Powered By Blogger





Friday 29 March 2013

Кто я? Что я? Только лишь мечтатель






 




Кто я? Что я? Только лишь мечтатель










Кто я? Что я? Только лишь мечтатель,
Синь очей утративший во мгле,
Эту жизнь прожил я словно кстати,
Заодно с другими на земле.

И с тобой целуюсь по привычке,
Потому что многих целовал,
И, как будто зажигая спички,
Говорю любовные слова.

"Дорогая", "милая", "навеки",
А в душе всегда одно и тож,
Если тронуть страсти в человеке,
То, конечно, правды не найдешь.

Оттого душе моей не жестко
Не желать, не требовать огня,
Ты, моя ходячая березка,
Создана для многих и меня.

Но, всегда ища себе родную

И томясь в неласковом плену,
Я тебя нисколько не ревную,
Я тебя нисколько не кляну.


Кто я? Что я? Только лишь мечтатель,
Синь очей утративший во мгле,
И тебя любил я только кстати,
Заодно с другими на земле.


Сергей Есенин



Ta là ai? Là gì? Người mơ mộng



 

 

Ta là ai? Là gì? Người mơ mộng
Trong bóng đêm mắt cũng hết xanh rồi
Với mọi người trên trần thế phù du
Ta như người sống tạm, sống thờ ơ

 


Ta hôn em cũng là vì ta đã
Hôn bao người như là một thói quen
Cũng tựa như ta quẹt những que diêm
Những lời yêu ta thề thốt đầu môi

Nào " dấu yêu", nào " mến thương" " , mãi mãi
Mà trong lòng sao cứ thấy dửng dưng
Bởi chạm vào tận cùng nỗi khát khao
Thì nào biết đâu là hư là thật?

Bởi thế nên lòng ta không khắc khoải
Không cầu mong, không thiết ngọn lửa nồng
Em của ta , cây bạch dương di động
Cho bao người và cho cả chính ta


 

Nhưng khi mãi đi tìm người yêu dấu
Và giam mình trong u tối sót xa
Ta chẳng chút hơn ghen em chi cả
Chẳng bào giờ ta quỳ luỵ van xin

 


Ta là ai? là gì? Người mơ mộng
Trong bóng đêm mắt cũng hết xanh rồi
Ta yêu em cũng chỉ là tiện thể
Như yêu bao người trên trần thế phù du.


                                                          Dich: Hoàng Thanh Hải



Dâm tướng của phụ nữ qua tướng học





Không dâm sao nẫy ra hiền - đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh, trong đó có đoạn viết: Phu phụ câu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan. Nam nữ giao tiếp nhi âm dương thuận như cố trọng ni (Khổng Tử) xung hôn nhân chi đại (Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho việc quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương được thuận, vậy nên trọng ni ca tụng việc hôn nhân là trọng đại).

Trong Tướng mệnh học, người ta nhìn con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học... Tướng mệnh học pha lẫn giữa hai loại khoa học tự nhiên và văn chương.

Tướng mệnh của một người là định mệnh của người đó, được thể hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó.

Trong sách Tướng mệnh học, có một số vấn đề liên quan đến tính dục và giới tính của phụ nữ, được phân tích khá sâu sắc với những dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẩu chuyện, nhất là trong lịch sử Trung Quốc.

Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt, làn da, nhìn cách cười nói, đi lại, nằm ngồi, nhà tướng mệnh học có thể suy đoán tính cách tính dục của người ấy.

Những tướng như: Hung cao điến kiệu, Yêu tế kiên hàn, Thân như phong liễu, Hạc thoái phong yêu (ngực ưỡn đít cong, eo nhỏ vai so, người ngả nghiêng như cây liễu, lưng như lưng ong, gầy như chân hạc...) đều thuộc tướng dâm. Ôn Như Hầu Tiên sinh trong Cung oán ngâm khúc đã viết:

Thân này uốn éo vì duyên
Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời

Một số tướng mạo của phụ nữ  
 
Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ, Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ nữ nhân như sau:

Phụ nữ ngồi thường mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục.

Ngồi mà hay vuốt lông mày, liếm môi, cho tay ra sau gáy, tay chân rung, uốn éo thì ý dâm vượng thịnh, hiếu dâm, đa tình, đa dâm.

Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc bách vấn:

Vĩnh Lạc là Hoàng đế đời nhà Minh, có lần mời tướng sư Viên Liễu Trang để đàm thoại về Tướng học.

Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó. Trong đó xin trích ra một câu có liên quan đến cái dâm như sau:

Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi: “Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu?”

Trả lời: “Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chỗ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhìn da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt , da đỏ hồng là huyết khô , da vàng là huyết đục, da như hơ lửa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ. Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí”.

Trong Dâm dật ca có câu:

Yếm nhiên hàn tiếu ngữ . Dâm dật đới tình si (vừa nói vừa cười là dâm dật si tình)

Vị ngữ tiên tiếu dã đa dâm loạn (chưa nói đã cười là loại loạn dâm).

Hay câu ca khác:

Nữ nhân đào hoa nhãn
Tư phòng liễu diệp mi
Vô môi năng tự giá

Nguyệt hạ nữ nhân kỳ (Người phụ nữ có đôi mắt hào hoa, lại thêm lông mày như lá liễu là loại trăng hoa đáo để....).

Trong phong thái, ăn mặc, trang điểm cũng nói lên cái tính khí gợi tình lẳng lơ qua mấy câu thơ của Hồ Xuân Hương: 
 
 


 
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới lưng ong...

 
 
Dâm sẽ là một điều xấu, thô bỉ và trơ trẽn nếu nó không được con người kiềm chế khi thực hiện nhu cầu tự nhiên này một cách bừa bãi cẩu thả.

Xấu hay không là ở chỗ cái ý nó thể hiện dâm tính, bởi vì dâm cũng là một nhu cầu rất tự nhiên, nhất là trong đời sống vợ chồng.


  Bs: Hồ Đắc Duy
 
 
 

Bức ảnh và câu chuyện vợ chồng Obama lay động triệu con tim







Bức hình chụp tổng thống Mỹ Barack Obama cùng người vợ Michelle trong một nhà hàng nhỏ kèm theo một câu chuyện ý nghĩa về giá trị của những mối quan hệ đã gây ấn tượng với đông đảo cư dân mạng.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi tối, khi tổng thống Obama và phu nhân Michelle quyết định làm một việc khác với thói quen thường ngày, đó là thưởng thức buổi ăn tối của mình ở một nhà hàng nhỏ lẻ, không sang trọng. Điều bất ngờ là khi họ ngồi xuống, ông chủ cửa hàng đề nghị được có một cuộc nói chuyện riêng với Đệ nhất phu nhân. Và sau đó, hai người đã có một cuộc trò chuyện ngắn với nhau. 

Ngay sau cuộc trò chuyện kỳ lạ này, tổng thống Obama thắc mắc với vợ mình: “Tại sao ông ấy lại thích thú muốn nói chuyện với em đến như vậy”. Và bà Michelle đã đáp lại rằng, trong những năm niên thiếu, ông ấy là người đã yêu bà say đắm. Tổng thống Obama đùa: “Nếu em kết hôn với ông ấy, thì bây giờ em đã là bà chủ của nhà hàng tuyệt vời này.”. Bà Michelle trả lời: “Không, nếu em kết hôn với ông ấy, ông ấy bây giờ có thể là Tổng thống”.
Mẩu đối thoại đặc biệt giữa tổng thống Obama và người vợ Michelle, cùng với tấm hình ông ân cần chăm sóc cho Đệ nhất phu nhân được cư dân mạng rút ra một bài học về các mối quan hệ trong cuộc sống: Đôi khi một cô gái sẽ giúp cho một chàng trai trở thành con người của chính họ. Vì vậy, đối với những anh chàng đang tìm kiếm một nửa của mình, có thể Chúa sẽ giúp họ thay đổi hoàn toàn cuộc đời, từ người “không là ai cả” thành “một ai đó”. Và đối với những cô gái độc thân đang đọc câu chuyện này, họ có quyền tự hào khi không có chàng trai nào có thể làm tốt mà không có họ.

Câu chuyện mang đậm triết lý về việc coi trọng, nâng niu “một nửa thế giới”, như cách tổng thống Barack Obama đang nhẹ nhàng, quan tâm đến người phụ nữ quan trọng nhất của đời ông đã khiến không ít cư dân mạng thổn thức, đồng thời không tiếc lời ca ngợi giá trị của bài học trong câu chuyện

 http://ione.vnexpress.net


.


Những cảnh nóng để đời của làng phim Việt Nam



Cô gái trên sông

phim sex
Phim kể về cuộc đời của một cô gái điếm, vì vậy nhân vật Nguyệt của nghệ sĩ Minh Châu nhiều lần phải cởi áo trong phim. Vì những ánh mắt, quan niệm còn rụt rè về chuyện khỏa thân trên phim, ban đầu cô từ chối đóng những cảnh này. Sau khi được nhà quay phim năn nỉ, cô mới bằng lòng.
Đến giờ, nữ nghệ sĩ này vẫn khóc vì vai trong phim Cô gái trên sông. Những cảnh khỏa thân của cô thật gợi cảm. Tấm lưng trần trắng phau nằm úp xuống tấm phản đặt trên thuyền, một gương mặt đẹp như bông hoa rừng, hay cảnh tắm trên sông Hương toát lên vẻ đẹp nõn nà của một người con gái đẹp. Cả những cảnh sex cũng được quay một cách nghệ thuật để nói lên cuộc đời của một cô gái trên sông.
Những phân cảnh ngắn nhưng không thể thiếu không phải là điều duy nhất đọng lại, đặc biệt với khán giả thời ấy, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã mang tới những chân giá trị không phải ai cũng dám nói.

Anh chỉ có mình em 


phim sexBộ phim 2 năm liên tiếp đoạt giải Mai Vàng năm 1993, 1994, nam diễn viên chính Lê Công Tuấn Anh và nữ diễn viên chính Thu Hà đều giành giải Diễn viên chính xuất sắc .
Trong hồi ức về câu chuyện tình yêu đẹp giữa Hoan (Lê Công Tuấn Anh) và Vân (Thu Hà), cảnh hai người cùng trao nhau đêm tình yêu trước khi chia tay được miêu tả quá chân thực tới mức bị những kẻ xấu lạm dụng đăng trên mạng với những tiêu đề sai lệch.

Số đỏ


phim sex vietXuân “tóc đỏ” - một nhân vật từng làm đảo điên khắp Hà thành những năm 30-40 thế kỷ 20 trong tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng – được 2 đạo diễn Hà Văn Trọng và Lộng Trương chuyển thể thành phim. Phim được công chiếu năm 1990. Xuân “tóc đỏ” từ một thằng bé mồ côi lém lỉnh nhờ thời cuộc “Âu hóa”, nhờ số đỏ trở thành me xừ, đốc tờ… Phim từng bị cấm phát hành do có quá nhiều cảnh phòng the nóng bỏng và bị đánh giá là hở hang, nhạy cảm.
Tuy nhiên, những cảnh phòng the lại không thô thiển, dung tục như nhiều phim Việt mới bây giờ. Sau khoảng thời gian bị cấm vì nhiều nội dung sex, phim chính thức ra rạp và theo đạo diễn Trần Quốc Trọng – người thủ vai Xuân “tóc đỏ” - chia sẻ, những ngày phim ra rạp chiếu là những ngày hạnh phúc nhất của đoàn làm phim vì lần nào cũng cháy vé. Công an đứng dày đặc vì sợ vỡ rạp.  Điều đó cho thấy sự thành công của phim và những cảnh nóng trong phim đó hoàn toàn được khán giả chấp nhận.


Chí Phèo 


phim sex viet namCảnh quay Chí Phèo và Thị Nở sex qua đêm với nhau ở vườn chuối trong phim Chí Phèo – Thị Nở (1982) của đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa cũng có thể nói là một sự mạnh dạn song cũng rất chân thực. Một kẻ ngẩn ngẩn ngơ ngơ, dở hơi, xấu xí chẳng ai có thể xấu hơn với một tên đàn ông chỉ biết uống rượu, rạch mặt ăn vạ cũng có cảnh yêu đương không tình nhưng lại rất tình, đúng theo kiểu… Chí Phèo.

Bẫy rồng 

Trinh (Ngô Thanh Vân) là một lính đánh thuê phải hoàn thành một loạt các tội ác có tổ chức cho ông chủ của mình để cứu thoát con gái bị bắt cóc. Cô cần tới sự giúp đỡ của những người khác, trong đó có Quân (Johnny Trí Nguyễn), người ngay từ ban đầu đã thu hút sự chú ý của Trinh. Hợp tác cùng nhau khiến mối quan hệ của Trinh và Quân ngày càng phức tạp và dần dần họ yêu nhau.


Áo lụa Hà Đông 


Câu chuyện tình yêu của Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (Quốc Khánh) là nỗi đau xé lòng bởi tội ác chiến tranh. Lợi dụng tình trạng hỗn loạn khi những người nông dân nổi dậy lật đổ chính quyền, Dần và Gù tất tả dắt nhau tìm đường vào Nam, mong tìm được nơi để họ có thể sống yên ổn bên nhau, thoát khỏi kiếp tôi tớ cực khổ đọa đày. Tài sản quý giá nhất hai người mang theo là chiếc áo dài bằng lụa Hà Đông mà Gù lấy làm quà cưới Dần. Đó chính là chiếc áo quấn quanh người chú bé Gù khi người ta tìm thấy chú nằm trơ trọi dưới gốc cây đa đầu làng.
Hai người dừng chân tại Hội An và mơ ước xây dựng một cuộc sống mới. Dần sinh cho Gù 4 người con gái, mặc dù nghèo khó và tủi nhục nhưng gia đình nhỏ bé ấy luôn hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười. Nhưng hạnh phúc ấy chẳng kéo dài được bao lâu khi cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc đã cướp đi sinh mạng con gái của gia đình Dần.

Đẻ mướn 



Đẻ mướn là một cái nhìn mới lạ về mối quan hệ gia đình và nỗi buồn của những người vô sinh. Mặc dù cưới nhau đã lâu nhưng vợ chồng Bảo và Vân vẫn không có con. Để chiều lòng mẹ chồng mong có cháu nội, Vân thuê nhân viên của mình là Mai sinh con thuê với thù lao 50 triệu đồng. Vì cần tiền cho mẹ nên Mai đã đồng ý.







Đẹp từng centimet 

Đẹp từng centimet là câu chuyện tình yêu lãng mạn của Hoa hậu miền Tây Ngô Đồng (Tăng Thanh Hà) và nhiếp ảnh gia Quang Hy (Lương Mạnh Hải). Quang Hy hứa hẹn rằng Ngô Đồng sẽ là diễn viên chính trong bộ phim tiếp theo của mình  với điều kiện Ngô Đồng cho phép anh được chụp ảnh của cô trong trang phục bikini. Khi phát hiện Quang Huy không phải là một đạo diễn phim, Ngô Đồng đã quyết định kết thúc tình yêu của họ.

Sống trong sợ hãi 

Sống trong sợ hãi kể về một câu chuyện xảy ra tại miền Ninh Thuận sau ngày Việt Nam thống nhất. Nhân vật chính trong phim là Tải, một người lính Việt Nam Cộng hòa. Sau một thời gian đi cải tạo, Tải trở về quê của mình và bắt đầu cuộc sống. Tải có hai người vợ. Thuận, người vợ đầu của Tải có anh là cán bộ cộng sản. Tên của anh vợ Tải là Hai Dân vốn là bạn thời thơ ấu của Tải. Út, người vợ hai của Tải, không được đề cập tới tiểu sử, là người bán nước rong trong chợ.
Tải về sống với người vợ hai và để có tiền nuôi vợ, Tải theo Năm Đực – một người trước kia là lính du kích Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, để học cách tháo bom mìn đem sắt đi bán. Anh đã nghĩ ra cách đào đất tháo bom từ dưới lên – hiệu quả, an toàn hơn cách truyền thống là từ trên xuống, tháo bom tới đâu, anh trồng cây lương thực tới đó.

Khi chính quyền tổ chức cho kích nổ để cải tạo vùng bom mìn, Năm Đực đã tham gia và chết vì một quả bom nổ sót. Tải bị chính quyền triệu tập vì đào bom trái phép nhưng cuối cùng được thả về vì anh đã gỡ được một số lượng bom mìn lớn đáng kinh ngạc.
Nếu xết về cảnh nóng "bỏng tay" nhưng được đánh giá cao về nghệ thuật thì phải kể đến Sống trong sợ hãi. Phim kể về một câu chuyện xảy ra tại Ninh Thuận sau ngày Việt Nam thống nhất. Sau một thời gian đi cải tạo, Tải trở về quê của mình và bắt đầu cuộc sống. Ngay vài phút mởi đầu rời rạc, Sống trong sợ hãi có ngay một cảnh nóng bỏng của vợ chồng nhân vật chính. Trong các đoạn phim sau, cảnh sex được xuất hiện với mật độ dầy hơn.

Những cảnh phim này được thể hiện rất công phu. Cách sử dụng bối cảnh, góc máy, ánh sáng thể hiện sự đầu tư kỹ lưỡng của tác giả, cũng như sự hết mình của 2 diễn viên nữ chính: Hạnh Thúy và Mỹ Uyên. Chính vì vậy, bộ phim này đã nhận được giải Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam.

Cánh đồng bất tận


Đỗ Hải Yến vào vai một cô gái điếm tên Sương trong Cánh đồng bất tận - tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Hóa thân thành một cô gái làng chơi bị người đời hắt hủi, Sương đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Vì dù bị cuộc đời xô ngã, dường như không còn lối thoát, cô gái với thân phận thấp hèn vẫn mang trong mình bản năng làm mẹ và khao khát một mái ấm gia đình thật sự..
Trong phim, bản thân Hải Yến phải tự mình thực hiện một số màn khoe da thịt "mát mẻ" cũng như cảnh nóng cùng nam diễn viên chính do Dustin Nguyễn thủ vai. Trái với nhiều cảnh nóng bị dư luận phản ánh là gợi dục, cảnh nóng trong Cánh đồng bất tận được đánh giá cao về tính nghệ thuật khi Hải Yến đã lột tả thành công tâm trạng và diễn biến nội tâm nhân vật.
Chơi vơi










































































Từng gây sốc khán giả với cảnh nóng "ác liệt" trong phim Sống trong sợ hãi, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lại khiến công chúng "ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái" khi ra mắt bộ phim Chơi vơi. Cảnh tắm chung giữa hai nhân vật nữ Duyên (Hải Yến) và Cầm (Linh Đan) được đặc tả vừa tinh tế, vừa táo bạo mà cũng đầy gợi cảm.
 
Bi đừng sợ
 
Kiều Trinh được biết đến từ vai diễn Bân, người thiếu phụ trầm buồn của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ trong bộ phim điện ảnh gây tiếng vang Mùa len trâu của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vào năm 2004. Những vai diễn của chị thường là người phụ nữ có số phận trắc trở. Bà mẹ trong phim Bi, đừng sợ là vai diễn điện ảnh thứ ba của Kiều Trinh. Cảnh nóng không ngại ngần của cô với người chồng trong một đêm hè nóng nực đã tạo được hiệu ứng tốt trong lòng khán giả hâm mộ.
 
Lấy chồng người ta

Trong phim, Đinh Y Nhung vào vai Lụa, vợ của Khánh (do Huy Khánh đóng). Có thể nói nhân vật Lụa là hình ảnh đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam: tận tụy với gia đình, chịu thương chịu khó và sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì tình yêu.  Vốn là những người nông dân nên cảnh giường chiếu của hai vợ chồng Đinh Y Nhung và Huy Khánh trong Lấy chồng người ta được miêu tả rất thật. Đôi nam nữ không mặc gì, cũng không đụng chạm vào người nhau nhưng dưới góc máy của đạo diễn Lưu Huỳnh, người xem có cảm giác như họ đang hòa vào nhau. So với những cảnh nhạy cảm trong nhiều phim Việt hiện nay, cảnh nóng trong Lấy chồng người ta được đánh giá cao vì mang tính nghệ thuật, không phản cảm. Nó đạt được yếu tố nghệ thuật ở chỗ khắc họa rõ nét cuộc sống kham khổ, bị giày vò tinh thần và thể xác của người phụ nữ vùng sông nước miền Tây. 

Chia sẻ về cảnh nóng trong phim, cô nói: "Đã là một diễn viên chuyên nghiệp và nhận trách nhiệm cho một vai diễn thì tôi phải hiểu được mình sẽ đối mặt với những cảnh quay như thế nào, và có tác phong làm việc như thế nào. Đạo diễn Lưu Huỳnh là một người cực kỳ nghiêm túc trong công việc và trong lúc quay, đối với cả đoàn làm phim, chỉ có công việc và công việc mà thôi".

 Ngôi nhà trong hẻm

6 cảnh nóng ồn ào nhất phim Việt năm 2012 5Phim 'Ngôi nhà trong hẻm' không chỉ gây chú ý bởi những yếu tố liêu trai, mà còn thu hút bởi cảnh giường chiếu giữa Ngô Thanh Vân và Trần Bảo Sơn. Trong một cảnh quay, sau khi hai vợ chồng họ đi ăn tối và trở về nhà, để giúp vợ cân bằng lại cuộc sống và quên đi chuyện sảy thai, nhân vật người chồng (Trần Bảo Sơn đóng) đã khơi gợi những đam mê tình dục nơi vợ. Hình ảnh Trần Bảo Sơn để ngực trần, nồng nhiệt ôm hôn Ngô Thanh Vân đang mặc mỗi bộ đồ lót ren mỏng manh với những tư thế nhạy cảm trên giường rất táo bạo
Ngoài những yếu tố kinh dị, ma quỷ, Ngôi nhà trong hẻm còn thu hút kha khá người bỏ tiền mua vé bởi sự tò mò về cảnh giường chiếu giữa “đả nữ" và chồng Trương Ngọc Ánh. 
 
6 cảnh nóng ồn ào nhất phim Việt năm 2012 6Nỗi ám ảnh chuyện hư thai làm cho nhân vật Thảo do Ngô Thanh Vân đóng không còn là chính mình. Để giúp vợ trở lại cuộc sống bình thường và quên chuyện sảy thai, nhân vật chồng do Bảo Sơn đóng đã khơi gợi lại những đam mê tình dục nơi vợ. Tuy nhiên, cảnh ân ái này được đánh giá khá thật, phù hợp với câu chuyện và không nhằm mục đích câu khách.
Ngoài ra, cảnh Ngô Thanh Vân tắm mưa cũng đáng nhớ không kém. Sau khi mất đi đứa con trong bụng, Thảo (Ngô Thanh Vân) gần như mất kiểm soát, trở nên điên loạn bên chiếc quan tài đặt cạnh giường ngủ trong suốt hơn 3 tháng. Nỗi đau lên đến tột cùng trong phân cảnh Thảo giả điên tắm nude dưới mưa. 
 
Ngọc viễn đông
 
Ngọc viễn đông là tuyển tập 7 câu chuyện tình yêu của 7 người phụ nữ khác nhau về tuổi tác, hoàn cảnh sống cũng như ước mơ. Đó là những câu chuyện về yêu và được yêu, mong đợi và thất vọng, sự thuần khiết của tình yêu và ham muốn về thể xác, thời thơ ấu và con đường trưởng thành của mỗi nhân vật. 7 phim ngắn đều bắt đầu bằng chữ cái "T" - Trăng huyết, Thức, Thời gian, Thơ, Thực và mộng, Thuyền và Tặng phẩm. Tất cả ghép lại thành một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh có độ dài khoảng 120 phút. Phim được quay tại Sa Pa, Đà Lạt, Phan Thiết, Mũi Né, Hội An, TP HCM và Canada. Ở Trăng huyết, "đả nữ" Ngô Thanh Vân vào vai một cô gái 19 tuổi với vẻ đẹp mong manh, ngây thơ cùng tâm hồn chan chứa bao ước vọng, mộng mơ về mối tình đầu. Ngay từ khi ra mắt trailer hồi mùa hè 2010, Ngọc viễn đông đã gây được sự tò mò của dư luận trong và ngoài nước bởi những thước phim hoàn hảo, được trau chuốt kỹ lưỡng.
Ngọc viễn đông là tuyển tập 7 câu chuyện tình yêu của 7 người phụ nữ khác nhau về tuổi tác, hoàn cảnh sống cũng như ước mơ. Ở tập 'Trăng huyết', Ngô Thanh Vân vào vai một cô gái 19 tuổi với vẻ đẹp mong manh, ngây thơ cùng tâm hồn chan chứa bao ước vọng, mộng mơ về mối tình đầu. Cô sống cùng anh trai trên một hòn đảo, cả hai luôn có những tò mò giới tính của tuổi mới lớn. Đôi khi, họ không vượt qua được cảm xúc và suýt 'vượt rào' 
 
Vũ điệu đường cong
 
Phượng đã nói rất nhiều lần phim Vũ điệu đường cong không phải là bộ phim về đề tài múa bụng mà là bộ phim tình cảm hài vui nhộn nói về thế giới hậu trường của những người làm phim truyền hình trong “vòng quay” làm phim rất nhanh, có khi rất ẩu hiện nay. Không những thế, phim còn kể những câu chuyện tình yêu, lối sống, quan hệ tình thân trong gia đình, vui vẻ hài hước nhưng cũng không kém phần sâu lắng, còn những cảnh múa bụng trong phim thì phải tuân thủ theo mạch cảm xúc, mạch phim chứ không thể show nhiều để “phô” được. Trong phim, Kim Phượng phải thể hiện những cảnh thân mật ngay trước mặt chồng mình – đạo diễn Vũ Trọng Khoa. Không muốn mọi người nghĩ vì chồng là đạo diễn mà mình được nhận vai chính, Kim Phượng đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành những phân đoạn "khó nhằn".Yêu Võ Thành Tâm nhưng Kim Phượng lại lấy Bình Minh. Cảnh nóng giữa chị và Võ Thành Tâm được hai người diễn rất tự nhiên, nụ hôn khá nồng nhiệt. Chị gặp khó khăn gì khi phải “hết mình” với bạn diễn trước ống kính của chồng mình? Lúc diễn Phượng chỉ là nhân vật là Vân Trâm chứ không phải là Kim Phượng nữa, vậy nên không gặp khó khăn gì cả.Vũ điệu đường cong' là bộ phim tình cảm hài vui nhộn, nói về hậu trường những người làm phim truyền hình. Qua đó, phim kể về những câu chuyện tình yêu, quan hệ trong gia đình. Trong phim, nữ diễn viên Kim Phượng phải thể hiện những cảnh thân mật với Võ Thành Tâm ngay trước mặt chồng mình là đạo diễn Vũ Trọng Khoa. 'Cảnh nóng' giữa họ được diễn rất tự nhiên, với nụ hôn nồng nhiệt và tạo hiệu quả khá cao cho phim
 

Nụ hôn thần chết


Hài hước, kinh dị, và tuyệt vời lãng mạn, bộ phim kể về nhiệm vụ khó khăn của Hoàng Tử Thần Chết (Du – Johnny Trí Nguyễn) khi đi thực hiện nụ hôn rút hồn cô nàng tiếp thị rượu xinh đẹp (An – Thanh Hằng) Trong 3 ngày, Du phải đặt được nụ hôn rút hồn An, nếu không sẽ phạm phải lời nguyền khủng khiếp nhất với Vua Thần Chết. Nhưng chàng Hoàng Tử Thần Chết ngây thơ đã bị cô An sexy dữ dằn đánh cho tơi bời, bắt giúp cô thoát chết hết lần này lượt khác. Trong cuộc chạy trốn cái chết, An đã tìm thấy điều mà cô còn quý hơn mạng sống, đó là tình yêu.
Vua Thần Chết và toàn bộ thế lực bóng tối vào cuộc để giết An, cứu Du thoát khỏi lời nguyền. Một kết thúc bất ngờ và vô cùng lãng mạn đã khiến cả con người lẫn những thế lực của thần chết đều xúc động chứng kiến sức mạnh vĩnh cửu của tình yêu.

Sưu tầm và lược chỉnh:
Hoàng Thanh Hải 





Áo Lụa Hà Đông





Áo Lụa Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa (Trần Bích Lan). 
Ai trong chúng ta cũng từng một lần hát bài hát trên, nhưng ít người biết xuất xứ bài Thơ từ một cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam. Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi Hoa hậu ở Hà Nội, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác..miễn là khi đi thi phải mặc Áo Lụa Hà Đông. Cuối cùng, người được đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hằng. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà Nội kiếm sống và làm nghề hát Cô đầu cho các quán rượu. Sau khi thay đổi cuộc đời, Cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao Công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được người đẹp “chân lấm, tay bùn” này và chỉ một thời gian sau Lý lệ Hằng trở thành người tình của Quốc Vương Bảo Đại.  
Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của Hoa hậu đầu tiên và buộc Ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về Hoa hậu “thuần nông” phút chốc trở thành người yêu của ông Vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng “Áo Lụa Hà Đông” khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài Thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy. Và đây là nguyên văn bài Thơ: Áo Lụa Hà Đông:

Nguyên Sa
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng


Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mua thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bay vội vã vào trong hồn mở cửa


Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu


Em không nói đã nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt


Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu

Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại


Để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi

Những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng


Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
  



Vậy Lụa Hà Đông xuất xứ ra sao mà đã đi vào Thơ Nhạc lãng mạng như thế? 

Cách Hà nội 10km có một làng chuyên nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước, là Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình…
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, có bà A Lã Thị Nương là vợ của Thái Thú Giao Chỉ là Cao Biền, từng sống ở trang Vạn Bảo, đã từng dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Bà Lã Thị Nga, vốn người Hàng Châu (nơi có thương hiệu lụa Hàng Châu nổi tiếng), theo chồng chinh chiến khắp nơi rồi ở lại nơi này. Thấy dải đất trù phú ven sông Nhuệ xanh trong, bà dạy người dân trồng dâu, nuôi tằm rồi cho những người thợ lành nghề nhất đến dạy ươm tơ, dệt vải. Từ một ấp nhỏ, Vạn Phúc đã phát triển thành làng nghề sôi động, nức tiếng gần xa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng Làng.


Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Trong tổng số 18 thợ thủ công lành nghề Việt Nam được vinh danh trong 2 cuộc triễn lãm trên, thì có 3 người là con của đất tơ tằm Vạn Phúc (trong đó có cụ Nguyễn Chấp Chung, cụ nội nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh hôm nay, người đang làm lụa khá nổi tiếng tại Vạn Phúc). Từ 1958 sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên Thế giới. Đến ngày nay, làng Vạn Phúc có khoảng hơn 1000 khung dệt, trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam và từng được chọn may trang phục cho Triều đình.
Đặc biệt, theo Ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa Vân – loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.

The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
 


Lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý …
Tóm lại, với đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của Lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu trong lòng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người Làng lụa gửi gắm đến chúng ta hôm nay: “Tiếng thơ buồn vọng lại…”
Mời Thân hữu cùng nghe : Áo Lụa Hà Đông của Ngô Thụy Miên và Nguyên Sa để nhớ một thời…

  Nguồn:http://www.tredeponline.com




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên