Powered By Blogger





Thursday 22 May 2014

Thế cờ trên Biển Đông








Những ngày đầu mùa hè oi bức, hoa phượng nở đỏ như những đốm lửa trên những nhánh cây khẳng khiu trong sân trường và bên những vệ đường hun hút, có những con ve lắm chuyện cứ rên rỉ mãi chẳng mỏi miệng, nhưng nếu anh chàng học trò nào đang lưu luyến mấy em áo dài thì có thể nghe hay như Beethoven vậy. Mùa hè nào cũng đẹp như thế, nhưng không biết sự yên bình ấy có còn mãi được kéo dài .

Hoa phượng rơi vãi trên cả bàn cờ xế chiều. Tay thanh niên nhẹ nhàng cầm con xe xuất ra một nước, án ngữ mé sông, phía bên kia bàn cờ những chàng thanh niên trẻ bắt đầu nhao nhao, rồi im ắng như tờ, có vẻ hoảng loạn và sợ hãi, một khi con xa xuất kích coi như khả năng bị chiếu bí là rất cao…. Hoa phượng vẫn rơi theo con gió đầu mùa hạ, bay tứ tung và nhuộm đỏ cả một bầu trời. Gã ăn mày lạ ngồi ngoài quan sát bàn cờ nhìn nhìn về nơi xa xăm, nhắm mắt im lặng và nói nhẹ một câu, Mã giao chân không gì phải sợ con Xa này, rồi gã nhẹ nhàng vơ nắm hoa phượng bóp chặt rồi cất bước. Chẳng ai thèm để ý đến gã, chỉ kịp suy tính như gợi mở….

Một người biết chơi cờ có thể nhận thấy rằng xét về sức mạnh con xe là vô địch, có khả năng tự chiến đấu oai dũng, tự bảo vệ và có khả năng sát thương rất cao, đặc biệt nó có thể xoay đảo tình thế chỉ trong khoảnh khắc, con Xa thoắt ẩn thoắt hiện đánh đông dẹp bắc, tiến thoái phi thường. Nói về điểm yếu hầu như không có, hoặc hạn chế rất ít. Nếu có thế song xa sợ chi thành trì vững chắc. Tuy thế Hồ Chí Minh từng nói về con xa như sau

Lạc nước hai xa đành bỏ phí 
Gặp thời một chốt cũng thành công

Có vẻ đề cao mưu lược và thế cờ thế nhưng không vì thế mà xem thường con xa, nó là một nỗi ám ảnh của tất cả các con cờ khi đối đầu.

Khi Trung Quốc bắt đầu đẩy dàn khoan về phía Hoàng Sa nghĩa là đã bắt đầu bày thế trận. Trung quốc có thể coi là một con xe đang tung hoành trên bàn biển đông. So với Trung Quốc, các nước phía nam như ta hoặc một số nước Đông Nam Á chỉ có sức mạnh của một con Pháo hoặc Mã thậm chí là con tốt bên này khi chưa qua sông. Một mình về phần công và thủ thì Xa là số một. Pháo, Mã tuy có những lợi thế riêng biệt nhưng tương quan với Xe hoàn toàn thất thế, cao thủ trong giới cờ tướng biết rằng mỗi con có lợi thế riêng, nếu biết kết hợp có thể hoá giải được rất nhiều nước cờ hiểm. 

- Pháo có uy lực dũng mãnh có thể nhằm vào một nơi hiểm yếu từ phía rất xa, Pháo có thể di chuyển nhanh và linh hoạt, có thể đảo cánh bất ngờ, thay đổi chiến thuật lẹ mau lẹ. Về mặt thủ, Pháo kết hợp với Sĩ -Tượng có thể nói vô cùng vững chắc, để phá thế liên kết này có khi xe còn phải chào thua một bận. Nhưng có một điểm yếu, Pháo cần có ngòi có nghĩa được hiểu nôm na như một vật trung gian để có thể mượn được sức mạnh công phá và phát huy tác dụng. Vì thế Pháo đóng vai trò công thủ tốt và có ảnh hưởng đến tầm chiến lược và chiến thuật tốt.

- Mã có cái lợi hại của Mã, về sức sát thương và công phá, Mã không thể qua được Xe hoặc Pháo nhưng về độ lắt léo và dẻo dai thì Mã tuyệt vời, Mã phù hợp cho đánh nhỏ, vùng kiểm soát rõ ràng và mang tính chiến thuật cục bộ. Mã cũng có thể dùng để phong toả và phòng thủ cực tốt nếu biết phối hợp với nhau như Mã giao chân hoặc Mã chữ điền. Điểm yếu của Mã là vùng di chuyển không rộng, dễ bị cản phá và một mình tác chiến sẽ vô cùng khó khăn với các địa hình phức tạp. Nếu một đối đầu với một con Xe, một con Mã độc hành sớm muộn cũng bị vây bắt. Về khả ăng tác chiến một mình Mã vô cùng yếu.Người Sành cờ nhìn bàn cờ tàn có con Mã hay nói rằng “Nhất Mã chiếu cô cùng”. Vì vậy Mã đòi hỏi phải có một đối tác để phối hợp chiến đấu mới phô diễn hết được sự nguy hiểm.

- Người cao cờ ngoài việc vận dụng Xe một cách nhuần nhuyễn còn phải có sở trường kết hợp dùng thế mạnh Pháo hoặc Mã, Người thì dùng pháo uy dũng tung hoành, người thì dùng Mã lắt léo như thần. Nếu biết hợp cả ba, thì vô địch thiên hạ.

- Tương quan giữa khả năng của Xe Pháo Mã, thì người chơi cờ có kinh nghiệm luôn nhận định “xe mười pháo bảy ngựa ba” để mang ra ước lượng. Nhưng đó là những ước lượng chung, còn tuỳ thuộc vào quan điểm và sở trường.

Xem ra Biển đông đã có một con xe Trung quốc án ngữ, so với con xe Hoa Kỳ thì nó không thể bằng, nhưng con xe Tàu hiện đang rất lợi thế về vị trí và tầm ảnh hưởng xung quanh. Xe Mỹ có tầm cao hơn nhưng bất lợi về mặt địa chính nên uy lực tại Biển Đông có phần bất tiện hơn. Người ta bảo nước xa không cứ được lửa gần là thế, nếu Trung quốc nhanh tay, có thể Hoa kỳ sẽ khó còn tầm ảnh hưởng lớn tại đây.

Trung Quốc có thể tự mình vùng vẫy có công có thủ tốt nhất tại khu vực, uy lực gần như vô song. Dĩ nhiên khi con xe đã xuất kích về phía biển đông thì nó không những án ngữ mà còn đe doạ trực tiếp đến những con cờ xung quanh.

Về uy lực trong khu vực các nước còn lại phía Đông Nam khó có thể sánh bằng, xem ra chỉ mang được thân phận của Pháo –Mã. Cũng chỉ chênh lệch giữa nhau một chút còn lại hoàn toàn lép vế trước con xa Tàu. Thế nên xét một chọi một sao có thể không bại dưới tay con xa hoang dại này được. Kế liên minh để bảo toàn tính mạng và tạo ra thế cân bằng là bắt buộc, nhưng vấn đề là nhận diện khả năng, thân phận và tình trạng của các con cờ còn lại mà có cách phối hợp tối ưu.
Nhật Bản hiện nay so với Trung quốc về lực lượng quân sự tương quan có thể chưa bằng nhưng cũng một 8 một 10. Có thể so kè lẫn nhau, nhưng có vẻ Nhật yếu thế hơn, có thể xếp Nhật Bản như một con pháo hơn một chút, một con pháo rất xuất sắc vai trò của mình và trong tương lai vẫn có thể thành một con xa. Con pháo Nhật có được sự bảo đảm của xa Mỹ nên rất năng động và quyết liệt. Nhưng một đối một với xa Tàu thì vẫn chưa chắc phần thắng. Pháo Nhật nếu tác chiến như thế sẽ hoàn toàn bất lợi nếu xa Mỹ không kịp thời đáp ứng các yêu cầu cấp bách. Vì thế Pháo Nhật luôn tìm một ngòi nổ để tăng thêm uy lực cho mình. Nhìn về những năm gần đây bởi địa thế có thể thấy Pháo Nhật có ý hướng liên kết với mã Phi để đủ lực kềm toả Xa tàu ra Thái Bình Dương. Mã Phi và pháo Nhật có thể là một gọng kềm kiểm soát hai bờ nam bắc của con đường trổ ra Thái Bình Dương của xa Tàu. Nhưng liên kết lại khá xộc xệch không vững vàng chưa là liên kết vững bởi khác nhau nhiều về bản chất và văn hoá, khả năng nội tại của mỗi bên. Xa Mỹ dù không hiện diện thường xuyên nhưng vẫn định hướng cho liên kết này là liên kết chiến lược. Nhưng để kìm toả con xa Tàu thì gọm kìm này chưa đủ, Xa tàu còn một khoảng trống là xuyên qua biển đông để qua Đại Tây Dương. Trong sách lược của mình Xa tàu luôn nghĩ rằng nắm biển đông là nắm được đường ra thế giới, có thể dựa vào vị trí này để hoàn toàn chủ động cho số phận của mình. Thế cho nên mới có nước đi táo bạo là xâm nhập biển đông.

Việt Nam như con Mã đứng bơ vơ bên bờ biển đông, trước giờ luôn bị con xa Tàu hằm hè đã văng khỏi bàn cờ, cũng may mấy ngàn năm còn vài chước để thoát hiểm, nhưng lần này khó thọ. Xa Tàu đã bắt đầu dồn ta vào tử địa, nếu không khôn ngoan nhảy những nước hợp lý sẽ không khác gì con mã tử bởi một con xa luôn có thể biết cách bắt một con mã khi nó tách bầy. Ta bắt đầu tính nước nhảy…

Con mã Phi Luật Tân là một lựa chọn thích hợp nhất lúc này, xét về mối nguy hiểm phải chịu đựng, về mặt lợi ích và vị trí, quả là không tồi. Liên kết vững chắc với Phi luật Tân lúc này tạo nên một gọng kìm đầy rủi ro cho con xa Tàu. Phía sau con mã Phi còn có một con Xa Mỹ khổng lồ đầy uy lực hỗ trợ từ xa. Từ địa thế ta có thể thấy được rằng ta và Phi Luật Tân nếu liên kết sẽ giống như 2 con Mã giao chân, con này hỗ trợ con kia một cách đối ứng. Xa Mỹ luôn tìm cách hỗ trợ cho hai con mã này nhưng chỉ có một con đồng ý chấp thuận, còn con kia (ta) có vẻ không được thuận ý lắm, nên liên kết mất đi phần nào tác dụng bởi con xe Tàu đã một phần gây nước cản rất lớn, ai chơi cờ cũng biết điểm yếu nhất của con mã là nước cản, và mong muốn của xa Mỹ ngoài việc có thể hỗ trợ trọn vẹn cho cả 2 để thế liên kết có thể vững chắc hơn cho tham vọng kiểm soát toàn bộ Thái Bình Dương, thổi bay nước cản cho con mã Việt để song mã phát huy tác dụng lớn nhất, tạo thành thế mã giao chân giữa biển đông từ đó kìm chặt con xa Tàu hung hăng liều lĩnh.

Nhưng xa Mỹ mong muốn xa hơn nữa đó là phong toả con đường ra Ấn Độ Dương của xa Tàu. Ngoài ra xa Mỹ còn đẩy mạnh mối tương quan với các con cờ chiến khác tại vùng nam biển đông như Mã Lai- In Do – Úc - Ấn toạ nên những vành đai lớp lớp trùng trùng… 

Nếu chỉ để kìm toả con Xa Tàu, như vậy có thể chưa đủ, vì rất có khả năng nó có được sự hỗ trợ từ con xa mạnh mẽ khác đó là Nga, tạo ra thế song xa hợp nhất thì cục kỳ nguy hiểm cho đại cục. Hoa kỳ lường trước được việc này nên cần củng cố mạnh mẽ hơn cho Pháo Nhật, chỉ có Nhật Bản mới có đủ tiềm lực để biến hoá khôn lường và có thể có uy lực như một chiến xa mạnh mẽ. Pháo Nhật có thể an tâm công phá khi mối liên hệ song mã giữa ta và Phi bền vững, có thể độc lập, có thể phối hợp tác chiến một cách nhuần nhuyễn. Tạo ra một tam giác cân giữa Việt- Nhật –Phi tạo ra gọng kìm hai hướng với đế thủ song mã đỉnh pháo công.

Nhưng đó là thế cờ của Hoa Kỳ muốn triển khai, về phần mình ta và Phi Luật Tân đang ở thế phòng thủ có nghĩa 2 con mã giao chân chỉ để bảo vệ lẫn nhau và kiểm soát phần của mình. Cả hai cùng hỗ trợ công thủ quả là khá toàn diện, ta phải sáng suốt tìm ra điểm lợi ích chung để nương theo thế cờ này nhằm đạt mục đích phòng thủ và bảo vệ biển đông. Bỏ ngay thái độ ỡ ờ một mình một ngựa chạy rông. Trông chờ Sĩ – Tượng tử thủ rồi sẽ kiệt quệ. Có thể ta không vì mục đích phong toả Trung quốc nhưng vì đó là tổ quốc, là biển đảo là máu thịt của ta, là bất khả xâm phạm

Vành đai Mã –Pháo- Mã liên hoàn, phía sau có chiến xa hỗ trợ quả là một thế cờ hoàn hảo lúc này. Dẫu sao hai con mã dù cô đơn vẫn hơn một con đơn thương độc mã. Ta có vẻ đang triển khai thế cờ này, âu cũng là một nước cờ sáng.

Bỗng dưng thấy động đậy và nóng nóng trong người khi vợ gọi anh ơi đi ngủ. Đành mượn bài thơ của nữ sĩ họ Hồ để giải nhiệt vậy:

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc, 
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người. 
Hẹn rằng đấu trí mà chơi, 
Cấm ngoại thủy không ai được biết. 

Nào tướng sĩ dàn ra cho hết, 
Ðể đôi ta quyết liệt một phen. 
Quân thiếp trắng, quân chàng đen, 
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa. 

Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa, 
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên. 
Hai xe hà, chàng gác hai bên, 
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ. 

Chàng lừa thiếp đương khi bất ý, 
Ðem tốt đầu dú dí vô cung, 
Thiếp đang mắc nước xe lồng, 
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu. 

Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu 
Thua thì thua quyết níu lấy con. 
Khi vui nước nước non non, 
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà. 

Thơ: Hồ Xuân Hương
Mr.john
.................................................
P/s: Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhằm công kích xuyên tạc bất kỳ một tổ chức cá nhân nào 
( Tiêu đề do chủ blog đặt lại )






Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên