Powered By Blogger





Tuesday 8 January 2013

Đôi dòng tản mạn, trăn trở về nền giáo dục



Bạn trẻ thân mến! 


Vị trí người thấy xưa
Thực trạng GD Việt nam có thể tóm lược như sau : nội dụng Giáo dục nặng nề ,dàn trải , lạc hậu , lúng túng . Nặng về hình thức ,lủng củng về nội dung .Không tạo cho người học tư duy hệ thống .Khó kích thích tính tò mò, khám phá,sáng tạo , hưng phấn cho cả người dạy và người học .Phương pháp dạy vẫn kiểu thầy đọc trò chép , kiểm tra trí nhớ hơn kiểm tra tư duy ,còn bắt trẻ con học thuộc lòng ,học vẹt. Thiếu triết lý giáo dục , nặng nề tính ý thức hệ. Phần lớn giáo viên chưa đủ tầm ,chưa là người thông thái- nhà thông thái ,chưa thật sự là "sư".

Đạo đức học đường xuống cấp , quan hệ thầy -trò vẫn có vấn đề như "quan hệ mua- bán chữ " , sinh biến tướng dạy thêm ở nhà nhưng dạy bớt ở trường, "quan hệ mua bán điểm" sinh chạy điểm; hoặc còn "quan hệ phong kiến" dẫn đến một lớp học "im lặng" vì học sinh sợ chụp mũ là "vô lễ" nếu phải tranh luận quyết liệt . Ý thầy luôn luôn là đúng , thầy không thích sự phản biện của học trò , và thấy khó chịu nếu trò hơn mình.
 
Đưa giáo dục nghề vào phổ thông chỉ thêm nặng nề , phí phạm . Học sinh vì muốn chạy điểm trong kỳ thi tốt nghiệp nên đành học vờ thế thôi ; chứ thử hỏi có bao nhiêu em sống được với cái nghề mà các em đành học đó ?

Đường đi học
Giáo dục đại học hiện nay đang loạn . Đủ loại : chính quy, chuyên tu , tại chức , liên thông , liên kết , dài hạn , ngắn hạn, từ xa , dân lập , quốc lập , bán công , tư thục , đại học quốc gia , đại học "tỉnh"...Nhìn chung thực chất chỉ có hệ chính quy là học vì cái đầu ,còn phần đông còn lại là học vì cái "đít", vì "chuẩn hóa" cái ghế , vì lương , vì cơ cấu .Sự dối trá trong thi cử , trong văn bằng bắt nguồn từ sự dối trá trong đời sống chính trị , xã hội .Khu vực công vẫn nặng nề về bằng cấp, cụ thể tuyển chọn cơ cấu thường dựa vào bằng cấp , vào mối quan hệ hơn là dựa vào năng lực .Chính nó khơi nguồn cho sự giả dối trong giáo dục , và khi sự dối trá đó thành công nó sẽ quay ngược lại gây dối trá trong xã hội.
Là một người luôn lạc quan về tương lai đất nước , nhưng thật lòng tôi không mấy lạc quan về sự nghiệp chấn hưng của nền GD nước nhà .Dù có tổ chức hàng trăm hay hàng ngàn cuộc hội thảo , dù có phải tốn tiền tỷ để tổng điều tra GD quy mô lớn , dù có phải hào phóng trả lương cho giáo viên lên bao nhiêu lần đi nữa , dù phải đi vay mượn bao nhiêu ngàn tỷ nữa để viết sách giáo khoa... thì tôi vẫn không tin nền giáo dục chuyển hướng ! Thực tế chúng ta cũng đã có bao nhiêu cái nghị quyết về GD ,đã bao lần tốn tiền để"thay máu" sách giáo khoa, cũng bao lần ưu ái tăng lương cho giáo viên , cũng đã từng miễn phí cho SV sư phạm ...nhưng rồi thực trạng GD nước ta thế nào không chỉ giới chuyên gia mới biết ! Vì sao như thế? Thì đơn giản GD chỉ là một bộ phận cấu thành trong kiến trúc thượng tầng . Một kiến trúc thượng tầng hiện đại , thông minh nó sẽ thúc đẩy xã hội phát triển , và ngược lại nó sẽ kìm hãm .

Đu dây vượt sông đi học
Do đó theo tôi muốn chấn hưng nền GD nước nhà thành công , thì khâu đột phá đầu tiên là sữa lỗi hệ thống trong kiến trúc thượng tầng . Phải cải cách mạnh mẽ một cách rất thật ,để khơi thông hơn nữa hơi thở dòng chảy dân chủ trong mọi ngóc ngách của đời sống chính trị xã hội . Nếu công cuộc đột phá đó thành công nó sẽ mang sinh khí mới ,manh mẽ đầy sức sống và nhiệt huyết mới khởi động và thúc đẩy cho mọi sự thành công kéo theo trong GD , kinh tế ...Còn nếu chỉ hô hào cải cách giáo dục suông thì rồi vẫn cứ phong trào thế thôi, vì nó chỉ là phần ngọn ; ta chỉ tỉa cành ,vặt lá mà không vun gốc thì làm gì hy vọng có trái ngon quả ngọt khác hơn xưa !
Tâm sự cùng bạn trẻ một chút vậy về nỗi niềm trăn trở riêng trong niềm trăn trở chung của nền GD nước nhà . Hy vọng trời mỗi ngày lại sáng !
Kính chúc bạn vui và mãi nuôi bầu máu nóng ! Xin cảm ơn . 

BKQ


Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên