Powered By Blogger





Monday 18 November 2013

Ghép đầu – “Tuyệt đỉnh công phu”







Nhà thần kinh học người Ý, Sergio Canavero, khẳng định việc ghép cái đầu của người sống vào thân của người cho (đã chết) là kỹ thuật có tính khả thi.

greffes d'organes





“Quái dị”, 
“không thể được”, 
“khôi hài”

Đó là những tĩnh từ được mọi người thốt lên khi nghe các nhà nghiên cứu dự định ghép đầu (người sống) trên thân thể của người cho (đã chết), có thể khiến cho người bị liệt tứ chi hoạt động lại được nhơ thân thể của người lành mạnh. Đây là một chủ đề rất nhạy cảm vừa mới được nhà thần kinh học người Ý khởi xướng. Thực vậy, TS Sergio Canavero, giám đốc Trung tâm “Advanced Nanomodulation” ở Turin, Ý, đã công bố trong tạp chí “Surgical Neurology International”, dự án “Ghép đầu” lần đầu tiên trên the4es giới với đầy đủ chi tiết đảm bảo cho tính khả thi của dự án.

Nhà nghiên cứu cho biết trước đây nhà phẫu thuật thần kinh Robert White đã thực hiện thành công việc ghép đầu khỉ Rhesus tại Viện đại học Case Western Reserve, bang Cleaveland, Hoa Kỳ, vào năm 1970. Con khỉ được ghép đầu này đã sống được 36 giờ trong đó có 3 lần phải đánh thức dậy. Con vật có thể nhận biết được tất cả các giác quan (nghe, ngửi, thấy và vị giác) nhưng vẫn bị liệt do tủy sống không thể tái kết nối được giữa đầu và thân ghép. Tuy nhiên, TS Sergio Canavero khẳng định, hiện nay các nhà nghiên cứu có thể tái kết nối tủy sống được nhờ những kỹ thuật mới. Một số công trình nghiên cứu đã cho thấy cắc hóa chất như polyethylen glycol (PEG) và Chitosan, có thể tạo ra sự hòa trộn các sợi thần kinh đã bị cắt đứt. Nhờ vậy, các nàh nghiên cứu có thể tái kết hợp trên 50% các sợi trục thần kinh. Theo lý thuyết, chỉ cần kết nối trên 10% các sợi thần kinh hướng xuống (từ não bộ đi xuống thân) của tủy sống là đủ để tái thiết lập sự kiểm soát vận động có ý thức.

Tuy vậy, khi được phỏng vấn, các chuyên gia về giải phẫu thần kinh đều tỏ ra thận trọng về tính khả thi của kỹ thuật trong dự án ghép đầu này. TS Zohreh Amoozgar, chuyên gia về PEG của Viện đại học Harvard, bang Cambridge, Hoa Kỳ, cho biết Chitosan và PEG chắc chắn có khả năng kết nối các dây thần kinh ngoại biên rất thành công, không làm mất các chức năng. Tuy nhiên, theo gợi ý của TS Z.Amoozgar, trong vấn đề ghép tủy, cần phải kết hợp thêm phẫu thuật để khâu nối thủ công.


Tiến trình cuộc phẫu thuật


gd




“Kịch bản” mang tính khả thi của cuộc phẫu thuật ghép đầu có thể diễn ra như sau:
Người cho đầu (trong tình trạng chết não) và người nhận (được gây mê) đều được đặt trong cùng một phòng mỗ. Đầu của người nhận và tủy sống của người cho đều được ướp lạnh ở 10oC. Cùng một lúc, nhà phẫu thuật cắt 2 cái đầu ở ngang mức cột sống cổ C5 và C6. Tủy sống được cắt với độ chính xác rất cao, sau đó cái đầu của người nhận được đặt trên thân của người cho 

Để tái kết nối 2 phần của tủy sống, nhà phẫu thuật tiêm vào giao diện một hỗn hợp bao gồm polyethylen glycol (PEG) và chitosan “Chất keo” này hình thành một lớp màng mõng bảo vệ chung quanh các sợi thần kinh bị cắt, hạn chế sự mất ion và các phân tử, rồi đưa vào các phân tử ngoại lai. Trong vài phút, các màng của các sợi thần kinh (sợi trục) sẽ hòa trộn vào nhau và như vậy, luồng thần kinh sẽ được dẫn truyền trở lại (theo kết quả công trình nghiên cứu đã được thực hiện trên heo và chó) (Hình 3). Các mô tế bào còn lại sẽ được kết nối với nhau. Bệnh nhân “đầu trương Ba thân Hàng thịt” này sẽ được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải trừ.Theo TS Sergio Canavero, người bệnh cần phải được tập luyện lại từ 1 đến 3 tháng để cho não bộ, với tính uyển chuyển sẵn có, có thể thích nghi với cái thân mới lạ này.

Vấn đề lớn nhất là sự thải trừ vật ghép, theo TS Ignacio Anegon, giám đốc TT Inserm Nantes, cho biết. Các cơ quan chủ yếu của hệ miễn dịch cơ thể (tủy sống, lá lách và hạch) hoạt động chống lại các tổ chức mô bằng composite (cơ, da, não…) tạo ra cái đầu. Kết quả khá bi quan, thân thể có nguy cơ thải trừ cái đầu hay não bô. Giải pháp xử lý sẽ là các liệu pháp chống thải trừ đã được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, các mảnh ghép có thời gian tồn tại giới hạn, theo TS Ignacio Anegon. Đến một lúc nào đó thì liệu pháp chống thải trừ cũng không có hiệu quả nữa. Vì vậy, nếu vật ghép là bàn tay thì có thể tháo đi nhưng còn cái đầu thì không thể lấy đi được! Do vậy, theo TS Ignacio Anegon, cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để tìm ra biện pháp đẩy lùi giới hạn thải trừ, giúp cho người được ghép đầu có thể sống tốt đẹp hơn.

Các nhà tài trợ lớn hứng thú với dự án này.
Tuy nhiên, TS Sergio Canavero lại tiên lượng một trở ngại khác về mặt đạo đức. Cuộc phẫu thuật này sẽ tạo ra một “quái nhân” đầu “Trương Ba” thân “Hàng thịt” và kẻ nối dõi của “Trương Ba” sẽ là truyền nhân của “Hàng thịt”. Cho dù ra sao, nhà nghiên cứu vẫn hy vọng sẽ được Uy ban về đạo đức cho phép và các rào cản sẽ được phá vỡ và dự án sẽ được tiến hành trong vòng 2 năm đến.
Thực hiện ở đâu? Theo TS Sergio Canavero cho biết người Nga đã ngỏ ý mời ông qua nước Nga trình bày dự án của ông trước các nhà tài trợ lớn. TS Canavero rất tâm đắc với câu của nhà bác học Constantin Tsiolkovski, cha đẻ của ngành hàng không vũ trụ Liên Xô cũ, đã nói” Điều không thể hôm nay sẽ trở thành có thể ngày mai”. TS Sergio Canavero cảm thấy điều có thể cuối cùng cũng trở thành hiện thực và cơ hội đổi thay rất nhiều cái đầu…




BS Nguyễn Văn Thông 
DrThong007@gmail.com 
(Theo Sciences & Avenir, 8/2013)







Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên