Mấy ngày nghì bận tít lít việc nhà chẳng có thời gian vào blog. Cứ về tới Sài Gòn là toàn những việc không tên, nên ngày trôi qua rất nhanh. Nhanh tới nỗi chẳng kịp nhớ những ngày nghỉ đi đâu. ...và giờ này mình lại đã có mặt ở xóm đạo phố núi này.
Hai tuần Hoàng An về thăm nội vèo một cái là hết. Cu cậu được về lại Sài Gòn vui như hai tết chập một. Chuyên xe chiều thứ sáu hôm đó vô tình toàn người quen. Cô Tâm, giám đốc ngân hàng huyện, lên thăm con gái. Cô bạn khoa dược bệnh viện mình đưa hai đứa con về nhà. Cô bạn này giống hoàn cảnh của mình. Nhà thì ở Sai Gòn còn làm việc thì ở Định Quán, và cứ chiều thứ sáu lại bắt xe đò về Sài Gòn.
Về tới Thù Đức thì trời mưa. Nhìn thành phố về đêm, nhưng dòng người nhạt nhoà trong mưa thấy trong lòng trào dâng những cảm xúc rất lạ và khó nắm bắt. Sài Gòn không phái là quê hương của mình nhưng mình rất yêu nó vì vợ con và người thân của mình sống ở đây. Cái đầu cầu Sài Gòn với mình thành bến đợi. Xe về tới là thấy em chờ mình ở đó. Từ ngày mở nhà thuốc Nhật An, chẳng biết tiền có nhiều hơn không, nhưng thời gian hai đứa dành cho nhau thì ít đi rõ rết. Thấy thương em nhiều vì cái nhọc nhằn vất và nghiêng về em nhiều hơn.
Đêm thứ sáu khai mạc Euro cúp. Mình là một phan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt. Đêm đó mình và em chơi xếp hình.
Thứ bảy mình dậy muôn hơn mọi hôm vì trời mưa. Đáng lẽ mình còn chưa dậy, nều như Uyên Nhi không ơ ơ gọi và chọc mắt mình. Mình hay đi xa nên mỗi lần về ánh mắt đầu tiên của con bao giờ cũng là ánh mắt thăm dò. Để rồi khi nhận ra , con mới nở nụ cười với mình. Những lúc đó mình thấy cả một trời hạnh phúc. Thời gian trôi nhanh thiệt. Mới đó mà Uyên Nhi đã được 6 tháng. Đã biết làm đủ trò. Biết người lạ và biết đùa nghịch với anh hai. Chắc hai tuần anh hai đi vắng, bé cũng nhớ anh hai.
Sáng mình đội mưa đi đón cu Thiện. Chiều mình chở em đi lấy thuốc gặp mưa nữa. Chẳng hiểu sao mình rất thích đi ngoài phố trời mưa. Khi đó Sài gòn mát lạnh, không bụi bặm và phố ít người hơn. Thích nghe tiếng mưa vỡ cùng muôn vàn bong bóng ,thích nhìn những dòng nước cuốn trôi nhưng bụi bặm. Những lúc đó mình thường nhớ về những con thuyên giấy hồi nhỏ mình thả lúc trời mưa. Những con thuyền giấy đã ướt đẫm và sác sơ từ ngày ấy sao vẫn cứ in đậm trong trí nhớ không hề phôi phai. Hơn nữa khi mình đi trong mưa sẽ chăng ai biết mình đang buồn hay đang khóc. Những hát mưa mát lạnh chạm vào da mặt, thấm vào từng thớ thịt, và mình thấy lòng nhẹ nhang hơn.
Chủ Nhật nắng lên từ sớm. Mình và Uyên nhi lại ra phố chào nắng sớm. Uyên Nhi bây giờ không chịu nằm yên một chỗ bao giơ. Ngồi chưa vững nhưng cứ thích ngồi ngắm phố. Gặp một chị hàng xóm, Uyên nhi cười toe toét. Hai chị em, một đứa hai tuổi, một đứa 6 tháng nói chuyện với nhau như người lớn nhưng mình không hiểu gì cả. Để Uyên Nhi cho dì Bảy trông, mình đi siêu thị. Chiều mình đi rồi. Dự định làm món gì lạ cho buổi trưa. Hai mẹ con quyết định làm món bún ốc. Mẹ vợ mình người Hà Nội nên hai mẹ con đôi khi có khẩu vị hợp nhau. Cũng cần phải có gì đó để thêm hương vị cho những ngày nghỉ vất vả, để biết những ngày nghỉ đã đi đâu.
Không biết là mình có chọn nhầm nghề không nữa. Biết đâu ngày xưa mình học nghề nấu ăn thì bây giờ đã nổi tiếng. Hehe....
Hoàng Hải
Hai tuần Hoàng An về thăm nội vèo một cái là hết. Cu cậu được về lại Sài Gòn vui như hai tết chập một. Chuyên xe chiều thứ sáu hôm đó vô tình toàn người quen. Cô Tâm, giám đốc ngân hàng huyện, lên thăm con gái. Cô bạn khoa dược bệnh viện mình đưa hai đứa con về nhà. Cô bạn này giống hoàn cảnh của mình. Nhà thì ở Sai Gòn còn làm việc thì ở Định Quán, và cứ chiều thứ sáu lại bắt xe đò về Sài Gòn.
Về tới Thù Đức thì trời mưa. Nhìn thành phố về đêm, nhưng dòng người nhạt nhoà trong mưa thấy trong lòng trào dâng những cảm xúc rất lạ và khó nắm bắt. Sài Gòn không phái là quê hương của mình nhưng mình rất yêu nó vì vợ con và người thân của mình sống ở đây. Cái đầu cầu Sài Gòn với mình thành bến đợi. Xe về tới là thấy em chờ mình ở đó. Từ ngày mở nhà thuốc Nhật An, chẳng biết tiền có nhiều hơn không, nhưng thời gian hai đứa dành cho nhau thì ít đi rõ rết. Thấy thương em nhiều vì cái nhọc nhằn vất và nghiêng về em nhiều hơn.
Đêm thứ sáu khai mạc Euro cúp. Mình là một phan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt. Đêm đó mình và em chơi xếp hình.
Thứ bảy mình dậy muôn hơn mọi hôm vì trời mưa. Đáng lẽ mình còn chưa dậy, nều như Uyên Nhi không ơ ơ gọi và chọc mắt mình. Mình hay đi xa nên mỗi lần về ánh mắt đầu tiên của con bao giờ cũng là ánh mắt thăm dò. Để rồi khi nhận ra , con mới nở nụ cười với mình. Những lúc đó mình thấy cả một trời hạnh phúc. Thời gian trôi nhanh thiệt. Mới đó mà Uyên Nhi đã được 6 tháng. Đã biết làm đủ trò. Biết người lạ và biết đùa nghịch với anh hai. Chắc hai tuần anh hai đi vắng, bé cũng nhớ anh hai.
Sáng mình đội mưa đi đón cu Thiện. Chiều mình chở em đi lấy thuốc gặp mưa nữa. Chẳng hiểu sao mình rất thích đi ngoài phố trời mưa. Khi đó Sài gòn mát lạnh, không bụi bặm và phố ít người hơn. Thích nghe tiếng mưa vỡ cùng muôn vàn bong bóng ,thích nhìn những dòng nước cuốn trôi nhưng bụi bặm. Những lúc đó mình thường nhớ về những con thuyên giấy hồi nhỏ mình thả lúc trời mưa. Những con thuyền giấy đã ướt đẫm và sác sơ từ ngày ấy sao vẫn cứ in đậm trong trí nhớ không hề phôi phai. Hơn nữa khi mình đi trong mưa sẽ chăng ai biết mình đang buồn hay đang khóc. Những hát mưa mát lạnh chạm vào da mặt, thấm vào từng thớ thịt, và mình thấy lòng nhẹ nhang hơn.
Chủ Nhật nắng lên từ sớm. Mình và Uyên nhi lại ra phố chào nắng sớm. Uyên Nhi bây giờ không chịu nằm yên một chỗ bao giơ. Ngồi chưa vững nhưng cứ thích ngồi ngắm phố. Gặp một chị hàng xóm, Uyên nhi cười toe toét. Hai chị em, một đứa hai tuổi, một đứa 6 tháng nói chuyện với nhau như người lớn nhưng mình không hiểu gì cả. Để Uyên Nhi cho dì Bảy trông, mình đi siêu thị. Chiều mình đi rồi. Dự định làm món gì lạ cho buổi trưa. Hai mẹ con quyết định làm món bún ốc. Mẹ vợ mình người Hà Nội nên hai mẹ con đôi khi có khẩu vị hợp nhau. Cũng cần phải có gì đó để thêm hương vị cho những ngày nghỉ vất vả, để biết những ngày nghỉ đã đi đâu.
Không biết là mình có chọn nhầm nghề không nữa. Biết đâu ngày xưa mình học nghề nấu ăn thì bây giờ đã nổi tiếng. Hehe....
Hoàng Hải
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!