Powered By Blogger





Tuesday 15 April 2014

Mặt trăng máu





Trăng máu thường được gán cho hiện tượng nguyệt thực toàn phần, lúc đó, mặt trời, trái đất và mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt trăng sẽ bị bóng của trái đất che phủ hoàn toàn và thường trở nên màu cam hoặc đỏ do hiện tượng tán xạ.


Theo các nhà khoa học, ngày hôm nay, người dân ở bờ biển phía Tây Nam Mỹ, Tây Phi và nước Úc sẽ được chứng kiến một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm - nguyệt thực toàn phần màu đỏ. Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn . Mặt trăng trong khoảng thời gian nhật thực sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là những màu khác nhau như xám đục tới màu khói, da cam và màu đỏ. Những màu sắc này là do tro bụi núi lửa trong khí quyển gây ra. Lượng tro bụi từ các vụ phun trào gần đây càng nhiều, màu sắc của Mặt trăng càng đậm.

Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Đối với nhiều nhóm tôn giáo thì hiện tượng này chính là điềm báo trước đối với ngày diệt vong của nhân loại. Điều quan trọng nhất đó là hiện tượng "Bộ Tứ" - tức bốn mùa trăng máu, được gọi là Tetrad ám chỉ chuỗi 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp trong vòng 2 năm và tới đây, chúng sẽ lặp lại vào năm 2014 và 2015. Cụ thể, chuỗi 4 lần nguyệt thực toàn phần đó sẽ rơi vào tháng 4/2014, tháng 10/2014, tháng 4/2015 và tháng 9/2015.

Trùng hợp hơn là trước đó, khi "Bộ Tứ" xuất hiện, nhân loại sẽ trải qua những biến cố lớn như Cuộc chiến Sáu ngày 1967 của người Do Thái, việc trục xuất người Do Thái khỏi Tây Ban Nha năm 1492...Tuy nhiên, theo lý giải của thiên văn học, hiện tượng "Mặt trăng máu" chỉ đơn thuần là nguyệt thực toàn phần và rõ ràng, lịch sử ghi nhận không có biến cố nào xảy ra khi Mặt trăng chuyển sang màu đỏ. Với các nhà khoa học, các học giả, những người vô thần và nhiều người khác đây chỉ là một hiện tượng đáng được mong đợi, và cuộc sống vẫn sẽ tiếp tục mà không bị ảnh hưởng gì.

Theo: Xã hội & Người Lao Động



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên