Powered By Blogger





Wednesday 24 October 2012

Tuyến trên quá tải, lỗi tại tuyến dưới..!?






Vào diễn đàn ykvn đọc được đoạn văn này:

............Ai cũng biết hầu hết tất cả các bệnh viện thành phố quá tải. Không chỉ mới đây mà đã mấy chục năm qua, từ lúc “giải phóng”. Người ta có thể lấy lý do dân số gia tăng nên có nhiều bệnh nhân hơn. Nhưng lý do đó không giải thích được tại sao các bệnh viện cấp huyện lại không quá tải. Vấn đề chính là người dân không tin tưởng vào kinh nghiệm và trình độ của bác sĩ cấp huyện. Trong cái nhìn của người dân, bác sĩ bệnh viện cấp huyện kém kinh nghiệm hơn bác sĩ bệnh viện cấp tỉnh, bác sĩ cấp tỉnh kém kinh nghiệm hơn bác sĩ cấp thành phố. Do đó, những ai có điều kiện tài chánh, họ sẵn sàng “vượt tuyến” để đi thẳng lên các bệnh viện thành phố. Kết quả của tình trạng này là trong khi bệnh viện huyện thiếu bệnh nhân thì bệnh viện cấp thành phố lại có tình trạng 2, 3 bệnh nhân nằm chung một giường.....
................

Đọc xong, mình là một bác sĩ làm việc ở tuyến huyên cũng thấy nhột. Nên mình có vài ý kiên muốn nói ra cho nhẹ lòng và đỡ âm ức.
................

Hậu bối hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tiền bối về việc chuyên môn kém là nguyên nhân quan trọng dẫn đến quá tải bệnh viện và cũng hoàn toàn đồng ý với các ý kiến khác mà tiền bồi đã đề cập . Tuy nhiên vấn đề bệnh viện tuyến trên quá tải và bác sĩ bệnh viện cấp huyện kém kinh nghiệm hơn bác sĩ bệnh viện cấp tỉnh, bác sĩ cấp tỉnh kém kinh nghiệm hơn bác sĩ cấp thành phố cũng chỉ đúng một phần nào đó và đó cũng chỉ là cách đánh giá, nhìn nhận của người dân mà thôi.
Thức tế thì bệnh viện nơi tôi đang làm viêc cũng có nhiều bác sĩ giỏi, tận tâm với nghề, hết lòng vì bệnh nhân. Là bệnh viên hạng hai tuyến huyện, chúng tôi cũng bị quá tải và thiếu nhân lực trầm trọng. Ba bệnh nhân một giường thì chưa có, nhưng hai thì có. Mỗi ngày một bác sĩ phòng khám chúng tôi khám hơn 100 bệnh nhân, có hôm kỷ lục khám 170 bệnh nhân? Lượng là như thể hỏi chất có bảo đảm hay không? Chất lượng bác sĩ tuyên dưới không bằng tuyến trên một phần cũng còn do yếu tố khách quan đó là trang thiết bị y tế. Nhưng bệnh viên tuyên trên được trang bị tới tận răng, đước tiếp cận với những công nghê tiên tiến, con chúng tôi có những gì? Và làm được gì với những ống tai nghe và máy móc cũ kỹ?
Nói như tiền bối, theo lý thuyết, nếu đã là “bác sĩ” thì ai cũng phải có những kiến thức căn bản về y khoa, ai cũng có khả năng hành nghề thầy thuốc, như biết chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh. Bất kể anh là bác sĩ vùng quê hay thành phố, đã là “bác sĩ” thì phải có trình độ như nhau. Những trong thực tế thì ở bất cứ nơi nào cũng có sự khác biệt giữa các bác sĩ. Ngoài ra còn có những bác sĩ có tài nhưng không có đức và bác sĩ có đức nhưng hạn chế về chuyên môn. Cũng phải mở ngoặc để nói thêm rằng không phải bác sĩ thành phố nào cũng “giỏi” nhé. Cũng có nhiều bệnh nhân chúng tôi chuyên lên tuyên trên về la qua trời. Lúc chúng tôi chuyển đi còn bình thường, lúc về méo cả mặt nhân không ra, rồi có những bệnh nhân lên tuyền trên điều trị mãi không khỏi, thỉ hỏi chúng tôi lấy gì để chữa. Tôi cũng đã đọc đâu đó có bệnh nhân đi hết mấy bệnh viên trên Sài Gòn mới tìm ra cái răng sâu. Sai lầm y khoa ở đâu cũng có cả, bên những nước tiên tiến như Mỹ , hay Pháp cũng không thiếu. Chúng ta có những câu chuyện kinh dị về bác sĩ cấp huyện và cấp tỉnh chẩn đoán và điều trị sai như thế nào nhưng những bác sĩ thành phố và tuyến trung ương chẩn đoán và điều trị sai cũng không phải là không có. Có rất nhiều ca nhận bênh từ tuyến dưới, bệnh viện tuyên trên không cứu được, lúc đó nhiều bác sĩ thường đưa ra kết luận: do chuyển lên hơi muộn. Nói vậy chết ai đâu.Vậy điều mà chúng ta nên đề cập tới ở đây là gì? Phải chăng là đạo đức và trách nhiệm của những người bác sĩ? Cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ!
Ngoài chuyện chuyên môn tuyến dưới, vượt tuyến thì thực tế hiện nay số lượng bác sĩ trên dân số ngày càng giảm. Mỗi năm chúng ta không đào tạo đủ nguồn bác sĩ để bù lại số bác sĩ ra khỏi ngành và hơn nữa dân số lại ngày một tăng nhanh. Việc thiếu bác sĩ là từ tuyến xã cho đến tận tuyến trung ương! Chứ không phải tuyến dưới đủng đỉnh ăn chơi để tuyến trên còng lưng ra làm. Còn quá nhiều công việc mà tuyến dưới cần làm, có thể làm nhưng không thể thực hiện do thiếu nhân lực, thiệu trang thiết bị, thiệu phổ cập chuyên môn.
 
Rất nhiều bác sĩ từ các tuyến huyện đi lên thành phố và thể hiện tay nghề không kém gì những bác sĩ trên thành phố. Cũng rất nhiều bác sĩ tuyến huyện bỏ ra làm ở những bệnh viện tư, hay lên thành phố để có điều kiện phát triển hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Những bác sĩ ở lại thì bị chia nhỏ ra các ban ngành khác nhau một cách phí phạm: xã, huyện, quản lý dịch vụ y tế tư nhân, bệnh viện thị xã nằm ngay cạnh bệnh viện tỉnh, y tế dự phòng, bệnh viện mắt nằm ngay cạnh bệnh viện tỉnh cũng có chuyên khoa mắt…Để đạt chuẩn bệnh viện hạng hai, trên yêu cầu chúng tôi phải có đầy đủ các khoa phòng, kết quả bệnh viên chúng tôi nhìn quanh chỉ thấy toàn cán bộ, pho khoa và trưởng khoa, có khoa chỉ có một bác sĩ, lại có bác si một mình quản lý mấy khoa liên. Bệnh viện luôn tạo điều kiện và muốn cho các bác sĩ đi học, nhưng nếu cử đi, thì ở nhà không có ai làm.Chương trình Nha Học Đường đem lại kết quả ra sao?Nhà nước trang bị cho các trạm y tế những chiếc ghế nha tốt để rồi đắp chiếu để đó vì không có bác sĩ để làm, trong khi đó bệnh viện có bác sĩ thì toàn máy cũ, hay máy mua qua đấu thầu, vừa đắt vừa kém chất lượng, nay hỏng, mai sửa. Cạnh bệnh viên chúng tôi có một bệnh viện huyện nhỏ hơn. Ở đó toàn bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, nhưng không biết họ chuyên khoa gì? Đến như đứt gân, rách da họ cũng chuyển lên đây thi không biết họ làm được gì. Phải chăng họ chỉ mỗi việc đi làm cho đủ ngày công, đi học để lấy bằng cho oai, hưởng chế độ cao hơn và lo cho phòng mạch của họ ở nhà? Tôi muốn hỏi phải chẳng do cơ chế? Do cách thức tổ chức, điều hành hoạt động chăm sóc sức khoẻ thiếu chuyên nghiệp và hết sức .. vớ vẩn, không giống ai?
Vậy đâu là nguyên nhân cốt lõi, đâu là nguyên nhân sâu xa làm cho hệ thống y tế tệ hại như vẩy ? Hãy nhìn vào giáo dục, nhìn vào kinh tế, nhìn vào tệ nạn lãng phí – tham nhũng, nhìn vào giao thông, nhìn vào nông nghiệp – công nghiệp, … Cái nào mà chẳng suy đồi! Nguyên nhân sâu xa làm y tế suy đồi cũng là cái thứ đang làm toàn đất nước suy đồi - Lỗi hệ thống
Trong bài viết tiền bối có nhận mạnh : Cần phải quay về nền học thực, đào tạo ra những bác sĩ thật để giải quyết tình trạng quá tải mà để được như vậy thỉ chúng ta phải thanh lọc những giáo sư dỏm và bất tài, nhưng tiến sĩ dỏm khỏi các đại học y. Nghĩa là phải thay thầy trước khi tìm trò. Rồi sau đó mới bàn tới chương trình đào tạo. Nói thì dễ nhưng làm thì khó đấy. Đúng là trương trình đào tạo chúng ta có rất nhiều vấn đề. Ngay trường đại học y dược Tp. HCM đào tao sinh viên, nhưng cũng không dám tin vào chất lượng sinh viên do chính mình đào tạo ra. Họ mở ra bệnh viên, mở phòng khám nhưng hạn chế cho sinh viên tới đó thực tập vì sợ ảnh hưởng tới uy tín của bệnh viện. Chương trình “chuyên tu” biến y tá thành bác sĩ đã cải thiện một phần về vấn đề nhân sự cho bệnh viện tuyến dưới, và trên thực tế có rất nhiều y tá có tâm với nghề, có chuyên môn đã trở thành những bác sĩ giỏi. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều khe hở bị lợi dụng. Trong khi những kỳ thi đại học với điểm thi cao chót vót đã loại bỏ biết bao nhiêu học sinh xuất sắc, và thay vào đó là những con ông cháu cha, những học sinh không đủ điểm, những “cử tuyển” được đưa vào đào tạo y khoa một cách lòng vòng Rồi có những học sinh không có tư cách học đại học chứ chưa nói đến học nghề thầy thuốc, họ theo học chỉ vì chính trị, chứ không hẳn yêu nghề. . Chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 cũng có rất nhiều bất cập. Tôi có những người bạn, học cùng trường, thời gian đi học toàn nợ môn và thi lại, nhưng mấy năm sau đã là bác sĩ chuyên khoa một, vì có bố làm to. Cũng có nhiều bác sĩ có tâm, hàm học hỏi, mong muốn được đi học để hoàn thiện chuyên môn, phục vụ tốt hơn cho bệnh nhân, nhưng gặp những ông thầy giấu nghề không chịu dạy, không chịu truyền đạt kinh nghiệm. Kết quả nhiều người đi học không học được gì, hoc xong về ngu hơn trước khi đi học. Bên cạnh đó cũng có người được đi học, nhưng không chịu học, thời gian đi chơi, đi nhậu, đi đến nhà thầy xin điềm nhiều hơn đi học, nhưng cuối cùng vẫn có bằng như ai...
 
Tôi rất tâm đắc với một đoạn trong bài viết:
....Tôi không rõ ở các nước khác thế nào, nhưng ở đất nước này, người dân không có bất cứ kỳ vọng gì từ bộ trưởng y tế. Hết đời bộ trưởng này đến bộ trưởng khác hứa hết việc này đến việc khác rất hùng hồn, nhưng cuối cùng thì đâu vẫn vào đấy. Không có gì thay đổi. Nếu có thay đổi thì thay đổi xấu hơn. Tình trạng bệnh viện quá tải. Bệnh dịch tràn lan, đến hẹn lại lên. Thực phẩm độc hại. Thuốc ngày càng đắt đỏ và khó kiểm soát. Y đức suy đồi. Nhìn toàn cảnh, y tế là một bức tranh u ám.


                                                                            Hoàng Thanh Hải
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên