Powered By Blogger





Saturday 26 April 2014

Những ngay ta có nhau








Thứ tư. Ngày 24. Như vậy là chỉ còn bốn ngày nữa là anh được gặp em. Những ngày phải sống thiếu em sẽ không còn nữa. Ông gia phố bên lại thấy anh dắc tay em đi dạo mỗi chiều. Lại có những buổi anh đón đưa em đi học. Anh và em lại cùng háo hức chờ cho đến những ngày nghỉ cuối tuần để được đi chơi. Những ngày ta có nhau bao giờ cũng trọn vẹn và hạnh phúc phải không em!?

Tối qua trời có mưa nên sáng nay không gian thật quang đãng. Hơi thở phố như trong lành hơn, bầu trời như xanh hơn, và nắng cũng như nắng mới, vàng hơn. Nghĩ tới chuyện ít ngày nữa thôi anh lại được ôm em trong vòng tay thì đã thấy có biết bao hưng phấn để bắt đầu một ngày mới. Một ngày vẫn bắt đầu và rồi lại kết thúc. Chỉ khác là từ ngày có em, những ngày tháng của đời anh có ý nghĩa hơn thì phải. Anh mặc lòng say sưa hưởng trọn những khoảng khắc hạnh phúc. Tình yêu thật kỳ diệu phải không em? Bỗng một ngày, trong bảy tỷ người anh tìm gặp được em, yêu em, rồi cứ thế khao khát sống cho em

Thôi nghe! Anh viết đôi dòng cho em vậy thôi. Anh tranh thủ ăn sáng để đi làm nữa. Tối anh về sẽ viết tiếp cho em. Anh chúc em một buổi sáng tốt lành, hạnh phúc. Nhớ em nhiều lắm đấy. Mi em....

............

Hôm qua em hẹn giờ này nhắn tin cho anh, sao anh đợi mà chẳng thấy. Dù em có đang làm gì, có quên cả thời gian thì cũng chút chút nhớ anh em nhé.

Một ngày nữa lại sắp hết rồi. Tính từ ngày mai thì chỉ còn ba ngày nữa là em sang. Em thấy đấy ngày nào anh cũng phải làm toán để tính ngày em sang. Có lẽ vậy nên cảm giác về thời gian thật dài, thật lâu. Đôi khi anh nhủ lòng đừng bận tâm về thời gian. Em về, đến hẹn em lai sang với anh thôi, nhưng cố đừng bận tâm, thì tâm lại bận hơn. Anh nhận ra rằng anh không thể thôi nhớ về em khi em đã là hơi thở, là thời gian sống của anh rồi. Em cũng biết là ngay cả những lúc ở ngay bên cạnh em, anh còn nhớ em, huống hồ gì lúc này xa em tới nửa vòng trái đất

Tâm ạ! Chính những ngày nắng, những buổi chiều mưa, nhưng đêm dài thao thức da diết nhớ em trong sự chờ đợi não lòng anh mới hiểu hết ý nghĩa của mỗi ngày qua đi trong cuộc đời mà anh đang sống, giúp anh nhân ra sự quý giá của tình yêu mà anh và em may mắn có được

Ryazan 24/8/2005

T.Hải




Friday 25 April 2014

Những tác phẩm của " Kẻ vô danh "







Ngô Sơn Tùng được nhiều người biết đến với những bức tranh có hồn. Chàng trai này cho biết, chỉ vẽ vì niềm đam mê, không có mục đích kiếm tiền. Ngô Sơn Tùng (có nickname Kẻ vô danh) hiện là sinh viên năm 4 khoa Kiến trúc và Quy hoạch, ĐH Xây dựng Hà Nội. Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng một vài tác phẩm của anh.



Bức tranh Sơn Tùng vẽ hot girl Quỳnh Anh Shyn.
Trên gương mặt của nhân vật, ánh mắt được Sơn Tùng thể hiện rất có hồn.
Nụ cười trẻ thơ được vẽ sống động.
Chàng trai này được nhiều người biết đến với biệt tài vẽ tranh truyền thần y người thật.
Sơn Tùng thường vẽ tất cả những người có ảnh hưởng nhất định đến niềm đam mê hội họa như gia đình, bạn bè: “Họ mang lại cho mình cảm hứng và động lực”.
Sơn Tùng cần một số dụng cụ đơn giản là bút chì gỗ, chì than, chì kim, tẩy và bông y tế để vẽ.

Thông thường Sơn Tùng mất khoảng từ 4-6 tiếng đồng hồ để tạo một bức tranh. Đối với những tác phẩm tỉ mỉ, sẽ đòi hỏi thời gian lâu hơn.
Đối với Sơn Tùng điều khó nhất là vẽ ánh mắt và nụ cười – những điểm tạo nên hồn của bức tranh.
Thời gian rảnh, Sơn Tùng nhận vẽ thuê nhưng số lượng không nhiều. Chàng trai chia sẻ: “Mình vẽ cho vui, không vì mục đích kiếm tiền. Phí mỗi bức tranh được tính theo giá trị của tác phẩm, công sức và thời gian bỏ ra nhiều hay ít”.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Sơn Tùng dự định sẽ theo ngành kiến trúc bởi hội họa với anh là thú vui thỏa mãn niềm đam mê. Đây là bức tự họa của chàng sinh viên ĐH Xây dựng.


Giờ là cuối tháng tư









Giờ là cuối tháng 4, và tôi hoàn toàn không nhận ra thời gian trôi nhanh đến vậy. Hôm qua về Phú Hoà thăm bạn, và ở đó tôi gặp lại Sen. Trong hương sắc của cánh đồng, tôi tìm thấy sen như tìm thấy tuổi thơ của mình. Gần 40 năm trước, ấy mà cứ ngỡ mới hôm qua, bởi ký ức căng chặt lồng ngực, tôi thấy sen nở thơm ngát tự bao giờ. 

Giờ là cuối tháng 4, chưa phải hè, không hẳn là xuân. Cơn mưa rào đầu mùa ồn ã, nước mưa mát lành chẳng hề báo trước, lúa đồng xanh mượt chuẩn bị trổ bông. Ngọt lành! Tháng tư. Tôi đi giữa mong manh của khoảnh khắc giao mùa và muốn lưu giữ một chút gì đó, tháng tư qua.  Tháng tư đã có những ngày thất vui những cũng có những ngày đầy trăn trở? Tình hình là không thoát ra được những suy nghĩ vẩn vơ, những bất an , tựa như trong lòng có bão,
 và tim thì đau về những vết thương cũ. 

Giờ là cuối tháng 4, có những trưa nắng thật khó chịu. Cũng may còn có " Khúc thuy miên " của Lưu Mình Phương ru tôi vào những giấc mơ. Cuộc sống có gấp gáp, tôi vẫn muốn đôi lúc dừng lại để cảm nhận hơi thở của cuộc sống trong tĩnh lặng, bình yên để tìm lại chính mình. Tháng tư, gió nồng ru những ưu phiền, cơn mưa vội vã qua mau, thoáng chốc và nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để tôi thanh lọc tâm hồn đang vội vã.

Giờ là cuối tháng 4, và tôi bắt đầu mệt mỏi với việc sống giữa 2 thành phố. Định Quán giờ đây chỉ là nơi làm việc, là quán trọ của một kẻ không gia đinh. Định Quán giờ đây ban ngày vật vờ trên thao trường, buổi tối trở về nhà của mình mà cứ ngỡ như về quán trọ. Chiều nào cũng vậy, khi tiếng chuông nhà thờ đổ báo cho giáo dân tới giờ đi lễ là tôi lại tự nói với mình: Thế là sắp hết một ngày. Sau đó tôi lên giường đi ngủ. Cứ như vậy tôi chờ đợi tới ngày thứ sáu để về Sại Gòn. Cuộc sống chỉ đơn giản vậy , nên đôi khi thấy tẻ nhạt. Hơn ai hết, chờ đợi là một điều gì đó khó thở đến vô cùng. Thật khổ sở và thiếu thốn đủ đường khi phải sống xa những người mình yêu thương


Giờ là cuối tháng 4, sắp tới là tháng 5, tôi cần phải lập trình cho những ngày sắp tới.  Phía trước là 5 ngày nghĩ lễ, sẽ về Sài Gòn. Muốn rủ bà xã đi đâu đó thật xa. Muốn có một đêm thật lãng mạn cũng bà xã trong ngày sinh nhật của mình. Tháng 6 sẽ có những ngày đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, rộn ràng với một mùa Worcup. Tháng 7,  sẽ là những ngày mưa. Tháng 8, có ngày sinh nhật em, ngày tôi và em nên nghĩa vợ chồng, có ngày tôi và em đón chào niềm vui mới. Tháng 9 Hoàng An sẽ vào lớp một, Uyên Nhi vào mẫu giáo. Tháng 10, cả nhà chuẩn bị cho em Đạt cưới vợ. Vậy đậy, thời gian cứ ào ào trôi qua, cần phải háo hức lên để thoát ra khỏi những ngày nhàn chán. Cần phải khoả lấp hết những nỗi trống rống trong tim, những nỗi chênh chao và hụt hẫng

Giờ là cuối tháng tư, Hải ơi! Hãy đại lượng với chính mình, tập quên những thù hận, đừng đánh rơi những thói quen thân yêu như đã thành cuộc sống, đừng đánh rời hết những tháng ngày vào những nỗi chán chường không tên


......







Thursday 24 April 2014

Lá thư gửi cho con từ tâm dịch sởi










Ngày hôm nay, sau 2 tuần mệt mỏi túc trực ở trong viện, chạy lên Bộ Y tế, phỏng vấn người nhà bệnh nhân… về dịch sởi. Mẹ mới có thời gian ngồi viết những dòng này gửi đến con.

Có một vài đồng nghiệp nói với mẹ hãy ghi lại những thời khắc này, để sau này con lớn lên, có đọc lại, con cũng biết rằng, đã có thời gian, ở giữa thời đại của thế kỷ 21 này, con người hoang mang, lạc lối, sợ hãi, cô đơn, hoảng loạn và chỉ biết cầu trời hoặc họ hy vọng vào một điều gì đó không có thật ở trên đời. Họ tin vào phép màu.


Phải!

Mẹ cũng nghĩ rằng, ước gì có một phép màu ở đây có thể xóa tan đi những nỗi khổ đau, những vết thương, những đau khổ và những giọt nước mắt cứ thi nhau chảy trên má của mỗi gia đình bệnh nhân.

Chưa bao giờ mẹ được chứng kiến, hàng trăm người nhà bệnh nhân ôm nhau khóc lóc và hoảng loạn khi bác sỹ lần lượt đọc tên những em bé… bị bệnh viện trả về. Họ ước rằng, họ cầu trời rằng, tên con cái của họ, cháu của họ không nằm trong danh sách dài dằng dặc mang màu sắc nhuốm đen, tang tóc đó đang bao trùm lên sự sợ hãi của chính họ.

2 tuần, là 14 ngày… hơn! Có lẽ mẹ trực trong bệnh viện này hơn con số đó. Nhưng con số đó chẳng thấm tháp gì so với những ông bố, bà mẹ có con nằm trong phòng cấp cứu, trong khoa lây, khoa truyền nhiễm mấy tháng trời.
Hơn ai hết, chờ đợi là một điều gì đó khó thở đến vô cùng, huống gì cái họ chờ đợi gần như là không lối thoát


Mẹ biết, họ không biết bám víu vào đâu, giữa trung tâm dịch sởi đang hoành hành, các bác sỹ, y tá, y sĩ dường như làm việc gấp 3-4 lần nhưng vẫn không giảm tải được số lượng người tử vong, nhập viện vì sởi, lây nhiễm chéo.

Mẹ cảm nhận như cái bệnh viện Nhi nơi mẹ đang đứng đây, nơi mà hàng ngày có những em bé luôn luôn vui vẻ và yêu thương, chỉ bị những căn bệnh nhẹ nhàng đã trở thành nơi gần với cánh cửa tử hơn bao giờ hết.

Con trai của mẹ à?!

Con có nghe thấy không?

Tiếng khóc, tiếng gào thét, tiếng nói thều thào của những người nhà bệnh nhân gần như đã kiệt sức cứ vang lên mãi.

Con trai của mẹ à?!

Cón có biết không? Chân tay mẹ bất lực, người mẹ như nhũn ra khi có 3 người phụ nữ, cũng như mẹ, cũng có những người con thiên thần như con. Nhưng giờ đây, có lẽ sẽ chẳng còn những nụ cười hạnh phúc nữa. 3 người phụ nữ bám lấy mẹ, gào lên khóc “Chị hãy làm gì đi, chị nói gì đi, chị nói lên Bộ, lên Trung ương, lên thủ tướng đi... con chúng tôi chết rồi. Tại sao??? Tại sao nó lại chết???”

Những câu hỏi đó, bản thân mẹ làm sao trả lời được, khi mẹ đích thân đi gặp bác sỹ, chính các bác sỹ còn cảm thấy tuyệt vọng: “Bệnh nhân chuyển biến nhanh quá, vi rút đã ăn vào phổi. Chúng tôi rất tiếc, các cháu chỉ còn thở được vài tiếng đồng hồ nữa thôi.”

Con trai của mẹ à?!

Có có hay, ở giữa thế kỷ 21, ở giữa nơi đô thị phồn hoa, mọi thứ đều tiên tiến, mọi thứ đều trở nên hào hoa, bóng loáng và là những nơi đẹp đẽ nhất mà con người mơ ước và hướng tới, lại là nơi trung tâm của ổ dịch. Một con đường đến mà ít có tỷ lệ đường về.

Nó đau đớn, tang thương – Nhưng có thật.


Con trai của mẹ à?!

Con nhìn kìa, ông bố kia dường như đã phát điên. Đàn ông luôn mạnh mẽ, đàn ông luôn là cứng cỏi nhất trong những tình huống dường như trở nên xấu nhất. Nhưng có lẽ, anh ấy cũng đã không chịu đựng được khi các bác sỹ hô lên: Cấp cứu..! Thôi... thở được rồi...

5 phút sau lại: Cấp cứu... Nhanh, nhanh.... Từ từ... cuống phổi vẫn thở được rồi.... Rồi lại... Cấp cứu gấp...! 
Nhanh nhanh.

Ông bố như phát điên, con có biết ông bố đó đã gào lên: Trời ơi... Giết tôi đi... Con tôi ơi.. con ơi..!

Người mẹ đâu??? Nước mắt mẹ chảy dài, trái tim mẹ dường như bị ai bóp nghẹt. Mẹ tự hỏi mình: Mẹ em bé đâu? Trong lúc này, có lẽ em bé cần nhất là người mẹ.

Khi mẹ hỏi những người xung quanh, họ bảo: Mẹ cháu bé túc trực 20 ngày ở đây, hôm qua nghe bệnh viện nói có khả năng con họ không qua khỏi. Nó đã về nhà, bảo trực sẵn ở nhà, được tin là “đi theo” con luôn... 2 đứa rồi.
Sao có thể thế được? Làm sao có thể suy nghĩ ấu trĩ như thế?

Nhưng con trai à?! Con biết không?

Nếu đặt vào hoàn cảnh của mẹ, có lẽ mẹ cũng chẳng thiết sống trên đời nếu như hai người con của mẹ đã lần lượt “ra đi” như người phụ nữ kia. Mẹ có đủ mạnh mẽ để vượt qua hay không? Hay mẹ lại về nhà để rồi nhìn vào mắt con, mẹ biết được rằng, con là tất cả của mẹ.


Hôm nay, sau những ngày căng thẳng, viết bài về dịch sởi ngay tại trung tâm “bão sởi”.

Mẹ căng thẳng vô cùng, mẹ sợ hãi vô cùng.

Con số tiết lộ tỷ lệ tử vong của các em bé quá cao làm mẹ lúng túng.

Quyết định gọi điện về tòa soạn xin ý kiến chỉ đạo để đăng con số thực đó lên, mẹ đã đấu tranh rất nhiều. Sự động viên của anh Thư ký tòa soạn khiến mẹ mạnh dạn lên rất nhiều. Con số hơn 100 bệnh nhân tử vong vì sởi và những bệnh biến chứng sởi đã được tung ra.

Chẳng mấy chốc, bài báo đó thu hút hàng ngàn người vào đọc, có những đồng nghiệp biết mẹ đã gọi điện, nhắn tin, người thì hỏi, người thì bảo mẹ “liều”, người thì bảo mẹ “chuẩn bị tinh thần”... Mẹ biết, mẹ không phải không coi trọng công việc, mà mẹ tin những việc mẹ nó ra thế này, nó chính thức công bố cho mọi người biết: Sởi không còn là căn bệnh thông thường nữa.

Ngay tối hôm đó, các đài truyền hình, các báo đã đưa tin đồng loạt con số chính xác là 118 bệnh Nhi tử vong. Con số đó, mẹ biết, vẫn chưa dừng lại. Nhưng bù lại, mẹ đã thấy sự vào cuộc quyết liệt của những đồng nghiệp ở các báo khác bên mình.

Sau đó là hàng loạt các bài mẹ viết về những nỗi đau, về tình hình dịch bệnh, về sự thiếu minh bạch trong thông tin gửi tới người dân. Có người nói rằng mẹ cảm tính, có người nói rằng mẹ đã không hiểu và chủ quan, coi thường nghề nghiệp. Nhưng với 2 năm sống cùng người bệnh suy thận và mới ghép thận của bác con, mẹ tin mẹ đủ kinh nghiệm để giảm tối đa nhất sự lây lan vi khuẩn từ bên ngoài vào trong các phòng bệnh nhi ở khoa truyền nhiễm.

Mẹ biết, ở trong bài viết, mẹ đã đưa cảm tính của mình vào hơi nhiều. Nhưng không cảm tính thế nào được khi hàng ngày mẹ chứng kiến, hàng giờ mẹ chứng kiến những nỗi đau cứ chất chứa lên nỗi đau. Đến khi có những người phải thốt lên với mẹ: Có những ngày, tôi chứng kiến, các em bé tử vong nhiều quá, cứ 2 ngày có tới 36 bệnh Nhi rời viện.

Họ rời viện, họ biết về đâu? Phải, về nhà. Về nhà để nằm chờ những hơi thở cuối cùng lịm đi trong sức khỏe yếu ớt và những đau thương của bố mẹ các em bé không biết gửi nơi đâu.

Những lời kêu gọi gửi thêm máy thở, gửi thêm máy tiêm, hãy cứu lấy các cháu bé vô tội vài tháng tuổi đang đối diện với nguy cơ cứ hàng ngày hiện lên, truyền đi. Những thông điệp đó đã kéo gần tất cả con người lại với nhau. Hơn ai hết, mẹ hiểu lúc này đã đến lúc chúng ta sống vì cộng đồng.

Những món tiền nhỏ liên tục được gửi tới gia đình các em, góp 1 tay vào nền kinh tế vực lên sự sống đang mỏi mòn.

Những hộp sữa, những chiếc chăn, chiếu, hoa quả, nước uống được lần lượt chuyển tới tay người nhà bệnh nhân mong họ kiên cường.

Những giọt nước mắt cảm thông, những lời nói cảm ơn, những ánh mắt kiên quyết cứ mỗi ngày.. mỗi ngày được nhân lên.

Con trai của mẹ à?!

Con nhìn đi..!

Kìa, các em bé kia đã rời bệnh viện với hy vọng sống còn vẫn còn vương trên nét mặt

Những lời động viên, khoanh vùng dịch bệnh đã được mọi người chung tay giúp đỡ

Những lời sẻ chia, tư vấn về dịch bệnh sởi đã được gửi đến từng nhà, từng nhà... Giúp mọi người có kiến thức hơn trong việc phòng chống cho con em mình.

Con trai của mẹ à?!

Mẹ nhớ con...

Khi gửi con cho bố, đi vào vùng ổ dịch, con biết không? Mẹ cũng sợ lắm. Mẹ sợ con lây cái dịch sởi đáng nguyền rủa này. Mẹ sợ ánh mắt của con không còn hướng vào mẹ nữa. Mẹ sợ lắm chứ.

Nhưng con vẫn ở đây, vẫn nắm lấy bàn tay mẹ

Bố con vẫn ở đây, vẫn động viên mẹ từng ngày, vẫn chăm sóc con từng giờ.

Ông bà vẫn gọi điện cho mẹ, dặn dò: Con cẩn thận nhé!

Mẹ biết, mẹ cần làm một điều gì đó để giảm tải thấp nhất những con số khủng khiếp kia. Những hành động nhỏ, sẽ tạo nên ý nghĩa lớn, sẽ giúp từng gia đình có niêm tin và đi lên.

Những em bé, còn rất bé...

Em Yến Nhi, em Trấn Thành, em Bảo Ngọc, em Hồ Phi, em Hà Hiền, em Minh Phương.... Tất cả các em bé đó nhờ những lòng hảo tâm đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất là: Phòng cấp cứu.

Cuộc chiến còn dài, nhưng mẹ tin tất cả rồi sẽ qua đi

Mẹ đã nhận được tin vui từ rất nhiều người mẹ khác. Người cảm ơn, người khóc, người vui mừng, người vẫn còn sự lo lắng... Nhưng nhìn lại mẹ biết, những hành động của mẹ, của những bạn bè, của những người ủng hộ và tin tưởng mẹ đã có kết quả tốt.

Nắng đã lên rồi, con trai ạ

Mẹ lại tiếp tục lên đường

Hôm nay, là ngày thứ 17 mẹ vào viện, đi từng căn phòng để hỏi thăm các em, để động viên các mẹ, để ghi lại những hình ảnh yêu thương này.

Con trai của mẹ à?!

Nghe tiếng thở đều đều của con bên tai, dù ở gần con, nhưng không được ôm ấp, mẹ thấy nhớ con vô cùng. Đẩy con đi xa mẹ hơn làm mẹ đau lắm, nhưng sẽ đau hơn nếu như những người mẹ khác không còn cơ hội ôm con của họ như mẹ đã ôm con và chắc chắn sẽ được ôm con (sớm thôi).

Vì vậy, hãy để mẹ đi, để con biết rằng: Đất nước mình, con người của dân tộc mình gắn kết lắm. Đừng vì những khó khăn mà vội tuyệt vọng, nghe chưa con?

Những số tiền nhỏ vẫn tiếp tục được gửi đến các em nhỏ hơn con rất nhiều. Con biết không, dù con số nhỏ, rất nhỏ nhưng có người đã ôm lấy mẹ mà khóc, mẹ tin, họ đã cùng cực lắm rồi. Còn bao nhiêu cảnh đời nữa, họ vẫn còn đang chờ đợi, vẫn chờ những số tiền dù nhỏ nhoi nhưng cũng giúp được họ vượt qua chặng đường khó khăn này.

Con đừng buồn khi mẹ cứ đi mãi
Con đừng khóc khi mẹ về tránh xa con
Con đừng hờn dỗi khi mẹ không bế con nữa
Con đừng nói rằng mẹ không yêu con
Sẽ làm đau lắm, đau lắm.
Con biết không?
Tương lai của các mẹ là ở các con
Hãy yêu thương hơn những gì mà con nhận được. Con nhớ chứ? Con yêu của mẹ
Mẹ yêu con nhiều
Ku Tũn của mẹ à...!"

Theo: Soha. vn





Wednesday 23 April 2014

Hạnh phúc là gì




Infographic - Hạnh Phúc là gì!?

Có lúc nào bạn tự hỏi Hạnh phúc là gì? Mình có đang hạnh phúc không? Trúng số bạn có hạnh phúc không? Có người yêu thì như thế nào!? Blah, Blah... Theo những người người ta nghiên cứu được thì Hạnh PHúc bao gồm 3 yếu tố cơ bản là Hoàn Cảnh (10%), Di Truyền (50%), Suy Nghĩ và Hành Động (40%). Hơi khó hiểu đúng không, vậy thì cùng theo dõi infographic sau để biết thêm về "Hạnh Phúc" nhé!!!


Infographic - Hạnh Phúc là gì!?






Tuesday 22 April 2014

Mỏng và Không mỏng...










Em cứ mặc, nhưng xin đừng mỏng quá
Để bao người chột dạ bước liêu xiêu
Nước da kia mà để lộ ra nhiều
Sẽ bị nắng với mưa làm cho nám !
Em cứ mặc nhưng xin đừng quá ngắn
Hở phần lưng, ôi đã khó coi sao !




Lần đầu tiên mình tập tành mặc áo chíp
Huống chi đưa cái lõm rốn ra chào
Vô duyên thế làm sao ai coi được !
Mông má có đầy, mắt môi có ướt
Cũng không làm "tha thướt" được gì đâu
Lỡ quen nhau, giao ước buổi sơ đầu
Đừng đòi học, kiểu khoe khoang, mốt, chảnh ...





Vâng em cứ hồn nhiên, đừng đỏng đảnh
Quần sa tanh và áo lụa Hà Đông
Giản dị thôi mà duyên dáng vô cùng
Em nên nhớ, còn cho mình ngắm nữa
Em cứ mặc van em đừng ... thả cửa
Xin hãy là Cô Tấm của ngày xưa
Mộc mạc, đơn sơ, giản dị, quê mùa ...!!!


         Trả lời anh



Nếu không mỏng, Em làm sao khoe:) được,
Hình hài này, là Cha Mẹ em... cho
Nào phải em tự thêm bớt nắn đo
Em không "mỏng", các Anh làm sao ngắm ?
Miệng anh nói, em hiểu lòng anh lắm !
Cũng thích nhìn ... mà giả bộ đàng hoàng ?
Thôi đi Anh! đừng có nói lang bang ...
Đẹp không khoe, của trời cho thật uổng ?
(TN st)


Sưu tầm 



Bà Tiến hay ông Lùi cũng rứa thôi!





Mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn yêu cầu Nhà báo độc lập lên tiếng về vụ Bà Kim Tiến.

Trong sở trường của tôi có hai món rưỡi được ưu tiên: Giao thông, Giáo dục và một phần về Y tế.

Món Y Tế xem ra tôi quan tâm ít hơn bởi lý do tôi cho rằng: tất thảy thần dân của ngành này toàn là trí thức cả, họ cũng như bà con ta biết tỏng tòng tong mọi sự thể cả, chả hơi đâu mà , như một câu ngạn ngữ Việt là :”Dạy đĩ vén váy” cả.

Anh không viết thì nó vẫn …tiêu cực, anh viết nó vẫn tiêu cực, có khi còn tiêu cực hơn ấy nên trong mảng này, tôi cày ít hơn.

Thế nhưng, hôm nay, đáp lại thịnh tình của Quý bạn, tôi xin kể một câu chuyện có thực một trăm phần trăm, tôi chưa xin phép nên tạm đổi tên nhân vật chính , là Giáo sư, hiệu phó một trường Đại học Y khoa lớn của VN, thành ông “Võ Như Lành” cho nó …lành.
Câu chuyện như sau:

Năm 2008 tôi về Quảng Ngãi tìm tư liệu và chuẩn bị làm phim về cụ Huỳnh Thúc Kháng. Khi đang chụp ảnh phần mộ của cụ trên núi Thiên Ấn thì một bác già khả kính đến nói với tôi:

- Anh làm ơn chụp cho đoàn bác vài kiểu ảnh kỷ niệm. Máy bác hết phim ( hồi đó con chụp bằng phim).

Nói rồi ông gửi tôi cái danh thiếp và hẹn gặp lại ở nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi gần đường Hùng Vương.

Nhìn tấm danh thiếp tôi khoái ngay và chỉ sau một giờ tôi đã đem đến nhà khách biếu quý khách một bộ ảnh rất đẹp, không lấy tiền.

Cảm kích vì nghĩa cử đó và nhận ra mình là đồng hương, quê tôi ở Cẩm Khê, nhà ông ở Xuân Huy, Lâm Thao một làng nhiều Tiến sỹ nhất Việt Nam từ năm …1970 chỉ cách nau hơn chục cây số, ông tiếp tôi rất nồng hậu.

Khi tôi khéo léo hỏi ông ( có ghi âm) về chuyện Y đức thì vị giáo sư bạc đầu này nhận ra ngay.

Ông nói:

-Tôi không trả lời anh đâu, nhưng tôi kể cho anh nghe câu chuyện của chính gia đình tôi, rồi anh làm gì thì làm.

Tôi nghe xong câu chuyện mà xúc động. Câu chuyện này có lẽ đủ tư cách giải thích tất thảy những chuyện vui buồn của ngành y tế, từ chuyện tiêm vaxin chết người đến chuyện Cát Tường, chuyện dịch sởi v.v…

Nghe xong câu chuyện này, thiết nghĩ các bạn sẽ hiểu rằng nếu bây giờ, bà Kim Tiến xuống, bà Kim Tiền lên hoặc ông Kim Lùi nhậm chức, thì cũng rứa cả thôi.

Cảm ơn Giáo sư N.N.L kính mến, cảm ơn nhân vật chính trong câu chuyện bi hài này là BS Huy, ông đã nói lên cái code của sự thể, khỏi phải tư duy nhiều hơn khi ta là dân Việt.

Dưới đây là câu chuyện của GS Vỏ Như Lành.

-Một lần tôi về phép đúng vào dịp người em tôi bị đau vùng bụng cấp, rất nguy kịch, phải đi bệnh viện ngay ban đêm.

Là nhà nghề tôi leo lên xe đi cùng. Vào khu vực phòng cấp cứu, tôi vui mừng nhận ra vị trưởng phòng cấp cứu là BS Huy, một học trò giỏi của tôi trong trường y.

Khi khiêng băng ca vào phòng, hai lần tôi giáp mặt với BS Huy nhưng tôi chợt nhận thấy hình như anh ta không muốn chào tôi.

Anh đeo khẩu trang nhưng làm sao tôi quên được vầng trán, ánh mắt, dáng đi của một SV đặc biệt đã học tôi 6 năm trời.

Và đêm ấy, theo gợi ý của cô y tá và sự chỉ dẫn của một người lạ, người nhà tôi phải chi ra 2 triệu bôi trơn cho kíp mổ.

Một tuần sau em tôi ra viện.

Tôi cầm tiền lên thanh toán viện phí và chủ trương đối diện với tay sinh viên xưa, nay đã trở thành kẻ bất trị này.

Khi tôi vào phòng y vụ, vừa chìa giấy tờ ra thì cô nhân viên chừng 30 tuổi đứng bật dậy, giọng nói trầm ấm, thân tình:

-Mời thầy đi theo em.

Mặc dù tôi chưa dậy cô này ngày nào nhưng nghe giọng nói thân thiện, tác phong rất chân tình, tôi vô thức bước theo cô.

Cô đưa tôi lên thẳng phòng …cấp cứu. Đến cửa, cô nói:

-Mời thầy vào, Sếp em đang chờ thầy!.

Cô mở cửa ấn tôi vào căn phòng mát rượi và đi ra.

Khi chỉ còn hai người, BS Huy ôm chầm lấy tôi.Anh nói ngay:

-Thầy ngồi đi, em biết là thầy giận em lắm. Rồi em sẽ giải thích ngay để thầy hiểu.

Tôi lắng nghe.

Vẫn con người ấy, thông minh, lanh lợi, tin cậy và thân tình. Anh ta nói:

“ Và nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy…chết!.

Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca không – phong – bì thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu không – phong – bì thầy ạ.

Bởi vậy, khi gặp thầy, em làm lơ, tính sau kíp mổ sẽ gặp lại thì Thầy đã về rồi.

Hôm nay, em xin tạ tội cùng thầy và em phải nói rằng, em có được như ngày hôm nay là nhờ thầy, Xin thầy đừng từ chối món quà này của em, coi như vài thang thuốc bổ để chăm sóc thầy khi không được gần thầy” .

Huy nói rồi lấy một gói giấy mỏng, gói ghém chu đáo sẵn nhanh tay nhét vào túi trong áo veston của tôi.

Tôi hoàn toàn mất tự chủ.

Sự thể diễn ra hoàn toàn ngoài suy đoán, dự cảm của tôi. Huy vẫn như cậu sinh viên hiếu hạnh, chu đáo và giỏi giang nằm xưa.

Cuối cùng, tôi hỏi:

- Tôi có dạy các anh làm thế không?.

- Dạ, thưa thầy, cái lỗi chính nằm ở chỗ ấy ạ. Cái chính là vì các thầy đã không dạy những cái đó, những cái cần – phải – dạy.

Tôi ớ ra, hỏi cho rõ thì BS Huy nhẹ nhàng:

-Ngày làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cho một câu hỏi: Người BS chế độ XHCN khác với người BS tư bản ở chỗ nào?.

Nếu ai trả lời rằng, điểm khác biệt đó là người BS XHCN không cần tiền bạc vẫn làm tốt chức phận của mình thì được điểm cao.

Thực tế không phải thế.

Tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hình như toàn bộ bi kịch là ở đây. Hình như chúng tôi có lỗi. Không có BS nào là không cần tiền cả. Tôi ngậm ngùi thăm hỏi hoàn cảnh BS Huy. Anh nói:

“ Sau khi ra trường, con về phục vụ tại một bệnh viện chuyên ngành chăm sóc cán bộ tại Hà Nội.

Bệnh nhân của BV này tòan loại VIP.

Đến bữa trưa, con đem cặp lồng cơm đã nguội hắt có vài cọng rau muống đen xì và nửa quả trứng kho mặn vợ chuẩn bị ra ăn trong khi những bệnh nhân kia chơi gà luộc nửa con, giò chả ngập chân răng và họ luôn có quyền bắt ne bắt nét chúng con.

Đến một lúc, con nghĩ: tại sao cùng là người sao họ sướng thế. Sao mình ra sức phục vụ, ăn học từng ấy năm, tận tụy, hiểm nguy mà khổ thế.

Phải “chặt”!.

Lần đầu con chặt, cầm cái phong bì hơi cũng run tay nhưng về sau quen dần, càng chặt càng bén, chặt nhát nào ra nhát ấy.

Về sau con cũng đứng lớp, cũng dạy học trò nghề y cao quý này, ra trường chúng cũng biết chặt, chúng chặt giỏi hơn con, chặt nhát nào ra nhát ấy”.

Tôi không biết nói gì lúc này nữa.

Trong không gian này, tôi không biết ai là thầy, ai là trò nữa. Hình như BS Huy đang dạy cho tôi bài học vỡ lòng về sự bất hợp lý trong những vận động xã hội đã xảy ra, đang xảy ra.

Trên đường về, tôi giở phong bì ra, đếm được mười triệu. Tôi lẩm cẩm nghĩ: Lãi 8 triệu và một bài học quý từ cuộc sống, thôi thì….

Câu chuyện của GS Lành đến đây là hết. Không gian nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi trầm hẳn xuống. Tôi cũng chẳng biết bình luận gì thêm. Phải chăng, chúng ta đã tạo ra một không gian để phát triển một loại mâu thuẫn xã hội đằng đẵng dăm chục năm và rồi hôm nay ta đắm mình trong bi kịch đó, bi kịch mà một nhà văn đã nói: Cái lò xo bị nén xuống ba tấc, khi bật lên, nó sẽ bật lên chín tấc.

Những tiêu cực trong ngành y tế sẽ còn dài chứ không dừng lại ở đây kể cả khi thay ba bộ trưởng.

Bao giờ cái thiết chế y tế, từ đào tạo đến các nguyên tắc về phúc lợi, nhân đạo, chính trị thay đổi theo hướng tích cực, có lý có tình thì tình hình sẽ tự nó tốt lên, các bạn ạ.

Huy Cường
Theo FB Đỗ Trung Quân   




Người ta ăn bao nhiêu phần trăm?







Bạn có biết trong một dự án thường thì người ta “ăn” mất khoảng bao nhiêu phần trăm?

Tôi đã từng vài lần nêu câu hỏi này cho mấy người quen. Có người nói vài chục phần trăm. Người tỏ ra hiểu thời thế hơn thì bảo bây giờ có khi bọn chúng nó ăn đến quá nửa.

Nhưng ngay từ năm 1995, khi tham nhũng chưa thành quốc nạn, một thằng em họ tôi làm chủ tịch xã nói nó theo anh gì đó trên tỉnh ra bộ xin tiền làm mấy cái cống tiêu nước, cái ông ký cho dự án bảo 50% (để lại cho ổng). Không thì ổng cho nơi khác. Đó là mới ở cái nấc trên cùng. Từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã, rồi qua cánh nhận thầu, đến bọn trực tiếp thi công, mỗi nơi lại vài chục phần trăm của phần còn lại,… Thế là mất khoảng 70-80%.

Cuối năm 1996, khi thấy người ta làm đường nhựa nhưng không kéo đến nhà mình, tôi đứng ra vận động hơn 20 gia đình trên đoạn đường gần 200 mét bị ban dự án bỏ lại, tự bỏ tiền túi ra mua vật liệu rồi thuê đội công nhân làm dự án làm nối luôn vào phần đường dự án. Ban đầu có một vài gia đình nghi ngại rằng tôi cũng muốn ăn. Nhưng tôi đã nêu ra cách làm là tiền gom lại nhưng một người khác giữ, ai giữ là do bà con chọn. Mỗi lần có xe chở vật liệu về thì một nhóm bà con đứng ra lấy tiền từ thủ quỹ rồi trả cho xe, sau đó cùng ký xác nhận. Tiền công đưa cho đội công nhân cũng được bà con thay nhau đứng ra trả. Trong mọi việc tôi đều có mặt, nhưng chỉ đóng vai người đề xướng cách thức làm từng khâu.

Khi quyết toán, tôi tính toán xong, in tờ quyết toán thành hơn 20 bản cho từng gia đình theo dõi. Kết quả chi phí cho mỗi mét vuông đường nhựa (có cả mấy lớp đá, dưới cùng là đá hộc, khi đổ được lu kỹ nhiều lần) là 25 ngàn VND. Chắc chắn quý vị không thể tin nổi con số này, bởi đoạn đường dự án dùng kinh phí nhà nước và ngân sách phường làm giống hệt, nhưng có giá thành là 600 ngàn cho một mét vuông! Như vậy, các đồng chí ở “các cấp” đã ăn 96%! Chỉ thực làm có 4%!!!

Nhưng đó là vài năm cuối của thế kỷ trước. Cái tỉ lệ đó xưa cũ lắm rồi. Bây giờ thì thời thế khác xa. Quá nhiều ví dụ. Kể ra thì hàng tháng cũng chưa hết. Chỉ xin nói về vài con số mới nhất và ấn tượng nhất.

Cái đề án đổi mới sách giáo khoa của bộ GD-ĐT ấy, lúc đầu (tháng 6.2011) dự kiến chi 70 ngàn tỉ, cách đây vài tuần thấy rút xuống còn hơn 34 ngàn (tỉ). Tất nhiên các quan chức bộ nói phải chi nhiều thứ chứ không phải cho riêng việc viết SGK, còn ông bộ trưởng nói ông chưa biết đến 34 ngàn tỉ. Nhà giáo kỳ cựu Văn Như Cương bảo tính kiểu gì cũng chỉ cần không quá 35 tỉ, mà cứ làm tròn cho xông xênh là 50 tỉ đi, thì cũng mới chỉ hết 1/700 số tiền dự chi. Anh bạn tôi dạy Toán ở trường đại học thì bảo cả đi nước ngoài hội thảo, học hỏi và chơi bời, cộng với “triển khai” dạy theo sách mới, cũng chỉ cần đến 70 tỉ, tức 1/500 hay 2/1000! Như vậy phần “ăn” là 998 phần ngàn hay 99,8%. Ấn tượng quá đi chứ!

Cũng chưa phi phàm (và chết cười!) bằng cái việc chi tiền cho đoàn TNCS HCM làm trang mạng xã hội. 200 triệu đô Mỹ! Quý vị nên nhớ rằng để làm cái thứ đó, chàng thanh niên Mỹ Mark Zuckerberg chỉ có gần 2000 đô xin cha mẹ để thuê bạn bè thiết kế. (Còn khi vận hành thì đã có tiền tự nó đẻ ra.) Bây giờ giả dụ sau 5 năm cái trang mạng xã hội của Đoàn “Ta” cũng đẻ ra được mấy chục tỉ (đô) như của Mark. Cho là như vậy. Nhưng cùng một kết quả mà bên kia cầu đầu tư có 2 ngàn, bên này 200 triệu. Đắt gấp 1 trăm ngàn lần (100 000). Ối trời ôi! Như vậy, thực chi chỉ cần 1 phần 1 trăm ngàn. Như vậy, phần “ăn” là 99 999 phần trăm ngàn, hay 99,999%!

Trên mạng đã từng có những người tỏ ra muốn nhận thầu thiết kế cái Mạng này với giá 4000-5000 đô.

Liệu đã hết những tỉ lệ độc như thế chưa? Chắc là chưa đâu. Bởi các đồng chí còn mạnh khỏe lắm. Và chế độ ta vẫn trường tồn!

Nguyễn Trần Sâm
Theo Blog Quê Choa 21/4/2014






Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên