Powered By Blogger





Monday 30 June 2014

Lời tựa cho cuốn nhật ký ngắn số 3







Từ lúc nào người ta đã tạo ra những dấu chấm câu? Chúng bé bé sinh sinh có tác dụng cực hay nhưng đôi khi cũng gây nhiều phiền toái. Ngày còn đi học, anh nổi tiếng là viết chứ sấu và viết thiếu dấu. Không những thiếu dấu trong từng chữ mà còn thiếu dấu trong từng câu. Chả thế mà có lần cô giáo đã quy tội cho anh có âm mưu hại cô giáo trước cả lớp, vì từ đầu bài văn cho tới cuối bài anh không hề có một dấu chấm câu, cô giáo đọc muốn đứt hơi mà chết

Sau này khi có chủ tâm thì khôi D nên anh mới quan tâm tới môn văn và chăm chút cho chữ viết của mình. Rồi sau này khi biết yêu, bắt đầu viết nhật ký, anh mới thấy mực độ cần thiết của nét chữ, thấy sự đáng yêu của những dấu chấm câu...

Nhiều khi anh  nghĩ về em, về tình yêu của anh . Tình yêu mang những dấu câu be bé xinh xinh , mang cả những nỗi buồn chẳng biết bỏ vào đâu...

Ngày ấy, cũng chưa xa lắm...

Anh mang dấu chấm hỏi ( ? ) khi buổi đầu găp và  biết  tên em. Một chút tò mò, một chút thắc mắc...khi em đau chân lại gọi cho anh. Cách nói chuyện của em rất lôi cuốn anh và những câu hỏi về em cứ lớn dần trong anh. Anh đã trăn trở rất nhiều về dấu hỏi ấy. Anh hỏi lòng anh, anh hỏi lý trí của anh,  hỏi con tim chai lì  của anh... Anh hỏi...hỏi nhiều . Mà có lẽ, câu hỏi anh hỏi mãi chẳng dám trả lời ấy là : Sao em dám yêu anh? Và em yêu có thật lòng hay không?

Rồi khi đem tên em khắc ghi vào tim mình anh thôi không hỏi nữa. Lòng anh chỉ có mỗi dấu phẩy ( , ) và dấu chấm than ( ! ) thôi. Vì sao em biết không ? Vì lúc nào anh cũng nhớ tới em, làm gì anh cũng nghĩ về em, lúc nào cũng muốn được  nghe em nói , muốn được nghe em cười, muốn được kể em nghe niềm vui của anh, muốn được giải bày với em nỗi buồn của anh ... . 

Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút giây anh đã quen được ở bên em, để được ngắm dáng hình, để nghe giọng nói, để được hôn, được siết ghì em trong vòng tay. Anh cứ muốn để dấu phẩy hoài thôi. Vì còn dấu phẩy, là đằng sau ấy còn nhiều điều để kể, để nói, để san sẻ.... Anh cứ muốn thỉnh thoảng thả vài cái chấm than .  Để em biết là anh vui đến dường nào khi có em trò chuyện cùng anh , để em biết là anh buồn đến thế nào khi em bỏ anh một mình giữa mùa hè thật rộng, em về Sài Gòn, về với vùng kỷ niệm của riêng em. Và những dấu chấm than cũng để anh nhận ra rằng: Niềm tin trong anh vẫn còn đó. Tình yêu trong anh vẫn còn đó. Dù đi đâu rồi em cũng sẽ quay về với anh.

Và rồi...có những chuyện trong tình yêu làm sao tránh khỏi. Ai chẳng có lúc nhơ và thổn thức với quá khứ về  cuộc tình riêng chưa dứt. Hơn nữa gia đình cũng không muốn em yêu một người như anh và muốn em yêu một người khác. Lúc đó anh nghĩ chúng ta có duyên nhưng không có phận. Thôi thì anh buông, anh thả, anh trả em về cho người ta, trả yêu thương về nơi anh mướn. Một đêm anh và em ngồi đó, nhìn con trăng mờ mờ trên bầu trời thăm thẳm, anh đã yếu đuối, đã khóc trên bờ vai, trong vòng tay em. Anh muốn yêu em, nhưng anh bất lực, anh chẳng còn hỏi nữa, bất giác anh buông dấu ba chấm ( ... ) lững lờ. Có lẽ cũng như con nắng, em đi lạc vào nỗi nhớ của anh, em vương vào mắt anh, em vô tình đánh rơi lời hứa mà anh thì khờ khạo tin khư khư qua tháng ngày mà chờ mà đợi, Đợi một ngày anh đưa em về vùng biển quê anh, đợi một ngày em đưa anh về sứ dừa với con suồng ba lá bên những cây cầu tre lắt lẻo. Đợi một ngày, nơi cuối con đường, anh nắm tay em, em nắm tay con, gia đình mình rôn rã tiếng cười. Và đợi cả một ngày, một ngày...khi tóc anh bạc, khi lưng em còng, khi hai đứa mình lẩn thẩn cả đội, thậm chí chẳng nhớ nổi: sao tụi mình yêu nhau vậy cà? .... 

Anh thương lắm giấc mơ tình yêu ấy. 


Nhưng rồi, em đành đặt dấu chấm (. ) thôi anh ạ. Em không muốn dấu ba chấm nữa, em cũng mệt rồi những dấu phẩy, niềm vui đâu còn nữa, và em cũng đã cạn nước mắt tủi hờn cho những chấm chấm than...và anh cũng đã tận cùng khổ đau khi đọc những dòng chữ em viết cho anh và anh viết cho em với đầy đủ những chấm câu......

.......

Anh ạ !

Thực sự em cũng không biết viết gì cho anh cả. Có nên viết hay không? Hay là không nên viết bởi vì lẽ hiện tại bấy giờ không biết tình cảm của anh và em đang ở đâu. Tiến cũng không mà lùi cũng không. Hai đứa dành tình cảm cho nhau còn nhiều, nhưng em thì lại không thể đến với anh sau này được. Không nói ra thì nó không phải là sự thật, mà nói ra rồi thì nó rất đau. Đau cho cả hai đứa phải không anh?!

Giờ này anh đang trên lớp học, không biết anh có hắt xì không chứ em nhớ và nhắc anh nãy giờ đó anh biết không? Em đi siêu thị mua đồ và chủ yếu là mua thiệp cho hai đứa mình. Em muốn giữ lại chút gì đó kỷ niệm và mộng ước không thành hiện thực của anh và em. Chỉ đặt hy vọng vào nó thôi. Nó dễ thương lắm anh ạ, em lựa mãi mới được ba tấm đấy. Anh về xem sẽ thích ngay thôi. Hihi....


Em ạ !

Em hãy đừng bao giờ viết một dòng nhật ký nào cho anh nữa. Bởi vì nếu em viết để rồi khi anh đọc lại chỉ khiến anh thêm đau khổ. Anh cầu xin em như vậy!

Anh tôn trọng sự lựa chọn của em mà. Em hãy vì em, vì gia đình dành tất cả và trọn vẹn tình cảm cho người ta đi. Em đừng cố dối lòng mình để rồi sau này trái tim nhỏ bé của em lại phải ăn năn, hối cái. Hãy đừng thương anh thêm một chút nào nữa để rồi anh hiểu đó chỉ là sự thương hại.

Những kỷ niệm xin em đừng giữ lại mỗi khi cái quý nhất chúng ta đã mất đi. Cám ơn em đã cho anh những ngày hạnh phúc. Những ngày ấy tuy ngắn ngủi những đôi với anh là ý nghĩa một đời người. Những ngày buồn em chuẩn bị cho anh, anh cũng sẽ đem theo.

Em hãy hạnh phúc, em hãy vui cho lòng anh thanh thản nghe em! " ***


 *** (Trích từ nhật ký số 2)


.....................................................................................................

" Phần trên chôm về, chỉnh sửa lại cho giống với chuyện mình. 






Một Khoảnh Khắc & Cả Cuộc Đời






Cuộc sống chẳng là gì, nhưng một khoảnh khắc lại có thể làm nên tất cả!

Có khi cuộc sống không là gì cả nhưng một khoảnh khắc lại là tất cả! Và những khoảnh khắc ấy là những miếng ghép cho cuộc sống, dần dà chúng hiện lên theo năm tháng tạo nên một bức tranh to hơn, rộng hơn mà khi càng khôn lớn, con người ta ai cũng muốn vẽ lên đó những gam màu tươi sáng nhất định.

Khoảnh khắc ấy là nước mắt…


Khi lắng nghe tiếng khóc chào đời của bạn, cha mẹ bạn đã khóc, vì có một sinh linh bé nhỏ đã chào đời. Trong khoảnh khắc linh thiêng ấy, bạn là món quà mà tạo hóa ban cho cuộc đời, để cha mẹ thêm yêu thương gắn bó, cho một nụ cười nhăn nheo trên đôi mắt ông bà. Một khoảnh khắc tạo nên cuộc đời…

Khoảnh khắc ấy là niềm vui…

Khi bạn nói nói được một từ đầu tiên, cha mẹ đã rất vui. Đó là vì bạn đã bắt đầu gõ cửa một thế giới mới. Những tiếng đầu tiên, ôi thiết tha làm sao. Trẻ con dễ thương bởi giọng nói của chúng, những từ ngữ trong sáng, làm bố mẹ quên đi cả những nỗi vất vả cực nhọc đời thường. Một khoảnh khắc vượt lên trên cuộc đời…

Khoảnh khắc ấy là nỗi buồn…

Khi bạn thất bại trong kì thi học sinh giỏi, bạn đã khóc và nghĩ rằng chưa bao giờ lại thấy buồn và thất bại như thế này. Nhưng rồi cha mẹ vẫn bên bạn, động viên an ủi bạn, cho bạn hơi ấm, tình thương cũng như một chỗ dựa để bạn có thể vững bước hơn nữa trên đường đời. Một khoảnh khắc khắc sâu trong tim rằng cả cuộc đời đâu mãi chỉ có niềm vui…

Khoảnh khắc ấy là sự tin tưởng…

Đó là ngày nhận tin báo con đỗ Đại học, mẹ đã cố gắng dành dụm đủ tiền để con lên thành phố học. Mẹ lo cho con, cuộc sống nơi thành thị, rời xa vòng tay cha mẹ. Liệu con có làm được không? Mẹ yên tâm, con sẽ làm được. Chim non sẽ cất cao đôi cánh, bay khỏi tổ và đi đến với bầu trời tự do phải không mẹ? Cha không nói gì nhưng trong mắt cha là niềm vui, là sự tin tưởng rằng con sẽ làm được và làm tốt đúng không ba? Một khoảnh khắc mở ra một cánh cửa mới trong hành trình gian nan đi đến cuối con đường mang tên Cuộc Đời…

Khoảnh khắc ấy là sự yêu thương…


Chứng kiến đứa con bé bỏng ngày nào lớn khôn, giờ đã thành cô dâu, chú rể rồi, mẹ đã khóc thầm. Những giọt nước mắt hạnh phúc khi mà mẹ tin rằng đàn con của mẹ nay đã lớn khôn, đã bay đi xa. Nhưng mẹ ơi, tổ ấm nơi này vẫn luôn là mái nhà của chúng con. Chúng con vẫn sẽ luôn hướng về tổ ấm này. Vì nơi ấy con biết vẫn có vòng tay cha mẹ vỗ về… Con tin tưởng người đàn ông này, con tin tưởng người phụ nữ này, người sẽ mang lại hạnh phúc trong suốt phần đời còn lại cho con. Vậy nên cha mẹ hãy yên tâm nhé! Con lớn rồi!

Một khoảnh khắc mà những niềm vui, nỗi buồn giao nhau, hòa quện, trộn lẫn trong cuộc đời… Khoảnh khắc ấy là sự mất mát…


Sự lớn khôn của con đổi lấy những nếp nhăn trên vầng trán cha, những sợi bạc trên mái đầu mẹ. Và khi con cái đã lớn khôn, cha mẹ ra đi, cho đến lúc này mới được nhìn thấy nụ cười mãn nguyện trên môi cha. Vì cha biết con đã sống tốt và làm được những gì cha mong ước. Nhưng con biết cha mẹ sẽ dõi theo chúng con, vẫn sẽ yêu thương các con như ngày nào… 

Khoảnh khắc ấy chỉ trọn vẹn một nỗi buồn. Một nỗi buồn cho một cuộc sống tiếp diễn…

Lá rụng về cội… Và khi chiếc lá rụng về nơi vốn sinh ra nó, ấy là kết thúc một chu trình cuộc đời. Nhưng hãy biết rằng bức tranh này sẽ lại có những thế hệ tiếp theo vẽ tiếp. Làm cho nó rộng hơn, sáng hơn và tươi hơn bao giờ hết.

Nhưng rồi trong số những gam màu sáng, hãy có những gam màu tối đan xen, để tổng thể bức tranh không quá chói lòa, chỉ vừa vặn đủ để có một nụ cười…


Cả cuộc sống chẳng là gì, nhưng một khoảnh khắc lại có thể làm nên tất cả!

Trân trọng cuộc đời để thấy yêu thương nhiều hơn bạn nhé!



Theo TTVN





Sunday 29 June 2014

Nộm lưỡi heo







Ngày hè nóng nực nên các món vừa dễ làm, dễ ăn sẽ được ưu tiên hàng đầu. Trong mâm cơm cuối tuần có món nộm lưỡi heo này, chắc hẳn các ông bố sẽ rất thích, biết đâu nhà lại có thêm bạn bè tới “lai rai” cùng bố và cùng bình luận rôm rả về World Cup thì sao…


Nguyên liệu (khoảng 2-3 người ăn):

- Lưỡi heo: 1 cái
- Cà rốt: 1 củ 

- Hành tây: 1 củ 
- Rau gia vị: mùi, thơm, chanh, ớt… 
- Gia vị: muối, nước mắm.








Thực hiện:

Bước 1: Lưỡi heo mua về, các bạn rửa sạch. Bắc 1 nồi nước sôi nóng già, sau đó thả lưỡi vào ngâm trong khoảng 15-20 phút. Cạo sạch màng trắng ở lưỡi, xát lại với muối và đem luộc chín.



Bước 2: Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, xắt mỏng, ngâm với đá lạnh để hành hết hăng.



Bước 3: Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng hoặc tỉa cho đẹp, ngâm với chút muối trắng.



Bước 4: Lưỡi sau khi chín, vớt ra để nguội rồi thái con chì.



Bước 5: Rau gia vị rửa sạch, thái nhỏ.



Bước 6: Trộn đều lưỡi, hành tây, cà rốt, ớt thái chỉ, rau gia vị với 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, ½ muỗng café mắm, ¼ muỗng café muối (nếu cần), nêm nêm vừa miệng ăn, rắc thêm lạc lên trên nếu thích

 

Bước 7: Trang trí nộm ra đĩa và thưởng thức.


Chúc các bạn ngon miệng với nộm lưỡi heo giòn giòn nhé!


Thư của Thủ Tướng Gởi Cho Con..







Con trai yêu dấu!

Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn.
Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!

Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.

Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:

- Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ Cha và Mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý, con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu .

- Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với con. Con đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai sau.

- Trên đời không phải không có người nào mà không thể thay thế được, không có vật gì mà nhất định mình phải sở hữu được. Con nên hiểu rõ ở điểm này. Nếu mai sau rủi người bạn đời không còn muốn cùng con chung sống, hoặc giả con vừa mất đi những gì trân quý nhất trong đời, thì con nên hiểu rằng: Đây cũng không phải là chuyện lớn lao gì cho lắm!

- Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà thay đổi. Nếu người yêu rời xa con, hãy nhẫn nại chờ đợi , để thời gian từ từ gột rửa, để tâm tư mình dần dần lắng đọng thì nỗi đau thương cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi . Không nên cứ ôm ấp hoài niệm mãi cái ảo ảnh yêu thương, cũng không nên quá bi lụy vì tình.

- Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho nên càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì con sẽ được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng con cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

- Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại. Ngược lại, Cha cũng không thể bảo bọc nửa quãng đời sau này của con, khi mà con đã trưởng thành và tự lập. Đây là lúc Cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau này con có đi xe buýt hay đi xe hơi riêng; ăn súp vi cá hay ăn mì gói, tự con lo liệu lấy.

- Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận một đời. Bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian sum họp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có thuơng hay không, cũng không chắc sẽ còn gặp lại nhau.

- Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này!

- Hơn mười mấy, hai mươi mấy năm nay, Cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng đến nay, ngay đến giải 3 vẫn chưa từng trúng. Điều này chứng tỏ rằng: Muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn, nỗ lực phấn đấu chứ không phải chờ đợi điều may mắn đến với con. Trên thế gian này không có buổi ăn trưa nào miễn phí cả. Nếu may mắn có đến với con, đấy là điều tốt, còn nếu không thì cũng chẳng có vấn đề gì, bởi tất cả phải dựa vào chính bản thân con.

- Con hãy BIẾT ƯỚC MƠ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải LUÔN CÓ NIỀM TIN. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải LUÔN NỖ LỰC. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐÍCH ĐẾN MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé.

Theo blog Alan dẫn theo Fb Trần Anh 






Saturday 28 June 2014

"Cội nguồn trần thế" - Bức tranh gây sóng gió








Gustave Courbet - Chân dung tự họa

Bất kỳ du khách nào đến Paris biết chút đỉnh về hội họa, cũng đều cố đến Viện Bảo tàng Orsay xem cho được bức tranh độc đáo của Gustave Courbet (1819-1877) vẽ vào năm 1866, để rồi từ đó cả cuộc đời và sự nghiệp ông gắn liền vào các tai ương cho đến chết. Hoạ phẩm mang tên “Cội nguồn trần thế“ (L’origine du monde)


Là con trai duy nhất của điền chủ nửa nhà quê nửa tư sản được cha mẹ cùng 3 chị nuông chiều, Gustave Courbet có tính ngang tàng phóng khoáng của dân du mục, không nghi ngờ bất kỳ cái gì và không điều gì làm nản chí.


Sinh ngày 10 tháng 6 năm 1819 ở làng Ornans (tỉnh Doubs, vùng Franche-Comté, biên giới Thụy Sĩ) miền Ðông nước Pháp, sau khi học sơ sài ở tỉnh Besançon, ông lên Paris năm 1840, 20 tuổi đẹp trai, cao ráo thanh tao với đôi mắt nhung và bán diện có nét đông phương, tính tình vui vẻ, khôi hài sống động, là một đứa con hiếu kính, một người bạn trung thành và một người tình ưu tú. Ông tự học vẽ thay vì học luật như đã dự định.


Vào thời đó, Viện Mỹ thuật hàn lâm quyết định mọi việc: chọn giáo sư, tổ chức các cuộc triển lãm mỗi hai năm định giá trị tranh không thì khó lòng bán được, và quyết định sẽ mua bức nào cho các viện bảo tàng... Có hai trường phái rất chia rẽ: trường phái lý tưởng - khách quan, và trường phái lãng mạn. Họa sĩ trẻ muốn sống còn bắt buộc phải như bột nhuyễn nằm gọn vào một trong hai khuôn này.


Vì không theo trường phái nào nên Courbet bị Viện Hàn lâm làm nản chí. Courbet tự học một mình, vẽ cóp theo các bức tranh nổi tiếng, nhất là theo trường phái Tây Ban Nha và Flamand (người Bỉ nói tiếng Hà Lan) và tạo ngạc nhiên cảm phục ngay cả những người chống đối ông. Ông đã tìm ra mạch vẽ của mình. Mặc kệ lãng mạn, ông vẽ sự thật như nhìn thấy bằng chính mắt mình, không tưởng tượng màu mè, tự cho mình có khuynh hướng xã hội và tuyên bố là “vẽ như thần”.


Ông làm việc cật lực và năm 1849 nhận được mề đai hạng nhì. Nhưng chưa phải là thành công. Năm 32 tuổi, Courbet về làng sinh trưởng và đưa dân làng vào tranh để năm 1850 hiên ngang trở lại phòng triển lãm Hàn lâm với bức tranh vĩ đại 7m x 3.50 mang tên “Ðám tang ở Ormans“ (Enterrement à Ornans), đã để lại dấu ấn trong lịch sử hội họa. Cho tới bấy giờ, khổ lớn chỉ dùng cho những đề tài “sang trọng, cao quý”, Courbet chỉ giới thiệu buổi tang lễ nhà quê, màu tối tăm đen là chính, từ ông Thị trưởng đến người đào huyệt mộ, từ nông dân đến tiểu tư sản... đều có mặt, những khuôn mặt tỉnh lẻ xấu xí như cảnh vật chung quanh. Tất cả đều không đẹp đẽ hài hoà trong bức tranh. Nhưng đó là mục đích. Sự công phẫn vô cùng to lớn. Các nhà phê bình hết lời. Chính trị chen vào. Và huyền thọai nảy sinh. Ðược mệnh danh là  “Họa sĩ của sự xấu xí”, 


"Cội nguồn trần thế"





Năm 1866, Khalil Bey, nhà ngoại giao sưu tập tranh người Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt ông bức tranh khiêu khích nhất, bức “Cội nguồn trần thế”, vẽ bộ phận sinh dục đàn bà, trông thật và sống động tới nỗi nó được giấu mãi, ngay cả đến những năm 1950. Vừa vẽ xong là bức tranh biến mất. Ban đầu nhà sưu tập treo trong phòng tắm, sau đó treo tấm màn che. Rồi họa phẩm này được bán đi bán lại, và người mua cuối cùng là nhà phân tâm Jacques Lacan vào những năm 1950, phải làm khung đôi, bên trên vẽ bức tranh khác.


“Cội nguồn trần thế” bị xem là khiêu khích vì nó quá thực, vì nó gợi lên ý nghĩ “những gì bạn trông thấy và nắm bắt được”, đây là trường hợp áp dụng thực tế: “hãy gọi con mèo là con mèo”.

“Cội nguồn trần thế“ bị xem là xấc xược vì cho thấy một đỉnh vú cương cứng, tức là người mẫu vừa qua cơn thoả mãn hoặc sắp sửa đạt được. Họa sĩ đã dám phô bày cái ham muốn của người mẫu, điều này chưa ai làm. Cũng bị cho là xấc xược vì nó là bức tranh. Nếu là quyển sách hay truyền hình thì nguời ta có thể khép sách hay tắt truyền hình - trừ phi phải che bằng tấm màn như nhà sưu tập. Và rằng những gì phô bày hết trong vòng kín đáo thì không thể phơi bày ra trước công chúng. 

“Cội nguồn trần thế” cũng bị xem là điếm nhục (ngay cả đến ngày nay đối với một số người) vì hội họa là loại nghệ thuật cao, có vai trò phải đưa tâm hồn con người hướng thượng, không được hạ xuống các chuyện xung năng. Trái lại nghệ thuật khiêu dâm có thể chấp nhận được trong chừng mực đạo đức vào thời đó. 

“Cội nguồn trần thế” cũng bị một số người quan niệm là hạ giá đàn bà vì nó đã giảm đàn bà xuống thành đàn-bà-đồ-vật; cũng là hạ giá hội họa vì dù là vẽ, bức tranh này không còn là một biểu tượng nghệ thuật nữa.


Cuộc đời Courbet


Thời đó, trừ số người hâm mộ tài năng, phần đông thiên hạ mọi giới đều xem ông như kẻ thù. Ðến nỗi tại quảng trường Vedôme ở Paris (gần quảng trường Concorde và Champs Élysée), nơi cây trụ sừng sững đại diện cho nền quân chủ mà Courbet có “khuynh hướng đỏ” thường mong muốn triệt hạ đi, vì cho đó là “một khối đồng hỗn độn kéo dài truyền thống chinh phục, cướp bóc và sát nhân” - bị đập phá ngày 16 tháng năm 1871, và dù không tham dự, có nhân chứng và luật sư biện hộ, ông cũng không thoát được cảnh tù đày.

Ngày 14 tháng 8 năm 1871, cả Paris, nghệ sĩ, chính trị gia và dân tư sản chen lấn vào toà án Versailles trong cái nóng nung người. Người ta hả hê nhìn ông quằn quại đau đớn bị trĩ hành, ngồi nhấp nhổm trên chiếc gối mang theo đặt trên ghế. Trên đường phố Versailles, một bà đập cán dù vào đầu ông, quán cà phê ném vỡ cái cốc ông vừa uống, báo chí vẽ hình ông tóc tai xum xuê, u tối, nham hiểm... Tại quê nhà Ornans, người ta chặt bức tượng đồng người câu cá mà ông đã tặng trang hoàng quảng trường. Người ta khinh bỉ ông. Toà kết án ông 6 tháng tù giam. Lúc này ông 52 tuổi.

Ra tù, các tai họa khác bắt đầu. Các nghị viên muốn xây lại cây trụ và tịch thu tài sản ông làm chi phí. Ở Paris người ta tránh né hoặc canh chừng ông. Ở Ornans phòng tranh ông bị tàn phá. Mẹ chết, bạn bè thời thơ ấu cũng chết, thiên hạ lợi dụng thời cơ vơ vét hết: bà chủ nhà cũ ăn cắp của ông hai thùng tranh, chủ nợ, thương gia, nhà sưu tập cố tạo nhiều khó khăn, bắt trả tiền ngay tức khắc, ngay chị ruột của ông cũng báo trình với cảnh sát. Ông hoàn toàn kiệt quệ vì kiện tụng.

Tháng 5-1873, Hạ Nghị viện quyết định ông phải trả 330.091,68 quan vàng (tương đương 800.000 Euro hiện tại) cho cột trụ bị phá. Họ xiết hết tài sản ông, nếu không trả đủ sẽ phải đi tù. Ông miệt mài vẽ nhưng còn lòng dạ đâu, khi biết là bức nào xong cũng sẽ bị tịch thu? Chỉ còn giải pháp lưu vong.

Ngày 22 tháng 7 năm 1873, ông sang Thụy Sĩ, ở La Tour-de-Peilz, một cảng nhỏ quận Vaud. Tại đây ông sản xuất hàng loạt, nhưng con tim không đi cùng nữa. Ông sa đà vào rượu. Thần kinh suy nhược. Ông xin trở về Pháp nhưng bị từ chối. Tài sản ông đã hoàn toàn bị tịch thu hết. Mọi người đều quay lưng. Chỉ có bố ông là người duy nhất tiếp tục tranh đấu cho ông.

Ông mất năm 1877 tại La Tour-de-Peilz, bệnh xơ gan và thủy thũng, thọ 56 tuổi. Courbet để lại cho đời hơn 600 bức tranh. Bức cuối cùng bán với giá 2,45 triệu Euro.

Năm 1994, cảnh sát Besançon buộc các tiệm sách lấy khỏi tủ kính quyển sách mà tác giả đã dùng bức “Cội nguồn trần thế” làm hình bìa. Và đến năm 1995 bức tranh này mới được công khai trưng bày ở Viện Bảo tàng Orsay. Trước tường treo họa phẩm độc đáo này là hàng ghế luôn luôn có quý ông an toạ. Và đàn bà con gái đi ngang qua đấy tình cờ nhìn phải bức tranh đều vội vã quay chỗ khác, âm thầm đỏ mặt hoặc hốt hoảng kêu “My God!” quýnh hơn gặp ma. Bởi vì bức tranh sống động đến nỗi nếu đặt nằm ngang tầm chiếc giường, hai bên che màn, người nhìn sẽ bắt gặp một người đàn bà đang nằm trần truồng trước mặt.


Coppy từ: http://www.tiasang.com.vn




Chỉ có nửa buổi chiều








mái tóc nghiêng
em che nửa buổi chiều
như cánh cửa giấu nụ cười
ngần ngại
một khoảnh khắc tôi gọi là mãi mãi
nên phải lòng, và cứ thế là
yêu…
chẳng có em
chỉ có nửa buổi chiều
cánh cửa khép hững hờ che dĩ vãng
tôi nghiêng vai, một gánh tình rất nặng
đời gập ghềnh, và cứ thế là
đi…

biết bao giờ
tôi vĩnh biệt buổi chiều
bỏ lại sau lưng quang tình đang gánh
xa màu nắng để lòng hanh hao lạnh
nhớ khật khùng, và cứ thế là
đau…




Chere Vy





Tản mạn về hàm răng









 “Cái răng cái tóc là góc con người”, đấy! Hàm răng ngà ngọc với nụ cười tươi thắm trên môi đã bao phen làm “xiêu đình đổ quán” đôi khi có thể có sức mạnh hơn xe tăng, đại bác!

Nhưng không chỉ có thế! Hàm răng còn là vũ khí chiến đấu của con người trong cuộc trường chinh đi tìm ấm no hạnh phúc. Hạnh phúc, trước hết là ăn no, mặc lành, sau đó là ăn ngon, mặc đẹp. Ăn là nhu cầu đầu tiên của con người. Người ta phải lo cái ăn trước khi lo làm chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật. “Dĩ thực vi thiên” mà lại!

Ăn là một trong những thứ “khoái” ở đời. Ăn no, ăn đủ, ăn ngon, ăn có văn hóa là nhu cầu đầu tiên của con người, nhu cầu chính đáng của việc mưu cầu hạnh phúc. Thử hỏi rằng: nếu con người không có răng (hoặc hỏng răng) thì ăn làm sao biết ngon, biết thế nào là “khoái khẩu” cơ chứ? Nếu vậy chim rán, gà quay, nem công, chả phượng, bò tái, dồi chó, dồi lợn, dạ dày, bóng bì, vây cá, nấm hương…và bao nhiêu sơn hào hải vị có lẽ phải đem thái, bằm thật nhỏ rồi đem hòa với nước canh, nước riêu rồi và, húp cố nuốt xuôi vào bụng. Làm như thế có khác chi nhồi bánh đúc vào cổ con gà trước khi cân bán giữa chợ. Biết gì là ngon? Biết gì là bổ dưỡng được nếu con người ăn mà lại không nhai?




Nhưng con người ăn đâu phải để mà khoái? Ăn là để hưởng thụ, nhưng cũng là để chiến đấu cho sự phát triển của xã hội loài người. Con người ta sinh ra ở trên đời đâu phải chỉ để ăn cho no, cho ngon, cho béo tròn béo múp mà cần phải xây dựng một lối sống, một nhân cách, một ước mơ, lý tưởng, khẳng định một đời sống văn hóa tinh thần, một nền văn minh và tiến bộ xã hội. Con người sinh ra để sống với thiên nhiên, với thế giới, còn để cải tạo thiên nhiên, cải tạo thế giới, còn đẻ làm cách mạng nữa. Muốn thế, trước tiên con người phải ăn. Ăn là một mặt trận tạo ra một nguồn lực tối quan trọng trong cuộc chiến đấu ấy. Người chiến sĩ chủ lực, chiến sĩ tiên phong trên mặt trận này trước hết là các “chiến sĩ răng” thân yêu của chúng ta!

Răng cửa để cắn, răng nanh để xé, răng hàm để nhai. Hàm răng – đó là cỗ máy kỳ diệu mà tạo hóa đã sinh ra và ban tặng cho con người. Cùng với mắt nhìn, mũi ngửi, lưỡi nếm và đưa đẩy, hàm răng có nhiệm vụ nhào trộn, nghiền nhỏ thức ăn, giúp con người thưởng thức được những thức ăn thơm ngon, béo ngậy, giúp con người hấp thu được những chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Có thể nói hàm răng là người chiến sĩ hậu cần xuất sắc, kiên cường, trung thành – giúp con người chiến thắng trên mặt trận ăn để sống, để chiến đấu cho hạnh phúc của con người.

Các chiến sĩ răng còn tham gia nhiệt tình tích cực và có hiệu quả to lớn vào mặt trận nói của con người. Tiếng nói là vũ khí giao tiếp của con người từ hàng vạn năm. Tiếng nói còn là vũ khí dịch vận, binh vận, là vũ khí trong chiến tranh, ngoại giao. Một hàm răng đầy đủ, chặt chẽ, chỉnh tề đội ngũ góp phần tạo ra những tiếng nói ngọt ngào, mềm dẻo hay đanh thép, là hành trang cho con người trên con đường đi chinh phục lòng người, chinh phục thế giới. Nếu hàm răng móm mém, nói phập phù thì hiệu quả của cuộc giao tiếp sẽ bị ảnh hưởng đến mức nào?

Có thể nói trong cuộc chiến trên hai mặt trận ăn và nói của con người, các chiến sĩ răng đã anh dũng chiến đấu, chiến đấu không nghỉ một trận nào, một ngày nào cả. Biết bao phen nóng lạnh bất thường, bao phen mặn, nhạt, ngọt, bùi, cay, đắng… Nhiều lúc gặp phải những kẻ thù đáng gờm bằng đá, bằng thủy tinh, bằng sành, bằng sứ, có khi cả bằng sắt thép nữa lẫn trong “ngọc thực”… có những chiến sĩ răng đã sứt đầu, mẻ trán ngay trên chiến trường. Có chiến sĩ răng đã phải nhiều phen lao đao rồi ngã xuống khi tuổi đời, tuổi quân còn rất trẻ. Có những hàm răng mới trên 50 tuổi quân mà hàng quân đã rã rời, rệu rã, lúc nào cũng “chín sáu ba không” như là đang tập thể dục. Có những hàm răng chưa đầy sáu mươi tuổi quân mà đã hy sinh hết già một nửa…

Hỡi những “người lính răng”, dù còn ít tuổi quân hay đã sáu mươi, bảy mươi năm quân ngũ – hãy năng rèn luyện sức khỏe, sức chịu đựng dẻo dai và ý chí chiến đấu! Hãy giữ cho tấm quân phục ngọc ngà của mình sáng đẹp mãi!
.
Nguyễn Hân
Theo Dân Trí




Cho tôi một vé đi tuổi thơ







Đã bao giờ bạn nghĩ về quá khứ và chợt mỉm cười một mình về cái thời bé bỏng thơ ngây…

Hoặc đã khi nào bạn có ý định cầm trên tay chiếc vé của chuyến tàu đặc biệt, trở thành hành khách của chuyến tàu Tuổi thơ. Ði trên chuyến tàu ấy và tìm về với thành phố Tuổi thơ, biết bao nhiêu kỉ niệm lại ùa về, bao nhiêu ký ức buồn vui, bao nhiêu nụ cười và giọt nước mắt, tất cả vẫn y nguyên như cũ.

Nghe ca khúc Childrenhood memory

Thỉnh thoảng tắm trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gội rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ và để ta sống tốt hơn.

Vì vậy, để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn…

Bạn tin thế không ?




“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…! “
Một vé trở về giấc mơ màu cổ tích
Bút mực, truyện tranh…những tiếng cười khúc khích.
Bàn có năm người và một bịch bỏng ngô.

Cho tôi về cái thời biết tập tô
Vẽ ông mặt trời cười hiền hiền như bố
Cột tóc hai bên lon ton chào khắp phố
Chiếc xắc xinh xinh đựng những món đồ hàng.

Cho tôi về chơi lại ô ăn quan
Bắn chun, ùn đẩy rồi xếp hàng vào lớp
Kéo áo bàn trên mượn bút chì, tẩy, thước…
“Mày ơi !” , xòe tay là được hạt ô mai…

Cho tôi xin một vé, không hai
Vé một chiều chẳng còn đường quay lại
Cho tôi về tuổi thơ tôi mãi mãi
Ngủ với trăng sao trong những giấc mơ dài…

Ở một nơi nào đó rất xa xôi
Có thành phố
như giấc mơ
im ắng
Đầy bụi bám.
Một dòng sông lẳng lặng,
Một dòng sông
nước như gương
lờ trôi…
Ở một nơi nào đấy xa xôi
Có thành phố,
ngày xưa,
có thành phố
Nơi rất ấm, tuổi thơ ta ở đó
Từ rất lâu,
đã từ lâu,
trôi qua…

Đêm nay tôi bước vội khỏi nhà,
Đến ga,
xếp hàng mua vé:
“Lần đầu tiên trong nghìn năm,
Có lẽ,
Cho tôi xin một vé
đi Tuổi Thơ.
Vé hạng trung -
Người bạn vé hững hờ
Khe khẽ đáp:
Hôm nay vé hết! -

Biết làm sao
Vé hết, biết làm sao!
Đường tới Tuổi Thơ
còn biết hỏi nơi nào?
Nếu không kể
đôi khi ta tới đó
Qua trí nhớ
Của chúng ta
Từ nhỏ…

Thành phố Tuổi Thơ -
thành phố chuyện thần kỳ.
Cơn gió đùa,
tinh nghịch dẫn ta đi.
Ở đấy,
làm ta say, chóng mặt,
Là những cây thông vươn tới mây,
Là những ngôi nhà,
cao,
cao ngất.
Và mùa đông
rón rén
bước
trong đêm
Qua những cánh đồng
phủ tuyết trắng và êm…

Ôi thành phố Tuổi Thơ -
bài ca ngày nhỏ
Chúng tôi hát -
Xin cảm ơn điều đó!
Nhưng chúng tôi không trở lại,
Đừng chờ!
Trái đất nhiều đường,
Từ thành phố Tuổi Thơ
Chúng tôi lớn,
đi xa…
Hãy tin!
Và thứ lỗi!








Thơ: Robert Ivanovich Rozhdestvensky

Dịch: Thai Bá Tân





Tình đồng chí và vấn đề đại cục










Xung quanh chiếc giàn khoan
Câu chuyện tình đồng chí
Hai bên cùng giữ lý
Chính nghĩa thuộc về mình .

Hai bên cùng chứng minh
Phía bên kia quấy nhiễu
Cùng đưa tàu tuần tiễu
Làm nhiệm vụ vinh quang .

Hai bên vẫn hiên ngang

Quyết giữ gìn đại cục,
Vẫn vinh danh, cảm phục

Phe cộng sản thượng tôn . 


Đồng chí ta vẫn dồn
Đồng chí địch vào lý .
Đồng chí địch gỡ bí
Dùng sức mạnh tấn công .

Sinh ra chuyện biển Đông
Tấm bản đồ chín đoạn 

Đồng chí địch biên soạn 
Đã mấy chục năm nay . 


Đồng chí ta loay hoay
Đưa ngư dân bám biển 

Cùng cảnh sát điều khiển
Dùng lời đuổi giàn khoan . 



Đồng chí địch khuyên ca
Bỏ cái trò quấy nhiễu 
Dùng lực lượng tuần tiễu
Đâm nát tàu của ta !


Hơn một tháng trôi qua
Tình hình chưa lắng dịu
Đồng chí địch không chịu
Cử người sang hòa đàm . 


Đặt chân đến Việt nam
Đồng chí địch gặp gỡ
Người đồng cấp, mừng rỡ
Và hai vị cấp trên !

Đồng chí địch nêu lên
Đừng có đi cầu viện
Một việc làm bất tiện
Đại cục bị lung lay !

Bởi từ xưa tới nay
Hai bên cùng chống Mỹ
Hãy tính suy cho kỹ
Đừng cho Mỹ nhảy vào. 


Biển Đông dù thế nào
Do hai bên giải quyết
Tình đồng chí trên hết
Đại cục phải thượng 
tôn ! 




Ngày 27/6/2014



Hoàng Đức Doanh
Tác giả gửi trực tiếp đến VAOL&TTHN



Thursday 26 June 2014

Liên khúc Tình - Chiều mưa








Giọt rơi hơi bị trong veo
Mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi
Chân mây hơi bị cuối trời
Em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu.


Không biết sẽ kể bao nhiêu nữa mới hết những câu chuyện về mưa...

Nhưng tôi vẫn muốn kể. Thêm một câu chuyện nữa thôi. Bởi bấy nhiêu tôi biết, hãy cứ nghĩ là đủ. Và nếu một ngày kia tôi có thay đổi. Hãy nhớ câu chuyện của ngày hôm nay. Để tìm thấy mình trong đó không? Và tôi nữa...

Mưa cất tiếng hát đầu tiên mà như đã muốn người ta quên đi chính mưa rồi. Vì mưa đêm... Khúc hát ru lách tách dường như đã tìm thấy màn đêm để giấu đi một điều. Rằng mưa vụng về và tẻ nhạt lắm...

Mùa Hè mới là mùa của mưa. Chẳng lạ gì nếu giấc ngủ đêm bị đánh thức vì mưa đến. Bởi sớm mai là chỗ của nắng vàng.

Mà cũng thật trùng hợp. Những cơn mưa Hè vẫn viết vào kỉ niệm của người ta những trang thật đẹp, thật lãng mạn và đáng nhớ biết nhường nào. Nhưng người ta chẳng thể phủ nhận một điều, những ấn tượng ban đầu bao giờ chẳng đẹp. Hạnh phúc thực sự mới là mãi mãi và người ta sẽ chóng quên đi làn mưa như chính sự Bất Chợt và Thoáng Qua của nó.

Mưa là một màu trắng xóa, trong trẻo và vô tư. Mưa chợt đến rồi chợt đi không dấu vết. Đó là mưa rào. Hồn nhiên chân thành, chẳng giấu giếm. Như nỗi lòng trút xuống vội vã không ngập ngừng, vì mưa cũng sợ ngập ngừng. Bởi nó vốn vụng về. Có những ngày mưa đến triền miên rả rích. Có những trận lũ kéo dài không báo trước. Có giông tố và bão biến dữ dội. Mưa cứ như không thể cản lại, không muốn chờ đợi. Mưa nóng nảy vội vàng thế đó. Vì mưa cũng sợ phải do dự. Bởi nó vốn vụng về...

Có những chiều cơn mưa chuyện trò không dứt. Chẳng biết ai đến, ai đi. Mưa cứ đều đều như vậy. Rất nhẹ nhàng và lặng lẽ vây kín cả trời. Mưa cũng tâm trạng như ai đó. Mưa phùn. Vu vơ ghé đến chẳng biết khi nào dứt, có những khúc hát ta chỉ thì thầm vậy thôi. Và mình ta nghe thôi. Bởi nó vốn vụng về...

Đôi lúc lặng lẽ mơ màng. Mưa bụi. Thật hiếm cho những phút yên lặng. Nhưng cũng không thật nhiều lúc mưa thật lòng trở về yên bình. Vì mọi người cũng đã quen với bóng mưa vội vàng. Những nhẹ nhàng tinh tế khó mà tìm thấy nhiều ở mưa. Bởi nó vốn vụng về...

Lại ngân nga đôi lúc bất tận. Lách tách hoài, chẳng ai hiểu gì đâu nhưng cảm thấy thích vì tiếng mưa thật vui tai. Mưa ngỡ hồn nhiên kì lạ. Và như thế ai đó mỉm cười nhẹ nhàng. Chẳng ai hiểu như thế nào là mưa ngâu. Chẳng ai ghét thậm chí hãy còn lim dim mơ màng. Chẳng ai biết mưa ấy đáng ghét biết nhường nào. Mưa lúc này khó hiểu nhất. Nhưng ngắn gọn thôi. Mưa buồn. Không trách chẳng ai hiểu cho. Bởi nó vốn vụng về.

Mưa cũng có lúc trở thành không tên. Vì nó đáng ghét quá, đáng ghét đến mức người ta chẳng buồn đặt cho nó một cái tên. Lúc phân vân, lúc bảng lảng một góc trời, ẩm ướt khó chịu. Chẳng ai biết mưa đến từ đâu và đi về đâu. Mà chẳng ô nào che hết được. Mưa đáng ghét. Nhưng ai hiểu mưa muốn được gọi. Mà chỉ cần gọi là "mưa" thôi. Khi mưa đã là chính mưa rồi. Nó vẫn vụng về như thế mà.

Ngọt ngào trắng tinh. Khi người ta bắt đầu mơ về những giấc mơ đẹp là lúc hạt tuyết trắng khe khẽ rơi. Mưa tuyết. Chẳng hiểu sao bầu trời ấy đem đến niềm hạnh phúc ấm áp lạ kì. Ai biết hạt tuyết kia là trái tim mưa lạnh khá buồn phiền. Nhưng lặng lẽ vậy. Cái thiên đường ấy vẫn đẹp khôn xiết. Trái tim mưa ít ra còn sót lại một mảnh, nhưng không phải dành cho nó. Mưa chẳng bao giờ biết làm người ta để ý và cảm thông với mình. Vì quá vụng về...

Một nụ cười chân thành nhất. Trong sáng nhất. Hồn nhiên nhất. Và niềm hạnh phúc như là duy nhất. Khi mưa lấp lánh khắp bầu trời, ấm lạ kì. Chẳng ai sợ và chẳng ai lo. Mưa bóng mây đó. Và đẹp hơn, tuyệt vời hơn nữa, điều ai cũng mong đợi. Cầu vồng... Xin lỗi, không phải vì mưa đâu. Đó là vì nắng. Và khi bỗng có ai sắp hỏi đến, bóng mưa vội tan biến, chỉ còn lại Cầu vồng. Niềm hạnh phúc ngắn ngủi lắm. Vì mưa cũng chỉ vội thoáng qua. Và mưa mãi vụng về...

Mưa chẳng thể làm cho mùa Hạ quên hết oi bức. Mưa cũng chẳng thể làm mùa Đông lạnh bỗng ấm lên. Từ một cái nhìn chân thật, chẳng trái tim nào đủ chỗ cho mưa cả.

Không ai yêu mưa thật lòng đâu. Cả khi người ta nói điều ấy trăm ngàn lần. Ai biết trước rồi có lúc họ khó chịu, họ trốn tránh và ghét mưa đến nhường nào. Ai lắng nghe mưa khóc khi người ta vội mở chiếc dù xinh khiến mưa luôn ở lại ngoài khung trời…

Vì thế mưa buồn. Người ta vẫn đổ lỗi cho mưa? Chỉ khiến con người ta buồn? Chẳng ai bênh vực. Và như thế mưa cũng mãi mãi buồn…

Tôi không muốn như một cơn mưa và càng chẳng xa xôi kì diệu gì để được xem mình như thế. Nhưng trong khoảnh khắc hòa vào làn mưa ngắn ngủi, không trốn tránh không lo sợ. Tôi thấy mình là mưa.

Phải chăng ẩn số lớn nhất và duy nhất để người ta cứ nói "yêu" mưa một cách hờ hững giả dối hoặc thơ ơ ngộ nhận, chỉ là cách mà người ta đón nhận? Phải biết cách đón nhận một con người, để hiểu. Và biết cách đón nhận một cơn mưa, để… yêu.

Một ngày bạn cảm thấy mưa thấm vào tim lạnh lẽo? Thấy mưa buồn bã rũ sầu? Hay trong trẻo ngọt ngào? Đó là khi trái tim bạn hãy còn ấm áp, còn hạnh phúc và biết yêu thương. Thì hãy đừng xa cách. Đừng hiểu lầm? Để mưa mãi buồn và lạnh lẽo.

Tôi chẳng biết phải làm sao để khiến mưa kia như là tôi trong tâm trí bạn để hiểu tôi cũng là một cơn mưa. Thật khó lắm. Vì tôi cũng vụng về...



Nguồn (http://m21love.blogspot.com/)







Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên