Powered By Blogger





Friday 18 May 2012

Quê Nội - Của lò





    Cửa Lò quê tôi là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía đông của tỉnh Nghệ An, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp Nghi Lộc, phía nam giáp thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân, phía bắc giáp Diễn Châu. Cửa Lò ngày nay nổi tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất. Từ ngày 12/3/2009  Cửa Lò quê tôi được công nhận là đô thị loại 3.
  Thị xã Cửa Lò gồm 7 phường: Nghi Thủy, Nghi Tân, Thu Thủy, Nghi Hòa, Nghi Hải, Nghi Hương, Nghi Thu. Tất cả các phường này đều tiếp giáp với biển. Ngày xưa đói nghèo những phường này gọi là xã. Nghi Hương là quê nội tôi. Ngày nhỏ, mỗi lần tôi và các chú
đi ra biển cào lá, bắt còng tôi thấy quãng đường thật xa. Giờ về lại thấy từ nhà tôi ra biển rất gần, chẳng biết sao nữa. Chả lẽ  do tôi lớn nên bước chân dài hơn. Ngày ấy từ bãi biển nhà tôi lên cảng Cửa lò xa lắm, chúng tôi phải đi qua mấy chục chiếc lô cốt dọc theo bờ biển mới tới.
Giờ  trung tâm du lịch  tập trung ở phường Thu Thủy, Nghi Hương và Nghi Thu và đang mở rộng xuống khu vực Cửa Hội, nên có thể nói từ đường quốc lộ 1 A, bạn cứ theo đường Quán Hành chạy thẳng xuống biển, tới Nghi Hương quê tôi là bạn tới Thị Xã Cửa lò rồi đấy .
Miền đất quê tôi có địa hình tương đối bằng phẳng. Trong thị xã có nhiều ngọi núi nhỏ, nhiều đảo và bán đảo tạo nên những cảnh quan kỳ thú. Cửa Lò được bao bọc bởi hai con sông là sông Cấm ở phía bắc và Sông Lam ở phía Nam. Nếu như ở phía Bắc là các ngọn núi nhô ra sát biển, tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ thì ở phía Nam lại có rừng bần, có Sông Lam tạo nên cảnh hiền hòa, sâu lặng. Dựa vào những di chỉ và dấu vết cổ sử - khảo cổ học, các nhà sử học thuộc Viện Sử học Việt Nam đã thống nhất rằng, từ xa xưa nơi đây là một trong nhiều địa điểm tụ cư của các nhóm dân có nguồn gốc Mã Lai - Đa Đảo được phản ánh trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh. Cửa Lò thật ra là một địa danh Việt hóa từ Kuala , tiếng Mã Lai có nghĩa là : Bãi bồi có nhiều cát sỏi.
       Cửa Lò còn lưu giữ được một truyền thuyết cổ tích: "Nàng Tố Nương mỏi mắt trông chồng". Tố Nương quê ở vùng An Lạc , Sơn Tây. Chồng Nàng quê ở Hàm Hoan, nay là xứ Nghệ An. Vợ chồng đều là tướng lĩnh của Hai Bà Trưng. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi. Tố Nương quyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi, không may thuyền bị phong ban dạt vào đảo Quỳnh Nhai. Đến đây, nàng không còn sức lực và phương tiện để vào đất liền được nữa, đành phải ở lại trên đảo, ngày đêm gián mắt nhìn vào quê chồng. Đảo Mắt - Nhãn Sơn có tên từ đó. Đảo Mắt là vị trí tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền. Trên Đảo có rừng xanh với nhiều loài chim biển, khỉ, dê, lợn rừng...là tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng thu hút du khách.
Đảo Hòn Ngư Song Ngư là hòn Đảo nằm cách đất liền hơn 4 km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển.Núi Song Ngạn ở cửa bể Hội Thống…giống như hình hai con cá, tục gọi là núi Song Ngư, người địa phương đơn giản gọi nó là Đảo Ngư hay Hòn Ngư. Tục ngữ nói: cảnh có núi sông nhiều thú lạ. Đây không chỉ có núi sông mà còn có biển biếc. chính có Song Ngư án ngự ở phía ngoài, nó làm cho bãi biển Cửa Lò thêm nên thơ, mỹ lệ. Màu xanh bốn mùa của nước biển sải dài ra tít tận xa thì gặp màu mây pha sắc hung hung đỏ của vách đảo lúc trời sáng trong. Vào những chiều bảng lảng, bến vắng, con người dù trong lòng còn nặng thì khi nhìn ra đấy cũng bớt phần xót xa. Đảo che chở cho những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi. Bãi chùa nằm ở phía tây Đảo Ngư ¬ Chùa được xây dựng ở thế kỷ thứ XIII có Chùa và Vườn chùa; Chùa có chùa Thượng, chùa Hạ, mỗi Chùa có 3 gian lợp ngói âm dương; Các xà hạ khắc chạm các vật Tứ linh ( Long, Ly, Quy, Phượng) rất đẹp và rất linh thiêng; Vườn chùa có nhiều cây xanh mọc tự nhiên như¬ : Đại, Mưng, Dưới ( trong Vườn chùa hiện có 02 cây Dưới cổ thụ ) và 01 giếng nước ngọt gọi là Giếng Ngọc.  
Ngoài du lịch tắm biển, ngắm đảo hưởng khí hậu trong lành quý khách còn có thể tham gia du lịch leo núi, du ngoạn bằng thuyền quanh đảo, thăm khu nuôi Cá Dò Đảo Ngư. Khu đảo thực sự trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với tất cả du khách đến Cửa Lò và " Đến Cửa Lò phải đến với Đảo Ngư". Đảo Lan Châu Hiện nay, UBND Tỉnh đồng ý cho thị xã Cửa Lò tiến hành dự án làm cầu tàu du lịch tại đảo Lan Châu và Đảo Ngư để kịp phục vụ cho năm Du Lịch Nghệ An 2005. Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển, tiếng địa phương còn gọi là Rú Cóc, vì đảo có hình dáng như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi.  
                                                     
Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Điều đặt biệt là khi thuỷ triều lên, tất cả chân đảo chìm dưới nước biển, khi thuỷ triều xuống, phía tây hòn đảo nối với đất liền thành bán đảo. Phía đông là những vách đá lô nhô trải dài ra phía biển, do sự bào mòn của gió và sóng tạo cho những hòn đá này có những hình thù kỳ thú. Trên đỉnh cao của đảo có lầu nghinh phong của vua Bảo Đại, từ vị trí này có thể quan sát toàn cảnh Thị xã, cảng Cửa Lò và phóng tầm mắt ra biển khơi bao la. Hiện nay, Đảo Lan Châu đang được quy hoạch thành khu du lịch cao cấp và thể thao nước, sắp tới nơi đây sẽ được xây dựng cầu tàu phục vụ khách du lịch tham quan Đảo Ngư, Đảo Mắt và các tuyến du lịch biển. Cửa Lò được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đánh giá là một trong những bãi tắm lý tưởng nhất Việt Nam:Với chiều dài gần 10 km, được bao bọc bởi hai con sông ở hai đầu, độ dốc thoải đều, nước biển trong xanh, sóng vừa phải, độ mặn thích hợp là những đặc điểm mà không phải bãi tắm nào cũng có. Bãi tắm Cửa Lò chia thành ba bãi nhỏ: Bãi tắm Lan Châu (ở phía Bắc), Bãi tắm Xuân Hương (ở giữa) và Bãi tắm Song Ngư (ở phía Nam). Hiện nay, khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở Bãi tắm Xuân Hương. Vì vậy tiềm năng bãi biển Cửa Lò còn rất lớn. Trong tương lai, hai bãi tắm còn lại sẽ được đầu tư xây dựng các du án du lịch cao cấp như: khu resort, thể thao nước, Công viên thế giới tuổi thơ, Khu liên hiệp du lịch-thương mại-thể thao, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng hải dương học... Khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ đưa du lịch Cửa Lò hoạt động quanh năm, tăng thêm thu nhập, giải quyết nhiều việc làm cho người dân địa phương. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội Khu du lịch sinh thái Cửa Hội được thành lập năm 2000 trên diện tích 5ha, nằm ẩn mình dưới rừng phi lao xanh mát. Khu du lịch sinh thái có dịch vụ ăn uống hải sản biển, nghỉ nhà sàn riêng biệt, câu cá hồ nước ngọt, tắm biển...Đây là địa điểm nghỉ mát lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi không khí ồn ào, náo nhiệt của chốn thị thành. Đặc biệt từ vị trí này, du khách có thể nhìn Đảo Ngư với hai hòn nối tiếp nhau, giải thích vì sao, đảo còn có tên là Song Ngư. Tương lai không xa, khu du lịch sinh thái Cửa Hội được quy hoạch nằm trong phần đất của dự án Làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Cửa Lò. Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá xứ Nghệ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo nên một điểm nhấn quan trọng cho du lịch Cửa Lò.Dưới cổ thụ và 01 giếng nước ngọt gọi là Giếng Ngọc. Sân chùa có 2 cây Lộc Vừng khoảng 700 năm tuổi.
Cách Cửa Lò 5km dọc theo bãi biển. Hội là chính nơi con sông Lam đổ ra biển, nơi đây có biển, có sông. Từ nơi này có nhìn thấy Hòn Ngư trực diện nhất. Khu vực này bạt ngàn rặng phi lao, biển ở đây vẫn còn hoang sơ, tĩnh lặng khác hẳn với không khí náo nhiệt ở Cửa Lò. Từ Cửa Hội có thể đi dọc theo đường ven Sông Lam đi qua rừng Chàm Hưng Hoà (nơi có một thảm thực vật, động vật phong phú gồm nhiều loài chim và bò sát) đến Núi Quyết, Bến Thuỷ hoặc đi theo tỉnh lộ 535 khoảng 10 km là đến trung tâm thành phố Vinh.
  Sông Cấm chảy phía Bắc của thị xã, hai bên bờ sông núi non nối tiếp nhau như ôm lấy dòng sông để đưa dòng sông về với biển lớn, tạo nên phong cảnh hữu tình. Bên tả ngạn dòng sông có núi lớn đầu núi hướng ra biển tựa như đầu rồng gọi là núi Rồng (Long Sơn) với màu sáng tươi, phía cuối núi nơi sát biển có một giếng nước ngọt trong xanh, không bao giờ cạn còn gọi là Mắt Rồng được nhân dân thường lấy nước về để tế lễ thần linh. Bên hữu ngạn đối diện Long Sơn là Lô Sơn (núi Lò) là Lò của trời đấy nên rất linh thiêng.
Chùa Lô Sơn Tên chữ là Phổ Am Tự, chùa nằm trên địa bàn khối 6, phường Nghi Tân phía bắc Cửa Lò tựa lưng vào núi Lô Sơn, chùa được dựng từ thời Lê, cảnh chùa trang nghiêm, thanh tịnh. Trong chùa có Xá lợi Đức bổn sư Thích Ca và xá lợi các thánh tăng. Ngoài ra còn có nhiều cây cổ thụ lớn lâu năm như Cây Đại có tuổi hơn 420 năm; Cây Mít có tuổi hơn 360 năm, Cây Nhãn hơn 260 năm;
Ngay tôi còn nhỏ quê tôi rất ngheo. Người dân chủ yếu làm nghề đánh cá, và trồng những cây nông nghiệp. Có rất nhiều chuyện trong tuổi thơ giờ tôi đã quên, nhưng chia cá ở làng thì tôi vẫn còn nhớ. Hồi đó thi thoảng vào buổi chiều cả làng tôi lại tập trung ở sân làng trước nhà nội tôi ấy phần cá của mình. Một đống cá to đùng đổ ở giữa sân làng, được các enh, các ả chia ra hang trăm đống nhỏ, rồi cứ thế đọc đến tên ai, thì người đó lây rổ bốc phần của mình đem về. Bầy giờ thì quê tôi thay đổi rất nhiều. Rât nhiều nhà giàu lên đo được đền bù đất hoăc do kinh doanh du lịch. Trẻ con nhà nghèo quê tôi ngày trước ngày mùa thường đi ra đồng mót khoai, ra biển bắt còng, nạo ngao, ra đồng, ra bàu bắt nơm cá bắt cua, còn bấy giờ thì họ mong tới mùa du lịch để vác chiếu ra bãi biển tầm quất, hoắc vác thuyền thúng cho khách du lich thuê ra biển câu mực nhảy. Nói chung kinh tế Cửa Lò quê tôi phát triển chủ yếu là du lịch, dịch vụ. Lượng khách du lịch đến với Cửa Lò năm 2010 đạt 1 triệu 850 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 3 nghìn lượt). Doanh thu từ hoạt động du lịch, khách sạn năm 2010 đạt 725 tỷ đồng. Năm 2011 với việc khai thác du lịch đảo Ngư, Cửa thu hút trên 2 triệu lượt khách.
Quê tôi từ ngày lên thị xã đang thay da đổi thịt từng ngày. Trên nhứng bãi cát, bãi phi lao, những ruộng hoang, bàu cá, bãi tha ma ngày xưa giờ mọc lên nhứng khu phố mới. Thị xã hình thành quy hoạch các đường phố theo dạng ô bàn cờ: gồm các đường song song và các đường dẫn thẳng ra các bãi biển, trung tâm chính  nằm ở các phường Nghi Thu và Nghi Hương. Đã, đang vá sẽ đẩy mạnh việc triển khai các dự án đầu tư du lịch như: sân golf, khu du lịch cao cấp, khu resort, trường đại học, cao đẳng. Xây dựng hạ tầng phát triển du lịch như: Đảo Ngư, đảo Lan Châu và các công trình khác để dầnhình thành nên một khu đô thi và du lịch đồ sộ nhất miền băc
Khu du lịch Dầu khí Cửa Lò: Phường Nghi Hải (Cửa Lò) cách trung tâm thị xã 3km về phía Nam do Công ty CP Đầu tư Dầu khí Cửa Lò thực hiện, với diện tích 27,15 ha, bao gồm các khu chức năng như vila, khu nhà nghỉ cao cấp ven biển, khách sạn cao tầng và hội tảo, khu sinh vật biển, khu mua sắm. Tổng số vốn đầu tư là 1.005 tỷ, dự án khởi công vào quý 1 năm 2011 và hoàn thành năm 2016.
Cửa Lò Golf Resort: Nằm trên đường Bình Minh thuộc phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, có diện tích 133 ha là một tổ hợp gồm các hạng mục sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế; khách sạn 5 và 3 sao với hơn 700 phòng, khu biệt thự, khu vui chơi giải trì biển, nhà câu lạc bộ nhìn ra biển đông.
Khu resort dầu khí và dịch vụ thương mại tổng hợp: Có quy mô 25ha, nằm trên địa bàn phường Nghi Thủy, tiếp giáp đảo Lan Châu sẽ là khu dịch vụ đa dạng, khu nghỉ dưỡng, khu khám phá thiên nhiên có đường dạo quanh đảo với biển xanh, cát trắng.
Chung cư Lộc Châu.
Khu du lịch sinh thái Hải Thịnh nằm cách Cửa Lò 7 km, nằm giữa mũi Gà và mũi Rồng (đang khảo sát);
Khu du lịch đảo Lan Châu, nằm trên bán đảo Lan Châu gần trung tâm thị xã Cửa Lò thuộc phường Thu Thủy (đang khảo sát);
Khu tổ hợp Thương mại và du lịch đảo Ngư (đang khảo sát)
 Cảng Cửa Lò là cảng biển loại I Quốc gia, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ, trung chuyển hàng hóa đi sang Lào và phía Bắc Thái Lan. Cảng hiện có 4 cầu cảng đang khai thác. Các cầu cảng 5 và 6 đang được xây dựng để nâng công suất lên 5-6 triệu tấn/năm.
Cảng nước sâu Cửa Lò: Nhằm nâng cao năng lực của Cụm cảng Cửa Lò, Cảng nước sâu Cửa Lò đã được khởi công xây dựng ngày 7/12/2010 tại xã Nghi Thiết cách cảng Cửa Lò 5 km về phía Bắc. Cảng có tổng vốn đầu tư 490,7 triệu USD với 12 bến cỡ tàu 30.000 – 50.000 DWT và 100.000 DWT cập bến thuận tiện. Chiều dài tuyến bến 3.260m, chiều dài tuyến luồng 6km, đê chắn sóng dài 2.550m, tường bến dài 1.510m. Cảng này có công suất 17 triệu tấn/năm.
Khu công nghiệp Cửa Lò có diện tích là 40,55 ha nằm trên Quốc lộ 46 nối Vinh và cảng Cửa Lò và đường Sào Nam, nằm cách cảng Cửa Lò 3km và Sân bay Vinh 7 km. Hiện nay đã có một số nhà máy đã đi vào hoạt động như nhà máy sữa Vinamilk, nhà máy bánh kẹo Tràng An 2...
 Thuận lợi cho khách du lịch từ Hà Nội và các tình phía Bắc đến với Cửa Lò hoặc từ Cửa Lò đến với miền Tây Xứ Nghệ với các thắng cảnh nổi tiếng như Vườn quốc gia Phù Mát, thác Khe Kèm, hoặc đi theo Quốc lộ 7 tới đất nước Triệu Voi với Cánh đồng Chum, cố đô Luang Prabang nổi tiếng. Trong tương lai sắp tới, sẽ có trục đường Vinh - Cửa Lò dài 11,5 km, rộng 165 m gắn kết nhanh hơn 2 đô thị là Vinh và Cửa Lò để sau đó Cửa Lò sát nhập vào Vinh - đô thị loại 1. Xây dựng Cầu Cửa Hội nối Cửa Lò với Nghi Xuân, đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò, nâng cấp đường 46 đi quê Bác, Tân Kỳ - Cửa Lò, lúc đó sẽ tạo nên một chuỗi các đô thị du lịch, thương mại, công nghiệp liên hoàn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các du khách trong và ngoài nước.
Người dân cá gỗ quê tôi làm gì thì làm cũng phải lo chuyện học. Ngày xưa quê tôi chỉ có  trường tiểu hoc và cấp hai. Không có trường cấp ba. Bố tôi kể mỗi lần đi học phải dậy từ 3 giờ sang để đi học vì trường cách xa nhà hơn 10 cây số. Còn bấy giờ thì quê tôi truongf gì cũng có. Thị xã Cửa Lò có các Trường THPT: Cửa Lò 1, Cửa Lò 2, Trung tâm GDTX 2. Nhiều trường THCS và Tiểu học tại các phường. Ngoài ra quê tôi còn có Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân, Trường Cao đẳng nghề Du lịch, Trường Trung cấp du lịch miền Trung, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội - Phân hiệu 2 (Đang triển khai), Học viện Kiểm toán Việt Nam (Đang triển khai)

 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên