Powered By Blogger





Saturday 17 March 2012

Ngày này năm ấy.....



     


        Cách đây 35 năm, ngày 17-3-1975, trước sức tiến công như vũ bão của quân và dân ta, huyện Định Quán được hoàn toàn giải phóng. Giải phóng Định Quán tức là ta làm chủ một phần quốc lộ 20, cắt con đường duy nhất từ miền Đông Nam bộ lên Nam Tây nguyên, mở thêm một hành lang quan trọng trên hướng Đông Bắc, tạo điều kiện cho đại quân của ta đánh chiếm Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc...
Dọc theo quốc lộ 20, qua Phú Túc
                                                      
Qua dốc 12...
Bạn sẽ tới Định Quán..
Đá Ba Chồng- cứ điểm của quân Mỹ
Trại lính thời chiến- xóm chùa cũ. Xa xa là bãi đã dĩa
Sân bay quân sự thời chiến
..góc nhìn từ sân bay quân sự Định Quán
Từ những bốt gác
Nhũng chòi canh
Những lô cốt
Lĩnh Mỹ có thể quan sát toàn bộ trục lộ 20....
Thời chiến dân cư thưa thớt, đá nhiều hơn người...
Xung quanh là những khu rừng Gíá  Tị

Khu làng Thượng người dân tộc...
Vị trí cây xăng, đối diện chợ Định Quán cũ. Đức Hòa là xe có   từ trước giải phóng, chạy từ Định Quán vào Đồng Hiệp, chỉ có 1, 2 chuyến/ngày.
Dốc huyện đôi bây giờ
Ngày trước bên trái là sân bay quân sự,bên phải là doanh trại lính
Góc nhìn từ chợ cũ,,,
Khu chợ cũ
Bắt sống những tên lĩnh cuối cùng....
Cầu La Ngà 1970. Giờ chỉ còn chân cầu
Cầu La Ngà năm 1970 gồm 3 cầu
Ngày trước hoành tráng,2 cầu giờ chỉ còn vết tích
Câu La Ngà năm 1979
Cầu La Ngà giữa đang xây dựng( cầu bây giờ)
Thanh bình. Dòng kênh xanh
Đá và Rừng cũng đã xanh trở lại



             
ĐỊCH CỐ GIỮ, TA CỐ ĐÁNH
      Vào những ngày đầu tháng 3-1975, sau khi thất thủ ở Buôn Mê Thuột, do lo sợ mất Định Quán và để tăng cường phòng thủ bảo vệ Sài Gòn, địch đã điều thêm chiến đoàn 43, thuộc sư đoàn 18 ngụy về đây tăng cường phòng thủ, tạo thế ngăn chặn quân ta từ xa.
    Tuy nhiên, khi biết được khó giữ chiến trường Tây Nguyên, đồng thời Lâm Đồng và đường 20 bị uy hiếp, nên địch điều thêm chiến đoàn 52 và chi đoàn thiết giáp số 2 lên tăng cường giữ khu vực từ Túc Trưng đến Kiệm Tân. Trong lúc này, để tấn công Định Quán, mở thông đường 20 tạo điều kiện cho đại quân của ta đánh chiếm Sài Gòn, các lực lượng vũ trang địa phương đã phối hợp với bộ đội chủ lực xây dựng kế hoạch đánh địch, bức rút buộc chúng phải tháo chạy khỏi Định Quán và đường 20. Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, bộ đội chủ lực được cấp trên giao nhiệm vụ phối hợp với quân dân Định Quán tiêu diệt cứ điểm này. Đêm 16 rạng 17-3-1975, Tiểu đoàn 2 và 3, Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 - đơn vị đảm nhận mũi chủ yếu của trận đánh vào chi khu Định Quán đã bí mật đến vị trí xuất phát. Các trận địa pháo của sư đoàn cũng sẵn sàng nhả đạn.
       5 giờ sáng ngày 17-3, Sư đoàn 7 nổ súng tiến công Định Quán. Pháo ta bắn vào các mục tiêu quân sự trong chi khu và các vị trí địch ở Phương Lâm, La Ngà, Núi Tràn, đồi Đăng Ca, điểm cao 112. Trung đoàn 209 tiêu diệt cụm phòng thủ của địch ở Núi Tràn, chia cắt Định Quán với lực lượng quân đoàn 3 ngụy ở Túc Trưng. Bị pháo ta bắn cấp tập, địch trong chi khu Định Quán rối loạn, vội vã tìm nơi ẩn nấp. Lợi dụng thời cơ này, các mũi tiến công của Trung đoàn 141 nhanh chóng đánh chiếm các vị trí đầu cầu, Đại đội 7 thọc sâu chiếm được gộp đá đầu tiên ở núi Ba Chồng.
       Sau mấy phút hoảng loạn, quân địch bắt đầu phát hiện được các hướng tấn công của quân ta nên phản kích dữ dội. Chúng dựa vào các chồng đá chống trả quyết liệt, nhất là ở hướng tiến công của Đại đội 7. Để tiếp viện cho chi khu Định Quán, máy bay địch liên tục quần đảo, ném bom xuống các trận địa pháo và các vị trí mà quân ta vừa chiếm được. Lúc này, Trung đoàn 141 phải cho bộ đội ngừng tiến công để đào công sự, bổ sung thêm đạn chuẩn bị cho đợt tiến công mới.
GIẢI PHÓNG ĐỊNH QUÁN
       Chiều ngày 17-3, Trung đoàn 141 tổ chức đợt tiến công thứ hai. Trước sức tiến công của ta, quân địch phải bỏ khu quân sự và trận địa pháo chạy vào các gộp đá cố thủ. Đại đội 7 liền chiếm thêm được 2 gộp đá nữa, tiến sát núi Ba Chồng và núi đá Ông Phật.
 
        Sáng ngày 18-3, sau một đêm củng cố lực lượng, nghiên cứu thêm cách đánh, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 Lê Nam Phong lệnh cho các đơn vị tiếp tục tiến công. Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 165 được tăng cường 3 xe tăng đánh chiếm điểm cao 258. Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 141 được chi viện hỏa lực diệt từng ổ đề kháng của địch trong các gộp đá. Trung đội trưởng Vũ Văn Bộ (thuộc Đại đội 7) dù bị thương ở tay vẫn cùng đồng đội anh dũng đánh thẳng vào núi Ba Chồng. Trung đội phó Nguyễn Văn Hoan, người đã cắm cờ Quyết Thắng lên sở chỉ huy tiểu khu Phước Long 77 ngày trước đó dẫn đầu trung đội đánh chiếm núi Ông Phật và hy sinh trong trận đánh này. Đại đội phó Đại đội 2 (thuộc Tiểu đoàn 1) Nguyễn Trọng Tấn vừa chỉ huy đơn vị vừa bắn 7 quả đạn B40 diệt các hỏa điểm của địch trong các gộp đá và cắm lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" trên nóc nhà chỉ huy của địch trong chi khu Định Quán. Thiếu tá Chánh, quận trưởng Định Quán và 4 sĩ quan cấp úy chỉ huy chi khu Định Quán ra hàng.
        Như vậy, chỉ sau 4 ngày chiến đấu liên tục, Sư đoàn 7 và quân dân Định Quán đã diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch ở chi khu Định Quán và một bộ phận của sư đoàn 18 ngụy mới lên tăng cường. Quận Định Quán được giải phóng, hệ thống đồn bót từ Túc Trưng đến Phương Lâm bị diệt và bức rút, ta làm chủ một tuyến hành lang quan trọng trên hướng Đông Bắc Sài Gòn...

                       Sưu tầm ảnh: Hoàng Hải. Bài viết:Việt Đức                   
                           

               



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

2 comments:

  1. Trong bài này sai 1 vài chi tiết

    1. Xe Đức Hòa chạy Định Quán Sài Gòn 1h/chuyến từ 6h sáng tới 3h chiều.

    2. Câu La Ngà năm 1979
    Sai trầm trọng, cầu này xây năm 1972, ảnh này lấy từ blog của người chỉ huy xây dựng cầu Mỹ.

    3. "Cầu La Ngà giữa đang xây dựng( cầu bây giờ)"

    Câu này không đúng. chiếc cầu này đã ngập sau khi có thủy điện Trị An.

    Người nhận xét bài này là người đã sống tại La Ngà từ năm 1962 đến nay. Các ảnh cầu La Ngà được đã được đăng trên blog của Hoàng Phúc Thiện Mỹ ( HP TM trích bài từ

    Tác giả: Mel Schenck - Lược dịch: hptm1002

    In 1970, the U.S. Navy Officer in Charge of Construction RVN awarded a construction contract to a French construction contractor, Eiffel-Asie, to construct a bridge across the La Nga River on national highway QL-20 running north of Sai Gon to Dalat. This was the first construction contract awarded outside of the work the huge American construction company RMK-BRJ had been assigned. Subsequently, construction contracts were awarded to Vietnamese contractors as the RMK-BRJ contract was closed out.

    Năm 1970, Hải quân Hoa Kỳ phụ trách xây dựng miền Nam Việt Nam đã giao cho một nhà thầu xây dựng của Pháp, Eiffel-Asie, xây dựng một cây cầu bắc ngang sông La Ngà trên Quốc lộ 20 đi từ phía Bắc Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) đến Đà Lạt. Đây là hợp đồng xây dựng đầu tiên được trao ra bên ngoài mà không phải là công ty xây dựng lớn mạnh RMK-BRJ của người Mỹ được chỉ định. Rồi sau đó, những hợp đồng xây dựng đã được giao cho những nhà thầu Việt Nam vì hợp đồng với RMK-BRJ đã chấm dứt.
    I was assigned responsibility to administer the construction of the bridge out of our Long Binh office at the RMK-BRJ Camp. We regularly drove up national highway QL-1 and QL-20 to observe the construction.

    Tôi đã được chỉ định chịu trách nhiệm là người quản lý việc xây dựng cầu, nơi mà xa văn phòng Long Bình của chúng tôi, là nơi cắm trại của RMK-BRJ. Chúng tôi thường xuyên lái xe đi Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20 để giám sát việc xây dựng. This bridge was to replace a previous French-built bridge bombed by the Viet Cong.

    Cây cầu được thay thế dưới đây do người Pháp xây dựng và đã bị Việt cộng đánh sập trước đó.

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog và đính chính. Nhân tiên bạn cho mình hỏi một việc. Mình đang thủ thập những bức anh cũ của bệnh viện Định quán bây giờ cho phòng truyện thống. Nếu bạn có có thể scan và gửi cho mình được không a. Xin lỗi vì không biết tuổi nên mạn phép xưng hô là bạn cho tình cảm.

    ReplyDelete

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên