Powered By Blogger





Thursday 24 May 2012

Thiệu Vũ - Quê Mẹ



Sông chu - Núi Đọ
  Xã thiệu Vũ quê ngoại tôi nằm ở phía bắc của huyện Thiệu Hoá thuộc tả ngạn sông Chu. Thiệu vũ gồm có 3 làng: Yên lô, Lam Vĩ và làng Câm Vân. Thiệu Vũ quê tôi là cái nôi cách mạng đã được các vị lãnh đạo cách mạng về cư trú và hoạt động cách mạng giác ngộ con em quê hương làm cách mạng đã có nhiều người sau này là lãnh đạo cao cấp như ông Lê Chủ, ông ngoại tôi Ngô Ngọc Toản. Ngày còn nhỏ mẹ tôi kể có vợ chông ông Sớ, chủ tịch tình Thanh Họa, hoạt động và ở tại nhà. Còn bên nhà ông Lê Chủ có vợ chồng ông Đặng Thai Mai. Trong kháng chiến có nhiều đơn vị đã về trú quân ở làng tôi.
        Ngày trước xã Thiệu Vũ có tên là Ngọc Vũ. Theo Mẹ tôi kể đó là tên con trai thứ hai của ông Ngoại tôi với bà cả. Hồi đánh Nhật bác tôi là chỉ huy dân quân cách mạng xã. Một lần nhận được tin có quan Nhật đi qua làng, bác tôi đã chỉ huy dân quân phục kích bằng súng thô sơ và đòn gánh. Bác tôi đã hy sinh trong trận phục kích đó. Từ sau năm 1953 xã Ngọc Vũ chia thành hai xã Thiệu Ngọc và Thiệu Vũ. Mẹ tôi kể nhưng năm cải cách ruộng đất ông tôi làm chủ tịch huyên và thường cưỡi con ngựa trắng về thăm làng.Ông tôi biết đông y nên thường bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Một lần ông tôi về làng bị bọn cải cách bắt trói ở đình làng và chờ ngày sử bắn.

Nguyên do là ông tôi lấy bà ngoại , là con gái nhà địa chủ, có mấy mẫu ruộng và mấy con bò. Bác Thởi, con gái thứ hai của ông tôi cũng vì lấy con trai nhà địa chủ mà bị lột hết quần áo và dẫn đi khắp làng. Thực ra thì ông tôi không phải là người tham giàu có. Ông tôi lấy bà tôi để có tiền cho con cái ăn học và làm cách mạng. Ông tôi bắt bác Vũ lấy con gái một nhà địa chủ. Bác tôi không yêu bà này vì bà ấy hơi sấu. Lấy cớ bận việc quân cơ bác tôi thường vắng nhà. Hai người lấy nhau mà không ngủ với nhau ngày nào cho đến lúc bác ấy hy sinh. Bác Thởi tôi làm trong ban phụ nữ xã cũng bị ông tôi ép lấy đứa con trai của một nhà địa chu. Ông tôi nghĩ cho dù họ là địa chủ ác ôn nhưng chẳng lẽ họ lại đi tố có con dâu đang hoạt động cách mạng. Ông tôi cũng thường hay nói với mấy đứa con: địa chủ không phải ai cũng xấu và gian ác, họ giàu có một phần cũng do họ có đầu óc và chăm chỉ làm ăn. Có nhiều địa chủ đã đóng góp của cải để giúp cách mạng. Ông tôi lấy bà tôi sinh được năm người con.  Người nào ông cũng khuyên phài học hành, phải thoát ly thì sau này mới trở thành những người có ích và có cuộc sống tốt. Riêng chỉ có mẹ tôi không thương bố mẹ vất vả, thương các em nên bỏ học, theo bạn bè đi thanh niên xung phong rồi đi làm công nhân. Có một lần ông mắng mẹ tôi: Mày không chịu học, sau này suốt đời chỉ có ngữ bốc cứt. Aì dè câu nói của ông tôi trong một lần nóng giận lại cứ theo suốt mẹ tôi như một số phận: Mẹ tôi làm giữ trẻ 20 năm cho đến khi về hưu. Về hưu lại giữ thêm mấy đứa con người ta ở nhà để có thêm thu nhập. Đên khi không còn giữ trẻ nữa thì lại phải trông nom bố tôi. Bố bị tai biến nằm một chỗ đã ba năm nay. Nhiều khi tôi nhìn thấy mẹ mà thương. Thương mẹ bao nhiêu lại giận bố bấy nhiêu.         Lại nói về chuyện ông ngoại và bác tôi. Bị bắt và cho nhịn đói mấy ngày, sắp tới ngày bí bắn thì có giấy từ trên huyện gửi về. Đó là quyết định sửa sai của cách mạng. Sau lần đó ông tôi trở lại huyện và ít về quê để tránh gặp lại nhưng tên bần cố nông ngu rốt trong làng đã hành hạ ông và bác tôi. Sau này ông tôi được điều ra Hà Nội làm chủ tịnh hôi đông y Việt Nam. Khi về hưu ông tôi được phát một biệt thự ở thu đô, nhưng ông tôi từ chối không nhận. Ông tôi chỉ nhận ít tiền và dự định về quê sẽ bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Nhưng về quê chỉ được 19 ngày thì ông tôi mất. Một buổi sáng sau khi chăm sóc vườn cây thuốc bắc song, ông tôi đi tắm và lên giường nằm. Ông tôi đã ra đi lặng lẽ như thế. Không một lời trăn trối. 
Quê tôi là một xá nghèo. Dân trong làng chủ yếu làm ruộng. Mấy năm trước tôi về quê tôi thấy quê vẫn nghèo. Thanh niên trai tráng trong làng đi làm ăn xa gần hết, để lại trong làng toàn ông bà già và trẻ em. Con đường bờ đê ngày xưa là đường đất, bấy giờ có đổ đá nhưng lồm chà lổm chổm, ngồi xe máy mà như ngồi xe ngựa. Đường trong làng thì có đổ bê tông, đình làng có sửa sang chút ít nhưng sao thấy cứ vắng vẻ và trống trải. Đâu đó cũng thấy thấp thoáng nhưng ngôi nhà mới. Làng tôi nghèo vậy nhưng được cái người quê tôi hiền lành chất phát và rất hiếu khách. Cho dù bạn là ai , nhưng cứ đến quê tôi là bạn sẽ cảm thấy như bạn đang ở quê mình vậy. Bạn ở lại chơi mọi người sẽ làm cơm làm gà thiết đãi, và thất nhiên không thiếu món bánh răng bừa. Món bánh răng bừa là mon ăn dân dã chỉ có ở quê tôi. Nó được làm từ bột gạo quê tôi, nhân chỉ có mỡ hành, mộc nhĩ thêm chút ít tôm hoặc thịt nhưng nêu ăn một lần chắc bạn sẽ nhớ mãi. Cái thơm thảo tình người, cái hồn quê đã ngấm vào hạt gạo làng Yên Lộ quê tôi nên chăng có gạo ở quê nào có thể làm bánh Răng Bừa mà dẻo và ngòn như hạt gạo làng tôi. Món bánh đó tôi ăn chỉ biết no chứ không thấy chán. Người làng quê tôi đi phiêu bạt từ bắc chí nam và tới đâu cũng nhớ cách làm bánh . Thường làm không phải là để thiết đãi bạn khách phương xa, mà là để khi có dịp người cùng quê ngồi lại với nhau cùng ăn , cũng nhớ về quê mình.  
       Mẹ tôi kể người dân quê tôi tuy ngèo nhưng ăn thì sang. Dả dụ trong nhà hết gạo, có khi phải ăn cháo, nhưng nếu có ai đó làm lợn, làm bò thì một chốc là bà con xúm lại mua hết vèo. Không có tiền thì mua chịu, tới ngày mùa trả bằng lúa, hoặc bằng cây trái trong vườn. Người Thiệu Vũ quê tôi nhiều người theo cách mạng nên ít ai tin vào chuyện thần thánh. Ở làng Thiệu Ngọc bây giờ có cái chợ Lăng. Gọi là chợ Lăng ví trước đây chỗ đó có cái Lăng chẳng biết thờ ai, dân làng phá đi làm chợ. Làng tôi cũng có cây đa hàng trăm tuổi đứng ở đầu cánh đồng làng vạc. Có núi vả ngày xưa đứng xừng xững, với những hang động lớn, là nơi sống, làm việc và che chở cho nhưng cán bộ cấp cao ngày xưa về đây hoạt động cách mạng. Trên núi có một ngôi chùa hoang. Chùa hoang vì mọi đồ thờ cúng trong chùa đã bị dân làng ném hết xuống sông. . Có lẽ do có tội với thần linh nên giờ quê tôi vẫn nghèo. Mấy năm trước chính quyền địa phương cho khai thác đá để phục vụ cho những công trình xây dựng trên tỉnh và trên huyên nên giờ núi vát gần hết một góc,mấy cái hang lớn cũng bị phá ít nhiều.Bây giờ chính quyền đã cấm khai thác đá. Những người con làng tôi đi làm xa phát đạt cùng nhau gom tiền xây dựng trùng tu lại ,đúc một chiếng chuông thật lớn treo trong chùa. Tất cả ,người đi ra cũng như người ở nhà chỉ mong thần linh tha thứ, tổ tiên, ông bà phù hô cho người dân quê tôi.

      Người dân quê tôi còn có có tính hài hước và sống rất lạc quan yêu đời. Sau này nếu có dịp tôi sẽ kể nhiều giai thoại quê tôi cho các bạn nghe.
                                             
                                                Hoàng Hải
                         (Viết theo những gì còn nhớ và theo lời kể của mẹ)
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên