Powered By Blogger





Wednesday 21 May 2014

Lời trăn trối để đời của những người nổi tiếng Trung Quốc







1. Chu Du: Là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa có ca ngợi, ông là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến và giỏi văn chương. Ông nổi tiếng với chiến thắng ở sông Xích Bích trước quân Tào Tháo. Ông được mô tả là đối thủ của Gia Cát Lượng.







Chu Du cực kì đố kị về tài năng của Gia Cát Lượng. Mặc dù ông đã cố gắng không ngừng nghỉ để thắng Lượng về mưu mẹo, nhưng vẫn thất bại. Ba lần ông bị Gia Cát Lượng chọc tức, dẫn đến cái chết. Trước khi chết, ông ngửa mặt lên trời uất hận mà than rằng: "Trời đã sinh Du, sao còn sinh ra Lượng?”. Trong ảnh là hình minh họa Chu Du thời nhà Thanh.








2. Hạng Vũ (232- 202 TCN): Là một nhà quân sự, chính trị nổi tiếng đánh bại nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Lưu Bang - người sáng lập ra nhà Hán. Ông bị Lưu Bang đánh bại trong cuộc chiến Hán Sở tranh hùng và vì thể diện, ông đã tự vẫn trên sông Giang Đông. Trong ảnh là S ở Bá Vương Hạng Vũ trong một tác phẩm điện ảnh đương đại.






Hạng Vũ để lại Cai Hạ ca - là bài hát ông sáng tác vào đêm uống rượu với Ngu Cơ sau khi ông bị Lưu Bang đánh úp thua trận, phải chạy vào trong thành Cai Hạ. Bài thơ nói lên chí khi của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ: Lực bạt sơn hề, khí cái thế/ 


Thời bất lợi hề, Truy bất thệ

Truy bất thệ hề khả nại hà

Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà”. 

Tạm dịch: 



Sức dời núi, khí trùm trời

Ô Truy chùn bước bởi thời không may
Ngựa sao chùn bước thế này
Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?



3. Đàm Tự Đồng (1865- 1898): Là một nhà chính trị, tư tưởng và cải cách nổi tiếng Trung Quốc vào cuối triều đại nhà Thanh . Ông bị tử hình khi mới 33 tuổi do cuộc vận động Duy Tân thất bại. Đây là cuộc cải cách chấn hung nước nhà nhưng bị chống đối mạnh mẽ bởi phái thủ cựu, mà người đứng đầu là Từ Hy thái hậu.






Cái chết của ông tượng trưng cho sự thất bại trong việc duy tân của triều đình nhà Thanh. Trước khi chết, ông ngâm một bài thơ, trong đó hai câu cuối cực kì bi hùng: Ngã tự hoàng đao hướng thiên tiếu/ 


Khứ lưu can đảm lưỡng Côn Lôn. 

Tạm dịch: 



Ta tự vung đao nhìn trời mà cười/ 

Lưu lại gan mật cho hai ngọn Côn Lôn.






4. Lục Du: Là nhà thơ sáng tác nhiều nhất (khoảng 10.000 bài thơ) dưới triều đại Nam Tống. Ông nổi tiếng là nhà thơ yêu nước và chủ trương chống Kim phục Tống. Năm 1153, ông đỗ chức tiến sĩ. Nhưng do ông đỗ đạt cao hơn cháu Tần Cối - Thừa tướng nhà Nam Tống lại có tư tưởng chống Kim phục Tống, nên ông bị Tần Cối ghanh ghét tìm cách truất đi. Mãi cho tới năm 1155, Tần Cối chết, Lục Du mới được trọng dụng. Sau nhiều năm trong kinh đô, ông bị bãi chức vì tính cách ăn nói thẳng thắn.





Thơ của ông chủ yếu đả phá, châm biếm xã hội quan liêu nhà Tống và đồng cảm cho sự lầm than của dân chúng. Trước khi qua đời, ông viết trong bản di chúc cuối cùng bằng thơ được dịch như sau: 

Chết rồi muôn sự là không
Buồn vì một nỗi non sông chưa liền

Ngày nào lấy lại Trung Nguyên

Con ơi! Nhớ khấn gia tiên biết cùng.






5. Tôn Trung Sơn hay Tôn Dật Tiên (1866- 1925): Là nhà Cách mạng dân chủ Trung Quốc, đứng đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (năm 1911), lật đổ triều đại Mãn Thanh, khai sinh ra nước Trung Hoa Dân Quốc.



Lời trăn trối trước khi ông ra đi: Chúng ta làm cách mạng chưa thành công, vì vậy những người đồng chí của chúng ta vẫn đấu tranh vì cách mạng thành công (tạm dịch).






6. Văn Thiên Tường (1236- 1283): Là thừa tướng nhà Nam Tống, thi sĩ nổi tiếng và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc. Vì ông kháng cự trước quân Nguyên xâm lược nhà Tống và từ chối làm quan Thừa tướng cho nhà Nguyên nên bị bắt và chịu tra tấn dã man. Dù nhà Nguyên có dùng mọi cách để thu phục ông nhưng đều thất bại. Cuối cùng, ông bị tử hình, nhưng Văn Thiên Trường vẫn là biểu tượng về lòng yêu nước, ngay thẳng chính trực trong lịch sử Trung Hoa.






Khi hậu táng Văn Thiên Tường, mọi người đã phát hiện một tờ giấy quấn quanh đai lưng, được viết thay cho lời trăn trối: "Chức vụ tôi là Tể tướng, mà không cứu được xã tắc, ổn định thiên hạ, quân bại nước nhục, tội đáng chết từ lâu. Từ ngày bị bắt đến nay, không làm điều gì gian dối. Ngày nay cơ sự thế này, xin hướng về phương Nam lạy trăm lạy. Xin được nói: Khổng Tử nói muốn có nhân đức phải giữ nghĩa, tôi giữ nghĩa đến cùng nên có nhân. Đọc sách thánh hiền, học được chuyện 
gì? Ngày nay, ngày sau khỏi hổ thẹn. Tống thừa tướng Văn Thiên Tường tuyệt bút".






7. Khuất Nguyên (340 TCN - 278 TCN): Là một nhà thơ yêu nước, chính trị gia nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ban đầu, ông được vua Sở trọng dụng và cân nhắc lên hàng lương đống của triều đình chức Tả tư đồ cho Sở Hoài Vương. Do ông đưa ra những cải cách chủ trương hạn chế quyền lợi của giới đại quý tộc xảo trá trong triều, nên bị ganh ghét và vu oan khiến vua Sở mắc mưu ly gián trung thần và dần dần rời bỏ Khuất Nguyên. Cuối cùng, ông bị bãi chức và đi đày, rồi sau đó gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.





Lời trăn chối của ông chính là tâm sự với ông lão đánh cá: “Cả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh; bởi vậy nên ta phải bị bãi chức”. Tinh thần quật cường của ông không chịu lùi bước trước gian thần và nhân cách cao quý của ông vẫn được người đời sau kính trọng. Bởi vậy, sự tích tết Đoan Ngọ chính là cách người dân tưởng nhớ đến ông.






Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên