Powered By Blogger





Monday 21 May 2012

Thư giãn với nhưng bài văn hay...



Mình bảo đứa con gái Hà My 4 tuổi : Con hãy kể cho Ba nghe một cầu chuyện cổ tích
Bé kể:
...Ngày xửa, ngay xưa có một con hổ rất chi là ngoan..

Em hãy kể về một con vật nuôi trong nhà em.
Em Hùng nhà tôi tả xong rồi kết luận:
...Em rất cám ơn con lợn nhà em vì nó đã nuôi em ăn học....

Một cô giáo dạy cấp 1 nhận được 1 bài văn tả "cảnh sân trường trong giờ ra chơi" như thế này:
...Trống đánh tùng...tùng...các bạn ùa ra sân trường như bầy chim vỡ tổ. Chỗ này các bạn gái nhảy dây, chỗ kia các bạn trai đá cầu, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chửi "đ. mẹ"!!!

Em hãy miêu tả mùa xuân:
......Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội.Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim non đang líu lo gọi mẹ"....
 
Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
...Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng...mẹ”.....

Đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu”. Nguyên văn từ bài làm của học sinh:
....Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 t hước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.

Em hãy tả bạn em:
....Bạn em ko cao ko thấp, trung bình. Bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. Bạn em ko đen ko trắng, trung bình. Bạn em ko giỏi ko kém, trung bình...".

Một học sinh viết về gà:
....Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".

Một bài văn lại viết thế này:
...Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp...Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...

Một học sinh thi tốt nghiệp cấp 3 phân tích 1 trích đoạn trong nhật kí trong tù, 4 câu thơ:
Canh một, canh hai, lại canh ba
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
....Bọn giặc thật là độc ác dã man, chúng đã hành hạ bác bằng cách đêm khuya rồi còn dựng bác dậy bác uống canh. Đêm rồi còn bắt uống canh, một bát canh, rồi lại hai bát canh, rồi lại ba bát canh, thì làm sao mà bác ngủ được, làm sao mà không "Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành".
Và rồi khi bác đã thiu thiu ngủ, bọn chúng vẫn không chịu tha, lại bắt bác uống canh tiếp "canh bốn canh năm", bác Hồ quả cảm của chúng ta không chịu được sự tra tấn khổ sai của bọn đề quốc độc ác đã ngất xỉu "Sao vàng năm cánh mộng hồn quan".


Hãy tả buổi sáng trong vườn nhà em
HS1: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy một đống cứt chó.
HS2: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy 2 con chó đang tơ nhau.
Đặt câu với vần: ôm, ốp,
-Mẹ em tát em đôm đốp
Đăt câu với vần âu và vần im:
- Có con trâu, bị ruồi bâu
- Có con chim, bị vỡ tim.

Học sinh clớp 6 hẳn hoi, phân tích bài thơ thế này:
...Sáng ra bờ suối tối vào hang"
Con gì ra bờ suối, con gì tối vào hang?
Chính là bác Hồ ta đó....

Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim"? Một bạn trai viết:
....Em đi học, gặp 1 bà cụ cầm 1 cục sắt rất to, bà mài mãi, mài mãi thành 1 cái kim"

Có em miêu tả về bố có đoạn:
....Bố em có 1 hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải”.

Kể lại một buổi lễ chào cờ:
....Sau tiếng trống trường, các bạn tập trung lại theo lớp của mình để chuẩn bị làm lễ chào cờ. Chúng em đứng ngay ngắn thẳng hàng, mắt nhìn lên lá cờ đang chuẩn bị được kéo lên. Rồi cô tổng phụ trách nghiêm trang hô: "Nghiêm, cào cờ cào".

Một bạn viết về cái xẻng:
...Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng, để hót rác, và còn dùng để xúc cứt nữa....

Một cháu bé khác tả về bố:
....Bố mình rất khó tính có lần bố mình nhờ mình đưa cho cái chén mình lại đưa nhầm cái thang nên mình bị bố mình đánh cho 1 trận

                                         Sưu tầm: Hoàng Hải.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

1 comment:

  1. Học sinh clớp 6 hẳn hoi, phân tích bài thơ thế này:
    ...Sáng ra bờ suối tối vào hang"
    Con gì ra bờ suối, con gì tối vào hang?
    Chính là bác Hồ ta đó...

    I love this ! hahaha

    ReplyDelete

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên