổi về những nạn nhân của Khờ me Đỏ bay đến tai chúng tôi ngày một nhiều, dẫu rằng chính quyền ra sức che giấu. Không một tờ báo chính thức nào của nhà nước thông báo tin người dân Việt Nam đang bị bọn Khơ-me đỏ giết hại tàn bạo bên kia bên giới. Xác chết thả trôi trên hồ Tông-Lê-Sáp, trôi theo dòng Cửu Long về đến Việt Nam.  Cho đến khi chiến tranh thật sự nổ ra ở dọc Tây Ninh, người dân mới giật mình hoảng sợ. Mùi tử khí của cuộc chiến hai mươi năm tương tàn chưa tan hết, lại đến cuộc chiến tranh giữa “những người đồng chí anh em quốc tế”.

Tôi không thể nào quên về một người bạn kể chuyện lúc anh làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Anh đã rưng rưng nước mắt khi kể về sự tàn ác của quân đội Khơ Me đỏ tàn sát dân Khơ Me cũng như dân Việt mà anh chứng kiến.  Chúng tôi cùng sùi sụt theo lời kể của anh. Để rồi vài tháng sau, chúng tôi lại nhận tin anh hi sinh trên chiến trường Cam Bốt. Chúng tôi đã reo vui khi nghe Campuchia giải phóng, rồi lại  nhức nhối khi nghe tin bạn mình đã bỏ mình trên đất bạn.

Những ai vào tuổi tôi, có lẽ sẽ chẳng quên về Sài Gòn với những ngày sôi động vào chiến dịch đổi tiền. Đồng tiền ngày hôm qua có thể mua được một chiếc xe Honda, ngày hôm sau không mua nổi một bó rau lang, rau muống. Thứ chiến dịch ăn cướp đó đã đẩy biết bao người lao đầu qua thành cửa sổ, chết tức tưởi vì của cải mình gom góp hàng chục năm, trong một đêm đã tan tành mây khói. Nhưng chính nhờ nó, qua bàn tay ảo thuật của những kẻ đẻ ra nền kinh tế đổi tiền đó, lại trôi vào trong túi của những người nắm giữ chức danh, quyền thế. Chỉ trong một đêm, hắn đang là một anh bộ đội chân mang dép râu, đầu đội mũ cối, hút thuốc rê nâu, bỗng chốc hóa thành một thứ quan viên giàu sụ. Trong cái tranh tối, tranh sáng của một thể chế kinh tế “vật đổi sao dời” đến chóng mặt kia, đạo đức xã hội chuẩn mực mà người Sài Gòn được thừa hưởng từ cha ông ngàn năm xây dựng, phút chốc biến thành thứ đạo đức lừa thầy, phản bạn, chém chúa, lộn chồng của một xã hội hỗn loạn, nhiễu nhương, khi ăn cướp trở thành một chính sách.

Vẻ đẹp Sài Gòn chỉ còn trong cổ tích.

Hồi ức Việt Nam của tôi là một mảng tranh buồn màu xám.  Bởi khi tôi ra đi còn biết bao điều dang dở, méo mó ở sau lưng. Ngày ra đi, phía trước tôi là đường tương lai mờ mịt, sau lưng tôi là quá khứ tối tăm của một thế hệ bị quăng bên lề xã hội. Chúng tôi đã sống như thứ hình nhân câm nín, một thứ công dân hạng hai.Luôn luôn được nhắc nhở rằng hơi thở mà chúng tôi đang có được là nhờ ơn cách mạng khoan hồng. Thế hệ chúng tôi chỉ là lớp vỏ đệm của những biến cố lịch sử ở Việt Nam sau cuộc chiến “một mất một còn” giữa những người chung dòng máu Lạc.

Dẫu thế nào, tôi vẫn mơ có một ngày quê hương sẽ rũ bỏ hết những vết thương quá khứ. Những vết thương cần khép miệng để lành hẳn theo thời gian. Ta cần phải làm hòa với quá khứ để đi tiếp ở hiện tại và ở tương lai. Không chỉ thế hệ tôi, thế hệ trước tôi, thế hệ sau tôi, sẽ tiếp nối không còn ranh giới. Cái ranh giới: địch và ta sẽ không còn tồn tại.  Cho dẫu lịch sử Việt đã ghi dấu đất nước bao lần chia cắt, nhưng người Việt Nam vẫn luôn hướng về nhau với tấm lòng sắt son: máu chảy, ruột mềm.

Gần bốn mươi năm kết thúc cuộc chiến tranh tương tàn lịch sử. Dấu vết chiến tranh đã không lại gì trên những vùng đất giao tranh xưa. Sự sống hồi sinh sau bao năm tháng người dân Việt phải vật lộn với cuộc mưu sinh. Có mấy ai nghĩ nhiều về những người đã nằm xuống. Có thể nào, chúng ta hi vọng một ngày, sẽ thấy một nơi chốn được dựng lên trên nền đất Việt, để con cháu Việt đời sau, được đến nơi, được tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam cho dẫu họ ở bên này hay bên kia chiến tuyến.  Người ta không ai biết chắc có bao nhiêu người đã mất trong cuộc chiến này. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả những con người đó chỉ hy sinh cho điều duy nhất: lòng yêu quê hương và sự trường tồn của dân tộc.

Hà Trinh







Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên