Powered By Blogger





Wednesday 12 June 2013

Điểm qua các cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu










Sau thế chiến thứ 2 kết thúc, cộng sản Nga cùng tâp đoàn tay sai bản địa (khối Warsaw) đặt ách thống trị độc tài sắt máu lên toàn cõi Đông Âu. Từ đó, những cuộc cách mạng dân chủ & dân tộc rải rác nổ ra:
 
Cuộc Cách Mạng Hungari :




Bắt đầu vào những năm 1956, nhân vật Imre Nagy là Thủ Tướng trong hệ thống cộng sản Nga, nhưng ông là một nhà yêu nước thương nòi; cầm đầu dân tộc vùng lên chống Nga. Bọn tay sai cầu cứu Nga đưa trên 2.000 xe tăng qua dập tắt, hơn 3.000 người chết dưới xích sắt, Nagy bị treo cổ. Nga và tay sai tưởng chừng dùng bạo lực đập tan ý chí cách mạng nhưng không, làn sóng chống bạo tàn Nga và tay sai bán nước vẫn ầm ĩ cháy. Mãi cho đến 33 năm sau, vào mùa đông 1989; khi bối cảnh lịch sử và vận nước đã chín muồi. Từ đau thương cũ biến thành cách mạng mới bùng lên long trời lỡ đất tại Budapest và khắp nước; lập tức tập đoàn cộng sảntay sai bị sức mạnh toàn dân tiêu diệt nhanh chóng, kết thúc vĩnh viễn tà thuyết Mac Xit.
Imre Nagy cùng mấy ngàn liệt sĩ đã được cải táng rất trọng thể và làm Lễ Truy Điệu vinh danh vị anh hùng phi thường của dân tộc Hungari.


Cuộc cách mạng Tiệp Khắc :
 
Vào mùa xuân 1968, một cuộc nổi dậy tại Prague, tập đoàn Tay sai cũng rước quân Nga và khối Warsaw đưa hàng ngàn xe tăng cày nát cuộc cách mạng. Trong bối tang thương đó, đã khiến người thanh niên trí thức thuộc giới Văn Nghệ Sĩ (kịch tác gia) mới 20 tuổi là Vaclav Havel chứng kiến, tim anh như nát tan, lòng yêu nước lẫn căm phẫn như rực cháy.
Từ ấy, Havel bất chấp tử sinh, và tù tội; hy sinh thân mình, anh lao thẳng vào cuộc đấu tranh, bị bạo quyền bắt bỏ tù từ năm 1977. Nhưng nhờ những áp lực mạnh mẽ của các cơ quan Nhân Quyền Quốc Tế và Văn Bút Thế Giới phản đối kịch liệt. Buộc lòng cộng sản Tiệp phải thả Havel vào năm 1983 (với cái trò hề cũ rích; trước khi thả, cộng sản hết ép buộc đến khuyến dụ anh ký vào đơn hai chữ “xin tha” nhưng Havel cương quyết cự tuyệt). Ra tù, anh tiếp tục con đường đấu tranh vì anh tin rằng: chính nghĩa dân tộc nhất định tất thắng. Đầu mùa xuân 1989, anh lãnh đạo cuộc xuống đường đòi tự do & nhân quyền, liền bị bắt lại. Lần nầy cũng khắp quốc tế và dân chúng hậu thuẫn, phản đối quyết liệt, cộng sản vờ xoa dịu lòng dân trước những biến cố cách mạng dân chủ dồn dập, cộng sản Tiệp phải thả anh ra vào tháng 5-1989. Havel tiếp tục công cuộc đấu tranh; được thế giới bên ngoài và quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng. Anh tiếp tục lãnh đạo những cuộc biểu tình vĩ đại nổ ra khắp nước. Chế độ cộng sản Tiệp đã cáo chung vào trung tuần tháng 11-1989. Nhân dân Tiệp bầu anh vào chức vụ Tổng Thống đầu tiên.


Cuộc cách mạng Ba Lan :



Khởi đầu cuộc đấu tranh năm 1975, năm mà cộng sản Hà Nội nhuộm đỏ miền Nam. Người lãnh đạo phong trào cách mạng là Lech Walesa, một thợ điện tầm thường, nhưng có trái tim yêu nước; trở thành người anh hùng áo vải vĩ đại của dân tộc Ba Lan, bất chấp tù tội và các hình thức khủng bố dã man của bạo quyền. Walesa can trường, dũng cảm đứng lên lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan (Solidamose) vào tù, ra khám, ra khám vào tù như đi chợ từ 1975 đến 1987. Khi ấy vận nước và bối cảnh lịch sử đã trải qua những cuộc đấu tranh không ngừng tạo nên một thời kỳ chín muồi. Vào mùa xuân 1989, cơn lốc cuối cùng bùng lên là quét sạch bạo quyền cộng sản trên đất nước Ba Lan. Walesa được nhân dân bầu vào chức vụ Tổng Thống đầu tiên, khai sinh nền tự do, dân chủ.
 
Cuộc cách mạng Bungari :



Trước cơn bão cách mạng rung chuyễn Đông Âu, chưa tới lượt mình; thì tập đoàn cộng sản Bungari ma giáo, bằng hình thức đổi mới; từ độc tài sang dân chủ đa nguyên. Xóa tên đảng cộng sản, lập ra đảng Xã Hội hòng cứu vãn và thích ứng với tình thế mới. Khiến phe đối lập lúng túng chưa kịp đấu tranh thì đã thắng lợi. Lợi dụng phe đối lập chưa kịp chuẫn bị, liền tổ chức cuộc bầu cử bất ngờ. Con tắc kè cộng sản hiện thân đảng Xã Hội thắng lợi vẻ vang. Nhóm trí thức thủ đô Sofa đâu có thề để yên trước trò ma giáo kia; lập tức phản đòn để lật ngược thế cờ. Lập ngay phong trào đấu tranh vạch mặt tội ác cộng sản, gây áp lực mạnh mẽ buộc phải tuyên bố từ chức. Sau đó, một triết gia phe chống cộng sản chưa nhiều kinh nghiệm chính trị, được nhân dân bầu vào chức vụ Tổng Thống Bungari.




 
Cuộc cách mạng Đông Đức :




Vào trung tuần tháng 9-1989, khởi đầu cuộc cách mạng lật đổ cộng sản Đức bằng cuộc “bỏ phiếu chân” của làn sóng người tỵ nạn ồ ạt tràn qua Hungari, Ba Lan, Tiệp Khắc tìm đường đến Tây Đức. Trước tình thế cực kỳ hổn loạn; đảng cộng sản cứu vãn bằng cách thay đổi TBT Honecker đưa Egon Krenz lên thay, tên nầy có vẻ ôn hòa. Krenz thử ván bài liều, phá bức tường Bá Linh với hy vọng dân chúng thấy có tự do sẽ bỏ ý định chạy nạn. Có ngờ đâu ván bài Krenz hoàn toàn đảo lộn, nhân dân không còn sợ bạo lực nữa; vào ngày 18 đến 25 toàn dân Đông Đức đồng loạt xuống đường, diễn ra những cuộc biểu tình vĩ đại buộc Quốc Hội tuyên bố truất bỏ quyền cai trị độc tôn của cộng sản Đức và buộc tập đoàn Chính Trị Bộ, Trung Ương Đảng phải cút khỏi chính trường. Thế là sau 44 năm thống trị, cộng sản Đức đột ngột Sụp đổ trước sức mạnh thiêng liêng của quần chúng.

 
Cuộc Cách Mạng Nga :



Trải qua nhiều thập niên dài, diễn ra cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga & Mỹ qua những cuộc chạy đua võ trang. Nga đổ hàng tỷ, tỷ… rup để sản xuất vũ khí chiến lược hạt nhân tạo ưu thế trên địa hạt phòng thủ và tấn công tiêu diệt đối phương, để duy trì vai trò siêu cường nguyên tử. Trong cuộc chạy đua nầy, Nga đã cạn kiệt nền kinh tế, khiến dân Nga khốn cùng, nhưng Mỹ vẫn là chú Sam cường thịnh.
Đến thời Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan thấu cáy Nga những “pha ngoạn mục”. Reagan tuyên bố Mỹ đã hoàn tất hệ thống “Star War” (chiến tranh từ các vì sao) và lớn tiếng thách thức Nga. Nếu một cuộc chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì Mỹ chỉ cần xử dụng hệ thống phi đạn chống phi đạn từ các vì sao, tiêu diệt ngay tức khắc các phi đạn tấn công của Nga trên lãnh thổ, thì lập tức nước Nga bị hủy diệt. Cuộc thấu cáy nầy đã khiến Nga dốc toàn lực vào cuộc chạy đua võ trang dẫn tới sự phá sản. 


Do đó, khi các cuộc cách mạng bùng lên ở Đông Âu, Nga không còn khả năng vói tay can thiệp, đã bỏ ngỏ. Làn sóng cách mạng như nước vỡ bờ tràn tới Đông Đức và dây chuyền qua Nga. Một yếu tố đặc biệt nữa là TBT/cộng sản Gorbachev thuở còn là cậu sinh viên đã có ấn tượng không mấy tốt đẹp về sự bạo tàn của đảng cộng sản Nga, từ những thời kỳ Stalin, đã thủ tiêu và hành quyết hàng vạn đồng chí đảng viên cộng sảnkhông thuộc phe nhóm, bất đồng chính kiến. Ấn tượng từ ký ức trôi về, đã khiến Gorbachev quyết định; nhân cơ hội nầy để mặc cho làn sóng cách mạng dân chủ Nga khai tử chủ thuyết cộng sản phi chính nghĩa trên đất nước Nga.




KGB không để yên; quyết xoay chiều tình thế bằng cách; đưa Gocbachev đi nghĩ mát ở bờ hồ Hắc Hải hình thức giam lõng, hòng làm cuộc đảo chánh lật ngược thế cờ, nhưng hoàn toàn thất bại; bị Boris Yeltsin thị trưởng thủ đô Moscow bẽ gãy. Ông lên xe tăng, kêu gọi quân đội đứng về phía nhân dân tiêu diệt bọn KGB, quân đội đã đáp tiếng gọi đánh tan bọn KGB. Kết quả sau 73 năm (1917 – 1990 = 73) chiếc nôi học thuyết Mac Le khai sinh cái quái thai chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng lấy bạo lực làm cứu cánh đã gây vô vàn tội ác cho dân tộc Nga và Đông Âu đến thời cáo chung. Cả thế giới không ngớt lời ca ngợi Gorbachev & Yeltsin là người “hùng thế kỷ” của thập niên 90.
Nguồn: www.chinhviet.net
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên