Albert Einstein (1879-1955) là nhà bác học thiên tài người Mỹ gốc Đức. Ông được biết đến như là cha đẻ của thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng.
Cuộc đời và những nghiên cứu của Einstein là chủ đề được nhiều nhà khoa học tìm hiểu và khám phá. Thậm chí các nhà khoa học luôn muốn lý giải nguyên nhân nào đã tạo nên một bộ não kiệt xuất đến thế.
Bên cạnh những đóng góp to lớn cho khoa học, ông cũng được biết đến với những câu nói hài hước nhưng hàm chứa nhiều triết lý sâu xa về cuộc sống.
Dưới đây là 15 câu nói bất hủ của Einstein:
1. Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.
2.Lực hấp dẫn không chịu trách nhiệm cho việc con người ta yêu nhau.
3.Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả.
4.Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết.
5.Sợ chết là nỗi sợ hãi phi lý nhất, vì người đã chết chẳng có nguy cơ bị tai nạn.
6.Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.
7.Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
8.Quy luật của toán học càng liên hệ tới thực tế càng không chắc chắn, và càng chắc chắn thì càng ít liên hệ tới thực tế.
9.Nếu thực tế không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại.
10.Giả sử A là sự thành công trong cuộc sống, vậy thì A= X + Y+ Z. Trong đó: X là làm việc, Y là vui chơi, Z là im lặng.
11.Tôi nghĩ và nghĩ trong suốt nhiều tháng, nhiều năm. 99 lần tôi đi tới kết luận sai lầm. Đến lần thứ 100, tôi đã tìm ra kết luận chính xác.
12. Tôi rất biết ơn những người đã nói không với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc.
13.Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá.
14.Thứ khó hiểu nhất thế giới chính là thuế thu nhập.
15.Khi bạn ngồi với một cô gái xinh xắn trong hai giờ, nó cứ như hai phút. Khi bạn ngồi trên một cái bếp lò nóng trong hai phút, nó cứ như hai giờ. Đấy là thuyết tương đối.
Lam Hoàng (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!