Powered By Blogger





Thursday, 29 January 2015

Bò hầm cà chua



Nguyên liệu:



  • 400gr thịt bò có chút gân
  • 2 củ khoai tây thái miếng vừa ăn
  • 1 củ cà rốt thái miếng vừa ăn
  • 1 muỗng canh rượu nấu ăn
  • 1 củ hành tây thái khoanh hơi mỏng
  • 4 quả cà chua thái nhỏ






  • 2 muỗng canh sốt cà chua (ketchup)
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê muối; 1 muỗng canh nước mắm
  • Hành lá thái nhỏ
  • 1 miếng gừng




Thực hiện:
Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng không quá dày.



Bước 2: Nấu 1 nồi nước sôi có 1 chút muối và gừng. Cho thịt bò vào luộc sơ 4 phút. Sau đó đổ thịt bò ra rổ xả qua nước lạnh loại bỏ chất bẩn.



Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh bơ hay dầu ăn, dầu nóng cho thịt bò vào xào chung với hành tây 4 phút. Sau đó cho cà chua, sốt cà chua và các gia vị vào xào thêm vài phút nữa.



Bước 4: Tiếp theo cho nước xương gà hay nước lạnh vào ngập thịt hầm 20 phút. Cuối cùng cho khoai tây và cà rốt vào hầm thêm 10 phút cho khoai tây chín. Nêm nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp.



Trình bày: Cho bò hầm cà chua ra bát, rắc hành lá thái nhỏ và tiêu.



Món này dùng nóng với bánh mì hay cơm đều rất ngon.






Chúc bạn và gia đình ngon miệng với bò hầm cà chua thơm ngon, bổ dưỡng này nhé!

Với " Ba không " Việt Nam có chống được Trung Quốc







Việt Nam đã và đang mua tàu ngầm từ Nga về để phòng vệ
Gần đây những bình luận về vấn đề Biển Đông hay nhắc đến lập trường „ba không“ của chính phủ Việt Nam trong đối ngoại.

Với chính sách „ba không“, Việt Nam cam kết là „không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác“.

Đối với một quốc gia với vị trí chiến lược của Việt Nam, nằm bên lề của những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới, một vùng có sự chú ý của nhiều cường quốc, chính sách này có cái lý của nó cho mục đích giữ nền độc lập.

Nhưng nếu quốc gia đó cùng lúc lại nằm bên vùng biển với nhiều tranh chấp lãnh thổ nhất hiện nay trên thế giới, với những đảo và vùng biển bị một cường quốc hung hăng đe dọa, liệu chính sách này có còn phù hợp nữa để giữ sự toàn vẹn lãnh thổ?

Chỉ cần nhìn sơ vào thống kê sức lực quân sự của Việt Nam và so sánh với Trung Quốc cũng như các nước khác trong vùng hiện tại đang có những tranh dành về lãnh thổ với Trung Quốc cũng đủ để thấy rằng sự duy trì chính sách „ba không“ là một đường lối mà Việt Nam không thể đi tiếp trong tình huống này.

Mặc dù là một quốc gia với lãnh thổ trải dài dọc vùng biển với diện tích hơn 3.600.000 cây số vuông, lực lượng hải quân Việt Nam cho đến nay không đóng một vai trò quan trọng trong chính sách quốc phòng.

Bảy hộ tống hạm

Hiện nay lực lượng chủ lực của hải quân Việt Nam với khả năng hoạt động trên đại dương bao gồm 7 chiếc hộ tống hạm.

Trong đó có hai chiếc hộ tống hạm „Đinh Tiên Hoàng“ (HQ 011) và „Lý Thái Tổ“ (HQ 012) là những chiến hạm lớn nhất và tân tiến nhất của hải quân Việt Nam. Năm chiếc còn lại thuộc về hạng hộ tống hạm nhẹ hạng Petya III được đóng trong thập niên 70, giờ đây được xem là lỗi thời và không phải là đối thủ của những chiến hạm tối tân của Trung Quốc.

Đài Loan có không quân hùng hậu hơn Việt Nam

Ngoài ra còn có 6 tuần duyên hạm nhỏ, có trang bị hỏa tiễn tối tân.

Nhưng những tàu này lại không có khả năng hoạt động biệt lập lâu ngoài khơi.
Ngoài ra từ đầu năm 2014 Việt Nam cũng có được hai chiếc tàu ngầm tối tân. Đó là chiếc „Hà Nội“ (HQ 182) và chiếc „TP Hồ Chí Minh“ (HQ 183).

Với lực lượng hải quân như thế Việt Nam chỉ mạnh hơn Phi Luật Tân. Các nước trong vùng hiện đang có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Đài Loan, Nam Hàn và Nhật đều có những lượng hải quân hùng hậu hơn nhiều.

Sự yếu đuối trên biển cũng được phản ảnh trên bầu trời. Không quân Việt Nam hiện nay, theo như ước lượng của viện nghiên cứu International Institute for Strategic Studies (IISS) ở Anh Quốc, có khoảng 97 chiến đấu cơ bao gồm các loại MiG-21, Su-22, Su-24 và Su-30.

Trong khi 24 chiếc Su-30 và 11 chiếc Su-24 mua từ năm 2004 được xem là cột trụ của lực lượng bảo vệ không phận, thì đa số máy bay còn lại thuộc vào loại MiG-21 và Su-22 đã quá lỗi thời và không biết bao nhiêu còn sử dụng được.

Trung Quốc hiện có ba hạm đội và một đội tàu ngầm lớn

Để trả lời câu hỏi lực lượng không quân Việt Nam có đủ khả năng để bảo vệ đất nước và biển đảo hay không, chỉ cần so sánh: Đài Loan, với một diện tích chỉ bằng khoảng 1/9 của Việt Nam, lại có một lực lượng không quân gồm khoảng 400 chiếc chiến đấu cơ phản lực tối tân!

Trong khi đó, lực lượng hải quân của Trung Quốc được chia ra ba hạm đội, đó là hạm đội Bắc hải, hạm đội Đông hải và hạm đội Nam hải. Hạm đội Nam hải là lực lượng kiểm soát vùng Biển Đông, và là đối thủ trực tiếp của hải quân Việt Nam trong những cuộc xung đột trong quá khứ và tương lai.

Theo tài liệu của bộ quốc phòng Mỹ năm 2014 thì lực lượng tác chiến của hạm đội này bao gồm 17 tàu ngầm, 8 khu trục hạm, 18 hộ tống hạm và 33 tuần duyên hạm. Một lực lượng vô địch trên Biển Đông, và là một mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm cho lãnh hải Việt Nam với một căn cứ lớn ở Yalong phiá nam đảo Hải Nam.

Ngoài ra trên đảo Hải Nam còn có hai sư đoàn không quân với khoảng 200 chiếc chiến đấu cơ tối tân đe doạ không phận trên biển của Việt Nam.

Với sự chênh lệch quân lực như vậy, nếu Việt Nam duy trì cái gọi là chính sách „ba không“ thì sẽ không thể nào tránh khỏi sự mất mát biển đảo.

Câu hỏi cũng đuợc đặt ra là Việt Nam sẽ làm gì nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone) trên Biển Đông?

Khi Trung Quốc tuyên bố điều này đối với không phận trên các đảo đang tranh chấp với Nhật mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Diaoyu, Nhật và Mỹ lập tức phế bỏ điều đó và đã cho không quân đi tuần trong khu vực đó. Trước thái độ cứng rắn của hai nước đồng minh này, Trung Quốc đã phải nhượng bộ và đã không kiên quyết thi hành những biện pháp đã đe dọa.

Liệu chính phủ Việt Nam cũng sẽ có đủ bản lãnh để phản ứng như thế không? Nhưng dù có đi nữa, có thể là không quân Việt Nam cũng không đủ khả năng để thực hiện một chiến dịch như Nhật đã làm.

Việt Nam không thể đơn thân đối đầu với Trung Quốc, nếu muốn bảo vệ lãnh thổ. Việt Nam phải chỉnh sửa chính sách „ba không“.

Nhưng chỉnh sửa ra sao?

Hoa Kỳ đã rời Subic thì vào Cam Ranh làm gì?

Tham gia một liên minh quân sự để chống Trung Quốc thì không nên vì đó sẽ là một khiêu khích đối với Trung Quốc. Và cũng không có liên minh nào trong vùng để theo. Để cho nước khác – đó chỉ có thể là nước Mỹ thôi – đóng quân tại Việt Nam cũng không được vì cùng lý do.

Và cũng chẳng có nước nào muốn đóng quân tại Việt Nam để bị rơi vào vai trò phải làm thần hộ mệnh cho Việt Nam để chọi với Bắc Kinh. Thêm nữa, Mỹ đã bỏ Subic Bay, vậy thì vào Cam Ranh để làm gì?

Chỉ còn giải pháp là tựa vào một hoặc nhiều nước để giữ cân bằng với Trung Quốc. Hiện nay trong vùng Đông Á Thái Bình Dương chỉ có hai cường quốc Việt Nam có thể đến để thực hiện chiến lược này, đó là Mỹ và Ấn Độ.

Thái độ của Mỹ về Biển Đông hiện rất thuận lợi cho Việt Nam. Chính phủ Obama cũng đã lên tiếng hỗ trợ các quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong tranh chấp hải phận.

Tháng Hai 2014, Mỹ đã chính thức phủ nhận tính cách hợp pháp của cái „bản đồ 9 đoạn“ khi Thứ trưởng ngoại giao Daniel Russel tuyên bố trước ủy ban ngoại vụ của quốc hội Mỹ rằng, sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông là „không phù hợp với các điều luật quốc tế“.

Chính phủ Mỹ bắt đầu lo âu vì xu hướng ngày càng bành trướng của Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc đã gây xôn xao tại các nước đồng minh của Mỹ và là một yếu tố gây ra rủi ro cho nền kinh tế của vùng châu Á Thái Bình Dương.

Chính phủ Mỹ sẽ không bao chấp nhận để Trung Quốc kiểm soát những tuyến đường hàng hải trên Biển Đông và để những mạch máu dẫn đến Nhật, Nam Hàn và ngay cả miền Tây nước Mỹ chạy qua hải phận Trung Quốc.

Mỹ sẽ can thiệp nhiều hơn trong sự tranh chấp lãnh hải này, thứ nhất là để ngăn ngừa một sự xung đột bạo lực, thứ nhì là để giữ uy tín của các đồng minh tại châu Á.

Phát triển thuận lợi

Việt Nam phải tận dụng điều này. Mối liên hệ Mỹ Việt đang phát triển thuận lợi. Ngoài sự bang giao về chính trị và kinh tế, những bước đầu tiến tới bình thường hóa quan hệ quân sự hai bên cũng đã được tiến hành. Hơn nữa, nếu bang giao tốt đẹp, Việt Nam có thể được cơ hội mua vũ khí tinh vi của Mỹ như tàu chiến hoặc máy bay.

Việt Nam cũng phải liên kết nhiều hơn với các nước trong vùng như Ấn Độ, Nhật và Nam Hàn. Họ cũng lo ngại và bất bình với thái độ ngang ngược của Trung Quốc. Nếu tạo được một sự thoả thuận với các nước ven Biển Đông về quyền sử dụng biển, thí dụ như theo hiệp ước UNCLOS, thì sự tranh chấp sẽ biến thành một sự phân chia trên căn bản pháp lý quốc tế.

                                           Hoa Kỳ đang có thái độ thuận lợi với Việt Nam

Đó không phải là một điều bất lợi cho Việt Nam. Và nếu Việt Nam đạt được một sự bắt tay chặt chẽ với các nước trong vùng, đặc biệt là với Nhật và Nam Hàn, cả hai nước này đều nằm sát biển với Trung Quốc và hiện đang có những tranh chấp về biển với Trung Quốc, thì việc lấn ép ngang ngược sẽ khó khăn hơn cho Bắc Kinh vì Trung Quốc có thể bị cô lập trên chính trường ngoại giao.

Một liên minh như thế cũng có thể tạo áp lực cho Bắc Kinh phải ngồi vào bàn tròn đàm phán tìm giải pháp.

Năm 2015 sẽ phải có một biến chuyển trong chính sách ngoại giao và an ninh của Việt Nam. Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam thường dèm pha quân đội và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng quân đội VNCH đã đổ máu để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Nhà cầm quyền hiện tại chưa chứng minh cho dân tộc và lịch sử là họ xứng đáng để được đứng cùng hàng với Việt Nam Cộng Hòa trong vấn đề này.

Nguyễn Xuân Vinh







Những phát minh cổ xưa làm điên đầu khoa học hiện đại





Huu Nguyen


Thủy tinh uốn dẻo, ngọn lửa Hy Lạp, thép Damascus... là những phát minh cổ đại vượt xa tầm hiểu biết của người hiện đại, đặt ra một thách thức lớn về việc tìm hiểu chúng.



Ngọn lửa Hy Lạp: Vũ khí hóa học bí ẩn


Vào khoảng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 12, Đế quốc Hy Lạp (Byzantines) dùng một chất bí ẩn để bắn vào địch thủ trong hải chiến. Loại chất lỏng này được bắn qua ống hoặc vòi, cháy trong nước và chỉ có thể bị dập tắt bởi dấm, cát và nước tiểu.
Chúng ta vẫn chưa biết được loại vũ khí hóa học tên là Greek Fire (Ngọn lửa Hy Lạp) này được làm từ chất liệu gì. Đế quốc Hy Lạp khư khư ôm giữ bí mật này, chỉ để một vài người nhất định biết được và cuối cùng tri thức ấy đã hoàn toàn thất truyền.
Thủy tinh uốn dẻo: Loại vật liệu siêu quý giá
Ba ghi chép về một loại vật liệu được biết đến như thủy tinh uốn dẻo, kính mềm dẻo, không đủ rõ ràng để xác định chất liệu này có tồn tại hay không. Câu chuyện về loại vật chất này lần đầu tiên được nhắc đến bởi Petronius (mất năm 63 SCN).
Trong ghi chép của Petronius, một người thợ thủy tinh đã dâng cho Hoàng đế Tiberius (Hoàng đế thứ 2 của La Mã, trị vì từ năm 14 – 37 SCN) xem một lọ thủy tinh. Khi ông yêu cầu nhà vua trao nó lại cho ông, đúng lúc đó, người làm thủy tinh đánh rơi nó xuống sàn nhà.
Nó không bị vỡ mà chỉ bị lõm và người làm thủy tinh đã nhanh chóng gò nó trở lại hình dạng ban đầu. Lo rằng công nghệ quý giá này có thể bị truyền rộng ra ngoài, Tiberius đã ra lệnh chém đầu người chế tạo ra nó. Vì vậy, bí mật về thủy tinh uốn dẻo cũng biến mất theo ông ta.
Pliny The Elder (một tác gia người La Mã – mất năm 79 SCN) cũng kể lại câu chuyện này. Ông nói, mặc dù câu chuyện được kể lại thường xuyên, nó có thể không hoàn toàn là sự thật.
Một phiên bản khác được kể lại vài trăm năm sau đó bởi Dio Cassius. Ông đã thay người làm thủy tinh thành một kiểu ảo thuật gia. Khi lọ thủy tinh bị rơi trên sàn nhà, nó đã vỡ vụn và người làm thủy tinh đã sửa lại như mới bằng đôi tay trần của mình.
Năm 2012, Công ty chế tạo kính Corning đã giới thiệu loại “Kính liễu” mềm dẻo. Chịu nhiệt và đủ dẻo để có thể cuộn lại, nó được chứng minh là đặc biệt hữu dụng cho việc chế tạo những tấm kính năng lượng mặt trời.
Nếu như người làm thủy tinh La Mã bất hạnh kia đã thật sự sáng chế ra loại thủy tinh uốn dẻo, thì dường như ông đã đi trước thời đại cả hàng ngàn năm lịch sử.
Thuốc giải độc vạn năng
Người ta cho rằng loại thuốc được gọi nôm na là “thuốc giải độc vạn năng” được sáng chế bởi Vua Mithridates VI của Đế quốc Pontus (trị vì từ năm 120 đến năm 63 TCN) và được hoàn thiện bởi thầy thuốc riêng của Hoàng đế Nero.
Theo giải thích của Adrienne Mayor – nhà nghiên cứu truyền thống dân gian và lịch sử khoa học tại Đại học Stanford – trong một bài báo năm 2008, tiêu đề “Ngọn lửa Hy Lạp, Mũi tên độc và Bom bọ cạp: Chiến tranh sinh hóa trong Thế giới cổ đại”, công thức nguyên bản đã bị thất lạc, nhưng những sử gia cổ đại đã ghi chép rằng thành phần của nó gồm thuốc phiện, rắn vipe băm nhỏ và tổng hợp giữa những liều lượng nhỏ chất độc và thuốc giải chúng.
Loại chất này được gọi là Mithridatium, đặt tên theo Vua Mithridates VI.
Mayor lưu ý rằng Serguei Popov, một cựu nghiên cứu viên hàng đầu về vũ khí sinh học trong chương trình vũ khí sinh học bí mật “Biopreparat” đồ sộ của Liên Xô, người đã đào thoát đến Mỹ hồi năm 1992, cũng đã nỗ lực để tạo nên một loại Mithridatium hiện đại.
Vũ khí tia nhiệt
Nhà toán học Hy Lạp Archimedes (mất năm 212 TCN) đã phát triển một loại vũ khí tia nhiệt, làm thách đố những công nghệ trong chương trình “Mythbusters” năm 2004 của Kênh Truyền hình Discovery khi muốn tái tạo lại. Mayor đã mô tả loại vũ khí trên như “hàng dãy hàng dãy khiên đồng sáng bóng phản chiếu tia sáng mặt trời vào những chiến hạm của kẻ thù”.


Mặc dù chương trình Mythbusters đã thất bại trong việc chế tạo lại vũ khí cổ đại này và tuyên bố đó là câu chuyện thần thoại, các sinh viên MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã chế tạo thành công vào năm 2005. Họ đã đốt cháy một chiếc tàu ở cảng San Francisco bằng cách sử dụng loại vũ khí 2.200 năm tuổi này.
Một vũ khí tia nhiệt được công bố vào năm 2001 bởi Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến (trực thuộc Lầu Năm Góc, Hoa Kỳ) – DARPA – sử dụng những sóng cực ngắn để xuyên qua “bề mặt da của nạn nhân, đốt nóng nó đến 130 0F (54.4 0C), tạo nên cảm giác như đang bị cháy trong lửa”, theo giải thích của Mayor.
Bê tông La Mã


Kiến trúc La Mã vĩ đại trải qua hàng ngàn năm lịch sử là chứng cứ rõ ràng rằng các tính năng của bê tông La Mã ưu việt hơn loại bê tông hiện đại với các dấu hiệu xuống cấp sau 50 năm.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu để bóc tách bí mật về độ bền của tường thành cổ đại này. Thành phần bí mật chính là tro núi lửa.
Một bài báo phát hành năm 2013 bởi Trung tâm tin tức Đại học California-Berkeley cho biết, những nhà nghiên cứu của trường đại học này đã lần đầu tiên mô tả cách mà hợp chất bền vững lạ thường Calcium (canxi) – Aluminum (nhôm) – Silicate (hợp chất gồm có silicon mang anion) – Hydrate (một chất chứa nước) (C-A-S-H) kết dính các loại vật liệu.
Quá trình làm ra hợp chất này ít tạo nên khí thải cac-bon-nic (CO2) hơn quá trình làm ra bê tông hiện đại. Một vài nhược điểm về tính năng sử dụng như là tốn nhiều thời gian hơn để khô cứng lại; và dù tồn tại lâu hơn, nó yếu hơn so với bê tông hiện đại.
Thép Damascus


Thời Trung cổ, những thanh kiếm rèn từ thép Damascus được làm ra tại vùng Trung Đông với nguyên liệu thô là thép Wootz, có xuất xứ từ châu Á. Nó bền chắc một cách khó hiểu. Không phải là đến khi có cuộc cách mạng công nghiệp thì kim loại cực chắc mới có thể được luyện lại.
Bí mật về công nghệ chế tạo thép Damascus của Trung Đông chỉ vừa mới được tái hiện lại trong các phòng thí nghiệm hiện đại bằng kính hiển vi điện tử. Nó lần đầu tiên được sử dụng vào khoảng năm 300 TCN. Đến khoảng giữa thế kỷ 18, công nghệ chế tạo dường như bị thất truyền một cách không thể lý giải.

Công nghệ Nano (công nghệ chế tạo các thiết bị cực nhỏ) đã được vận dụng vào việc chế tạo ra thép Damascus, nếu xét đến việc những nguyên liệu được thêm vào trong quá trình chế tạo thép là để tạo ra những phản ứng hóa học ở tầng lượng tử, theo chuyên gia khảo cổ K. Kris Hirst trong một bài báo viết cho About Education. Nó là một loại thuật giả kim.

Theo Internet

Chelsea và món ăn




Đôi hình 2015 của Chelsea toàn món ăn



Sắp tới mua thêm anh Cua Đồng ( Cuadrado )



Cùng với những cổ động viên cuồng nhiệt sinh đẹp như cô Mỳ ( Huyền My ) 


Thi Chelsse chắc chắn vô địch rồi





Wednesday, 28 January 2015

Chiếc quan tài mùa đông







Chiếc quan tài mùa đôngNgày buông tay
Chiều mưng mủ
Những mảnh hồn xoay tròn trong vòng lốc xoáy
Những con đường không tên
Tắc nghẹn mùi lãng quên
Những hàng cây ủ bệnh lâu ngày
Lá không đủ sức nảy mầm
Như những kiếp người vật vờ ủ rũ

Đông giơ chân đạp phăng mùa thu
Rét mướt lao về vả vào mặt thành phố
Gió phũ phàng lật tung từng lối nhỏ


Những ô cửa nép mình trong lặng im

Con mèo hoang thu nanh vuốt lim dim
Mặc tiếng bạn tình rỉ rên thảm thiết
Ánh đèn phả sắc màu mỏi mệt
Xuống vỉa hè hoang xác lá ngập đầy..


Cô gái giang hồ run run đưa tay
Khép tà áo...


đi về con ngõ vắng
Thời gian lặng lẽ lập trình những vết hằn số phận...


Tôi lê chân qua từng mạch máu lòng tôi
Âm thầm nhặt những mảnh xương tàn hi vọng
Những tiếng đời đồng vọng



Đã nằm im hơi trong những chiếc quan tài...





               Trương Đình Phượng

----------------------------------------- 

NguồnTại đây
(blog: Phố núi và bạn bè...) 






2 lý do "Giấc mơ Trung Hoa" có thể thành ác mộng vào năm 2016






Cuối những năm 1990, Chủ tịch nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân thường nhắc đến một "thời cơ chiến lược" kéo dài 20 năm, mà trong đó Trung Quốc tập trung phát triển kinh tế và "nhường" vai trò cường quốc cầm trịch cho Mỹ.

Trong thời kỳ này, Trung Quốc ẩn mình và nhìn chung không nắm giữ trách nhiệm lãnh đạo trên trường quốc tế. Họ tạo dựng hình ảnh là một nước nghèo đang phát triển, lấy cớ tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ để tránh nhiệm vụ ngoại giao bên ngoài lãnh thổ.

Đến nay, cái "thời cơ chiến lược" này đã đi được 3/4 chặng đường. Và theo chuyên gia Kerry Brown, có nhiều lý do để tin rằng thời đại này của Trung Quốc đã khép lại.

Sâu đã thoát khỏi kén

Xét về cả kinh tế lẫn địa chính trị, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang mang nhiều phong thái của một cường quốc.

Với những tuyên bố về một "hình mẫu mới" trong quan hệ cường quốc Trung - Mỹ, hay mới đây là "Con đường tơ lụa" kết nối toàn cầu, có thể thấy Trung Quốc ngày nay đã sẵn sàng trở thành tâm điểm của sự chú ý trên trường quốc tế.

Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình khác xa với Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Theo ông Brown, một Trung Quốc ẩn mình và tập trung vào các vấn đề nội bộ nay đã được thay thế bởi một Trung Quốc mới, một Trung Quốc chủ động tranh giành vị trí lãnh đạo trên trường quốc tế, một Trung Quốc muốn các nước khác phải lắng nghe mình.

Brown cho rằng Trung Quốc hiện đang ở một vị trí thuận lợi để tiếp tục tranh giành ảnh hưởng trên trường quốc tế và đẩy mạnh vị thế cường quốc, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc nên tận dụng tối đa thời cơ này vì thời thế sẽ thay đổi rất nhanh chỉ trong năm tới

Khi đó, một số chuyển biến mang tính quyết định nhiều khả năng sẽ biến "Giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình trở thành "ác mộng".

Nhà Trắng đổi chủ

Theo đánh giá của ông Brown, trong hơn 6 năm đương nhiệm,Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tỏ ra tương đối "hiền" với Trung Quốc.

Dù không ít lần tuyên bố "xoay trục" và cân bằng cán cân quyền lực tại châu Á, ông Obama chưa bao giờ được phía Trung Quốc coi trọng, thể hiện rõ nét qua cách đối xử chẳng lấy gì làm trọng thị của nước chủ nhà trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Bắc Kinh năm 2009.

Nhiệm kì của ông Obama đã chứng kiến sự nổi lên của một Trung Quốc quyết đoán đến mức huênh hoang, một Trung Quốc luôn tự cho mình quyền được đưa ra quyết định, ít nhất là trong khu vực.

Việc kí kết hiệp định chống biến đổi khí hậu với Trung Quốc vào năm ngoái có thể được coi là một thành công của Tổng thống Obama, một nước đi có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích trong tương lai.
Tuy nhiên, trong suy nghĩ của đa số giới làm chính trị ở Bắc Kinh cũng như Washington, ông chủ Nhà Trắng luôn bị coi là yếu thế trong ngoại giao với Trung Quốc.

Nhưng người chủ mới của Nhà Trắng chắc chắn sẽ không "dễ dãi" với Trung Quốc như vậy.

Dù chưa chính thức tuyên bố tranh cử, nhưng giới phân tích đánh giá cao khả năng đắc cử Tổng thống của bà Hillary Clinton. Trong mắt chính quyền Trung Quốc, phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton là một người hoàn toàn khác với nhà lãnh đạo Washington hiện tại.

Từ hội nghị Liên hiệp quốc về quyền phụ nữ tại Bắc Kinh vào năm 1995 đến những chuyến thăm Trung Quốc với tư cách Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đã xây dựng hình ảnh một nữ lãnh đạo cứng rắn và đầy tham vọng trong mắt giới chức và truyền thông Trung Hoa.



Bà Hillary Clinton nhiều khả năng sẽ có những chính sách đối ngoại cứng rắn hơn với Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Theo ông Brown, giới chức Trung Quốc ngay từ bây giờ nên bắt đầu tính đến những thay đổi trong chính sách ngoại giao của một Nhà Trắng dưới thời bà Clinton, những sự thay đổi với tham vọng khẳng định vị thế số một của Mỹ trên trường quốc tế.

Bất ổn cận kề

Cũng trong năm 2016, Đài Loan sẽ tiến hành bầu cử tìm người lãnh đạo mới. Tương tự như Tổng thống Obama tại Mỹ, người đương nhiệm Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng (KMT) luôn được đánh giá là một "đồng minh" tốt của Bắc Kinh.

Trong gần 7 năm qua, ông Mã đã tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế và nhấn mạnh sự cẩn trọng trong chính trị với đại lục, qua đó giảm đáng kể căng thẳng giữa hai bờ eo biển, khác xa với những gì đã diễn ra trong 8 năm trước đó dưới thời Trần Thủy Biển.

Tuy nhiên, chính sách này cũng khiến ông Mã không được người dân Đài Loan đánh giá cao. Tỉ lệ ủng hộ ông đang ở mức thấp nhất trong lịch sử các nhà lãnh đạo Đài Loan.



Tỉ lệ ủng hộ của người dân Đài Loan dành cho ông Mã Anh Cửu đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Ảnh: AP

Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) được đánh giá là sẽ chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử năm 2016. Và theo ông Brown, các chính sách của DPP đối với chính quyền đại lục sẽ cứng rắn hơn nhiều so với những gì ông Mã và KMT đã thể hiện trong những năm gần đây.

Chỉ trong một vài tháng năm 2016, hai đối tác quan trọng của Bắc Kinh sẽ thay lãnh đạo. Theo ông Brown, những chuyển biến này nhiều khả năng sẽ mang lại một môi trường mang nặng tính đối đầu và nhiều va chạm hơn với Trung Quốc.

Và nếu không tận dụng tối đa khoảng thời gian 18 tháng sắp tới, khi mà mọi thứ đang diễn ra theo hướng có lợi cho mình, "Giấc mơ Trung Hoa" nhiều khả năng sẽ trở thành khơi nguồn của một "ác mộng" cho ông Tập Cận Bình và Trung Quốc.

Theo: sohanew






Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên