Powered By Blogger





Wednesday 31 October 2012

Nỗi lo chiến tranh





Thật sự mình rất lo lắng và quan ngại khi đọc tin trên các báo sang nay về áo ngực xuất xứ Trung quốc.
 
Mình đọc binh pháp cũng nhiều, từ cổ thư đến tân thư. Mình biết rõ những cuộc chiến tranh xâm lược thường bắt đầu từ việc đánh phá hạ tầng kinh tế xã hội, làm triệt tiêu sức mạnh của đối phương trước khi mở màn cuộc chiến quân sự. Mà cái này, không ai rành hơn anh bạn láng giềng. Sáng nay, xem thời sự, mình thầm lo: Điều gì xảy ra khi phụ nữ Việt Nam mặc áo ngực Trung Quốc?

Tất cả những ngành kinh tế sử dung lao động nữ như may mặc, giày da sẽ đình đốn. Công sở không hoạt động, khách sạn không còn nữ receptionist vì họ bận gãi.

Các trường học sẽ bị đình trệ và các ông bố sẽ siêng đón con. Học trò không học vì cô giáo bận gãi nên không dạy, công sở vắng người vì các ông bố đến trường từ rất sớm.
 
Người dân sẽ đau ốm kéo dài, vì các cô y tá, hộ lý sẽ bỏ bê công việc để gãi, áp lực công việc sẽ dồn lên vai các y bác sĩ nam.
 
Xe ôm sẽ tăng việc, vì phụ nữ sẽ không thể lái xe hơi, chạy xe máy đi làm vì tay còn bận gãi. Những ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động nữ sẽ đình đốn.
 
Đường phố đã chật hẹp sẽ thêm ùn tắc vì lề đường được dựng lên nhưng kios nhỏ làm chỗ...gãi cho chị em. Ai ngứa thì vào. Như cách người ta xây nhà vệ sinh công cộng nhưng mật độ dày đặc hơn.
 
Trẻ em sẽ suy dinh dưỡng vì không được bú mẹ vì bị lây ngứa. Một số ông bố, ông chồng cũng có thể bị ngứa miệng.
 
Xã hội sẽ bị đảo lộn, kinh tế bị đình trệ, tất cả đều rối loạn.
 
Mình nghĩ may mà Trung Quốc xa Iran, chứ nếu ở gần, với sự cảnh giác cao độ và tiềm lực quân sự mạnh mẽ, tên lửa Iran có thể đáp trả lập tức ngay khi người phụ nữ đầu tiên bị ngứa ti.
 
Tiên hạ thủ vi cường. Liệu đã đến lúc bộ máy chiến tranh được đặt trong trạng thái khởi động?

                                                                                         Sưu tầm

Lẽ thường




Sáng tôi đi và chiều tôi về. Hình như đó đã thành lẽ thường. Lẽ thường như những hạt sương mai mùa này vương trên những tán lá bên đường, đợi nắng lên làm một cuộc viễn du. Lẽ thường quá bình dị và giản đơn đến nỗi người ta chẳng còn để ý đến và cũng đơn giản đến nỗi em chẳng hề biết là tôi nhớ em tới chừng nào.
Chiều chạy xe chầm chậm trên phố. Chút se lạnh của cơn dông sắp đến, vòng tay siết chắt của một cô gái ôm người yêu lướt qua khiến tôi thèm một hơi ấm bàn tay. Thời gian trôi nhanh thật, ngày mai đã là tháng 11 . Tôi nhìn trời huyền hoặc: nhanh vậy ư, lại một mùa giáng sinh nữa sắp tới rồi. Thời gian ta yêu em, dành tron vẹn cho em quả là quá ít.
Tôi chạy về hướng nhà thờ. Miền giáo đường bao giờ cũng trầm lặng suy tư còn bên phố thì cồn cào, ngạo nghễ. Tôi không muốn lựa chon nữa, vì lựa chon bao giờ cũng khiến mình tính toán. Gió vẫn thổi bạt ngàn từ rừng vào phố. Phía dưới cầu con suối đã sắp cạn khô. Không, tôi không muốn làm con suối cạn khô. Đợi mùa mưa tới tôi sẽ làm con suối nước đầy cuộn chảy để cuốn trôi hết những phiền muộn, để nối lại hai bờ cảm giác và cũng là để xoá đi những dấu vòng xe độc hành mải miết  
Tôi cứ chạy xe trên những con phố quen gom những nụ cười vì biết đâu đó sẽ là điều kỳ diệu cho những chiều rong ruổi. Có những người yêu nhau họ cũng chạy xe trên phố tìm cảm giác và những phút giây thư giãn bình yên. Những cô gái mắt nhìn xa xăm, ngả đầu vào lưng những chàng trai, vòng tay ôm siết ghì sao mà tình tự. Nhìn họ tôi bống thấy chạnh lòng, buồn chẳng biết để đâu.
 
Sáng tôi đi, chiều tôi về, em chẳng hề biết là tôi nhớ em tới chừng nào!


                                                                              Hoàng Thanh Hải

Tám món quà không tôn một xu









1.Món quà của sự lắng nghe…

Nhưng bạn phải thật sự lắng nghe.Không xen vào, không mơ màng, không suy nghĩ câu trả lời. Chỉ lắng nghe.....

2.Món quà của sự trìu mến…
 
Hãy bày tỏ tình cảm bằng những hành động thích đáng. Hãy thể hiện sự trìu mến của mình đối với những người thân trong gia đình và bạn bè bằng những cử chì nho nhỏ này.

3.Món quà của sự vui cười…

Cắt những biếm họa. Chia sẻ những mẩu chuyện và tin tức vui nhộn.
Món quà của bạn nói lên rằng : Tôi rất thích được cùng cười với bạn

4. Món quà của những mẩu giấy viết…

Nó có thể rất đơn giản như một mẩu giấy với dòng chữ:  cảm ơn bạn đã giúp đỡ.Hoặc là cả một bài thơ. Một mẩu giấy viết tay ngắn gọn có thể đựơc ghi nhớ suốt đời và thậm chí có thể thay đổi một cuộc sống.

5. Món quà của sự khen ngợi…
 
Một câu nói đơn giản và chân thật như là: chiếc áo đó rất hợp với bạn, anh đã làm một công việc xuất sắt hay đó là một bữa ăn thật tuyệt có thể đem lại cho người một ngày vui vẻ.

6. Món quà của sự giúp đỡ…
 
Mỗi ngày, nên đi ra và làm một vài điều tử tế.

7. Món quà của sự yên tĩnh…

Có những lúc trong cuộc sống mà chúng ta không cần điều gì hết ngoại trừ sự yên tĩnh một mình. Hãy nhạy cảm về những thời điểm đó và cho người khác món quà của sự yên tĩnh.

8. Món quà của sự thân thiên…
 
ch dễ nhất để cảm thấy thoải mái là hãy nói những lời tử tế đối với người khác, không có gì khó khăn khi chúng ta nói: xin chào hay là: Cám ơn.


                                                                                    Sưu tầm

Tuesday 30 October 2012

Chơi hay, chơi có trách nhiệm mới là dân chơi





Hôm nay lần đầu tiên trong đời được bắn đạn thật. Lúc lên nhận đạn cứ thấy run run, nghĩ kiểu này chắc toàn bắn lên trời. Thế rồi khi lắp đạn vào súng, nghe tiếng đạn n xung quanh là không còn run nứa. Thậm chí nghe tiếng đạn, ngửi mùi thuốc đạn lại thấy khoái. Thế rồi mình chứng chạc bắn đủ chín viên ở ba tư thế. Bắn xong hồi hộp chờ báo bia. Kết quả tốt bất ngờ : 63 điểm. Lúc ra mấy đứa bu lại hỏi anh có bí quyết gì mà bắn khá vậy? Mình nói đùa bí quyết gì đâu, anh ngắm ba tấm bia rồi tưởng tượng ra ba thằng lính Trung Quốc đang lâm le lên đảo nhà mình thế là bóp cò.
Sau buổi tập bắn mấy anh em lại rủ anh bạn huyện đội đi nhậu. Trong bứa nhâu mình có hỏi chuyện mà bấy lâu nay mình cứ thắc mắc là tại sao Trung Quốc chiếm đảo, cướp đất của mình sao không đánh bỏ mẹ nó đi. Anh bạn giải thích đơn giản nhưng dễ hiểu, khai mở cho cái đầu ngu dốt về quân sự cuả mình. Vừa nhậu vừa nghe nên giờ cái nhớ cái quên. May sao lúc nãy lên mạng vào facebook đọc được bài viết này của Bố cu Hưng thấy hay nên vội chôm về đây làm cẩm nang kiến thức quân sự.
..........
..........


Hình ảnh: CHƠI HAY, CHƠI CÓ TRÁCH NHIỆM MỚI LÀ DÂN CHƠI

Mình khoái đánh thằng nào xâm lược, mình bực bội sao chúng ta không vác AK ra chơi bỏ mịa nó. Nhân buổi trà dư tưủ hậu với anh bạn thiếu tá, chuyên gia quân sự, mình hỏi vài chuyện. Anh bạn giải thích đơn giản nhưng dễ hiểu, khai mở cho cái đầu ngu dốt về quân sự cuả mình.

Chúng ta mua sắm tàu ngầm, tàu chiến, tên lưả phòng thủ bờ biển như vậy có đủ sức chơi chưa? Bạn nói:
- Chúng ta luôn đủ sức và đủ hứng chơi nếu có đưá hấp dẫn nào khêu gợi. Nhưng về tiềm lực thì phải cân nhắc. Dàn tên lưả cuả ta rất hiện đại, có khả năng theo dõi trên 300 mục tiêu và tấn công cùng lúc hàng chục mục tiêu. Tuy nhiên có nhiều thứ cản trở. Hễ bắn một quả thì mất triệu đô hoặc vài triệu đô, hễ bị đánh chặn thì mất trắng. Con nhà nghèo, xài tiền phải kỹ. Mỗi ngày bắn trăm quả thì mình chịu nổi bao lâu? Tuy nhiên như đã nói, hễ nó khêu gợi là mình chơi.

Trong cuộc chơi trên biển với đưá khêu gơị, tàu ngầm có giá trị như thế nào? Chơi sướng không?
- Tàu ngầm chơi rất sướng! Một tàu ngầm lớp Kilo có giá trị bằng một lữ đoàn tàu chiến. Một cái tàu chiến xịn thì có hiệu quả tác chiến bằng một lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ. Tuy nhiên có nhiều thứ đồ chơi trị tàu ngầm như tàu săn tàu ngầm, máy bay săn tàu ngầm...

Hỏi tiếp vậy sao thằng Mỹ nó chơi hoài. Bộ chơi miết không mệt sao? Bạn nói:
- Trên thế giới có đưá càng chơi càng khoẻ. Bởi vì người ta thấy nó chơi, người ta cũng có hứng thú muốn chơi. Và nó giàu nhờ bán đồ chơi. Khi xảy ra một cuộc chiến tranh, nó sẽ đẩy các quốc gia không tham chiến vào thế phải quan sát vũ khí và tìm cách trang bị. Từ đó nó đẩy các quốc gia thù địch hoặc đối đầu với các quốc gia ấy tiếp tục mua đồ chơi để chống đồ chơi.
 Ví dụ: nó bán xe tăng cho mình, nhưng nó lại bán vũ khí chống tăng cho đối phương, rồi nó lại bán áo giáp chống đạn cho xe tăng. Khi mình mua áo giáp rồi, nó lại bán đạn xuyên vượt tốc chống áo giáp cho thằng kia. Cứ vậy, sau mỗi cuộc chiến giưã hai quốc gia, thế giới sẽ thành khách hàng tiềm năng cuả thằng cha sản xuất vũ khí. Chưa tính lợi ích cuả việc sắp xếp lại trật tự sau cuộc chiến, chỉ tiền bán vũ khí cũng khiến nhiều quốc gia ngày càng giàu thêm.

Bạn nói mình có tên lưả tầm ngắn 300km. Vậy sao mình không mua những tên lưả có tầm bắn tới thủ đô nước Lạ? 
Bạn trả lời:
- Tầm bắn trên 500 km bị coi là vũ khí tấn công. Theo hiệp ước về phổ biến vũ khí thì VN không được xài, không được trang bị, không được mua dù có tiền để mua. Trên thế giới có những nước được hiệp ước này quy định mới được sản xuất, mua bán và xài những loại đồ chơi cao cấp đó, nhưng cũng không được bán cho các nước không nằm trong CLB, để tránh chạy đua vũ trang. Và như vậy, họ tự ấn định luật chơi cho cả thế giới. Những nước nằm ngoài cuộc chơi muốn sản xuất hoặc cải tiến tên lưả có tầm bắn trên 500 km cũng phải lén lút nếu ko muốn bị áp đặt lệnh trừng phạt.

Hỏi vậy nếu đưá Lạ khêu gợi, hàng mình làm sao chơi nổi hàng nó, vì nó có hàng ngon, nó công khai khoe hàng khiêu khích mình? Đáp:
- Không, nó không chơi ngon bằng mình. Em nào khêu gợi, mình đều biết cách làm cho nó sung sướng, và mình chơi dai, sức nó chơi không nổi, phải nhả, là mình thắng. Cụ thể mình chơi sướng bằng hai cách.
Cách thứ nhứt là mình chơi du kích, cho máy bay ra chơi rồi về. Mình không xâm lược, mình giữ nhà mình, nhà mình ra ao mình gần, mình uýnh lia chia nó phải ngán.
Thứ hai là mình chơi thế, chơi kiểu. Đó là mình chơi tác chiến điện tử khiến tàu nó không liên lạc được với bờ. Sau đó mình cho Yết Kiêu ra tống mìn vố họng nó, mình uỳnh vài quả, nó đắm mà bờ nhà nó không biết vì sao đắm.
Điều nưã cần nhớ, trong mọi cuộc chiến tranh quy ước, chiến thắng thuộc về bộ binh. Nó chơi mạnh mình mất máu, sẽ yếu chút, nhưng nó không chiếm đóng được, coi như nó thua.
Khi mình chơi dai, vưà chơi vưà la, dư luận nước nó và hàng xóm sẽ chê nó chơi dở mà chơi hoài, nó mệt, nó đau, nó quê thì sẽ bỏ cuộc.

Mình đi biểu tình, nó có thua không?
- Nó không thua, nhưng nó sẽ yếu đi. Biểu tình là cách làm lan toả hào hứng để nhiều người cùng chơi, thì mình sẽ mạnh lên. Miễn mình phải hiểu được đối sách quốc gia, đừng vì chống đưá Lạ một câu mà lên mạng chửi chính quyền năm câu. Có những đối sách ngoại giao không thể công khai- dù nhiều người biết. Vì vậy mình chê nhà mình hoài, thì sẽ làm nhà mình yếu đi.
Khi ý thức được điều đó, mình sẽ chơi vui, chơi sướng, chơi có hiểu biết và có trách nhiệm! Vậy mới là dân chơi. Nếu không ý thức rõ, mình sẽ chơi chịu, chơi luị, chơi chạy làng. Cái đó sao gọi là dân chơi?
Chúng ta mua sắm tàu ngầm, tàu chiến, tên lưả phòng thủ bờ biển như vậy có đủ sức chơi chưa? Bạn nói:
- Chúng ta luôn đủ sức và đủ hứng chơi nếu có đưá hấp dẫ
n nào khêu gợi. Nhưng về tiềm lực thì phải cân nhắc. Dàn tên lưả cuả ta rất hiện đại, có khả năng theo dõi trên 300 mục tiêu và tấn công cùng lúc hàng chục mục tiêu. Tuy nhiên có nhiều thứ cản trở. Hễ bắn một quả thì mất triệu đô hoặc vài triệu đô, hễ bị đánh chặn thì mất trắng. Con nhà nghèo, xài tiền phải kỹ. Mỗi ngày bắn trăm quả thì mình chịu nổi bao lâu? Tuy nhiên như đã nói, hễ nó khêu gợi là mình chơi.

Trong cuộc chơi trên biển với đưá khêu gơị, tàu ngầm có giá trị như thế nào? Chơi sướng không?
- Tàu ngầm chơi rất sướng! Một tàu ngầm lớp Kilo có giá trị bằng một lữ đoàn tàu chiến. Một cái tàu chiến xịn thì có hiệu quả tác chiến bằng một lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ. Tuy nhiên có nhiều thứ đồ chơi trị tàu ngầm như tàu săn tàu ngầm, máy bay săn tàu ngầm...

Hỏi tiếp vậy sao thằng Mỹ nó chơi hoài. Bộ chơi miết không mệt sao? Bạn nói:
- Trên thế giới có đưá càng chơi càng khoẻ. Bởi vì người ta thấy nó chơi, người ta cũng có hứng thú muốn chơi. Và nó giàu nhờ bán đồ chơi. Khi xảy ra một cuộc chiến tranh, nó sẽ đẩy các quốc gia không tham chiến vào thế phải quan sát vũ khí và tìm cách trang bị. Từ đó nó đẩy các quốc gia thù địch hoặc đối đầu với các quốc gia ấy tiếp tục mua đồ chơi để chống đồ chơi.
Ví dụ: nó bán xe tăng cho mình, nhưng nó lại bán vũ khí chống tăng cho đối phương, rồi nó lại bán áo giáp chống đạn cho xe tăng. Khi mình mua áo giáp rồi, nó lại bán đạn xuyên vượt tốc chống áo giáp cho thằng kia. Cứ vậy, sau mỗi cuộc chiến giưã hai quốc gia, thế giới sẽ thành khách hàng tiềm năng cuả thằng cha sản xuất vũ khí. Chưa tính lợi ích cuả việc sắp xếp lại trật tự sau cuộc chiến, chỉ tiền bán vũ khí cũng khiến nhiều quốc gia ngày càng giàu thêm.
 
Bạn nói mình có tên lưả tầm ngắn 300km. Vậy sao mình không mua những tên lưả có tầm bắn tới thủ đô nước Lạ?
Bạn trả lời:
- Tầm bắn trên 500 km bị coi là vũ khí tấn công. Theo hiệp ước về phổ biến vũ khí thì VN không được xài, không được trang bị, không được mua dù có tiền để mua. Trên thế giới có những nước được hiệp ước này quy định mới được sản xuất, mua bán và xài những loại đồ chơi cao cấp đó, nhưng cũng không được bán cho các nước không nằm trong CLB, để tránh chạy đua vũ trang. Và như vậy, họ tự ấn định luật chơi cho cả thế giới. Những nước nằm ngoài cuộc chơi muốn sản xuất hoặc cải tiến tên lưả có tầm bắn trên 500 km cũng phải lén lút nếu ko muốn bị áp đặt lệnh trừng phạt.

Hỏi vậy nếu đưá Lạ khêu gợi, hàng mình làm sao chơi nổi hàng nó, vì nó có hàng ngon, nó công khai khoe hàng khiêu khích mình? Đáp:
- Không, nó không chơi ngon bằng mình. Em nào khêu gợi, mình đều biết cách làm cho nó sung sướng, và mình chơi dai, sức nó chơi không nổi, phải nhả, là mình thắng. Cụ thể mình chơi sướng bằng hai cách.
Cách thứ nhứt là mình chơi du kích, cho máy bay ra chơi rồi về. Mình không xâm lược, mình giữ nhà mình, nhà mình ra ao mình gần, mình uýnh lia chia nó phải ngán.
 
Thứ hai là mình chơi thế, chơi kiểu. Đó là mình chơi tác chiến điện tử khiến tàu nó không liên lạc được với bờ. Sau đó mình cho Yết Kiêu ra tống mìn vố họng nó, mình uỳnh vài quả, nó đắm mà bờ nhà nó không biết vì sao đắm.
Điều nưã cần nhớ, trong mọi cuộc chiến tranh quy ước, chiến thắng thuộc về bộ binh. Nó chơi mạnh mình mất máu, sẽ yếu chút, nhưng nó không chiếm đóng được, coi như nó thua.
Khi mình chơi dai, vưà chơi vưà la, dư luận nước nó và hàng xóm sẽ chê nó chơi dở mà chơi hoài, nó mệt, nó đau, nó quê thì sẽ bỏ cuộc.
Mình đi biểu tình, nó có thua không?
- Nó không thua, nhưng nó sẽ yếu đi. Biểu tình là cách làm lan toả hào hứng để nhiều người cùng chơi, thì mình sẽ mạnh lên. Miễn mình phải hiểu được đối sách quốc gia, đừng vì chống đưá Lạ một câu mà lên mạng chửi chính quyền năm câu. Có những đối sách ngoại giao không thể công khai- dù nhiều người biết. Vì vậy mình chê nhà mình hoài, thì sẽ làm nhà mình yếu đi.
Khi ý thức được điều đó, mình sẽ chơi vui, chơi sướng, chơi có hiểu biết và có trách nhiệm! Vậy mới là dân chơi. Nếu không ý thức rõ, mình sẽ chơi chịu, chơi luị, chơi chạy làng. Cái đó sao gọi là dân chơi? 


                                                                                  Bố cu Hưng






Trò chơi tuổi thơ



 
Hình ảnh: VẪN CÒN TRÒ CHƠI TUỔI THƠ

Mấy đứa nhỏ đang chơi đồ hàng thì bị mẹ kêu về ăn trưa.

 Mình nhìn thấy ở một góc vườn trưa nay. Cô bé năm tuổi nấu cháo cảm cho đứa bạn trai cũng năm tuổi, bỏ cả mấy lá ngò tàu, vưà quấy cháo vừa dấm dẳn: “Ngày nào cũng nhậu làm khổ vợ khổ con. Húp miếng cháo đi rồi mai bồi liếp dừa nghe hôn!”. Chắc là bắt chước mẹ rồi!

Bị mẹ gọi về, nồi cháo tình yêu đành để lại!Mấy đứa nhỏ đang chơi đồ hàng thì bị mẹ kêu về ăn trưa.

Mình nhìn thấy ở một góc vườn trưa nay. Cô bé năm tuổi nấu cháo cảm cho đứa bạn trai cũng năm tuổi, bỏ cả mấy lá ngò tàu, vưà quấy cháo vừa dấm dẳn: “Ngày nào cũng nhậu làm khổ vợ khổ con. Húp miếng cháo đi rồi mai bồi liếp dừa nghe hôn!”. Chắc là bắt chước mẹ rồi!

Bị mẹ gọi về, nồi cháo tình yêu đành để lại!
                                                                                         Sưu tầm

Gặp nhóm thực hiện clip hot: Quê tôi Thanh Hóa






Chỉ có bạn đạo diễn của clip là người Thanh Hoá, 2 bạn còn lại đến từ những miền đất khác, nhưng sản phẩm của họ thì khiến ai cũng hiểu rằng, nếu không yêu sThanh, chắc sẽ không thực hiện được clip ấn tượng như thế . Gần 60 nghìn lượt bấm like trên youtube, đoạn clip đã nhanh chóng được cộng đồng mạng đón nhận. Không chỉ những người con Thanh Hóa, mà bạn bè từ khắp nơi đã tự suy nghĩ nhiều điều về định kiến bấy lâu nay về người dân Thanh Hóa
                                                                           
Kịch bản dựa trên câu chuyện có thật xảy ra tháng 9/2010 của đôi bạn sinh viên. Lần gặp đầu tiên ở sân trường, cô gái ấn tượng với vẻ ngoài đẹp trai, thư sinh của bạn nam ngồi cạnh ghế đá. Tuy nhiên, lúc liếc mắt qua nhìn Hồ sơ học sinh - sinh viên đề tên Dương Minh Hoàng, quê quán Hậu Lộc, Thanh Hóa, nữ sinh này thay đổi thái độ và tỏ ra khó chịu. Cô nàng lườm nguýt, thở dài và nhăn mặt khiến cậu bạn ái ngại. Nhận ra thái độ không thiện chí của bạn nữ đó, nam sinh ấy rất buồn...
Như một lời giãi bày và chia sẻ, Dương Hoàng thể hiện tình yêu quê hương Thanh Hóa của mình qua đoạn rap giới thiệu những địa danh lịch sử, con người cùng cảnh vật. Hình ảnh Cầu Hàm Rồng, tượng đài Lê Lợi, suối cá thần, địa danh Mường Lát, cánh đồng lúa bát ngát, làng chiếu Nga Sơn và những người con Thanh Hóa chịu thương, chịu khó hiện lên thân thương mà bình dị. Hình ảnh ấy nhắc nhở và khơi dậy thêm lòng tự hào trong lòng cậu sinh viên Dương Hoàng.

Cuối clip, Hoàng tình cờ gặp lại cô bạn từng "lườm nguýt" hôm nào ở bến xe buýt. Cô nàng vẫn giữ thái độ miệt thị và không ngồi gần. Nhưng khi thấy cô bị đạo chích móc điện thoại, Hoàng vội đuổi theo lấy lại "dế" cho bạn. Nhận lại điện thoại trong tay, cô gái bỗng thấy xấu hổ khi đã hành xử thiếu văn hóa. Xem Clip tại đây


Đạo diễn của clip, chàng trai gốc Thanh Hóa 

Dương Thế Hùng (nick name Hùng FCB trong đoạn clip, SN 1990) hiện đang là sinh viên năm 3 Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội – là Đạo diễn kiêm quay phim, dựng hình của clip, hồ hởi chia sẻ về clip của mình: “Sau khi quay xong mình cảm thấy rất ưng ý, chưa có một bản MV nào giới thiệu về quê hương lại có nhiều bối cảnh như vậy. Suốt 15 ngày trong tháng 8 nắng nóng cả ekip trèo đèo, lội suối, đi từ đông sang tây, từ đầu đến cuối Thanh Hóa để lấy hậu cảnh cho đoạn clip, để giới thiệu quê hương Thanh Hóa rạng rỡ của mình đến mọi người. Mình tự hào là người con xứ Thanh”.
Hùng chia sẻ thêm: "Không biết từ lúc nào, định kiến không hay về người Thanh Hóa xuất hiện trong suy nghĩ của nhiều người. Định kiến ấy khiến mình cảm thấy rất đỗi ngạc nhiên và tủi thân khi bị kì thị bởi người dân quê mình rất mộc mạc, chan chứa tình cảm. Ở đâu cũng có người tốt, người xấu, đừng chỉ vì tiếp xúc với một người xấu mà quy chụp cả một vùng quê xấu, như vậy là thiệt thòi cho người dân vùng quê ấy rất nhiều. Bởi dù bị kì thị, thì ai ai vẫn luôn luôn yêu quý mảnh đất mà mình sinh ra và lớn lên".


Diễn viên nam của clip 

Trần Hoàng Quang (nick name Quang Cối, SN 1992) sinh viên năm Nhất Đại học Sân khấu điện ảnh - người thể hiện bài Rap chia sẻ: “Mình là người Nam Định, mình chơi khá thân với anh Hùng, dựa trên ý tưởng của anh, mình đã cùng một số bạn đã thực hiện đoạn clip này. Mình đã từng được về Thanh Hóa chơi, nhưng có lẽ chuyến đi lần này có ý nghĩa hơn cả. Được đến các danh lam thắng cảnh, thưởng thức đặc sản xứ Thanh, con người nơi đây cũng rất thân thiện”.
Cùng cảnh xa quê học Đại học, các bạn trẻ đã thấu hiểu nỗi nhớ nhà và tình yêu quê, dù không cùng sinh ra và lớn lên ở miền đất đầy nắng và gió này nhưng họ đã dành hết tâm huyết của mình để thực hiện một đoạn clip đầy công phu.
Trịnh Thái Thụy (nick name Smoker) đã viết lời ca khúc bằng tất cả tình yêu của mình dành cho quê hương, bài hát bạn sáng tác đã được cộng đồng mạng chia sẻ lyric bởi ngôn từ rất gần gũi, dễ thuộc.


Diễn viên nữ xinh xắn  

Cô gái duy nhất trong ekip – Kim Oanh (nick name Buzi Nguyễn, SN 1993) sinh viên năm hai - Đại học sân khấu điện ảnh, nhận được khá nhiều sự mến mộ từ người xem bởi sự xinh xắn, dễ gần của người Quảng Trị. Có hẳn một Fan Page lập ra vì yêu mến cô bạn.
Oanh vui vẻ nói: “Sau khi biết ý tưởng của anh Hùng, mình rất muốn bắt tay ngay vào công việc, cùng là người miền Trung, mình thấy Thanh Hóa cũng có rất nhiều nét giống quê mình, con người thân thiện, ở đây cũng có rất nhiều cảnh đẹp. Mình cũng có rất nhiều bạn bè là người quê Thanh, rất nhiều bạn giỏi nhưng không hiểu vì sao vẫn có nhiều người kỳ thị về người dân nơi đây. Chính vì vậy mình muốn chung sức làm một điều gì đấy để mọi người khắp đất nước này gần gũi nhau hơn”.
Đoạn clip đã gắn kết những con người xứ Thanh lại với nhau hơn, mỗi người con nơi đây thêm phần tự hào về quê hương mình và có lẽ bạn bè khắp nơi cũng không còn những cái nhìn thiếu thân thiện, những lời dè bỉu về người Thanh Hóa.
                                                                                       Kenh14.vn

Monday 29 October 2012

Tạm biệt tháng 10





Nghĩ về mình tháng 10, mình chợt nghĩ có lẽ giống rừng thu rụng lá, lặng lẽ, và trống trải. Định quán vào tháng mười vời ngày mưa ngày nắng đan xen. Nắng hay mưa thì dòng đời vẫn xô nhau chảy, ngả đường về khi vắng khi đông . Có đôi khi bầu trời cao trong vắt, cái nắng chói chang làm mình ngao ngán, mệt mỏi, cái thâm trầm, ướt lạnh của mưa lại làm lòng mình bâng khuâng, phấn chấn
Mưa sối sả quãng đường quê, mưa rải rộng bến phà, mưa ùa lên mọi hẻm nhỏ, mưa ru cánh rừng chiều. Thi thoảng bắt gặp những tà áo trắng phong trần về dưới mưa thèm được trờ về tuổi học trò thủa trước. 
Đôi khi mình chẳng thể nào quên đi nỗi nhớ. Và đôi khi mình muốn hét lên thật to để ai đó biết rằng mình yêu ai đó nhiều lắm, nhớ ai đó nhiều lắm, ai đó biết không?Những chiều mua thu se lạnh, đôi khi mình một mình với ly cà phê ngồi nhìn mưa rơi , nghe thơ ai veo vẻo hợp với tâm trạng của mình:
 

Sáng nay ngồi quán uống cà phê
Lặng lẽ nhìn mưa, mưa rơi rơi.
Mưa ơi thôi nhé đừng rơi nữa.
Bởi lẽ hồn tôi ướt lắm rồi !
 


Đôi khi mình mình về dưới mưa, đôi khi năm vo tròn trong chăn mắt nhìn tivi , tai thì nghe tiếng mưa rơi, còn hồn thì để tận mãi Sài Gòn. Nói chung tất cả cho tháng 10 nhung nhớ.
 




Ngày em đi, con phố ấy im lìm
Thôi rộn rã rồi chìm vào quên lãng
Bầu trời đen, không còn vệt sáng
Gió lạnh lùng mặc kệ lá buông lơi.
 



Yêu tháng 10 lắm và không buồn đâu nhé. Dòng đời vẫn vội vã, trong bon chen vất vả ai đó gửi cho mình chút hờn ghen. Ghét sao mà ghét thế. Bỗng dưng thấy nhớ, không nhớ ai đó đâu nhé, pmà là nhớ mẹ. Mẹ ra bắc đã gần tròn hai tháng và mình một mình cũng ngần ấy thời gian. Mẹ sắp vào chưa mẹ? Ngoài bắc đã lạnh chưa mẹ? Ở trong này con nhớ mẹ nhưng đã quên mùa đông....
Ở trong này không có mùa đông nhưng có những chiều nổi gió. Gió mang đến một chút lành của mùa, mang đến cái cảm giác mát mẻ và xua đi cái nóng khô người. Bên lề đường, sâu trong từng cánh rừng Giá tỵ xào xác màu lá vàng rơi. Gía mà có thể tung lên trời từng bụm lá, thành mưa bay bay trong gió tháng 10. Gió mang hương của rừng vào phố, và mang nối nhớ về ai đó đi xa. Ai đó ơ, ai đó đi xa và để lại đây một trời kỷ niệm.
 
Nếu kỷ niệm chỉ là những con đường hay bến phà, nơi mà ta đã đi qua, thì lâu rồi ai đó đã không quay về đường cũ bến phà xưa.Nhưng sao những con đường, bến phà kia, kỷ niệm ấy vẫn trải dài và hiển hiện trước mắt mình không chịu rời xa, để từng chiều mình dong ruổi theo gió trong hoàng hôn, trong cả mưa như để kiếm tìm ai?
Cứ thức khuya là thấy buồn mênh mông. Muốn để lại gì đó cho tháng mười, mong cho tháng 11 sẽ ít nỗi buồn hơn. Một tháng 10 đã sắp đi qua, gửi lại cho ta sự hoài cảm nhẹ nhàng, trong một trời rời rợi nhớ. Tạm biệt nhé tháng 10.
                                                                             

                                                                             Hoàng Thanh Hải

Khuyến cáo cho người độc thân






Sau khi kết thúc một nghiên cứu dài kỳ, các chuyên gia ở ĐH Chicago University, Mỹ đã phát hiện thấy những người sống cô đơn, độc thân cũng có tác hại không kém gì nhóm người béo phì, nghiện thuốc lá. Dễ mắc các loại bệnh nan y như cao huyết áp, stress, trầm cảm, hệ thống miễn dịch suy yếu, khó ngủ, suy giảm trí nhớ nhanh…
Cũng qua nghiên cứu người ta còn phát hiện thấy cơ thể nhóm người này có hàm lượng hormone cortisol tăng rất nhanh, hậu quả dễ mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch. Cụ thể, những người cô đơn có mức huyết áp cao tới 30 điểm so với những người có hoạt động xã hội tích cực và hậu quả tỷ lệ tim mạch cao gấp 3 lần và tỷ lệ tử vong cao gấp hai lần giống nhóm hút thuốc lá hoặc mắc chứng béo phì. Lý do, hormone cortisol cao làm triệt tiêu chức năng hệ miễn dịch, ngoài ra, những người cô đơn, sống cách ly còn là nhóm dễ mắc chứng rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ mệt mỏi và đôi khi phải lệ thuộc vào thuốc ngủ nên dễ gặp phải rủi ro do thuốc gây ra.
                                                                                         Sưu tầm

Có một ngày






 






Có một ngày em buông tay anh ra
Không nắm chặt như là em vẫn thế
Có một ngày, bỗng dưng em chẳng thể
Cứ mãi không buồn trước hờ hững anh trao...

Có một ngày anh cười vui nơi ấy
Đâu biết rằng mắt em ngấn lệ rơi
Có một ngày ta sẽ rời xa nhau
không hiểu lý do từ đâu đến

Có rất nhiều tâm sự em vẫn muốn
Cùng giải bày giữa lúc đêm khuya
Anh ở đâu? Hỡi anh ở đâu?
Anh có biết em âm thầm chịu đựng....

Có một ngày nếu anh dừng chân lại
Cả cuộc đời sẽ có em và con.

                                                       Barbara

Không đề










        ..
     Nhặt nhạnh
     vui buồn
     bao nhiêu đó

     Coi như một cách
                                         
 
                                          CẢM cuộc đời
                                          Để hiểu được đâu là hạnh phúc

                                          Quan trọng
                                          ..........MÌNH
                                          ...................là 

                                          .........................CHÍNH MÌNH
                                          .............................................thôi...


                                                                            
                                                                                                                        Mùa Thu Vàng

                                       

Bố vợ mình






Bố vợ mình là bộ đội, lúc về hưu là đại tá. Mẹ vợ mình cũng là bộ đội, làm cấp dưỡng, rồi làm thủ quí, về hưu là đại úy. Hồi chiến tranh bố vợ mình vào B, bom B52 nổ thùm thùm trên đầu, bố chẳng sợ, nhưng về nhà bố hơi bị sợ, mà không, gọi là “nể” vậy,... mẹ vợ mình! Nhà vợ mình có ba cô con gái, mình về làm rể thứ hai trong nhà. Bố vợ mình gọi con rể là “ông”, xưng “mình”, có lúc gọi “ông”, xưng “tao”. Bố vợ mình là đảng viên, mẹ vợ mình là đảng viên, chưa hề bỏ họp chi bộ. Chị vợ và em vợ mình làm cho hãng của Mỹ, vợ mình làm cho tổ chức phi chính phủ. Mình hay ăn nói nhảm nhí, nên bố nói: "ông là vô chính phủ lắm!", rồi bố lại nói: "Diễn biến hòa bình tới nơi rồi!"

Thịt chó là món bố vợ mình mê mẩn. Nhưng mẹ vợ mình ghét món này. Ba cô con gái cũng ghét món này cay đắng. Bố thành cô đơn.
Hôm vừa rồi mình mua thịt chó về nhà mời bố đánh chén. Mẹ vợ mình vì nể con rể, nên chỉ cau mày chứ không ra mặt phản đối. Mình hồn nhiên lấy mâm, bày đủ bộ thịt chó, mắm tôm, lá mơ, riềng, xả... giữa nhà. Đầu tiên bố ậm ừ, hơi tần ngần. Rồi bỗng hào khí nổi lên, bố xách ra chai rượu sâm…Các thế lực thù địch thịt chó lượn lờ quanh bố con mình như sẵn sàng úp bom.
Rượu vài tuần, thịt chó ngót ngót ba phần, bố vợ mình nói:
- Bao nhiêu năm ở nhà này mình toàn phải ăn dấu, giờ có thêm ông, mới có ngày thịt chó phát hương quang đại!
Mình ngà ngà, nói:
- Bố ạ, sau sự kiện hôm nay, con đúc kết được quả chân lý…
- Là gì?
- Là một khi đàn ông chúng ta đoàn kết lại, thì không một thế lực tàn bạo nào đàn áp nổi!
Bố vỗ đét đùi, rồi bố nói to, giọng sang sảng như chỉ huy chiến trường:
- Kể cả thế lực hung hiểm như đàn bà.
Hai bố con mình nhìn nhau, rưng rưng…Sau bữa thịt chó, bố vợ mình bắc ghế lấy trên bếp một cái roi đưa cho mình, nói:
- Cái này ngày xưa tao dùng để dạy vợ ông, giờ tao tặng lại cho ông, coi như là chuyển giao thế hệ.
Nhận món quà, mình vô cùng xúc động, mình thầm hứa sẽ không phụ tấm lòng của bố.


                                                                                   Laothayboigia


Sunday 28 October 2012

Lắng nghe và cảm nhận



Cuộc sống vội vã, gấp gáp trong hơi thở của thời đại khiến ta có lúc quên đi chính mình. Sự mệt mỏi khi cuốn vào guồng quay của cuộc sống, biến bản thân trở thành một cái máy khô khan chỉ biết toan tính làm ta có cảm giác cuộc đời này thật nhàm chán. Nhưng đừng vội trách cuộc đời nhé, ngoài kia còn nhiều thứ vô cùng bình dị và tươi đẹp để mình cố gắng.
Cuộc sống là một bản nhạc có đủ những cung bậc, vui, buồn, hạnh phúc và khổ đau, hãy sống chậm lại để lắng nghe và cảm nhận nó. Đừng ép mình biến thành người xa lạ để rồi có lúc tự hỏi: Tôi là ai? Tôi đang làm gì trong cuộc sống này?
Nếu chịu khó lắng nghe bạn sẽ khám phá và nhận thấy, hóa ra cuộc sống vẫn còn vô vàn thứ đáng yêu lắm trong vỏ bọc rất đỗi giản dị, bình thường. Và khi sống chậm lại, bạn sẽ thấy mình còn may mắn và hạnh phúc hơn nhiều người. Vì thế, dù áp lực công việc đến đâu cũng hãy mỉm cười bởi ở ngoài kia có lẽ nhiều người đang mơ ước, vật lộn để tìm được việc làm. Con người là vậy, luôn vươn tới một điều gì đó thật xa xôi, nhưng lại không nhận ra được niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống. Từ những điều bình dị nhất ta sẽ tìm ra những điều đẹp đẽ nhất mà ta chưa từng biết đến.
Bạn cũng đừng quá buồn khi thích một ai đó mà người ta không đáp lại bởi vì bạn sinh ra là để dành cho người khác. Vì vậy bạn cũng đừng nên bực bội nếu người yêu lỡ nhìn một cô gái xinh đẹp tình cờ thấy trên đường nhé, bởi anh ấy vốn là của bạn rồi.
Cuộc đời vốn dĩ không công bằng nên hãy học cách sống chung với nó. Nếu bạn chỉ biết than trách thì người buồn nhất vẫn là bạn, chi bằng sao ta không cố gắng hơn?
Cuộc đời còn là một bức tranh sống động với nhiều mảnh ghép và những màu sắc khác nhau nhưng có lẽ hai mảng sáng tối là đặc trưng hơn cả. Chính bạn sẽ là người lựa chọn cho mình một mảng màu nào đó để tự vẽ nên cuộc sống của mình.
Vội vã và gấp gáp có thể sẽ khiến ta bỏ qua nhiều thứ đẹp đẽ của cuộc sống mà bản thân không biết. Để rồi có một ngày chợt nhận ra mình đã vô tình chứ không phải cuộc sống vô tình...
                                                                             
                                                                                        Barbara ST

Thursday 25 October 2012

Bác sĩ = khối óc + trái tim








Chào các bạn!
 
Một bác sĩ theo đúng nghĩa, theo tôi phải thoả mãn công thức:
Một bác sĩ đúng nghĩa = một khối óc + một trái tim. ( 1 + 1 = 1)
Xin cho phép được giải thích:
 
+ Một khối óc: tức người ấy phái đủ thông minh để có thể nắm bắt được kiến thức y khoa, điều đó được chứng minh bởi đầu vào ngành y thường rất cao. Khối óc biểu thị cho hàm lượng trí tuệ của con người tức những kiến thức y khoa mà người đó có được, hàm lượng càng cao, bác sĩ đó càng chắc tay nghề và càng giỏi. Thiếu khối óc, không bao giờ là một bác sĩ đúng nghĩa.
 
+ Một trái tim: tức, người thấy thuốc phải biết đồng cảm với bệnh nhân, biết đau nỗi đau của bệnh nhân, biết thương họ như chính người thân trong gia đình mình. Biết rung động trước những nỗi đau và sự khó khăn của bệnh nhân. Có như vậy, mới đối xử tốt với họ, mới ăn nói nhẹ nhàng với họ, mới kê một đơn thuốc mà phù hợp cho bệnh nhân, tiết kiệm cho họ như chĩnh cho bản thân mình. Một bác sĩ không có trái tim không bao giờ là thấy thuốc tốt.

Nhưng, hãy hỏi những người đang theo học y khoa hiện nay. Hỏi họ rằng:" bạn theo nghề y vì lý do gì ?", ít nhất 70 % trả lời:" vì nhiều tiền", họ thi y chỉ vì họ có khối óc đủ để thi được điểm cao, còn trái tim và sự đam mê y khoa, họ chỉ dành để yêu thương bản thân mình và những người thân của họ.Họ là những bác sĩ không đúng nghĩa.
Người ta thường nói: "vật chất có trước, ý thức có sau". Đồng ý, ai cũng cần phải sống, nhưng có những người giáu nứt đố đỏ vách nhưng ý thức vẫn rất tồi, bởi lòng tham của con người là vô đáy.
Ở VN, mọi thứ đều bị cắt cụt, cái gì cũng " thiếu thiếu". Chăm sóc sức khỏe con người thì chỉ chú trọng đến chữa bệnh mà không chú trọng đến người bệnh. Tuyển chon lãnh đạo chỉ quan tâm đến bằng cấp hay quan hệ mà không quan tâm đến các kĩ năng và hiểu biết xã hội, coi như giỏi thì cái gì cũng giỏi. Tuyển chọn sinh viên y khoa thì chỉ quan tâm đến điểm thi mà không quan tâm đến đó là " thiên thần hay ác quỷ". Dạy y khoa thì chỉ quan tâm đến thuốc men mà quên đi các kĩ năng.............cái gì cũng thiếu, khổ nỗi lại thiếu những cái quan trọng. Dẫn đến làm ô uế ngành y, thành thập cẩm, tạp nham.
Phải chăng chúng ta còn nghèo khổ và người ta phải lo cho no cái bụng đã, phải lo vật chất còn ý thức tính sau ? Vậy khi nào người ta no cái bụng thì mới lo đến đạo đức ?. Phải đợi mới biết được.
Theo tôi " vật chất đi trước, ý thức sánh bước đi sau". Chúng ta không thể là một bác sĩ đủ tâm huyết nếu miếng cơm manh áo đè nặng, nhưng khi chúng ta đã có cơm ăn, đã có áo mặc rồi thì ý thức cũng phải được nâng cao. Không biết sau đợt tăng lương sắp tới ý thức của chúng ta có nâng cao không nhưng tôi không tin tưởng lắm vì ý thức là cái gì đó rất trừu tượng !


Quy luật nhân quả:
 
 
 
Tôi chưa làm bác sĩ, nhưng đã từng chữa bệnh, đã từng đi viện. Một điều thấy rõ, tôi luôn được bệnh nhân tôn trọng. Tại sao ấy nhỉ ?
Gieo nhân nào gặp quả ấy, bạn nói nhỏ nhẹ với bệnh nhân họ sẽ nhỏ nhẹ lại, bạn tử tế với bệnh nhân, quan tâm họ, họ quan tâm lại. Cái mà tôi luôn làm với bệnh nhân: nhỏ nhẹ, ân cần, tử tế, nhiệt tình nhưng không để bệnh nhân lấn lướt,........tất cả là nhờ kĩ năng tốt. Chẳng có bệnh nhân nào tự nhiên lại ra chửi bới, đánh đập một bác sĩ tốt cả !. Trừ khi bệnh nhân đó tâm thần hay " nhầm người". Vậy, hãy tự hỏi chính bản thân mình trước khi trách bệnh nhân không tốt với mình. Có thể bệnh nhân vô lý, nhưng nói cho bệnh nhân hiểu được cái vô lý của họ thì họ sẽ cảm kích bạn. Tất cả chỉ ở kĩ năng sống mà thôi !
Khi bạn luôn tôn trọng chính mình: ăn mặc, cử chỉ, đi lại, lời nói,......, tôn trọng bệnh nhân: sự quan tâm, đáp ứng yêu cầu, .......thì bạn sẽ chẳng bao giờ lo có ngày bệnh nhân cầm gậy chạy theo mình để đánh.
 
                                                                                         ST




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên