Powered By Blogger





Thursday 4 October 2012

Nếu tôi được làm Tê Tê






Mấy tuần nay đời sống của người dân ở vùng đất Bắc Trà My hoàn toàn bị xáo trộn, nhân tình thấp thỏm, cơ quan nhà nước thì ùn việc lên vì suốt ngày lo động đất, học sinh không dám đến trường. Ấy vậy mà các nhà khoa học nhà mình vẫn cái thói làm ăn tắc trách, phát biểu hồ đồ. Một ngày đất rung gần chục lần mà cứ bảo bình thường. Đất nhà dân bị sạt lở, nhà thì nứt vách đổ tường, họ lo lắng lên tiếng thì bảo họ dân trí thấp và khuyên họ phải bình tĩnh, mọi chuyện đã có ngành chức năng lo toan. Từ tháng 3 đến giờ, đoàn đến đoàn đi, chuyên gia này nọ, những phát biểu thăng trầm ngắt quãng hay trượt dài theo từng cơn động đất, theo từng vết nứt khe nhiệt, cuối cùng động đất vì cái gì, nó sẽ ra sao, vẫn nói chưa xong.
Sự hoảng sợ của người dân, có đánh động được lương tâm của người có trách nhiệm? .Vừa an toàn đập vừa an toàn dân. Đó là câu cửa miệng của chủ đầu tư lẫn quan chức. Họ quan tâm đến cái hồ chứa 730 triệu m3 nước dùng làm thủy điện của một doanh nghiệp mà chưa đăn đo tới việc di dời dân và làm sao để yên dân. Họ tính tới cả chuyện hỗ trợ cho dân. Hỗ trợ gì đây? vật chất hay là tinh thân? Mà sao lại nói là hỗ trợ? Phải nói là đền bù mới đúng chứ. Thôi thì sao cũng được, thủy điện này làm hết 5.000 tỷ, không dễ gì người ta buông bỏ , vì thế trước sau gì người dân cũng phải thuộc bài sống chung với động đất? 
Mình thì không có tướng làm quan. Nhưng nếu được làm Tê Tê ( TT) mình cứ nhìn cách giải quyết công việc có hiệu quả của nhứng người xung quanh mà làm. Năm ngoại, nhân dịp gần tết, vùng viễn đông nước Nga chẳng hiểu tại sao bị mất điện, tổng thống Nga Putin lập tức cho gọi ngay ông to nhất ngành điện vào Kremli gặp mình. Trước mặt ông ta Tổng Thông Putin nói: Tôi nghĩ ông và các đồng nghiệp nên xuống đó đón năm mới với nhân dân. Ở đây chẳng cần nói nhiều, cứ cho mấy nhà khoa học về ở ngày dưới đập nhà máy điện sông Tranh , để các bác ấy đồng cam, cộng khổ chờ đợi những đợt đất rung với dân cho nó có tính quần chúng. 

Tiện đây lại nói chuyện rông dài thêm một tý. Xây dựng đất nước cũng vậy, nếu được làm Tê Tê tôi cứ nhìn và học những kinh nghiệm của các nước tiến bộ hơn nước ta tôi làm. Những gì không tốt thì kiên quyết loại bỏ, những gì tốt, tiến bồ thì làm theo. Học người ta, bắt chước người ta những gì tốt đẹp đâu có gì phải ngại.
Ngày xưa Peter đại đế trước khi dựng lên một đế chế Sa Hoàng hùng mạnh cũng đã từng đi đến Arkhangelsk để quan sát những hoạt động của một bến cảng, cách tập lái tàu biển, đặt mua chiếc tàu đầu tiên và đóng thêm tàu cho Hải quân Nga,… Nhận thấy tầm quan trọng của nền hàng hải, ông càng quyết tâm học hỏi điều hay từ Tây Âu và chú tâm đến việc xây dựng cảng biển. Ông - dưới cái tên "binh nhất Pyotr Mikhailovich" - dẫn một đoàn sứ thần hơn 250 người, mà sử gia gọi là Đại Phái bộ Sứ thần đến một số nước Tây Âu. . Đến Hà Lan, Nga hoàng Peter 1 đã học hỏi được nhiều điều về đời sống của người Tây Âu. Ông đã học cách đóng tàu ở Zaandam và Amsterdam - nơi ông đã cùng với bạn bè ngày đêm lao động ròng rã, với thành quả là đóng được một tàu chiến sau hai tháng. Tại Vương quốc Anh, Ông đã được học về nghề hải quân. Ông còn đến thành phố non trẻ Manchester để học về cách xây dựng thành phố, mà sau này ông đã vận dụng để xây dựng Sankt-Peterbug.

Nước Nhất sau thế chiến thứ hai là một đất nước đổ nat, hoang tàn. Họ cũng đã chọn ra hàng trăn những tri thức cử ra nước ngoài học hỏi để trở về dựng xây nên một cường quốc như ngày hôm nay.

Bác Hồ vĩ đại của chúng ta bôn ba hải ngoại mấy chúc năm rong cũng là để học hỏi kình nghiêm và đường lối để về lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhân dân giải phọng đất nước đấy thôi.  
Trong nước bây giờ tôi thấy có hai vấn đề nổi cộm cần phải làm ngay đó là làm thế nào để dẹp nạn tham nhũng và xây dựng chiến lược nào để phát triển đất nước. Về chồng tham nhũng tôi sẽ học chị Yingluck Shinawatra bên Thái Lan. Lập ngay ba kênh thông tin và uỷ ban chuyên giải quyết những khiếu nại của dân. Để chống tham nhung thì tất cả mọi người phải cùng hớp sức tham gia, từ cán bộ cấp cao cho tới người chạy xe ôm trên phố. Bất cứ ai bắt gặp tình trạng tiêu cực đều có thể thông qua ba kênh thông tin đó để đưa ra kiến nghị
Kênh thông tin thứ nhất là đường dây nóng, theo đó người dân có thể trực tiếp gửi thông tin hoặc phản ánh các vụ việc tham nhũng tới các cơ quan chính phủ.
Kênh thứ hai là các hộp thông tin đặc biệt để nhận đơn tố cáo tại các địa điểm lớn như tòa nhà chính phủ, ủy ban nhân dân, nhà ga, bến xe, sân bay, trung tâm mua sắm, trung tâm dịch vụ thông tin. 
Kênh thứ ba sẽ nhận thông tin tố cáo tham nhũng là trang web chống tham nhung hoặc các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter. Tất cả các thông tin đi qua ba kênh trên đều được chuyển tới thủ tướng trước sau đó mới được chuyển tới các đơn vị xử lý. 

Về sáng kiến phát triển đất nước thì tôi học bác Lý Hiển Long bên Singapore, xin lỗi dân khi làm sai, nghe dân để xây dựng tương lai. Từ việc nhỏ cho đến việc lợn đã làm sai thì phải nhận và có trách nhiệm với việc làm của mình. Bắc chước ông tôi cho lập một "Ủy ban đối thoại về tương lai đất nước” nhằm thu hút ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân cho kế hoạch phát triển Việt Nam trong thời gian tới. Uỷ ban này đứng đầu là một ông bộ trưởng và đứng cuối là một tài xế tắc xi. Để tiếp cận và lắng nghe ý kiến của người dân, với hàm ý " Bất cứ ai cũng có thể góp ý để đất nước đi lên”, uy ban này sẽ tương tác qua ba “nền tảng”. Một là, qua mạng xã hội cá nhân (như Facebook, Twitter) của các thành viên, qua website riêng của ủy ban và website chính phủ. Hai là, qua những phiên đối thoại trước dân có sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành
                                                                   Hoàng Thanh Hải

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên