Powered By Blogger





Monday 16 June 2014

Tuyến tuỵ - Lá mía








Tuyến tuỵ trong dân gian người ta gọi là lá mía. Thật độc đáo, rất gợi hình. Trước gió, thân cây thẳng đứng đong đưa, các tàu lá mềm mại phất phơ, mộc mạc nên thơ. Trong cơ thể, lá mía thảnh thơi điều hoà lượng đường trong máu giúp ta sinh hoạt êm đềm. Lá mía bị xáo trộn, lắm chuyện khổ đau.

Phấn sự tuyệt vời

Tuyến tuỵ - Pancreas dài khoảng 15 cm, rộng 3,5 cm như hình trái chuối dẹp, nằm vắt ngang từ đầu ruột non đến lá lách núp sau bao tử, nằm sâu trong ổ bụng. Tuyến tuỵ một mình lo hai việc vừa nội tiết, vừa ngoại tiết. Tuỵ nội tiết điều hoà lượng đường ( đường huyết ) bằng các hormon. Tuỵ ngoại tiết chế tạo các enzym và thải vào tá tràng làm nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn

Tuỵ nội tiết sao mà tinh vi, chỉ chiếm 1 - 2  % tổng số tế bào của tuỵ mà gổm cả triệu cụm tế bảo gọi là tiểu đảo Langerhans ( ílets of langerhans ). Tiểu đảo chứa bốn loại tế bào khác nhau, có phận sự khác nhau. Đặc biệt quan trọng là tế bào alpha chế tạo hormon tên là glucagon, các tế bào bêta nhả insulin, các tế bào delta tiết ra somatostatin. Các hormon này được nhả thẳng vào dòng máu đi khắp cơ thể. Thật ngỗ nghĩnh, các tiểu đảo này như thể là các đảo quốc biệt lập chuyên sản xuất hormon chẳng lưu ý gì tuỵ ngoại tiết chung quanh. Hàm lượng các hormon trong máu mới tác động trực tiếp lên tuỵ nội tiết.


Khi đường huyết trong máu lên cao ( sau khi ăn chẳng hạn) các tế bào bêta tiết ra insulin. Hormon nay kích thích các tế bào mỡ  trong cơ thể tóm lấy đường glucoza khiến đường huyết giảm xuống, cũng báo cho gan biến đường thành dạng dự trữ glucogen. Ngược lại khi đường huyết xuống mức chuẩn, các tế bào alpha tiết ra glucogon, lệnh cho gan tái chế glucogen thành glucoza rồi đổ vào dòng máu. Insulin và glucagon cân bằng đường huyết.

Cùng lo với lá mía


Giải Nobel y học năm 1923 được trao cho Frederick Banting và J.J.Macleod vì tìm ra insulin. Bằng sáng chế insulin được họ bán cho đại học Tôronto với giá nửa đô la. Từ insulin thay thế tù íletin lúc ban đầu. Isletin là tên gọi từ gốc Latinh xuất phát từ islet ( tiểu đảo ) Langerhans. Insulin người là một hormon peptid gồm 51 acid amin

Xáo trộn chủ yếu là bệnh tiểu đường, mất cân bằng lượng đường trong máu. Tiểu đường loại 1 ( lệ thuộc insulin) xảy ra từ sự phá huỷ các tế bào bêta. Một bệnh tự miễn tấn công các tiểu wđảo Langerhans. Lượng insulin trong máu rất thấp hoặc không có, lượng đường trong máu tăng lên quá cao. Bệnh nhấn cần nguồn insulin từ bên ngoài. Bệnh thường gặp ở người trẻ, nhất là độ tuổi 10 -  14 tuổi. Nguyên nhân tiểu đường loại 2 ( không phụ thuộc insulin ) chưa được hiểu rõ. Có sự kết hợp của sự lờn insulin, rối loạn chức năng tế bào bêta và viêm. Đây là một bệnh đường huyết dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể không cần insulin và đôi khi kiểm soát được đường nhờ tập thể dục, ăn lành và vài thứ thuốc.


 Nhiều thành tựu mới


Ghép tuỵ đầu tiên thực hiện năm 1966, dùng tuỵ người hiến tặng để ghép vào người bệnh mà tuỵ không hoạt động tốt nữa. Năm 1979 người ta bắt đầu ghép một phần tuỵ lấy từ người sống. Cho đến nay kết quả được cải thiện và nguy cơ giảm.

Ngày 29.12,2011 một cuộc ghép đa tạng thần kỳ được thực hiện tại bênh viện Jacson Memorial, đại học U Miami Miller, bang Florida. Bé Angela Bushi bí mắc hội chúng Wolcott-Rallison( WRS)  là một bệnh di truyền hiếm gây tiểu đường lệ thuộc insulin và tuỷ tạng, thường có kết cuộc bi thảm. Angela Bushi là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhận một lá mía, một lá gan và hai quả thận mới. Ca mổ kéo dài 14 tiếng. Angela hồi phục về nhà sau hai tháng nằm viện. Cháu không cần insulin nữa.

Tiểu đường loại 1 rất nghiêm trọng. Không có cách nào khác ngoài việc tiêm insulin suốt đời.



Đã có nhiều thiết bị tốt để chích ínulin. Tuỵ nhân tạo đang được thử nghiệm trên lâm sàng. Đó là một thiết bị điện tự kiểm tra đường huyết, biết được cơ thể cần bao nhiêu, từ đó cung cấp insulin. Tự máy làm việc với cơ thể người bênh, không cần sự can thiệp của con người. Sớm nhất năm 2015 FDA Hoa Kỳ mới chuẩn nhận tuỵ nhân tạo dùng đại trà.

Nhắn tới các đệ tử Lưu linh, rượu làm hư tuỵ. Ống tuỵ chạy dọc theo tuyến tuỵ đem dịch dịch tuỵ đổ vào tá tràng( phần đầu ruột non ) giúp tiêu hoá thức ăn. Có vài yếu tói tăng áp lực trong các ống dẫn. Ống tuỵ bể, dịch tuỵ trào ra pha tan thịt của chính mình...gây viên tuỵ. Thủ phạm thường là rượu và sỏi mật. Viêm tuỵ không nhẹ đâu. Là bạn của dân nhậu sớm say chiều xỉn.



Nguyễn Chấn Hùng






Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên