Powered By Blogger





Sunday 3 June 2012

Sự thật về mẹ. Sự thật về quê hương.



     Tôi nghĩ,trên thế giới này,  bà mẹ Nga, mẹ Ý, bà mẹ Đúc cũng thương con như  bà mẹ Việt Nam, cũng bao la, cũng rộng lượng, cũng vô bờ bến.
    Từ ngày nhỏ bất kỳ một đứa trẻ nào cũng yêu nhất người mẹ của mình. Đối với nó, mẹ là người tốt nhất trên trần gian. Nhưng có điều chúng ta không thể phủ nhận đó là lúc đửa trẻ lớn lên,  biết nhận thức, qua giao tiếp với xã hội nó thấy có nhiều người tốt hơn mẹ nó. Mẹ nó cũng như bao người khác, cũng có tật sấu, có khuyết điểm.
   Cũng như vậy. Quê hương đối với nó là đẹp nhất, thân thương nhất. Đến khi lớn lên được đi ra nó mới biết có nhiều nơi, nhiều chỗ đẹp hơn rất nhiều quê hương của nó. Nếu có thể nó sẽ ở chỗ mới và coi đó là quê hương thư hai…thứ ba…của mình. Khi đó quê hương đầu chỉ còn là trong hoài niệm, nhưng vẫn là nơi nó nhớ về nhiều nhất, bởi vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn liền với tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất của nó trong tuổi thơ.
      Cái khác nhau giữa hai nền văn hóa Đông – Tây ở đây cũng khác. Với chúng ta, đằng sau mỗi người thấp thoáng bóng dáng ông bà, cha mẹ, người thân, bạn bè và quê hương. Với chúng ta quê hương là nơi ông bà ta sinh sống. Còn phương tây họ coi nhẹ hơn về phạm trù quê hượng. Quê hương đối với họ là nơi họ sinh ra, họ sống và làm việc. Với họ quê hương là cả một đất nước. Nước Mỹ , thì không cần biết bạn thuộc dân tộc nào, nhưng nếu bạn sinh ra trên đất Mỹ, thì bạn hiển nhiên được mang quốc tịnh Mỹ, vá coi nước Mỹ như là quê hương của mình.

     Trần Trung Đạo là ai tôi chẳng biết, nhưng ông có những tâm sư rất hay về mẹ và quê hương.
….Người mẹ sinh ra tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi tôi gần như không biết mặt mẹ mình. Năm tôi 13 tuổi, chiến tranh đã cướp đi cha tôi, người thân yêu cuối cùng của tôi. Chiến tranh lan tràn đến làng Mã Châu, đẩy tôi ra khỏi xóm lụa vàng thân quen để làm người du mục trên quê hương đổ nát của mình. Từ đó tôi ra đi. Từ chặng đường đầu tiên trên căn gác hẹp trong con hẻm 220 Hùng Vương Đà Nẵng, đến chùa Viên Giác Hội An, xóm nghèo Hòa Hưng, trại tỵ nạn Palawan và hôm nay trên nước Mỹ. Trong cuộc đời này, tôi đã nhiều lần vấp ngã nhưng nhiều người cũng đã giúp vực tôi dậy, lau khô những vết thương trên thân thể và trong cả tâm hồn. Tôi mang ơn xã hội nhiều đến nỗi biết mình sẽ không bao giờ trả hết. Tôi biết ơn những người đã che chở cho tôi và cũng cám ơn cả những người đã dạy tôi hiểu giá trị của gian lao, thử thách. Cám ơn đất nước đã cho tôi được làm người Việt Nam, cám ơn mẹ Duy Xuyên mang tôi đến thế gian nầy, cám ơn mẹ Hòa Hưng nuôi nấng tôi trong những ngày bà con thân thuộc đã ruồng bỏ tôi, cám ơn cây đa già chùa Viên Giác che mát cho tôi suốt năm năm dài mưa nắng.. Và đây là bài thơ ông viết cho bà mẹ nuôi Hòa Hưng…

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
 
Đừng khóc mẹ ơi hãy rán chờ
Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ



Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

     Đó là sự thật về Mẹ, sự thất về quê hương. Nhưng nói gì thì nói, mẹ và quê hương vẫn là những gì thiêng liêng nhất. Ai không kính yêu cha mẹ của mình, ai đi đâu về đâu mà không có lòng với quê hương, không nhớ về quê cha đất tổ thì không thành người..

                                        Hoàng Hải
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên