Powered By Blogger





Monday 17 February 2014

Nỗi lòng  khi là công dân của "cường quốc uống bia" ....








Người Việt dẫn đầu ASEAN về uống bịa.



 
Thông tin người Việt chi 3 tỉ USD/năm cho bia rượu - xếp vào hàng "cường quốc uống bia" trên thế giới; và thực tế chạy đua rầm rộ xây dựng nhà máy bia đang thu hút nhiều ý kiến bạn đọc. Có chua xót không khi thu nhập bình quân của người Việt Nam chỉ đứng 8/11 nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng lại giữ vị trí quán quân về kỷ lục tiêu thụ bia?



Đằng sau "mốt" uống trăm phần trăm, không say không về là bao hệ lụy về sức khỏe, an toàn giao thông, thậm chí là một phần nguyên nhân khiến gia đình tan vỡ, rạn nứt những mối quan hệ khi mất kiềm chế - kiểm soát? Có thỏa đáng không khi còn đó những nếp nghĩ nhậu nhẹt là "giao tiếp", là "thủ tục xã giao", là phần việc phải làm chẳng đặng đừng...?



Tại sao cứ phải ép nhau uống trong khi có những người tửu lượng thấp hoặc đơn giản là không thích uống quá chén?

Vui nổi không khi " cường quốc rượu bia" ? Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.


Viện lý do nhậu vì công việc là ngụy biện thôi. Nhậu cho say xỉn thì làm công việc gì nữa? Chỉ tốn thời giờ, sức lực và hại.... đủ bề mà thôi. Vì nhậu, bao ông bị gút đến đứt ngón chân, bao ông bị tiểu đường, bị mỡ máu, bụng bự, bao ông bồ bịch đến tan cửa nát nhà? Vì nhậu, bao nhà hàng mọc lên, bao gia đình tan vỡ vì chồng say xỉn đánh vợ, thậm chí thượng cẳng chân - hạ cẳng tay khiến vợ mất mạng... rồi tỉnh lại mới ân hận? Theo tôi, nên kiểm soát chặt các quán nhậu, phạt tiền nặng các công chức đi nhậu để làm gương!

Ha Thị Ngọc Hà

Tôi không đồng ý tư tưởng giải quyết công việc qua bàn nhậu và dùng bàn nhậu tạo mối quan hệ. Nghe rất lạc hậu và ngụy biện cho thói quen ăn nhậu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tụt hậu. Khi làm việc ở các công ty có nước ngoài đầu tư, họ rất rõ ràng công việc là công việc, phải có năng lực mới tồn tại, còn chuyện ăn nhậu là chuyện không dính dáng gì tới công việc. Rất hiếm khi sếp ngồi với nhân viên trong bàn nhậu ngoại trừ tiệc liên hoan cuối năm, nhưng cũng uống rất chừng mực.

Bùi Đức Thành

Nhậu nhẹt trở thành quốc nạn, để chống nó cần "cán bộ đi trước, làng nước theo sau", "cán bộ là khâu then chốt". Cần cấm cán bộ tiếp khách, làm việc với đối tác tham gia nhậu nhẹt dù trong hay ngoài giờ hành chính. Các thủ trưởng cơ quan cần chịu trách nhiệm về tư cách cán bộ của mình. Nếu có tố cáo của người dân hay kiểm tra của cấp trên phát hiện cán bộ có "hơi men" tại công sở thì phải kỷ luật, thải hồi. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm luật giao thông có liên quan rượu bia thì phải tăng nặng mức chế tài xử lý chứ không thể biện minh "vì say nên có sai phạm". Cấm quan chức nhậu nhẹt ở nhà hàng với các đối tác.

Trung Thực

Ai đứng đầu doanh nghiệp nhỏ bị gọi ra cuộc nhậu khi đã tàn, uống vài ly bia để "vinh hạnh trả tiền" cho cả bàn tiệc thì mới thấy "bia đắng" cỡ nào. Giao tiếp vui vẻ bên bàn nhậu có mấy khi là giao tiếp đứng đắn, trừ khi đó là cuộc liên hoan của cả đơn vị. Cứ đến nhà hàng, chắc ai cũng thấy nếu có mặt quan chức và doanh nghiệp thì bao giờ phần thanh toán cũng do doanh nghiệp. Chỉ cần cấm được quan chức nhậu nhẹt với các đối tác dẫu trong hay ngoài giờ, lượng rượu bia chắc giảm được phân nửa. Nhiều chủ doanh nghiệp sẽ đỡ nỗi khổ uống bia đắng.

Quang Vinh

Ăn nhậu ngày nay trở thành mốt ở Việt Nam rồi! Không biết nhậu thì chẳng ai chơi, không có bạn bè thân hữu, đồng nghiệp xa lánh. Sáng cắp ô đi làm tỉnh táo, chiều về đến nhà nồng nặc mùi rượu, vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, trăm ngàn lý do để nhậu. Hệ lụy do rượu thế nào chắc mọi người đã rõ rồi. Tôi mong sao Nhà nước mình nên có cách quản lý việc mua bán rượu bia thật nghiêm ngặt như việc mua bán ma túy. Có như vậy mới "bóp thắng gấp" tình trạng say xỉn tràn lan. Rượu, bia là nguyên nhân gây ra bao hệ lụy mà xã hội phải gánh chịu.

Nguyễn Thị Hồng Loan


Theo: Tuổi Trẻ
(Tiêu đề do chủ blog đặt lại)




Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên