Kinh
tế việt nam đang phát triển nên phần lớn trẻ em việt nam về vật chất
không còn thiếu thốn , khổ sổ như hôi tôi còn đi học. Phần lớn đều được
cắp sách tới trường, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi hưởng thụ. Nhưng trẻ em bây giờ
khổ hơn vì là học quá nhiều. Thời tôi đi học đâu có học nhiều như vậy.
Bố mẹ ai cũng lo cho tương lai
con mình nên dành tất cả
cho việc học của con cái, thậm chí có người còn ép con mình phải học. Học để cho con họ băng bạn bằng bè, học để họ hãnh diện với mọi người, với họ hàng. Ngay từ lớp mấu giáo các bậc cha mẹ đã lo chạy trường tốt cho con em minh. Chi phí cho bé đi học mẫu giáo bây giờ đăt hơn chi phí học đại học
cho việc học của con cái, thậm chí có người còn ép con mình phải học. Học để cho con họ băng bạn bằng bè, học để họ hãnh diện với mọi người, với họ hàng. Ngay từ lớp mấu giáo các bậc cha mẹ đã lo chạy trường tốt cho con em minh. Chi phí cho bé đi học mẫu giáo bây giờ đăt hơn chi phí học đại học
Trẻ em bây giờ đến
trường thường học nguyên ngày, và mang theo trên lưng chiếc ba lô to hơn
người. Chương trình học dường như càng ngày càng khó, và thêm nhiều bộ
môn hơn. Học ở trường không bao giờ đủ nên ai cũng phải học thêm ở nhà,
học thêm luôn cả ngày thứ bảy và chủ nhật. Như vậy là trẻ em nước mình
hầu như không có ngày nghỉ. Có kỳ hè để các cháu nghỉ ngơi thì các bậc
phụ huynh lại sợ các cháu chơi nhiều quên kiến thức nên lại cho các cháu
theo học các lơp phụ đạo những môn chính, môn tiếng anh, các môn thể
thao . Tôi có đứa cháu học từ thứ hai đến chủ nhật. Thi thoảng về Sài
Gòn đưa cháu đi học, thấy cháu than mà thương. Cháu nói: Dượng đi làm
còn có 2ngày nghỉ, còn con thì phải học triền miện.
Hồi ở Nga
tôi nhận thấy trẻ em bên đó học rất nhẹ nhàng, không có những bài toán
quá khó, vừa học vừa chơi, học giao tiếp, kỹ năng sống và những trò chơi
thể thao tự chọn. Về nhà chúng không bao giờ phải học bài mà chỉ chơi
.Tất cả những bài học họ đã được cô giáo hướng dẫn ngay tại lớp. Học
sinh bên đó nghĩ vào đại học không phải là một điều gì đó cao sang. Học
đến lớp 9 xét thấy năng lực của mình họ học lên nữa, còn không họ
chuyển sang học ở những trường nghệ. Ba năm sau khi các bạn của họ đang
còn lo ôn thi đại học thì họ đã là những người thợ lành nghề. Và theo
tôi được biết thì những nước có nền giáo dục tiên tiến họ đều đào tạo
theo mô hình như vậy. Các bạn nên nhớ học sinh ở Nga học nhẹ nhàng như
vậy mà đất nước họ đã đóng góp cho nhân loại rất nhiều nhà bác học vĩ
đại. Một điều dễ nhận thấy là trẻ em, học sinh Việt Nam khi ra nước
ngoài học họ bao giờ cũng học giỏi hơn người ta. Bạn bè khắp năm châu ai
cũng khen học sinh Việt Nam thông minh. Thức ra họ cũng chẳng tài giỏi ,
uyên bác gì. Chẳng qua kiến thức mà họ phải tiếp thu lã quá dễ so với
những gì họ phải học ở Việt Nam. Trẻ em Việt nam ở nước ngoài đi học về
cũng thường bị bố mẹ bắt ôn bài, không được chơi , nên giỏi hơn cũng là
điều dễ hiểu.
Tôi còn nhớ thời của tôi phải học đánh đố với
nhưng bài toán khó, những đề thi hóc búa, để rồi học xong chẳng biết để
làm gì. Nếu bạn may mắn đậu đại học thì những bài toán vi phân, delta
,logaric....đang chờ bạn. Còn nếu trược thì làm gì đây? Nhứng bài toán,
nhứng kiến thức học suốt 12 năm trời có áp dụng được gì vào thực tiễn
đâu. Con đường duy nhất để các bạn đi tiếp là dẹp bỏ những bi quan và ôn
thi đại học.
Ông Phạm
Quốc Việt la tiến sĩ đại học Matxcơva, Lomonosov (1984-1988), người sáng
lập tập đoàn Tâm Việt, doanh nghiệp chuyên đào tạo về kỹ năng mềm nói
rằng ông chưa bao giờ sử dụng đến cách tính tích phân, vi phân, delta,
hay khai căn trong cuộc sống thực tế. Ông
tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu,
tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều" Ông thổ lộ thêm “Tồi
tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học
toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính,
muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, ông nói: Tại
sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái
không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng? Đó
là những câu hỏi khiến tiến sĩ Việt trăn trở.
Thiệt nghĩ đã
tới lúc những nhà giáo dục cần phải ngồi lại với nhau tìm ra hướng đi
mới phù hợp cho nền giáo dục nước nhà, cho trẻ em bớt khổ.
Hoàng Hải
Hoàng Hải
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!