Nay anh hết nhẵn.
Còn độc bản lý lịch đóng dấu của Ban tổ chức trung ương. Nó nhợt nhạt quá so với con người anh, dù trong đó ghi anh bắt đầu họat động từ 1936, Mặt trận Bình dân bên Pháp, dù người kết nạp anh tháng 6 - 1940 là Hoàng Văn Thụ, bí thư xứ ủy.
Còn độc bản lý lịch đóng dấu của Ban tổ chức trung ương. Nó nhợt nhạt quá so với con người anh, dù trong đó ghi anh bắt đầu họat động từ 1936, Mặt trận Bình dân bên Pháp, dù người kết nạp anh tháng 6 - 1940 là Hoàng Văn Thụ, bí thư xứ ủy.
Nó chẳng còn ý nghĩa gì nhưng cầm đến nó tôi vẫn rưng rưng. Như được gần gũi có xúc giác với anh. Chẳng hiểu sao Kiến Giang lại đưa nó cho tôi và tôi thì cứ nghĩ là anh muốn thế! Giữ nó, có lúc tôi ngỡ mình là cái mỹ viện bãi lau giữa suối có thể chăm sóc cho vết nhọ nồi quanh mép hay nét son trang điểm trên quãng đời ngắn ngủi của anh. Những vết gông cùm, những mất mát quá phũ của anh là sẹo hay là trang điểm? Những dòng viết hơi nhiều về anh ở đây chính là công việc của cái bãi lau mỹ viện săn sóc trông nom cho ước nguyện tự do của anh.
Nhưng hơn hết, tôi muốn cho anh hiện lên như tiêu biểu cho một lớp người không hiếm trong đảng cộng sản. Ông nội tri phủ, ông ngọai tri huyện, bố mẹ chủ nhà đất và ruộng nhưng anh khao khát tự do. Đọc thấy con đường mang biển dẫn tới tự do thế là hăm hở đi vào. Rồi nhận thấy tự do này là nhằm cho lòai người do đó nó phải giam tự do của cá nhân anh vào trong cái lồng tập thể đúc bằng kỷ luật thép mang tên chế độ tập trung dân chủ. Thế là cả cuộc đời liền bị giằng xé giữa hai thứ tự do đối chọi nhau vô cùng nước lửa… Để không chóng thì chầy tất nhiên đi tới chống đảng, cái tổ chức độc quyền tất cả: bao cấp toàn bộ độc lập, tự do, chính nghĩa, đạo đức, nhân dân, đất nước, chân lý, quy luật rồi miếng ăn, chỗ ở, hôn nhân, ma chay, quyền sống, phận chết đã được đảng thiết kế cho mỗi hạng người, mỗi con người.
.......
cái mỹ viện của chim bạc má là cái bãi lau giữa suối kia. Má bạc hay sẹo? Hay nhọ? Nhọ hay điểm trang? Đẹp và xấu? Ẩn ở sau tất cả các nghi vấn đó phải chăng là dục vọng? Dục vọng nảy ra vào thời điểm nào, nó nấp ở đâu và biến tướng ra sao trong ta.
Trích Đèn cù
(Trần Đĩnh viết về Kỳ Vân)
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!