Powered By Blogger





Thursday 22 November 2012

Suy nghĩ về việc dạy thêm


·
Ngày 20.11 – ngày tôn vinh các Nhà Giáo đã đến, nhưng một số đông thầy cô giáo chắc chưa thoát qua được  cơn bàng hoàng và tủi hỗ . Tủi hỗ ?  Đúng vậy, tủi hỗ .  Không tủi hỗ sao được khi bị đánh đồng cá mè một lứa với phường trộm cắp, lưu manh, buôn lậu . Thì đó: "Bắt quả tang thầy giáo dạy thêm" "Bắt giáo viên dạy thêm như bắt trộm" "Buộc giáo viên phải ký biên bản vi phạm trước mặt học trò" !!!  Gì mà bắt quả tang ghê vậy .  Phàm làm một việc gì sai trái, xấu xa, lén lút, che che giấu giấu như mèo giấu cứt mà bị phát hiện mới gọi là bắt quả tang. Đằng này, người ta dạy giữa thanh thiên bạch nhật như vậy, muốn xem, muốn thấy, muốn hỏi, muốn kiểm tra lúc nào cũng được sao gọi là bắt quả tang ? Sao gọi là bắt trộm ?  Cái cách làm, cách nói như thế vừa hồ đồ vừa mang tính sỉ nhục người thầy và chỉ chứng tỏ  cái năng lực yếu kém của người quản lý .  Đành rằng, trong chừng mực nào đó, người dạy thêm có lỗi, nhưng đó chỉ là cái lỗi vi phạm hành chính thông thường, sao lại nỡ đối xử thô bạo đến thế .

Việc dạy thêm không phải giờ mới có . Từ bốn, năm chục năm trước cũng đã có bỡi học thêm là một nhu cầu có thật .  Có khác chăng là, ngày xưa, ( lại ngày xưa, thật lòng tôi không muốn so sánh giữa xưa và nay chút nào, nhưng không nói ra, không kể ra thì ai biết được ) không phải lớp nào cũng học thêm, môn nào cũng học thêm, thấy nào cũng dạy thêm .  Đối tượng hoc thêm chỉ là học sinh sắp phải vượt qua một kỳ thi quan trọng như :  Hs lớp Nhất/lớp Năm phải thi Tiểu học và thi tuyển vào lớp Đệ thất/ lop Sáu .  Hs lớp Đệ tứ/lớp 9 chuẩn bị thi Trung Học Đệ Nhất Cấp .  Hs lớp Đệ nhị/lớp 11 phải thi Tú tài I  và Hs lớp Đệ nhất/lớp 12  thi Tú tài II  và chỉ học thêm những môn Toán, Lý, Hóa và sinh ngữ mà thôi 
Còn hiện nay, từ mấy cháu mẫu giáo cho đến các anh chị sinh viên đại học đều phải học thêm, trong đó ba phần cần, bảy phần bị học thêm .  Còn dạy thêm thì môn nào cũng dạy, thậm chí môn văn, công dân giáo dục cũng chẳng chịu thua chị kém em . Tại sao vậy?  Chẳng có gì là khó hiểu .  Với đồng lương “ khiêm tốn “  người độc thân ăn tiêu vén khéo còn tạm được chứ còn kẻ có gia đình thì biết xoay trở làm sao với bao thứ tiền cơm áo, học hành, thuốc men Đôi lúc lại vướng đột xuất chuyện quan, hôn, tang, tế… chẳng lẽ làm ngơ ?  Do vậy, buộc họ phải làm thêm một việc gì đó để tăng thu nhập .  Mà thầy cô giáo thì có thể làm gì ngoài việc dạy ?  Không lẽ di bán vé số, hàng rong hay bưng bê trong các nhà hàng, quán ăn, còn ra cái thể thống gì nữa !  Dạy thêm là ổn nhất .  Chỉ phải cái tội, bên cạnh một số giáo viên có uy tín, được học sinh mến mộ, được phụ huynh tin cậy gửi gắm con em  lại có một số khác lợi dụng việc dạy thêm rồi ép buộc, trù ếm học sinh .  Thật đáng tiếc Thế còn trước kia, ( trước kia : ở đây tôi muốn nói, trước 1975 ) thu nhập của người giáo viên thế nào  ?  Nói khó tin chứ thực ra đồng lương giáo viên dạo đó dễ chịu lắm .  Nếu độc thân, lương bạn có thể  giúp đỡ cha me, hoặc thay cha mẹ nuôi vài đứa em đi học xa cũng chẳng sao .  Còn người có gia đình, ngoài lương bản thân, còn có phụ cấp lương cho vợ và cả các con . Có nghĩa là, họ có thể nuôi vợ, năm ba đứa con ăn học đàng hoàng, thậm chí  có thể thuê thêm người giúp việc vẫn ổn như thường, không chút bận tâm đến chuyện tiền bạc .  Và như vậy, họ có thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy dỗ .  Chuyện đó bây giờ có nằm mơ cũng không thấy .

Suy cho cùng, việc giáo viên dạy thêm là chuyện chẳng đặng đừng . Giới chức có thẩm quyền cần chấn chỉnh hợp lý chứ không nên cấm đoán .  Cũng đừng làm việc theo kiểu, cái gì quản không được thì cấm .  Bỡi, theo thiển ý, sự cấm đoán chỉ là hạ sách .

 Lamnguyen Lam



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên