Powered By Blogger





Monday 30 September 2013

Bão là gì

























Hai ngày cuối tuần không về Sài Gòn buồn như kẻ không nhà. Cũng mày có con trai xuống chơi nên hai bố con chạy xe vào Thanh Sơn chơi. Mỗi lần chạy vào đó lại thấy tâm hồn thư thái. Mọi mệt nhọc , ấm ức ngày thường như được trút bỏ xuồng dòng sông đục ngầu, khi có khoảng thời gian ngồi trên phà, ngắm trời xanh, mây trắng, ngắm những bè cá nổi trôi. Khung cảnh làng quê thật yên bình. Bỏ qua hết những sô bồ, thời gian như dừng lại. Hoàng An nói với mình: Ba, cảnh ở đây đẹp bà nhỉ. Hỏi con có thích sống ở đây không, con nói rất thích. Thấy vui vì con đã biết cảm nhận cuộc sống, biết yêu thiên nhiên và yêu cái đẹp. Đúng rồi, tâm hồn tuổi thơ cần phải được nuôi dưỡng bằng những điều đó, chứ không phải là chiến tranh, không phải bằng những vất chất cao sang. Ngày mai con về lại Sài Gòn, hy vọng trong những giâc mơ của con sẽ còn mang dư vị làng quê yên bình nơi đây.


Chiều chủ nhật, tiền con về rồi năm cong queo một nhỗ. Đôi khi sự nghỉ ngơi còn mệt hơn cả làm việc. Buồn, trời mưa, nằm nghe mưa rơi, mưa hát khúc ru buồn , như ngày nhỏ mẹ hát ru tôi bên cánh võng.

Nghe mưa ru nhưng không muốn ngủ, sợ uổng phí một giai điệu ngày mưa. Với tay bật tivi xem chương trình thời sự. Đại báo ngoài bắc và miền trung sắp có báo.

Đến gần 25 năm nay không chứng kiến bão ở quê , nhưng những kỉ niệm thời thơ ấu chỉ riêng với mỗi mùa mưa bão thôi cũng nhiều lắm. Quê tôi có năm nào là không có thiên tai đâu. Không hạn hán, thì lũ lụt, mỗi năm dăm ba cơn bão đi qua. Mỗi mùa đông đến là mỗi lần người dân quê tôi lại thấp thỏm nỗi lo bão lũ. Để rồi khi bão qua cả xóm làng xơ xác, tiêu điều. Nước mắt lăn tràn trên gương mặt khắc khổ của những người dân lam lũ quê tôi. Năm nay theo dự báo cơn bão số 10 sẽ đổ bộ vào Nghệ An, Hà Tính . Quảng Bình. Bão ơi, xin hãy mau tan ngoài biển khơi, người dân quê tôi đã cực khổ cơ hàn lắm rồi, đừng có thay trời bắt tội nữa.

Lòng lại uỷ mỵ, sao xuyến với bài thơ về bão.


Bão là gì?





Bão là gì? Thưa cha!
Gió giật từng cơn, mưa như thác đổ
Gió ù ù gió lật mái tôn
Lật cả ngôi nhà tranh xiêu vẹo
Bão là khi cha nghĩ đến cảnh mất mùa
Mẹ chạy gạo từng loong cho qua ngày đoạn tháng
Bão là khi cả nhà cùng chung một nỗi:
Lo sợ
Đói
Rét
Lụt

Nhà dột
Thức thâu đêm
Mảnh đất miền Trung đã nghèo lại nghèo thêm
Những đồng ngô, ruộng lúa
Không đủ sức nuôi con cho đến giáp mùa
Cha và mẹ phải oằn lưng gồng gánh
Gánh mùa về, gánh cả bão cho con!















Thơ sưu tầm từ fb Nguyen Duc Loi
Định Quán29/9/2013
H.T.Hải 







Life & Fate - Cuộc đời và Định mệnh


















Dưới chế độ Cộng Sản, người ta bị cấm đoán đủ thứ. Con người trở thành một phần tử nhỏ nhoi, không có một giá trị gì. Họ chỉ có một lựa chọn, là đứng trong một vị trí đã được định sẵn, và chịu sự chi phối của một guồng máy nó sẵn sàng nghiền nát những kẻ nào muốn bước ra khỏi hàng lối. Trong hoàn cảnh đó, người trí thức nói chung, và nhà văn nói riêng, phản ứng ra sao? Dĩ nhiên có những kẻ cúi đầu cam chịu, như Nguyễn Tuân, người đã để lại câu nói bất hủ: “Tôi mà còn sống được đến ngày nay, là vì biết sợ.” 

Nhưng không phải nhà văn nào cũng giống Nguyễn Tuân. Chúng ta đã thấy Nguyễn Chí Thiện với tác phẩm Hoa Địa Ngục – Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Chúng ta cũng đã thấy Solzhenitsyn với Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch, The Gulag Archipelago và biết bao nhiêu nhà văn dũng cảm khác đã không vì “Sợ” mà chịu từ bỏ bổn phận thiết yếu của một nhà văn, là ghi lại những sự thực đã xẩy ra trong cuộc sống của thời đại họ. Hôm nay chúng tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu một nhà văn Nga khác, một trong số hiếm hoi càc người đáng gọi là “nhà văn”. Chúng tôi muốn nói đến Vassili Grossman và tác phẩm Vie et Destin của ông.



Năm 1945, Gossman là phóng viên chiến trường của tờ báo Krasnaia Zvezda, của Hồng Quân Nga. Ông đã từng theo chân người lính Nga tấn công Schwerin, thuộc nước Đức. Vassili Grossman sinh năm 1905. Ông là một nhà văn Nga, viết văn theo truyền thống của Leon Tolstoi. Nhờ việc làm phóng viên chiến trường, ông viết nên tác phẩm của mình dựa theo những gì ông thấy được trong trận đánh Stalingrad. Ông phê bình nghiêm khắc chủ thuyết Stalinisme. Ông đặt tên cho tác phẩm của mình là “Cuộc Đời và Định Mệnh”.

Vào một buổi trưa ngày 15 tháng 2 năm 1961, năm tên công an mật vụ KGB xông vào nhà ông, tịch thâu bản thảo của cuốn Vie et Destin và bắt tác giả của nó giam vào nhà tù. Ông được thả ít lâu sau nhưng cuộc đời của ông ta nát từ hôm đó. Ông đã tốn 10 năm để viết nên tác phẩm của mình.



Vassili Grossman xuất thân từ một gia đình Do Thái. Ông chống lại việc các thiểu số về tôn giáo và quốc gia bị kỳ thị, đàn áp và ngược đãi. Ông nhận thấy các lãnh tụ về chính trị rất mù quáng, ngu dốt . Bởi vậy ông dành hết công sức để viết “Cuộc Đời và Định Mệnh”. Viết xong, ông đưa cho Vadim Kojevnikov, khi đó là trưởng ban biên tập của báo Znamia, nguyệt san của hội các nhà văn Nga. Tên này thay vì cho đăng, lại báo cho KGB biết. Vì vậy họ đã gửi nhân viên đến bắt ông, tịch thu bản thảo năm 1961 như đã nói ở đoạn trên.



Tuy nhiên Grossman khi đó vẫn trung thành với chủ nghĩa CS. Năm 1962, ông viết một lá thơ thống thiết gửi lên Nikita Krouchtchev “Xin ngài ban cho tác phẩm của tôi sự tự do, đừng giam giữ nó, tôi đã viết nó trong 12 năm, với tất cả tâm huyết, chỉ nói lên sự thực, vì tình yêu đồng loại.”

Ông đã lầm khi đặt niềm tin vào Khrouchtchev kẻ đã công kích Stalinisme trong kỳ đại hội Đảng lần thứ XX của CS Nga. Dĩ nhiên là yêu cầu của ông bị vứt vào xọt rác, vì lý do: Cuốn sách này nếu được xuất bản sẽ có hại cho chủ nghĩa Cộng Sản, cho người dân và cho Sô Viết.

Grossman không còn cách nào khác là bí mật trao cho 2 người thân thiết bản thảo của cuốn sách này, Người thứ nhất là bạn từ thuở nhỏ, Lilia Kristova. Người thứ 2 là nhà văn Sémion Lipkin. Hai người này không ai được biết là người kia cũng có một bản thảo. Bản của Lilia đầy đủ hơn.

Buồn phiền vì những sự bất công và phiền toái phải gánh chịu, Grossman mang bệnh và chết vào năm 1964, với sự ấm ức là không biết tác phẩm của đời mình rồi sẽ ra sao.

Sémion Lipkin phải đợi đến 10 năm sau mới dám liều mạng gửi bản thảo của cuốn sách sang Tây Âu. Ông ta nhờ nhà văn Nga Vladimir Voinovitch giúp. Ông sau này lại nhờ nhà khoa học đối kháng Andrei Sakharov chụp trên microfilms rồi bí mật chuyển sang Tây Âu. Tại đây, nhà văn Vladimir Maximov nhận được nhưng vì không đọc được hết toàn bộ tác phẩm, chỉ có thể trích đoạn một phần.

Năm năm sau, Vonovitch thực hiện một microfilms khác, rồi nhờ tùy viên báo chí của tòa Đại Xứ Áo tại Moskou đưa ra khỏi nước Nga. Tại Paris, tác phảm tới tay ông Efim Etkind, Giáo sư ngữ học của Sorbone, người đã nâng đỡ Soljenystine và thi sĩ Joseph Brodsky, là những kẻ bị trục xuất vì “ăn bám xã hội.”

Etkind với sự giúp đỡ của Shimond Markish phải cố công gắng sức rất nhiều mới đọc được bản thảo chụp trong microfilms. Nhà xuất bản L’Âge d’Homme cho ấn hành tác phẩm năm 1980 tại nước Thụy Sỹ. Mãi đến 1983, bản Pháp Ngữ mới được in ra tại Pháp và lập tức được đón nhận nồng nhiệt.

5 năm sau, CS Nga sụp đổ. Chỉ đến khi đó, tác phẩm mới trở về Nga do nhà xuất bản Knijnaia Palata cho in. Chỉ đến khi đó thì bản thảo do Grossman trao cho Lilia Kristova mới xuất hiện. Lilia đã trao cho một người bạn khác là Viacheslav. Ông này dấu nó dưới gậm giường trong suốt 25 năm.

Phải đến năm 1990, toàn bộ tác phẩm của Grossman mới xuất hiện toàn bộ, khi tác giả của nó đã thịt nát xương tan dưới đáy mộ. Phải chăng đó là số phận các tác phẩm văn học có giá trị dưới “Ngục tù Cộng Sản”.

Trần Mộng Lâm



Sunday 29 September 2013

Lại bàn về Nguy và Cơ








Bác Alan Phan có bài rất hay về Nguy và Cơ, được lên hàng top five stars trên Quê Choa. 

Sau khi phân tích giữa Nguy và Cơ, bác Alan kết luận:

" Ai cũng công nhận đi tìm “cơ” giữa “nguy” là một thái độ tich cực và sáng tạo. Hành động thể hiện một tư duy dựa trên niềm tin của tuổi trẻ, bất chấp những thất vọng của tình thế.
Tuy nhiên, khi sự lạc quan trở nên mù lòa và mất đi logic hay khoa học, “cơ” trong “nguy” trở thành một trò tuyên truyền dựng lên bởi các chánh trị gia để đa số người dân quên đi một thực tế khá bẽ bàng. Không có “cơ” nào cho một nền kinh tế mà phí quản lý cao hơn 42% GDP (mỗi đơn vị phải chi ra 42 xu mỗi đồng cho giá thành, chưa tính đến cac phí tổn sản xuất hay tài chánh khác). Không có “cơ” nào cho một hệ thống tài chánh mà 63% đầu tư chạy vào bong bong bất động sản và nguy cơ nợ xấu có thể vượt qua 38% GDP. Không có “cơ” nào cho một cơ chế mà 68% đầu tư bị các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh theo lối kinh doanh OPM. Bao giờ thì chúng ta hiểu ra rằng “cơ” đã đi mất từ lâu. Chỉ còn “nguy” và “nguy”.

Nguy thì nguy quá rồi. Thủ tướng Dũng đang ở Mỹ sau khi thăm Pháp,  vừa phát biểu trước UN tại New York, liền tới DC. Thủ tướng chỉ thăm 3 nơi, World Bank, IMF và Bộ Thương mại Mỹ. Chắc có nguy thật thì ông mới đến những nơi có chuyên gia kinh tế thế giới.

Tuy nhiên Cua Times vẫn nhìn ra “Cơ” trong cái “Nguy”. Vài cơ hội đây:

“Cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện” đang lung lay bởi “cơ chế thị trường”. Cơ hội: Nghĩ lại điều 4 trong Hiến pháp, biết đâu có XH Dân sự ra đời.
Hội nghị TW mấy lượt, chẳng bắt được sâu bự nào. Cơ hội: BCT nghĩ về tác dụng ngược của hội nghị, tránh được lối mòn.
Vinashin sụp đổ. Cơ hội: Xóa dần các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ triền miên, nhưng vẫn được bồi bổ bằng ngân sách vốn đã hẻo.
Bong bóng bất động sản nổ, đập vào mặt các nhà đầu tư. Cơ hội: Bị đánh đau, giụp họ tỉnh lại.
Các đại gia lần lượt bị vợ trẻ bỏ, về đuổi gà cho vợ già ở quê, do làm ăn không bài bản, thiếu hiểu biết, cứ tưởng ra đường là vớ được tiền. Cơ hội: Bớt “đại gia trọc phú”.
“Đất đai là sở hữu toàn dân” đã gây ra những bất cập trong việc quản lý và thu hồi đất. Tiếng súng Đoàn Văn Vươn, gần đây anh Đặng Ngọc Viết đã “tự xử” và bao nhiêu vụ khác. Cơ hội: Dịp hiếm có cho sự thay đổi điều trong Hiến pháp “sở hữu toàn dân” nhưng dân chẳng sở hữu gì.
Các nghị định, qui định gần đây của các bộ ngành đã chứng tỏ quan trí xứ ta có vấn đề. Cơ hội: Thay cách chọn người lãnh đạo bằng cơ chế thị trường thay vì dựa và đảng, lý lịch và bằng cấp rởm.
Và còn biết bao cơ hội khác trong thất bại thảm hại. Xin mời các bạn tìm những cái nguy, và nhớ nói tại sao đó là cơ may.  Nếu không tìm ra, xin xem lại điều 1.

Tôi từng viết vui về Nguy và Cơ trong một entry “Chữ Nho…bẻ đôi”.  Nguy (危) Cơ (机 – được đơn giản hóa, chữ Cơ ảnh bên cạnh là chữ cổ). Chữ Nguy (危) giống như người bị một vật đè nặng lên đầu, rất nguy hiểm. Chữ Cơ hội (机) bao gồm chữ Mộc – cây (木) cạnh chữ Số đã được đơn giản hó.

Trong tiếng Anh ta có từ Risk – Nguy Cơ. Risk trong quá khứ được hiểu nôm na là nguy cơ ảnh hưởng xấu đến một đối tượng nào đó.  Nhưng thời đại hội nhập, Risk được hiểu bao gồm Danger (nguy hiểm) và Opportunity  (cơ hội). Dịch là Nguy Cơ rất chính xác.

Chúc các bạn tìm ra nhiều Nguy và Cơ.

Hiêu Minh






Nhà tiên tri mù Vanga biết trước cuộc chiến tại Syria








Trước khi qua đời vào năm 1996, nhà tiên tri nổi tiếng thế giới Baba Vanga đã dự báo rằng: Thế giới vẫn sẽ tiếp tục “tồn tại” nếu Syria không “bị sụp đổ”. Hôm nay, hậu thế mới bắt đầu hiểu những lời này của bà.

Vào năm 1994, trong một buổi phỏng vấn khi được hỏi về “ngày sụp đổ của thế giới”, nhà tiên tri đã khẳng định Syria là chìa khóa của vấn đề này. Bà nói: “Mọi người đều hỏi tôi khi nào thì sẽ xảy ra? Tôi đã trả lời: Sẽ không sớm nếu Syria vẫn chưa “sụp đổ”. Bà Vanga còn nói rằng: "Và một lần nữa, cuộc chiến tranh cho dù sẽ bắt đầu ở phía Đông nhưng sẽ dẫn thế chiến tới cuộc chiến tranh thứ ba. Chiến tranh xảy ra ở phía Đông, nhưng sự phá hủy lại xảy ra tại phương Tây bằng vũ khí hóa học. Và điều đó khiến châu Âu trở nên "trống rỗng”.




Cho câu hỏi, vấn đề gì sẽ xảy ra sau khi chiến tranh thế giới thứ ba? - Vanga trả lời: Quỷ dữ sẽ thoát ra khỏi mặt đất và tiêu diệt tất cả mọi thứ. Chỉ còn nước Nga tồn tại.

Như vậy, điều Vanga dự báo hoàn toàn trái ngược với mong muốn của NATO- phương Tây không phải là người chiến thắng trong cuộc chiến tranh Syria mà là người khác. Và điều quan trọng nhất là, tàn phá Syria dẫn tới sự hỗn loạn không phải ở Nga mà ở châu Âu.

Washington đã tạo ra một kịch bản “ Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học ” để lấy cớ mở một cuộc tấn công vào Syria. Sự khiêu khích này rất giống với những gì Hitler đã từng làm trước khi xâm lược Ba Lan. Kết quả ngoạn mục này đã dẫn tới việc quân đội phát xít vượt qua biên giới Nga như “đi vào nhà trống” và mở màn cho Thế chiến II.
 

Cũng cần phải nhắc lại rằng, vào năm 1939 bộ máy truyên truyền quốc tế đã đề cử Hitler vào danh sách những người nhận giải thưởng Nobel Hòa bình. May thay, tấm huy chương vàng trên chưa kịp trao thì Hitler đã lộ nguyên hình là con quỷ khát máu và bắt đầu nhấn trìm nhân loại trong một cuộc tắm máu ghê rợn nhất từ trước tới nay trong lịch sử loài người.

Còn nay, ông Obama từ một cựu luật sư khiêm tốn, bằng tài năng đã trở thành Tổng thống của một cường quốc hùng mạnh nhất hiện nay. Tổng thống Obama may mắn hơn Hitler vì đã trở thành người đoạt giải Nobel Hòa bình vào năm 2009. Như vậy, nếu chiến tranh ở Syria nổ ra, người dân của quốc gia độc lập và có chủ quyền này phải chiến đấu với người nhận giải Nobel Hòa bình.

Trong quá khứ không xa, tổ chức al-Qaeda đã bị nhận định là xương sống của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và Mỹ cùng đồng minh của mình phải đổ khối người và của vào Afghanistan để “nạo sạch ung nhọt này”. Giờ đây, cũng là al-Qaeda nhưng lại có sứ mệnh khác- tiên phong trong cuộc chiến lật đổ Tổng thống hợp hiến của Syria, Assad, cùng với sự giúp đỡ hào phóng của Mỹ và phương Tây. Sự thay đổi cách dùng người này của NATO đã khiến cho Omran al-Zoubi, Bộ trưởng Thông tin Syria “đúc rút ra các kết quả” như sau: Nếu cuộc chiến chống khủng bố không thành công thì cuộc tấn công vào Syria không phải là một cuộc dạo chơi trên sa mạc và nếu “cố đấm ăn xôi”- tấn công Damascu - toàn bộ Trung Đông sẽ chìm trong biển lửa.

Trong suốt thời gian qua, Nga đã làm mọi việc cần thiết để “câu giờ” và “thức tỉnh ý thức của nhân loại” như là cố gắng tận cùng “vào đêm trước của thảm họa quân sự của thế giới” bằng cách hỗ trợ Syria càng nhiều càng tốt và “lật tẩy” mọi mưu mô thủ đoạn để có thể “bóp cò súng” tại Trung Đông.

Vì sao Moscow lại “lao tâm khổ tứ như vậy”?. Xét về thực tiễn, các chuyên gia quốc tế cho rằng: Mỹ hy vọng rằng sự hỗn loạn ở Trung Đông sẽ lan tỏa sang Nga. Và vì Nga là “thành trì” cân bằng trật tự thế giới, nên “bức tường cuối cùng” này sụp đổ thế gới sẽ chỉ có “một cực”.

Còn theo dự báo của Vanga?

Triển vọng thuận lợi cho Nga trong cuộc chiến tại Syria do Vanga dự báo không phải là liều thuốc an thần cho Moscow. “Trời chỉ giúp ai khi người đó biết tự giúp mình và giúp người khác”. Để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực và chớp nhoáng vào Liên Xô, Hitler thậm chí không bận tâm đến các “kịch bản khiêu khích” sau khi đã bày trò và “nuốt sống được Balan”. Moscow có lẽ đang phải chuẩn bị để đối phó với một kịch bản như vậy vì họ biết bài học đắt giá mà cha ông để lại: Quên quá khứ nghĩa là bắn vào tương lai.

Minh Thúy (Theo Rus)



TS Bá gửi thư khẩn tới Bộ trưởng Đinh La Thăng











Tại kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII sắp tới, Bộ trưởng có quyền tự hào nói: “Bộ GTVT đã có giải pháp căn cơ cho bài toán giao thông”, với lựa chọn thông minh nâng cấp hiện đại đường sắt 1.435m!

Kiến Thức xin đăng tải bức thử gửi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng của TS Trần Đình Bá - Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN - Hội Khoa học Kinh tế VN. Bức thư có tiêu đề: Đột phá hiện đại ĐS 1.435 để “tự cứu mình trước khi trời cứu"!

TP Hồ Chí Minh, ngày 23/9/2013

Kính thưa Bộ trưởng Đinh La Thăng!

Tôi viết thư đúng “Mùa Thu này ngày… “nơi nhân dân chỉ có lòng ái quốc, giáo mác gậy tầm vông mà dựng nên “Thành Đồng Tổ Quốc”, mong được Bộ trưởng lưu tâm về một binh pháp “đánh nhanh thắng nhanh” để giải quyết vấn nạn quốc gia về quá tải và TNGT bằng việc phải “Thủ tiêu dự án đường sắt đồ cổ thời tiền sử đang bốc mùi ô nhiễm, gây siêu lãng phí và chồng chất hiểm họa đe dọa tính mạng nhân dân!”

Ba “quả đấm thép chủ lực” trên mặt trận GTVT đang... tan chảy!

Trong hình thái “quân binh chủng hợp thành Tướng Tư lệnh mặt trận GTVT” có “5 binh đoàn chủ lực”, đó là đường Bộ, đường Sắt, đường Biển, đường Không, đường Thủy. Song, hiện rơi vào thế trận bất lợi nhất do ba binh đoàn chủ lực cơ giới hiện đại được kỳ vọng “quả đấm thép” là “Thiết giáp” (đường Sắt - ĐS), “Hải quân” (HH) và “Không quân” (hàng Không) đã “thất bại cấp độ 3”. Cả ba binh đoàn mà chỉ đảm đương được 4% nhiệm vụ mặt trận, chỉ bằng 1/4 so với “Thủy binh – đường sông”. Sức nặng của toàn mặt trận vận tải đổ dồn lên “Bộ binh phải gánh tới trên 81% gây quá tải cùng thương vong khá nặng nề, mỗi năm hy sinh 2 sư đoàn" (12.000 người chết – 30.000 người bị thương), thiệt hại vật chất về “vũ khí - khí tài ” trên 2 tỷ USD. “Binh đoàn thiết giáp” đường sắt được coi là mũi chủ công đột phá thọc sâu, thất bại do tốc độ “rùa bò” lật tàu như làm xiếc chỉ đảm đương 0,9 % - chưa đủ cho trọn 1% thị phần nhiệm vụ .


 
Sau sáng kiến dự án “Tân trang đường sắt đồ cổ” từ 2004 ngốn 2 tỷ USD cho mục tiêu tốc độ 120 km/h, hành trình Bắc Nam 12-15 tiếng, nay “tan chảy” thành “Kho rác công nghệ ĐS khổ 1 mét “đồ cổ thời tiền sử” đã và đang “bốc mùi”, trở thành gánh nặng của toàn mặt trận ảnh hưởng lớn tới cả nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, Nhà nước bỏ ra cả ngàn tỷ để nuôi “Binh đoàn đường sắt đồ cổ” hành trình Bắc - Nam là 30 - 42 giờ.

Nhân dân đang chờ quyết định lịch sử ở Tướng Tư lệnh GTVT!


Khoanh tay chờ Tư vấn ngoại cùng tư duy “Lộ trình - ĐS đồ cổ 1 mét tầm nhìn 2050” của Cục ĐSVN - Tổng Công ty ĐSCN... thì 500 năm nữa Việt Nam vẫn chưa có đường sắt hiện đại.

Cuộc thách đấu “50 triệu đô” lớn nhất trong lịch sử khoa học Việt Nam đã làm sáng tỏ cho toàn thể 90 triệu nhân dân cả nước và 300 tiến sỹ đường sắt biết rõ chân lý “Đường sắt khổ 1 mét chỉ là rác thải công nghệ dù có được tân trang đánh bóng tâng bốc ngợi ca bao nhiêu, vẫn không thể có khái niệm đường sắt khổ 1 mét hiện đại 120 km/h như luận điểm của hai GS.TS Thứ trưởng GTVT tại hội thảo đường sắt ngày 7/9/2013. Đây là kiểu dùng ngôn từ để “lách luật” thỏa hiệp cho dự án sai lầm làm hại tài sản Nhà nước, de dọa tính mạng nhân dân, làm ô nhiễm nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là làm trầm trọng thực trạng quá tải và TNGT. Đó là sản phẩm của tư duy “đồ cổ” vốn tồn tại suốt 3 thập kỷ ở Bộ GTVT mà Cơ quan quản lý Nhà nước là Cục ĐSVN (người thổi còi) và Doanh nghiệp ĐSVN thực thi luật ĐSVN là “đồng tác giả “ thỏa hiệp bức tử đường sắt quốc gia .Họ phải có văn bản báo cáo trung thực về sự an toàn của đường sắt quốc gia với Bộ trưởng và các cơ quan có trách nhiệm thẩm định cấp Nhà nước để bảo vệ tính mạng đồng bào.

Sẽ không có nhóm chuyên gia tư vấn của siêu cường nào có thể giải nổi bài toán giao thông và thảm họa giao thông cho Việt Nam. Chỉ có người Việt Nam “tự cứu mình trước khi Trời cứu”. “Đạo làm Tướng phải lấy nhân nghĩa làm gốc”, tôi mong rằng Tướng tư lệnh GTVT đã hủy các dự án đường sắt cao tốc thì cũng nên ra lệnh chấm dứt ngay “Dự án tân trang đồ cổ đường sắt tầm nhìn 2050” để cứu lấy mặt trận giao thông vận tải đang tổn thất nặng nề, chặn đứng hành vi “đào mỏ đường sắt đồ cổ”, làm nghèo đất nước.

Mọi dự án về đường sắt phải được thẩm định, phản biện, thông qua người đại diện nhân dân là Quốc hội để quyết định đầu tư. Đường sắt 1m lạc hậu đang là nỗi đau TNGT của cả dân tộc, phải nhanh chóng mở rộng đường sắt mới hy vọng có lối thoát cho việc giảm thiểu TNGT .

Tôi đã nghiên cứu xong dự án nội lực (không vay ODA) bằng cách dùng sức mạnh tổng lực của Quân và Dân theo bài học khôi phục đường sắt xuyên Việt 1975-1976, thi công đường điện 500kV( 1992-1993) thì chỉ 1 năm là xong. Tôi khẳng định luận chứng luận cứ kỹ thuật (bài toán Mô men kháng lật và chịu tải cho ĐS) cùng luận chứng kinh tế 5 đến 6 tỷ USD là chính xác. Cứ theo “lộ trình” của 300 tiến sĩ ĐS “ngâm cứu phương án ABC”, rồi chờ xin ý kiến nhân dân đóng góp... thì 500 năm nữa sẽ chưa có đường sắt hiện đại!

Nâng cấp đường sắt 1.435 tốc độ cao, để hành trình Bắc - Nam đạt 11-14 tiếng… là phóng một “quả đạn đạo chiến lược" trúng 5 mục tiêu lớn. Đó là: 

1-Thủ tiêu được kho rác công nghệ 3200 km đồ cổ đang bốc mùi ô nhiểm
2-Nhanh chóng có đường sắt hiện đại 1.435 hòa mạng quốc tế sánh vai cường quốc về công nghệ
3-Tăng nhanh thị phần vận tải đường sắt lên 7 lần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
4-Giảm tải cho đường bộ giảm thiểu 30-50 % TNGT
5-Tăng sức cơ động cho binh lực cùng phương tiện để phòng thủ quốc gia .

“Chiếc áo giáp đường sắt” thời thực dân-phát xít là “vòng kim cô” trói buộc cả dân tộc trong lạc hậu quá tải, thảm họa TNGT cần phải vứt bỏ để có ĐS “áo mới - công nghệ mới”.

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, một luận án Tiến sỹ “Giải pháp mở rộng đường sắt 1.435 m tốc độ cao…” duy nhất được gửi tới Thủ Tướng, được tặng giải thưởng Quốc gia về hiến kế 2008, được Thủ tướng đọc, trực tiếp chỉ đạo Bộ GTVT thực hiện theo Công văn số 1575/VPCP ngày 16/3/2011 sẽ là Luận án khoa học xuất sắc nhất để giải quyết căn cơ thực trạng giao thông, chiến lược giao thông – chiến lược đường sắt. Với lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm, TS.KS Trần Đình Bá (Nguyên Sỹ quan tham mưu - chỉ huy (SHSQ 81119886), Dũng sỹ giữ nước 1983) đủ bản lĩnh, năng lực tổ chức để tình nguyện giúp Tướng tư lệnh GTVT về “Tham mưu trưởng” lập sa bàn tác chiến cùng chịu trách nhiệm “Tổng công trình sư “về kỹ thuật thiết kế, kỹ thuật thi công bằng binh pháp “Thần tốc - Đánh nhanh, thắng lớn”. Sau khi có hệ thống đường sắt quốc gia 1.435m, Tướng Tư lệnh GTVT sẽ có Binh đoàn thiết giáp thiện chiến hùng mạnh tốc độ cao để đột phá thay đổi tấm bản đồ giao thông, làm chủ “cục diện chiến trường”.

Chưa bao giờ VN mạnh về vật chất và trí tuệ như hiện nay. Một dân tộc chưa khuất phục kẻ thù nào, ngoan cường thông minh sáng tạo với chí lớn “Đốt cháy cả Trường Sơn”, “xẻ dọc Trường Sơn”, dựng kỳ đài “Trục năng lượng quốc gia trên đỉnh Trường Sơn” thì nội lực GDP của 90 triệu dân với “trí khôn” của 16.000 tiến sỹ, 9.000 giáo sư, 5 triệu kỹ sư, đủ sức nhấc bổng 3.200 km đường sắt để “Thay áo - Đổi mới công nghệ đường sắt, mà không cần quỳ gối lệ thuộc cầu xin “phương án từ chuyên gia ngoại”. Người VN cần cù, thông minh sáng tạo sẽ tự lực tự cường làm được những điều kỳ diệu để chuyên gia các cường quốc sẽ phải khâm phục học hỏi để biết mở rộng hiện đại đường sắt quốc gia!

Không nâng cấp đường sắt 1.435 m, vai trò của Cục ĐSVN và 300 tiến sỹ không còn ý nghĩa nữa, thậm chí là làm ngược đường lối đổi mới khởi xướng từ 1986, đi ngược xu thế thời đại và bức tử sự nghiệp ĐS!

Bộ trưởng từng nói “Đường sắt là thương hiệu của Bộ GTVT”, vì vậy không hiện đại đường sắt, Bộ GTVT sẽ mất thương hiệu. Thạch Sanh thế kỷ XXI khai thông “long mạch” diệt “mãng xà TNGT” trừ họa cứu dân lúc này chính là Tướng tư lệnh Đinh La Thăng - bằng quyết sách chặt đứt vòng luẩn quẩn 3 thập kỷ “công nghệ đồ cổ” ở Bộ GTVT cho một sự lựa chọn thông minh nâng cấp hiện đại đường sắt 1.435 m!

Hội thảo quốc gia về Hiện đại đường sắt do Bộ trưởng chủ trì là cấp bách cần thiết! Đã đến lúc cần có hội thảo tầm quốc gia về đường sắt để có cơ sở đưa ra Quốc Hội thảo luận quyết định đầu tư để Chính phủ thành công.

Để không còn hội thảo theo kiểu “Cánh đồng Chum” (trong chum) hay “Cánh đồng hoang” (múa gậy vườn hoang), lần này tôi tha thiết để nghị đích thân Bộ trưởng chủ trì hội thảo với chủ đề “Hiện đại đường sắt vì dân giàu nước mạnh – vì hạnh phúc nhân dân” tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM), truyền hình trực tiếp trên VTV, HTV để nhân dân cả nước được biết đóng góp trí tuệ, công sức tiền của cho sự nghiệp hiện đại đường sắt quốc gia....

Mở rộng đường sắt làm Trục giao thông quốc quốc gia là giải pháp thông minh nhất, khai thông “long mạch” để phát triển vững bền, hành trình Hà Nội-TPHCM đạt 11-14 giờ. Đây là hiện thực trong tầm tay và tôi tin rằng, Bộ Chính Trị, Nhà nước, Quốc Hội, Chính phủ, Ủy ban ATGTQG, nhân dân cả nước sẽ tuyệt đối ủng hộ Bộ Trưởng trong chiến dịch lịch sử này!

Tại kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII sắp tới, Bộ trưởng có quyền tự hào nói với 500 ĐBQH và cử tri cả nước rằng: “Bộ GTVT đã có giải pháp căn cơ cho bài toán Giao thông”. Bộ trưởng sẽ đăng ký chương trình cho “Dự án nâng cấp ĐS 1.435m lên bàn QH”. Lúc đó, “khó vạn lần - Quốc hội liệu cũng xong”!

Bộ GTVT là bộ nêu gương sáng về “Văn hóa giao thông - trân trọng từng hiến kế”. Tôi mong nhận được sự quan tâm đồng thuận và hồi âm của Bộ trưởng cùng 7 Thứ trưởng GTVT!

Kienthuc.net.vn


Friday 27 September 2013

Những lựa chọn thay thế hoá trị liệu trong bệnh ung thư




The Johns Hopkins Hospital

Tôi có một người bạn, anh ta mắc chứng bịnh ung thư cuống phổi, cục bứu ác tính to bằng cái chén nằm ở cuống phổi. Bác sĩ nói về nhà ăn uống chờ chết, không thể cắt bỏ vì nó nằm sát với động mạch chủ. Tôi đến chơi hỏi thăm, anh ta cho tôi xem hình chụp X-Ray của cục bứu.

Anh ta đã chữa trị bệnh ung thư bằng phương pháp dưới đây: Không ăn đường, không ăn thịt, cá, cơm, chỉ uống nước xay bằng rau, củ như củ cà rốt, của cải, củ dền, cam, táo ...Sau ba tháng uống liên tục cục bứu to bằng cái chén thu nhỏ lại chỉ còn bằng cái khu chén, sau chín tháng bứu ung thư biến mất. Bây giờ anh ta khoẻ mạnh làm việc và ăn uống bình thường. Bốn người cùng chứng bệnh ung thư như anh ta chữa bằng phương pháp chemical therapy đã chết hết rồi.
Những chi tiết của bài viết dưới đây rất đúng, tế bào ung thư khi đã không được nuôi dưỡng bằng thịt bò, đường.. thì nó sẽ chết. Nên phổ biến tài liệu này cho mọi người cùng biết.

P/s: Một tài liệu nói về bịnh ung thư của Bệnh viện Johns Hopkins, trường đại học Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ. Bài viết rất ngắn, có nhiều điểm rất thú vị, quí vị đọc thử coi thấy sao?
- Xuân Phong dịch từ bản tiếng Pháp
- Tài liệu thảo luận của CFQ (Cercle Francophone à Quinhon) ngày 21/3/2013
- Tài liệu này có giá trị nên đọc đi đọc lại.

Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư. Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ.
Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.

Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.

Thức ăn của tế bào ung thư

A- Đường

Đường là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại. Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.

B- Sữa

Sữa làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.

C- Môi trường axit 

Các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống là THịT Đỏ có tính axit, tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.

Góp phần giải quyết vấn đề

a) Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

b) Không nên dùng CÀ PHÊ, TRÀ và SÔ CÔ LA có chứa nhiều caffeine. TRÀ XANH là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa axit.

c) Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các pro tê in của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.

d) Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.

e) Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. "Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit".
Học để có tâm hồn khả ái và yêu thường với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.

f) Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.

1. Không để hộp nhựa trong microwave.
2. Không để chai nước trong tủ lạnh.
3. Không để tấm nhựa trong microwave.

g) Các hoá chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể.
Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống.

Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin.
Ông nói rằng chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong microwave, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu

Nguồn: nguoiduatin.vn





Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên