Powered By Blogger





Monday 20 January 2014

10 điều thú vị về mùi cơ thể










Mùi cơ thể, kẻ ưa người ghét. Có kẻ tắm 3 lần mỗi ngày vẫn không hết mùi. Trong khi có người 3 ngày không tắm vẫn không thấy mùi. Tại sao?



1. Chính mồ hôi gây ra mùi ?



Sai. Ra mồ hôi chủ yếu là nước. Theo TS Roland Salesse, GĐ Viện quốc gia Nghiên cứu NoMI, mùi phát ra do hàng tỉ vi khuẩn sinh sôi nẩy nở trên da. Chúng được nuôi dưỡng bởi các acid béo và protein hiện diện trong mồ hôi và tiêu hóa các chất này tạo ra mùi. Ngoài ra, không phải mồ hôi ra đầm đìa là mùi càng nồng bởi vì có nhiều nước nên các chất tạo ra mùi hòa tan trong nước.

mui co the 1
Vùng nách và bẹn tập trung nồng độ mùi bởi vì các hạch tiết mồ hôi nằm ở các vùng này tiết ra các acid béo và protein trong khi ở các nơi khác của cơ thể các tuyến ít tiết ra các chất đó hơn.

Các chất khử mùi tác động theo 3 cách:
- Bít các lỗ chân lông để tránh ra mồ hôi bằng các chất như muối aluminium.
- Khử các vi khuẩn bằng thuốc kháng khuẩn.
- Dùng nước hoa để khử mùi.

2. Càng tắm kỷ càng có mùi ?

Sai. Theo TS Gilles Boetsch, nhà sinh vật học, GĐ Trung tâm nghiên cứu CNRS, Pháp, cho biết càng tắm rửa nhiều thì càng sạch. Bởi vì tắm rửa làm giảm lượng vi khuẩn bám trên da của chúng ta. Nhưng về phương diện vệ sinh chỗ kín thì rửa thái quá có thể mất quân bình hệ khuẩn lạc của âm đạo. Khử chúng có thể dẫn đến sự hình thành của các loài không mong muốn. Tốt nhất, theo Roland Salesse, là sử dụng các loại xà phòng có độ pH trung tính, ít có tác dụng khử khuẩn.

3. Ăn quá nhiều gia vị làm tăng mùi ?

Đúng. An quá nhiều măng tây có thể tạo ra một mùi đặc biệt trong nước tiểu. Các thực phẩm nặng mùi như tỏi, gia vị khiến cho mồ hôi có mùi. Nồng độ các acid béo và các sản phẩm chứa lưu huỳnh dễ dàng bị phân hủy trong nước tiểu hơn là trong mồ hôi vì nước tiểu có nhiều nước hơn. Nhưng thông thường mùi trong nước tiểu và mồ hôi giống nhau bởi vì đều có nguồn gốc từ máu.

4. Bàn chân có mùi, thường do di truyền ?

Đúng! nhưng không hoàn toàn. Theo TS Roland Salesse, mùi mồ hôi có liên hệ chặc chẽ với gen. Thật vậy, chất trimethylamin, có mùi đặc trưng, được gọi là “Hội chứng mùi cá thối”, là một bệnh biến dưỡng do di truyền. Măc dù là di truyền nhưng cũng phải thông qua vi khuẩn bởi vì từ lúc mới chào đời, bé đã bị nhiễm các loại vi khuẩn từ người mẹ, khu trú trên da, trong ruột, ở các lỗ tự nhiên của cơ thể…Ở bàn chân, do ra mồ hôi nhiều nhưng lại bí, thiếu thông thoáng, nên nóng và ẩm, nên dễ trở thành “thiên đường” của vi khuẩn. Tuy nhiên, một vài mùi ở lòng bàn chân lại liên quan đến nấm, thường có biểu hiện như da nổi vân, màu hồng và ngứa.

5. Lông làm tăng mùi của mồ hôi ?

Đúng. Nhiệt độ của cơ thể có thể làm tăng sự tiết mồ hôi và nhờ vậy tránh được sự gia tăng thân nhiệt. Mặc dầu nước bay hơi nhưng các phân tử vẫn lắng đọng lại. Vi khuẩn sẽ phân hủy các phân tử này tạo ra mùi. Bản thân lông cũng giúp sự bay hơi bằng cách tăng diện tích lan tỏa. Tuy nhiên, diện tích càng lớn thì vi khuẩn càng nhiều và như vậy … mùi càng nồng! Thật tệ hại! Lông cũng giống như vải của áo quần giữ lại các phân tử gây ra mùi.

6. Một số người có mùi thơm tự nhiên ?

Đúng và không. Theo TS Gilles Boetsch, ta chỉ nên nói “dễ chịu và khó chịu” mà thôi. Văn hóa và sự giáo dục đóng một vai trò quan trọng. Chẳng hạn như liên quan đến vấn đề vệ sinh: mùi mồ hôi nhẹ có thể làm cho người này khó chịu nhưng lại làm cho kẻ khác ưa thích.
Nếu vài yếu tố như thức ăn, nước uống tạo ra một sự khác biệt, thì đó là những khác biệt về sinh lý. Một công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Nature” năm 2006 cho thấy có một loại gen phụ trách về vận chuyển các acid béo và protein trong các tuyến mồ hôi. Một số dân tộc vùng Viễn đông lại không có gen này, nên họ ít có mùi thân thể hơn.

7. Khi yêu thì yêu cả mùi ?

Đúng. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng khi cho một người hít mạnh cái áo thun của người yêu thì mùi sẽ gây nên một cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn. Cũng vậy, các nhà nghiên cứu đã cho thấy trong công trình khác: khi người yêu vắng mặt thì người ta có thể ngủ ngon với mùi của áo quần ngủ của người yêu. Như vậy, mùi làm cho kẻ khác ưa thích hay ta ưa thích mùi đó vì ta yêu kẻ đó ? Thật khó nói đối với TS Gilles Boetsch nhưng có lẽ do cả hai. Mùi chủ yếu là do các chất pheromon tạo ra. Đây là các chất đặc biệt có khả năng thu hút kẻ khác phái của đồng loại. TS Roland Salesse, theo “chủ nghĩa hoài nghi”, lại cho rằng cơ quan thụ cảm xương lá mía của mũi là nơi cảm nhận chủ yếu các chất pheromon ở loài vật, nhưng đã bị teo đi ở loài người. Niêm mạc mũi cũng có thể cảm nhận được các pheromon nhưng rất khó khảo sát ở người bởi vì con người không có các phản ứng được lập trình sẵn như ở loài vật. Pheromon cũng đóng một vai trò quan trọng về khứu giác ở người. Chẳng hạn như trong giai đoạn rụng trứng thì người phụ nữ lại bị lôi cuốn bởi mùi của phái nam và ngược lại.

8. Ta không cảm nhận được mùi riêng biệt?

Đúng vậy. Bởi vì não bộ đã học được cách loại bỏ các loại mùi này. Cũng như các hệ cảm giác khác, bộ não phải thực hiện việc chọn lọc trong vô số những thông tin mà não nhận được. Và khi một kích thích hiện diện thường trực thì bộ não sẽ “phớt lờ” không nhận biết.

9. Mùi cơ thể xuất hiện ở tuổi trưởng thành ?

Sai. Theo TS Gilles Boetsch mùi luôn luôn hiện diện nhưng chúng thay đổi theo tuổi. Ở tuổi trưởng thành, các thay đổi về hoc-môn ảnh hưởng đến sự biến dưỡng, làm biến đổi thành phần của mồ hôi nhưng vi khuẩn lại thích hợp với việc đó. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả: thức ăn cũng thay đổi, hệ lông xuất hiện và vấn đề vệ sinh cũng phải thích ứng theo và như vậy làm cho mùi biểu hiện nhiều hơn. Nhưng sự thay đổi không phải là “độc quyền” của tuổi thành niên.

Một công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ được công bố vào năm 2012 trên tạp chí “Plos One” cho thấy mùi cơ thể thay đổi theo độ tuổi. Các mẫu nghiệm mùi được lấy theo các nhóm tuổi khác nhau: nhóm 20-30, nhóm 45-55 và nhóm 75-95 tuổi và được cất giữ trong lọ đối chứng với nhóm chứng. Kết quả cho thấy mùi có liên quan đến các độ tuổi khác nhau.

10. Nặng mùi dấu hiệu của tình trạng sức khỏe xấu?

Đúng vậy! Nấm da thường kèm theo mùi khó chịu, đôi khi đó lại là dấu hiệu đặc thù để chẩn đoán. Hơi thở cũng được xem là dấu chỉ điểm về tình trạng của hệ tiêu hóa hay răng miệng. TS Roland Salesse cho biết chứng bệnh tâm thần phân liệt thường kết hợp với mùi mồ hôi rất đặc biệt do rối loạn biến dưỡng. Như vậy, mùi cơ thể, hơi thở và nước tiểu đã tạo thành “bộ ba” giúp cho việc chẩn đoán.



BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com





Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên