Powered By Blogger





Wednesday 15 July 2015




Mẹ và em.














Thuở ấy, 
Mẹ thiếu nữ 18 
Mẹ đi lấp hố bom 
Mẹ Trường Sơn tải đạn 
Mẹ địa đạo đào mồ
Mẹ sinh bắc tử nam.

Ngày ấy,
Mẹ tuổi con gái chưa chồng
mơ ước những đứa con sẽ lớn
được sống đời của người
Không như đời mẹ.

Đêm nay,
Con của Mẹ 18
Ngồi bán mực nướng ở quán bia Xiêm Rệp
Lẽo đẽo trước tiệm uốn tóc Svay Pak mời khách mua dâm
Mặc váy ngắn đứng bán trầu trong những lồng kính đèn màu Taoyuan
Co mình nằm dưới người đàn ông không răng ở con hẻm Chung Li.

Đêm nay,
Những đứa con của Mẹ
tuổi con gái không chồng
ôm mơ ước những đứa con đừng bao giờ có
Để không như đời Mẹ bây giờ.

Đêm nay,
Có đứa con của Mẹ già đi một tuổi
Nằm yên trò chuyện với thằn lằn
Miên man kể về ước mơ cho bầy con của những bà Mẹ đang còn năm, sáu tuổi.

Đêm nay,
Có Mẹ già đi mười tuổi
Buổi sáng buổi trưa buổi chiều buổi tối
gian nhà cứ mãi rộng rinh thêm.





Sunday 5 July 2015


Nữ doanh nhân gốc Hoa gửi thông điệp Gạc Ma đến Bắc Kinh


"Không bao giờ nên chiếm lấy hay sử dụng những gì mà nguồn gốc ban đầu không thuộc về mình – cho dù với bất kỳ lý do, mục đích nào đi nữa. Nếu có lỡ lấy rồi thì tốt hơn nên trao trả lại cùng một lời xin lỗi"- Nữ doanh nhân trẻ Yên Hồng Ngọc phát biểu sau khi đề cập vấn đề Biển Đông.


Bien Dong

bức tranh Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử



Yên Hồng Ngọc xúc động chia sẻ: "Tôi mới đi học xa về, tôi đã rất xúc động xem đoạn YouTube Hải Chiến Gạc Ma đau thương này. Tôi và gia đình rất muốn đóng góp một phần nào đó cho các gia đình liệt sĩ đã có những người chồng, người con hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ biển đảo quê hương. Nếu đấu giá thành công, và nếu được phép, tôi có thiện ý muốn được trao tặng bức tranh này cho Tổng thống Barack Obama nhân ngày Quốc khánh của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ 4.7.2015.

Tôi và tất cả mọi người Việt Nam đều thấy rõ trong giai đoạn vừa qua, Hoa Kỳ đã ủng hộ Việt Nam và các nước trong khu vực rất nhiều trong việc bảo vệ và ổn định tình hình biển Đông trong khi Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn.


Bien Dong

 Nữ doanh nhân trẻ người Việt gốc Hoa Yên Hồng Ngọc

  Gia đình tôi là người Việt gốc Hoa, nên tôi thực sự mong muốn Việt Nam và Trung Quốc mãi chung sống trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Tôi rất trân trọng lời chỉ dạy của Ông Bà Tổ Tiên truyền lại về lòng trung thực khi tôi còn nhỏ: "Không bao giờ nên chiếm lấy hay sử dụng những gì mà nguồn gốc ban đầu không thuộc về mình – cho dù với bất kỳ lý do, mục đích nào đi nữa. Nếu có lỡ lấy rồi thì tốt hơn nên trao trả lại cùng một lời xin lỗi".

Wednesday 1 July 2015

Жизнь в 100 словах


Колыбель. Пеленки. Плач.
Слово. Шаг. Простуда. Врач.
Беготня. Игрушки. Брат.
Двор. Качели. Детский сад.

Школа. Двойка. Тройка. Пять.
Мяч. Подножка. Гипс. Кровать.
Драка. Кровь. Разбитый нос.
Двор. Друзья. Тусовка. Форс.

Институт. Весна. Кусты.
Лето. Сессия. Хвосты.
Пиво. Водка. Джин со льдом.
Кофе. Сессия. Диплом.

Романтизм. Любовь. Звезда.
Руки. Губы. Ночь без сна.
Свадьба. Теща. Тесть. Капкан.
Ссора. Клуб. Друзья. Стакан.

Дом. Работа. Дом. Семья.
Солнце. Лето. Снег. Зима.
Дочь. Пеленки. Колыбель.
Стресс. Любовница. Постель.

Бизнес. Деньги. План. Аврал.
Телевизор. Сериал.
Дача. Вишни. Кабачки.
Седина. Мигрень. Очки.

Внук. Пеленки. Колыбель.
Стресс. Давление. Постель.
Сердце. Почки. Кости. Врач.
Речи. Гроб. Прощанье. Плач.


© Игорь Аглицкий



Thursday 18 June 2015

Làm sai cứ 'rút kinh nghiệm sâu sắc' là xong






Cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối không phải là hiện tượng mới lạ hay cá biệt. Hiện tượng này nảy sinh và đeo bám xã hội loài người từ thuở xa xưa khi những hình thức "nhóm", "cộng đồng" "quốc gia"… xuất hiện. Vấn đề này đã được phát hiện, lý giải từ mấy ngàn năm trước bởi những Socrates, Plato, Aristotle… và được các nhà triết học Khai sáng vận dụng từ hàng trăm năm trước để xử lý những vấn đề của nhân loại.  
Lệch lạc diện mạo văn hóa tổ chức 
Khi quyền lực của tổ chức được cơ cấu bất hợp lý, quyền lực được vun vén đến độ trở thành một giá trị áp đảo, diện mạo văn hóa của tổ chức sẽ  trở nên lệch lạc rõ nét. Bởi: khi một giá trị trong hệ thống giá trị cấu thành diện mạo văn hóa tổ chức được tôn cao quá mức, thì vị trí của nó là ở đầu chót vót bên kia của cây cầu bập bênh và những giá trị còn lại tụt thấp xuống ở đầu cầu bên này. Hệ quả là:
Thứ nhất, giá trị chuyên môn bị hạ thấp: nghiệp dư quyết định thay cho chuyên nghiệp (nhà triết học chuyên nghiệp trở thành kẻ diệt chuột nghiệp dư, cán bộ trưởng thành từ công tác thanh niên quyết định trồng cây gì trên vỉa hè thành phố thay cho nhà sinh học môi trường). Bằng cấp hình thức, danh hiệu thi đua hình thức (điều kiện cần để tiến tới hoặc bảo vệ quyền lực) chiếm ưu thế đến độ thế chỗ cho năng lực chuyên môn thực sự.  
Điều này giúp lý giải vì sao trong không ít tổ chức công (ở ta, hiện nay) tồn tại một thực tế dư thừa cán bộ được võ trang đủ các loại bằng cấp, học vị học hàm nhưng luôn khó tìm trong số đó những chuyên gia thực sự cần cho công việc.  
Thứ 2, giá trị của tính hiệu quả bị hạ thấp: mối quan tâm lớn được dành cho việc thực hiện đúng quy trình do cấp trên định đoạt, tuân thủ mệnh lệnh cấp có thẩm quyền; hiệu quả công việc ít hoặc thậm chí không được quan tâm. (Thay vì mất 30 phút để Trưởng Phòng quản trị ra quyết định và 20 ngàn đồng để nhân viên Ban Y tế mua thuốc về diệt chuột, thì người ta có thể phải mất vài tháng trời và cả đống tiền. Tất cả cho những việc sau: làm tờ trình kính gửi và đồng kính gửi mấy cấp, xin ý kiến chỉ đạo của mấy cấp, lấy báo giá, tiến hành đấu thầu lựa chọn đối tác, soạn thảo hợp đồng, đàm phán và ký kết hợp đồng, ra thông báo… để tiêu diệt tứ đại đồng đường nhà chuột).  
quyền lực, giám đốc, văn hóa, bằng cấp, thi đua
Quyền lực được vun vén đến độ thành một giá trị áp đảo, diện mạo văn hóa của tổ chức sẽ  trở nên lệch lạc. Tranh minh họa: Khều
Thứ 3, giá trị của tính sáng tạo, tính chủ động bị hạ thấp: tinh thần sáng tạo trong tổ chức công chỉ tồn tại khi tính chủ động trong công việc chuyên môn tồn tại. Khi cấp thừa hành trở nên bị động ở mức độ cao trong công việc chuyên môn của mình bởi quyền quyết định hoàn toàn thuộc về cấp trên thì tính sáng tạo bị thủ tiêu. 
Thứ 4, giá trị của tính trách nhiệm bị hạ thấp: khi có nhiều hoặc quá nhiều cấp cùng chia sẻ quyền lực (quyền cho chủ trương, quyền đồng ý về mặt nguyên tắc, quyền chỉ đạo, quyền quyết định, quyền phối hợp triển khai, quyền tham mưu…) trong quy trình giải quyết một công việc cụ thể, trách nhiệm sẽ bị dát mỏng, pha loãng đến mức có thể gọi là mơ hồ.  
Khi công việc được tiến hành không đem lại hiệu quả mong đợi hoặc bị đổ vỡ, việc truy cứu trách nhiệm sẽ thực sự khó khăn và trong nhiều trường hợp là vô nghĩa. Khi đó, biện pháp xử lý trách nhiệm tối ưu và phổ biến sẽ là: rút kinh nghiệm sâu sắc. 
Thứ 5, những giá trị văn hóa phổ quát là Chân, Thiện, Mỹ bị hạ thấp: Trong một môi trường đề cao giá trị quyền lực như vậy, việc "học giả" để hợp thức hóa bằng cấp theo "tiêu chuẩn cứng" (vốn khá phức tạp và hình thức) trở nên quen thuộc trên con đường tiếp cận, chiếm lĩnh, bảo vệ quyền lực.
Thêm vào đó, những phong trào thi đua được tổ chức trường kỳ và hết sức đa dạng, trong không ít trường hợp, cũng chung tay góp sức phát huy cách ứng xử giả dối của cộng đồng thành viên của tổ chức. Nó khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ chỉ có thể thực hiện thi đua trên giấy, bằng cách sao chép các báo cáo.  
Tuy nhiên, những danh hiệu thi đua lại có giá trị không phải hạng vừa trên con đường quyền lực. Bệnh thành tích (ảo) trong các tổ chức công đã được phát hiện từ lâu, rất có thể đã trở nên mãn tính…
Để đảm bảo "công ăn việc làm" cho đội ngũ lãnh đạo (trong nhiều trường hợp là khá đông đảo) thuộc nhóm quyền lực nêu trên, quyền quyết định các vấn đề chuyên môn vốn phù hợp với cấp thực thi được điều động di dời lên cấp trên. Điều này dẫn đến việc lãng phí khả năng chuyên môn thực sự, lãng phí thời gian của chính các đối tượng trong nhóm lãnh đạo; lãng phí khả năng lao động – sáng tạo của cán bộ chuyên môn cấp dưới; lãng phí thời gian và tiền bạc cho những thủ tục nặng nề, hình thức. Và lãng phí cũng là một tội ác. 
Trong một môi trường như vậy, thật khó để cộng đồng thành viên của tổ chức có thể thực sự nghĩ tốt, nghĩ đẹp về nhau; thực sự làm tốt, làm đẹp cho nhau. Giá trị của cái Đẹp (Mỹ ) bị hạ thấp.                                                   
Bộ máy cồng kềnh, họp hành bất tận 
Ở tầm vĩ mô, ta có những bài học đắt giá với cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối. Đó là câu chuyện cả ngàn năm phong kiến trong lịch sử nước nhà. Cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối kiểu phong kiến này không phải không có lúc phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp mở mang và bảo vệ bờ cõi. Nhưng nó kéo dài đến cả ngàn năm, bất chấp mọi hoàn cảnh và điều kiện.  
Cả ngàn năm với nền kinh tế đảm đang chỉ một đường cày, con trâu đi trước và người nông dân thì đi sau rốt. Cả mấy trăm năm khăng khăng chỉ với Tứ thư, Ngũ kinh; chỉ một cách thức tổ chức quyền lực duy nhất, chỉ một giá trị "tuân phục" duy nhất được đề cao.
Cơ cấu quyền lực một mình "vạn tuế" ấy, văn hóa "tuân phục" nghèo nàn ấy rồi phải đến lúc đẩy lớp lớp nông dân nghĩa sĩ vào những trận Cần Giuộc liệt oanh "rơm con cúi", "ngọn dao phay" mà chống lại những "đạn nhỏ, đạn to", "tầu thiếc, tầu đồng". 
Trong một tổ chức công, thời bây giờ, việc đề cao giá trị quyền lực như  một giá trị áp đảo của diện mạo văn hóa (và vì vậy mà hạ thấp những giá trị: chuyên môn, hiệu quả, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm…) sẽ cho ra đời một bộ máy cồng kềnh, rất kém hiệu quả với những thủ tục nhiêu khê và họp hành bất tận…? Tương lai nào cho một tổ chức công với diện mạo văn hóa như vậy?
***
Quyền lực nào thì văn hóa ấy. Văn hóa nào thì sức sống ấy. Hy vọng rằng câu chuyện diệt chuột kỳ trước và những điều bàn thêm kỳ này có thể là một giọt nước dưới chân Cầu Giấy thực thà mách bảo đôi điều hữu ích về con sông Tô Lịch "trong xanh".
———–

Tác giả: Hoàng Xuân Tuyền

Sent from my iPad

Wednesday 17 June 2015

Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn









Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc…
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm…

Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học…Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
Đừng hứa khi đang… vui !
Đừng trả lời khi đang… nóng giận !

Đừng quyết đinh khi đang… buồn !
Đừng cười khi người khác… không vui !
Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe
Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi.
Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta
Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).

Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

(trên 50t mừng từng năm, qua 60t mong hàng tháng, tới 70t đếm mỗi tuần, đến 80t đợi vài ngày, được 90t …ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm !)

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.

Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.

Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?

Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.

Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.
Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn…

Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.
Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.
Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.

Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ .nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình… không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.



TwitterFacebook10K+Google







Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên