Powered By Blogger





Monday 27 January 2014

Gà 9 cựa bước ra từ truyền thuyết










Câu chuyện về những con gà chín cựa luôn mang màu sắc huyền bí và cho đến nay không ai có thể khẳng định đích xác nguồn gốc của chúng. Tại Phú Thọ, Lạng Sơn, Hưng Yên… đều rải rác xuất hiện những con gà có nhiều cựa. Thậm chí, trước đây Công ty TNHH Một thành viên gà giống Dabaco (Tiên Du, Bắc Ninh) từng có đề tài khoa học về gà chín cựa.

“Khi đó, nhiều giáo sư, nhà khoa học đã khẳng định giống gà của chúng tôi là gà chín cựa. Nhưng thực ra nếu nhìn kỹ thì đây chỉ là những con gà nhiều ngón chứ không phải cựa, bởi cựa thì phải hình tròn chứ không phải hình tam giác, giống như chiếc vảy vậy” - ông Nguyễn Như Phán, Phó Giám đốc Công ty kể. 

Hành trình tìm được giống gà chín cựa, theo ông Phán, như một duyên trời định. Suốt bao nhiêu năm lăn lóc với các dự án gà chín cựa, thậm chí nghe thấy ở đâu móng mánh có thông tin về loài gà này là các ông tìm đến. Cho đến khi nhân giống thành công gà nhiều cựa (tạm gọi thế), mọi người đã thấy hài lòng. 

Nhưng một hôm có lão nông ở Thuận Thành gặp lãnh đạo Công ty đã cười nhẹ mà rằng: “Gà các anh đang sản xuất không phải gà chín cựa. Muốn có gà chín cựa thực thì mời các anh về nhà tôi”. Và bữa cơm đầu tiên giữa lãnh đạo Công ty và gia đình người nông dân nọ có món ăn đặc biệt là… thịt gà chín cựa. 

Cầm 2 chiếc chân gà với tổng số 9 cựa nhọn hoắt, tròn trịa trên tay, ông Phán tiếc hùi hụi vừa ăn vừa đau. Cũng may, chủ nhà còn 2 con gà nữa, hỏi mua không bán nhưng lại sẵn sàng biếu không cho mấy cán bộ Công ty đang rất nhiệt huyết với loại gà này. Mãi về sau mới biết, các thế hệ gia đình nọ đã duy trì được giống gà này hàng trăm năm. 

Loại gà chín cựa của Dabaco có cơ thể khá lớn, gà trưởng thành có thể nặng hơn 3 kg. Lông chúng khá dày và có đủ ngũ sắc. Đặc biệt chiếc mào tuy ngắn nhưng lại có hình như một chiếc vương miện đài các. 

Gà trưởng thành có tới 9 cựa nằm sát nhau trổ từ xương cẳng chân. Đặc tính loại gà này là khá… hung hăng. Chúng có thể đánh nhau suốt ngày. Mái nhìn thấy trống là… sợ. Thân hình đồ sộ cùng những chiếc cựa đâm ra tua tủa có thể cào sứt da thịt của những cô mái mơ thông thường. 

Vậy nên, để phối giống được thì các cán bộ ở đây phải tìm cách thụ tinh nhân tạo với nhiều công thức mái khác nhau. Thất bại nhiều nhưng họ không nản. Mãi hơn 5 tháng sau, những chú gà đầu tiên trổ cựa trong niềm vui khôn tả, và Công ty gà giống Dabaco đã đưa vào sản xuất hàng loạt. Họ đã có trong trại hơn 10 nghìn con gà chín cựa để cung cấp cho thị trường trong dịp Tết Giáp Ngọ. 

Gà chín cựa do Dabaco sản xuất hiện nay có giá bán trên thị trường khoảng 3 triệu đồng/con. Khá nhiều khách tới đặt hàng trước để làm quà biếu dịp Tết. Một khách hàng cho biết: So với chai rượu ngoại vài triệu đồng thì tặng một con gà chín cựa lịch sự và có “chất” hơn. Cùng chín chiếc cựa uy dũng, loại gà này cho thịt ngon. Các thớ thịt săn chắc, da dày và giòn như gà chọi. Thịt ngọt và thơm, bùi. 

Theo khẳng định của Dabaco, các cơ sở bên ngoài rất khó nhân giống loại gà này theo cách thông thường, nên đến bây giờ vẫn là độc quyền của Dabaco. Và Dabaco đang hướng đến việc sản xuất với quy mô lớn để từng bước giảm chi phí, hạ giá bán. Mục tiêu là hướng tới giá gà chín cựa chỉ còn khoảng 1 triệu đồng/con để mỗi gia đình đều có thể mua được một con gà chín cựa thịt thờ trong ngày Tết cổ truyền 


Theo Tiền Phong




Người  nông dân “biến” dưa hấu thành… thỏi vàng







Ông Trần Thanh Liêm,  và tác giả bài viết



Sau nhiều năm thử nghiệm, ông Trần Thanh Liêm đã rất thành công trong việc biến một trái dưa hấu bình thường thành dưa hấu có hình dáng đặc trưng là “một thỏi vàng”.

Ông Liêm cho biết, ngày Tết phải tạo ra một sản phẩm đặc trưng, mang ý nghĩa đem niềm vui, hạnh phúc cho mọi nhà. Do vậy, ông đã ấp ủ mong muốn biến trái dưa hấu có hình dáng bình thường thành thỏi vàng phục vụ cho bà con trong dịp Tết. 

Nghĩ là làm, vào năm 2007, ông bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo khuôn hình thỏi vàng nhưng kết quả thu được trong năm đó vẫn không như mong đợi. Không nản lòng, những năm tiếp theo ông tiếp tục cải tiến chiếc khuôn cho phù hợp với trọng lượng của trái dưa và ngay lập tức gặt hái được thành công ban đầu.

“Làm thành sản phẩm đẹp thì phải làm từ từ, chậm thôi mới đạt và để lâu được. Làm sản phẩm này không đơn giản và đầu tư nhiều tiền. Suốt năm chỗ miếng đất làm thử nghiệm, để thay đổi mẫu mã tôi làm sản phẩm cả năm. Cứ sau 2 tháng là làm tiếp cho đến thời điểm Tết”, ông Liêm cho biết thêm.

Để có những khuôn dưa thỏi vàng ưng ý, theo ông Liêm, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc là cực kỳ quan trọng. Đối với phân và nước, nếu dư thì dưa sẽ gẫy vỡ khuôn. Còn thiếu thì không thành hình. Riêng ánh nắng phải chiếu đều và vừa đủ, bởi dư thì nám vỏ, thiếu thì dưa bị xanh, không có màu vàng nguyên khối. Khó vậy, nên cho tới nay, dưa hấu thỏi vàng của ông Trần Thanh Liêm ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ vẫn là có một không hai ở Việt Nam. Dưa hấu thỏi vàng có thể giữ màu sắc, hình dáng gần cả tháng.
Với quan niệm dưa hấu hình vuông là bắt chước ý tưởng của nước ngoài, chỉ có dưa hình thỏi vàng là do mình nghĩ ra nên ông Liêm chỉ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp dưa hấu hình thỏi vàng. Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp cho dưa hấu hình thỏi vàng của ông Trần Thanh Liêm...

Ông Liêm cho rằng: “Năm trước, tôi dùng chữ thường trên trái dưa hấu thỏi vàng. Tết này, tôi làm khuôn chữ thư pháp, nhiều người tưởng là hình bằng mũ, lại cầm thấy nặng mới giật mình vì nặng gần 2 kg”. 

Muốn mua được cặp dưa hình thỏi vàng, khách hàng phải đặt trước đó vài tháng. Còn với thương lái thu mua với số lượng lớn phải đặt cọc trước Tết khoảng 1 tháng. Những năm hút hàng, nhất là vào những ngày giáp Tết, mỗi ngày ông Liêm phải tiếp hàng trăm cuộc gọi của khách hàng trong Nam, ngoài Bắc. Là hàng “độc”, trên mỗi trái dưa thỏi vàng đều được dán logo thương hiệu Thanh Liêm như một sự bảo chứng.

Theo ông Liêm, Tết Giáp Ngọ này, gia đình ông đã chuẩn bị khoảng 100 cặp dưa hấu hình vuông và 500 cặp dưa hấu thỏi vàng. Tuy nhiên, do không khí lạnh kết hợp sương muối rồi sau đó chuyển sang nắng nóng khiến dưa hấu mới trồng đã bị héo lá, chết dần. Vì vậy, trong 150 cặp dưa hấu hình thỏi vàng thu hoạch, chỉ có 35 cặp đạt yêu cầu; dưa hấu tạo hình vuông số lượng đạt tiêu chuẩn cũng ở mức như thế.

Giá bán dưa hấu thỏi vàng tại vườn đối với loại 1,7 kg là 3 triệu đồng/cặp. Loại dưa hấu hình thỏi vàng có chữ “Tài - Lộc” bằng lối viết thư pháp nổi lên bề mặt trái dưa có giá 3,5 triệu đồng/cặp. Riêng đối với dưa hấu vuông giá rẻ hơn với loại 1,7 kg, khoảng 1.300.000 đồng/cặp; loại trên 2 kg là 1.700.000/cặp. Tuy giá tại vườn như thế nhưng khi thương lái mua hàng đi bán ở những thành phố lớn thì giá còn đẩy lên rất cao. 

Anh Nguyễn Thanh Long, một thương lái ở TPHCM cho biết: “Hàng của ông Liêm làm rất uy tín, vì cũng có chỗ làm nhái theo nhưng chất lượng không tốt, dễ vỡ. Khách hàng đặt nhiều nhưng không có để giao. Mẫu mới khách hàng rất chuộng, đưa giá cao vẫn mua chứ không thắc mắc về giá. Loại dưa hấu thỏi vàng tôi bán 6 triệu đồng/cặp, và nhiều giá lắm”.

Tuy sản phẩm làm ra với giá cao, được nhiều người ưa thích nhưng nhìn những thỏi dưa hấu vàng không đạt chuẩn phải bỏ đi, ông rất trăn trở. Chính vì vậy, những ngày tới khi công việc ruộng đồng tạm gác lại để vui xuân, đón Tết, ông Liêm sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách làm chủ động đối phó với thời tiết bất lợi, để tỷ lệ sản phẩm thu hoạch đạt yêu cầu ở mức cao hơn.

Với trình độ, tiến bộ kỹ thuật hiện nay, nông dân ĐBSCL không chỉ cần cù, chịu khó mà còn sáng tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ, có giá trị rất cao để đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng trong ngày Tết. Nhờ những ý tưởng sáng tạo này mà những nông dân trong đó có ông Trần Thanh Liêm đã làm ra được sản phẩm mang tính cạnh tranh, độc đáo và làm giàu ngay trên mảnh đất quê mình./.

Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL




Xuân về rồi nợ.....*

       







Sáu giờ sáng, khi nhịp sống bắt đầu chầm chậm nơi con phố vắng vẻ, tiếng chuông điện thoại báo thức vang lên, là tôi dậy bắt đâu một ngày mới. Tết sắp đến rồi, ngày bắt đầu cũng rạo rực hơn ngày thường.


Trời còn mờ mờ , có lẽ là xương mai ,tôi cố gắng nhìn giữa không gian mờ ảo đó, muốn nắm bắt một điều gi đó mong manh, sợ khi nắng xuống, mọi cái đều tan biến.



Mẹ đi văng nên nhà thiếu những âm thanh quen thuộc, thiếu mùi nồng nàn của nồi thịt kho, mui thơm lừng của bát cơm nóng hổi. 

Bất chợt tôi nhớ về những ngày ở nước Nga xa sôi. Tôi qua Nga khi tròn 20 tuổi, khi trở về tôi đã 42. Tôi tự hỏi hơn 20 năm ấy tôi được những gi và mất những gì. Tết bên Tây là những ngày Đông lạnh, rét buốt làn da, tôi vẫn thường tha thiết thèm thuồng giọt nắng ấm nơi quê nhà. Ngày đó khi những  bông hoa tuyết rơi chạm tay tôi, chạm vào ký ức xa xưa làm tôi mơ đó là cánh đào hồng.Trong ký ức tôi vẩn còn in sâu ngày Tết nơi quê nhà khi tôi còn bé nhỏ. Cái nỗi niềm chờ đợi nồi bánh chưng của nội đang sôi ùn ục trong nồi vẩn còn thơm mãi đến tận bây giờ.Tôi nhớ lắm không khí náo nức , nhớ dòng người chen chúc nhau đi chờ sắm đồ tết. Nhà tôi nghèo nên mỗi cái tết là sự lo toan của bố và mẹ. Tết đến nhà tôi thường không có cành đào, chỉ có nhưng cành hoa rẻ tiền mẹ tôi mua ở phiên chợ cuối ngày. Dù vậy, năm nào mẹ cũng dọn nhà cửa tươm tất đón Tết. Nào là mâm ngũ quả, bánh răng bữa, bánh chưng, mứt. Còn nhỏ, đâu đã biết nghĩ tới ai,tôi và các em chỉ tha thiết chờ mong cái Tết đến thật nhanh.Được mặc quần áo mới ,được khoe nụ cười tươi,không có tiền lì xì nhưng được đi chơi, được ăn nhiều thịt, được nhiều thứ mà khi đó tôi có chạy khắp xứ người mênh mông cũng không tìm lại được cái mà tôi đã mất. 



Giơ tôi đã trở về. Tôi đang có ở đây. Cái thị trấn nhỏ này dẫu không phải là quê cha, đất tổ, nhưng cũng là đất mẹ Việt Nam. Rồi tôi cũng sẽ yêu nơi đây, như những người ở đây yêu thương và cần tôi vậy. Tôi sẽ yêu nơi đây như yêu góc nhỏ quê hương tôi mà suốt đời tôi đem theo. Góc nhỏ quê hương trong tôi là nỗi nhớ bao la muôn trùng, là tủi hờn trào dâng khóe mắt, là gừng cay muối mặn, là mùi hương dạ thơm tho, là tiếng rì rào sóng vỗ, là tiếng sáo diều , điệu vĩ dặm bà Nội ru tôi suốt tuổi thơ

Ra đường mới biết Xuân đang về với thị trấn, với mọi người. Không khí xuân ấm áp, chợ hoa tuy nhỏ nhưng cũng đủ sắc màu,không có cánh đào, nhưng Mai vàng cũng làm rạo rực mùa Xuân , người người và đất trời nô nức, quê hương rộn rã hơn ôm tôi vào lòng. Qua hàng sôi thèm một miếng bánh chưng. Nhớ Tàu lá chuối vườn khuya. Những tàu lá mong manh nhưng biết ôm trọn những hạt nếp trắng vào lòng, biết gói niềm thương , nối nhớ từ buổi hồng hoang cho đến tận vĩnh hằng.


Tôi hạnh phúc khi tôi biết trở về. Phương Tây dẫu đủ đầy nhưng đâu ấm và chan chứa như quê hương. Tôi đang ở đây và sống lại khoảng thời gian mà tôi đã đánh mất. Quê hương là đất Mẹ hiền từ lúc nào cũng mong những đứa con xa. Và chúng con dù đi đâu về đâu vẩn nhớ hoài cái Tết, như cánh đào hồng chỉ chung thủy với mùa xuân.

alt


Năm 2014 đã đến rất gần.Trước thềm năm mới Hải xin được trân trọng gửi tới tất bè bạn trên blog những lời chúc thân thương nhất!Thân chúc mọi người đón một năm mới với nhiều niềm vui,sức khỏe,may mắn và ngập tràn hạnh phúc!

Hải xin chân thành cám ơn các anh,chị và các bạn vẫn thường xuyên ghé thăm nhà góp ý, bình luận chia sẻ và dành cho Hải những lời chúc mừng, những lời thăm hỏi thân thương nhất!

Thân ái chúc blogspot.com một năm mới nhiều thành công,nhiều sức khoẻ - an lành, tốt đẹp



                                                                                  Hoàng Hải

..............................
P/s: * Bài cũ đăng lại



Sunday 26 January 2014

So sánh Ông Đồ hai miền






Ông Đồ Sài Gòn







Ung dung, thư thái

Phố Ông Đồ Sài Sòn







Ông Đồ Hà Nội




Hớt hải lo chạy công an

Phố Ông Đồ Hà Nội






Miễn bình luận !




Tình yêu sét đánh của chú khỉ và cô gà




Một con khỉ và một con gà đã đem lòng yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên sau cuộc gặp gỡ định mệnh trong một phiên chợ trên đảo Java của Indonesia.

Chú khỉ này không hiểu bằng cách nào đã có thể quyến rũ và yêu say đắm cô gà. Cô gà băng qua đường bất chấp hiểm nguy để đến với chú khỉ người yêu của cô

Chú khỉ này là của một người đàn ông tên là Hakim, nó bị xích chân nên không thể di chuyển quá xa. Và chú  khỉ rất thích ngồi và âu yếm cô bạn lông vũ của mình, cô gà cũng rất hạnh phúc khi được nép mình trong vòng tay của chú khỉ. 

Tiệc rặng mối tình ấy kéo dài không lâu. Khi hội chợ kết thúc cũng là lần cuối cùng cặp đôi được trông thấy cùng nhau

Tin từ báo Lao Động


Những điều phụ nữ cần làm trước khi chết








Chia sẻ của đạo diễn Lê Hoàng để cổ động chị em luôn sống thoải mái "thả ga", như hôm nay là ngày cuối cùng được sống.

Cùng đọc và cười mỉm với 45 điều phụ nữ nên làm trước khi chết:




1. Mặc quần đùi, đá bóng với một lũ đàn ông.
2. Đi trễ hẹn với chàng trai mình yêu.
3. Vào tiệm gội đầu loại sang trọng khi túi có rất ít tiền.


4. Ngồi một mình trong bar, uống hết một chai rượu.
5. Đi bộ trên vỉa hè ở đại lộ trung tâm chiều chủ nhật bằng guốc cao gót, vừa đi vừa ngẩng cao đầu.
6. Ăn cơm xong, quẳng đĩa bát đấy, không thèm rửa trong ba ngày.
7. Ra phố, trên đầu tóc vẫn quấn lô.
8. Nhận một lá thư của trai hâm mộ, vứt vào sọt rác mà không hề mở ra.
9. Đóng sập cửa lại trước mặt mẹ chồng.
10. Khóc một mình không rõ lý do.
11. Mặc váy mỏng và rộng ra đường khi trời đang có gió.
12. Viết thư cho một nam tài tử điện ảnh để nói rằng anh ta đóng phim dở ẹc.


13. Ăn một mình hết nửa cái bánh kem.
14. Nuôi một con chó con. Lúc cáu đá cho nó một lần.
15. Gọi các bạn gái về nhà đập phá lúc cha mẹ vắng nhà.
16. Bị dị ứng vì keo xịt tóc.
17. Mặc bikini chụp ảnh trong rừng.


18. Uống rượu say, tỉnh dậy phát hiện ra một chàng trai dưới gầm giường.
19. Mặc váy đầm, trang điểm lộng lẫy, ngồi ăn bún bò vỉa hè.
20. Ngồi trong quán cà phê, châm một điếu thuốc lá, nhả khói vào đám đông rồi về nhà ho sặc sụa.
21. Chạy chân trần trên bãi cát bờ biển, vừa chạy vừa hét lên.
22. Cho một con mèo uống sữa.
23. Ngồi bên cửa sổ chải đầu soi gương.


24. Ghi tên thi hoa hậu, nhưng tới cửa thì bĩu môi không vào.
25. Gọi điện thoại cho một chàng trai vào lúc hai giờ sáng.
26. Soi gương toàn thân cả trước lẫn sau.
27. Xem một bộ phim hoạt hình tại rạp. Xem một bộ phim kinh dị một mình tại nhà.
28. Bắn một khẩu súng. Nhằm vào một lon bia.
29. Tắm biển ban đêm với một chàng trai đẹp.
30. Làm quen với một người bạn trai trên một chuyến phi cơ.
31. Về quê. Gặp rắn bò trên bãi cỏ.
32. Làm phù dâu cho một đám cưới, sau đó định không lấy chồng.


33. Mua một bộ đồ ở tiệm rất háo hức, về nhà mặc thử lại sau đó vứt đi không bao giờ dám nghĩ tới.
34. Ra sân vận động xem bóng đá, hò hét mà chẳng hiểu gì.
35. Thức cả đêm xem một bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Mấy tháng sau nghĩ lại thấy mình điên.
36. Cầm chổi đuổi theo đập một con chuột.
37. Bỏ ra khỏi nhà suốt đêm khi chồng nhậu say.
38. Đọc một cuốn tiểu thuyết Quỳnh Dao. Cười phá lên vì thấy nó quá sến hoặc khóc thổn thức vì cảm động.
39. Tự sửa bếp gas hoặc bếp điện. Chùi tay vào vạt áo.


40. Nằm trên giường ăn khế chấm muối ớt.
41. Nhặt một chiếc lá khô ép vào sổ tay.
42. Vừa đi đường vừa cắn vào quả ổi cắm vào cái que.
43. Làm cháy một món ăn. Làm vỡ một cái bình hoa.
44. Nhảy múa một mình trong phòng tắm.
45. Không nhìn mặt một đứa bạn thân.


-Theo Freely-

Cận cảnh cây Mai gần 2 tỉ






Dù kinh tế năm qua gặp không ít khó khăn, nhưng Tết về, những cây kiểng tiền tỉ vẫn tấp nập đổ về TPHCM để phục vụ thú chơi của giới thương gia hoặc của những người “có tiền”.


Cánh mai rực rỡ của một cây mai bạc tỉ tại công viên 23.9
Cây mai hiếm với gốc to, dáng đẹp, hơn 100 năm tuổi của một nhà vườn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang có giá 1,8 tỉ đồng.
Với gốc xù xì, dáng độc đáo, cân đối nên theo chủ nhân của nó thì khi khách nghe anh rao giá 1,8 tỉ đồng, có người đã trả hơn 1 tỉ nhưng anh chưa bán.
Cận cảnh gốc mai "khủng" đang được trưng bày tại Công viên 23.9 (quận 1, TPHCM).


Theo : Lao Động




Tinna Tình duyên dáng cùng áo dài xưa






Khác với không khí vui tươi, rộn ràng đón năm mới của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng, Tinna Tình cũng chọn cho mình phong cách riêng biệt khi hóa thân thành người thiếu nữ thuở xưa, đầy hoài niệm trong tà áo dài truyền thống.

Mời các bạn cùng xem loạt ảnh mới của Tinna Tình vừa ra mắt:



Tinna Tình hóa thiếu nữ xưa với tà áo dài truyền thống




Nữ ca sỹ chọn phong cách hoài niệm đầu năm mới thay vì rộn ràng, vui tươi đầy màu sắc như nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã thực hiện



Cô thay đổi nhiều bộ áo dài khác nhau và mang đến nhiều sắc thái, biểu cảm trong bộ ảnh


Mưa tháng giêng & Tháng giêng và em.


  



Mưa tháng giêng





Tháng giêng mưa ngoài phố
   Mưa như là sương thôi
   Những bóng cây dáng khói
   Như mộng du bên trời

         Tháng giêng ngày mỏng quá
          Nỗi buồn nghe cũ rồi
          Mà bên kia tờ lịch
          Nỗi niềm mưa xót rơi

         Tháng giêng mưa trên tóc
          Những người đi lễ chùa
          Theo giọt mưa cầu phúc
          Tiếng chuông từ bi mơ

         Tháng giêng mưa dưới bến
         Mỏng mai cô lái đò
         Mắt mưa em lúng liếng
         Trói tôi bằng vu vơ

             Tháng giêng mưa như cỏ
              Non xanh đến tận trời
             Trước vô cùng năm tháng
             Thơ mình sương khói thôi

Nguyễn Việt Chiến


Tháng giêng và em




Tháng giêng em dáng như thơ
Ngực khơi kẽ áo, đôi bờ non cao
Hàng khuy quên bấm gió vào
Làn da trắng mịn, ngọt ngào hương mê.

Mùa xuân em bước chân về
Rừng mai chào đón, tình quê dịu dàng./
Xuân vui hòa nhịp cung đàn
Hoa xuân như mới, dâng tràn nhụy non.

Miếng môi in đỏ dấu son
Tóc vương sợi rối, lưng thon chân dài.
Tháng giêng ta bỗng thở dài.
Em từ đâu đến, mang hoài vọng xưa.


Mùa xuân năm Quý Tỵ 2013.
Lê Tuấn









Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên